Rảnh rỗi paste hầu các bác: Lược trích báo cáo Trung tâm Châu Á (ĐH Harvard) gửi cho Thủ tướng Việt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi White_Fox, 21/02/2008.

6436 người đang online, trong đó có 678 thành viên. 17:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1945 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Hệ thống tài chính


    1. Sự xuất hiện lại của lạm phát


    Kể từ khi kiềm chế được lạm phát phi mã vào giữa những năm 1980, Việt Nam đã thành công trong việc đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế, việc duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Sự lúng túng của chính phủ trong việc đối phó với lạm phát thời gian qua chứng tỏ các nhà điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa sẵn sàng, hoặc chưa được giao những công cụ chính sách và kỹ thuật cần thiết. Mặc dù Việt Nam có những nhà kinh tế học được đào tạo bài bản ở trình độ cao, nhưng sự thiếu vắng môi trường thảo luận, phân tích chính sách, sự chậm chạp của nhiều viện nghiên cứu và trường đại học trong việc đáp ứng nhu cầu của hoạt động ra chính sách là những trở ngại thực sự cho nỗ lực sử dụng năng lực có tính kỹ thuật để hoạch định chính sách. Kết quả là khoảng cách giữa nhu cầu cần phải có những chính sách tinh vi để điều hành nền kinh tế nay đã trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều và năng lực thực sự của các nhà hoạch định chính sách ngày càng bị nới rộng.


    Lạm phát giờ đây đã trở thành mối lo ngại của cả người dân lẫn chính phủ, một phần là do mức lạm phát thực tế cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức. Chi tiêu trong nước đã tăng mạnh khi giá trị xuất khẩu dầu lửa tăng cao ngất, các khoản viện trợ phát triển chính thức, FDI, vay nợ và kiều hối vẫn tiếp tục ùn ùn đổ vào Việt Nam. Kể từ năm 2003, doanh số bán lẻ danh nghĩa của Việt Nam liên tục tăng với tốc độ trên 20% mỗi năm. Đầu tư tăng còn nhanh hơn nữa, trong khi lượng cung thực (đo bằng sản lượng thực cộng thâm hụt thương mại thực) chỉ tăng dưới 10% một năm. Nếu như chi tiêu tăng hơn 20%, trong khi lượng cung thực tăng chưa đến nửa số đó, thì chênh lệch giữa hai đại lượng phải là lạm phát. 54 Mặc dù số liệu lạm phát công bố chính thức thấp hơn do dựa vào giá của một giỏ hàng hóa nhất định, nhưng từ những tính toán trên có thể khẳng định rằng trên thực tế, lạm phát đã lên tới mức hai con số, và đã duy trì ở mức hai con số trong mấy năm trở lại đây.


    Đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Tốc độ tăng cung tiền liên tục ở mức trên dưới 25% mỗi năm kể từ năm 2003, và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm gần đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng - hay nói chung là những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước - không thể tăng một cách tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền. Thế nhưng tại sao tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ tăng có 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP? Lưu ý là Đài Loan đã từng tăng trưởng tới 10% liên tục trong 18 năm với một lượng đầu tư khiêm tốn hơn nhiều, chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP mà thôi.


    Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP trở nên ngày một lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Như được minh họa trong Hình 8, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng 17%, trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%. Chênh lệch giữa tăng trưởng cung tiền và GDP ở Thái-lan còn thấp hơn nữa. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi. Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ khoảng 6,5% thì ở Việt Nam lên tới 12,6%.


    Tại sao cung tiền của Việt Nam lại tăng nhanh như vậy? Một nguyên nhân chính là do nhịp độ tăng chi tiêu của nhà nước. Tổng chi tiêu của nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221.8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ). Cũng trong giai đoạn này, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ. Trong khi đó, chi tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa. Khi chi tiêu của nhà nước tăng nhanh hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ (ngay cả khi nguồn thu tăng này đến từ dầu mỏ hay viện trợ) thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp được chút đỉnh cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.


    Một số quan chức của chính phủ đã đổ lỗi cho các nhân tố khách quan như giá dầu, sắt thép, và thực phẩm thế giới tăng là thủ phạm của lạm phát. Đúng là các cú sốc về phía cung là một trong những nguồn gây nên lạm phát ở Việt Nam. Cho đến năm 2004, người tiêu dùng Việt Nam nói chung, và đặc biệt là người nghèo, đã được lợi do giá gạo thấp. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, bên cạnh việc giá gạo tăng thì giá xăng dầu và giá phân hóa học cũng đều tăng cao. Những cú sốc toàn cầu này không chỉ ảnh hưởng riêng tới Việt Nam, mà còn tác động tới các quốc gia Châu Á khác, thế nhưng mức độ lạm phát ở các nước này lại thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều (Hình 9). Điều này có nghĩa là, mặc dù việc giá thế giới tăng là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam, nhưng nó không phải gốc rễ của vấn đề. Nếu cung tiền tăng chậm hơn thì chi tiêu của nhà nước cũng sẽ phải tăng chậm lại. Nếu giá xăng dầu tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cho xăng dầu có thể sẽ tăng lên, và do vậy, họ sẽ phải cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm khác và làm cho giá của chúng giảm xuống. Việc mức lạm phát ở Thái-lan thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, trong khi trên thực tế, nền kinh tế Thái-lan tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn Việt Nam là một minh chứng cho điều này.



    [nick]

    Được white_fox sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 22/02/2008
  2. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Cuộc khủng hoảng thanh khoản ở Việt Nam và những hệ quả
    (Nguyễn An Nguyên)
    Trong khoảng 2 tháng qua, các ngân hàng thương mại VN lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản chưa từng có. Lúc đầu, nhiều người trong giới chính sách, ngân hàng và báo chí tin rằng hiện tượng này chỉ do cầu thanh khoản tăng đột biến trước Tết Âm lịch và sẽ qua nhanh. Ngỡ ngàng khi thấy bất chấp nỗ lực bơm tiền vào thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng vẫn ngoan cố ở mức không tưởng (hay đúng hơn, mức khủng hoảng) người ta dường như đang rất lo lắng. Sự lo lắng ấy là cần thiết, và tôi cho rằng đã đến lúc gọi đúng tên của nó là cuộc khủng hoảng thanh khoản. Diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng chóng mặt và hệ thống ngân hàng ăn nên làm ra, nó dường như là một nghịch lý rất khó giải thích. Nhưng cuộc khủng hoảng này không những chưa có lối ra mà có khả năng lan rộng, gây ra suy thoái trên toàn bộ nền kinh tế nếu NHNN thất bại trong ứng phó với tình thế hiểm nghèo này.


    Tuy không chuyên sâu về tài chính, nhưng hậu quả tiềm tàng của cuộc khủng hoảng này khiến tôi phải theo dõi sát những diễn biến của thị trường với sự quan ngại sâu sắc. Tôi sẽ post những quan sát và suy nghĩ của tôi thành nhiều phần theo những diễn biến của thị trường, thay vì chỉ post bài khi đã hoàn thành. Rất mong góp ý từ các bạn trong ngành.



    Khủng hoảng thanh khoản là gì


    Khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng xảy ra khi vì một lý do nào đó, các ngân hàng thương mại không còn tiền mặt để cho vay và trả nợ đến hạn, mà không vay được trên thị trường liên ngân hàng.

    Khủng hoảng thanh khoản thường là hệ quả đi kèm của một khủng hoảng nợ xảy ra trước đó, nhưng đôi khi là hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ quá đột ngột. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng nợ vay mua nhà dưới chuẩn năm 2007 ở Mỹ đã đe doạ kéo theo khủng hoảng thanh khoản trên khắp thế giới. Từ 9/8/2007, trong không đầy một tháng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phải bơm khoảng 200 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng, và đã đảm bảo được thanh khoản cho hệ thống.

    Lưu ý rằng mất thanh khoản của ngân hàng không đồng nghĩa với việc ngân hàng đó đang ở trong tình trạng tồi tệ hay sắp vỡ nợ. Một ngân hàng có thể có tình hình tài chính lành mạnh, nhưng vào một thời điểm nhất định lại không đủ tiền mặt để trả nợ hay cho vay như thường lệ. Trên thực tế, chính những ngân hàng thương mại cổ phần đang ăn nên làm ra trong năm vừa rồi ở VN lại thiếu thanh khoản nặng nề nhất. Điều này giống như một gã nhà giàu nhưng chi quá nhiều tiền cho vay nặng lãi nên hết cả tiền ăn hàng ngày.

    Thị trường liên ngân hàng lập ra là để cho các ngân hàng thương mại cho nhau vay vào lúc thiếu tiền như thế. Việc này tương tự như cho vay nóng để giúp gã cho vay kia không bị chết đói trước khi đòi được nợ.Trong trường hợp các ngân hàng đều thiếu tiền, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tung tiền ra để đảm bảo thanh khoản cho các thành viên.

    Khủng hoảng thanh khoản nếu không đi kèm với khủng hoảng nợ thì dễ chữa trị. Chỉ cần Ngân hàng Nhà nước bơm thêm tiền vào hệ thống liên ngân hàng đúng lúc và đúng liều lượng, giữ lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định. Nếu người gửi tiết kiệm ở các ngân hàng đang thiếu thanh khoản vẫn tin rằng tài chính của ngân hàng đó ổn định và thiếu thanh khoản chỉ là nhất thời thì họ sẽ không đổ xô đến các ngân hàng đòi rút tiền, gây ra sụp đổ hệ thống.

    Chỉ mặt cuộc khủng hoảng thanh khoản

    Tuy nhiên, dường như trong mấy tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã không giữ được cho mức lãi suất qua đêm liên ngân hàng (trong bài này sẽ tạm viết tắt là VIBOR- Vietnam Inter-Bank Overnight Rate) ổn định. VIBOR tăng khủng khiếp trong vòng hai qua, từ 6.5% có lúc lên tới 25-30%/năm, trong khi lạm phát mới khoảng 14%/năm so với cùng kì năm trước. Điều này chứng tỏ là ở một số thời điểm, các ngân hàng đã cạn kiệt về vốn đến mức không thể cho nhau vay dù với lãi suất đã rất cao. Không có số liệu nào đáng tin cậy trên báo chí về VIBOR ?otrung bình? trong khoảng thời gian này, nhưng nguồn tin của báo Thanh Niên cho rằng VIBOR phổ biến là trên 20%/năm. Đây là mức lãi suất thực đột biến và không thể tồn tại lâu dài mà không dẫn đến suy thoái của toàn bộ nền kinh tế.

    Không những thế, Ngân hàng Nhà nước đã phải hai lần bơm tiền vào thị trường liên ngân hàng trong vòng chưa đầy 2 tháng với tổng trị giá lên tới 25 nghìn tỉ đồng. Nguy cơ các ngân hàng thương mại mất thanh khoản lớn đến mức Ngân hàng Nhà nước phải đi ngược lại ý định của nó là rút tiền về để giảm lạm phát.

    Hai là, có những bằng chứng rời rạc về việc khá nhiều ngân hàng thương mại đã ngừng cho vay mới, và có một vài ngân hàng đã ngừng giải ngân. Việc ngân hàng ngừng cho vay mới tức là ngân hàng đó đã ngừng hoạt động kinh doanh, trong khi ngừng giải ngân thực chất là một bước lùi tệ hại hơn nữa, khất nợ đối với người đi vay.

    Tình trạng thiếu thanh khoản xảy ra với những ngân hàng nào và tại sao? Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu và hậu quả của nó là gì? Liệu Ngân hàng Nhà nước có thể đạt được mục tiêu rút tiền về để giảm lạm phát hay không? Tại sao khủng hoảng thanh khoản lại xảy ra đúng vào lúc tăng trưởng đang ở mức kỉ lục? Co rút tín dụng liệu có xảy ra và hậu quả của nó với nền kinh tế thực là gì?
  3. mitanomini

    mitanomini Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác White_Fox đã bỏ thời gian và công sức post lên cho mọi người đọc.
    Phải nói là cách đánh giá của báo cáo đầy tính nhân văn và các nhận định cũng bám sát thực tế một cách sâu sắc.
    Hy vọng Thủ tướng và các bác lãnh đạo hiểu được thấu đáo các khuyến nghị từ báo cáo này. Nếu được như vậy thì mới hy vọng đến ngày nào đó con chau chúng ta mới mở mày mở mặt được với thế giới!
  4. dautu2008

    dautu2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn WF đã post bài của các CG HV. Rất thuyết phục. Vận mệnh kinh tế đang nằm trong tay chính phủ, CP biết làm một CP mạnh thì sẽ ko có định mệnh. Còn trước mắt TTCK sẽ là thước đo nhạy cảm nhất của mỗi bước đi của các policy makers. Các cụ luyện một ''lúc'' mới quen tay được.
  5. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Phần V. Khuyến nghị chính sách


    VI. Điều kiện tiên quyết: Quyết tâm chính trị


    Phân tích ở phần trên cho thấy quỹ đạo phát triển của Việt Nam gần giống với quỹ đạo của các nước Đông Nam Á hơn là các nước Đông Á. Sự thực là trong một số khía cạnh nhất định, Việt Nam thậm chí còn đang tiến gần tới vết xe đổ của các nước Đông Á và Đông Nam Á trước thời kỳ khủng hoảng 1997-1998 và của Trung Quốc hiện nay. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần nhìn nhận những xu thế này như những lời cảnh báo cấp thiết về nhu cầu phải có những thay đổi chính sách thực sự. Mặc dù có những tín hiệu không khả quan nhưng điều đó không có nghĩa là quỹ đạo phát triển của Việt Nam trong tương lai là một điều gì đó có tính ?ođịnh mệnh?, không thể thay đổi được. Việt Nam có nhiều thuận lợi so với Thái-lan, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, trong số những thuận lợi này phải kể đến tính gắn kết xã hội cao và truyền thống văn hóa mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả tính hiếu học và tinh thần chuộng cái mới. Việt Nam không bị chia rẽ vì những lý do dân tộc hay tôn giáo mà nhiều nước Đông Nam Á là nạn nhân. Với những thuận lợi to lớn này, có lẽ hơn ai hết, Việt Nam ở vị thế có thể tự kiểm soát được vận mệnh kinh tế của mình.


    Một trong những nhận định của bài phân tích này là những chính sách Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới đã trở nên tương đối rõ ràng. Nhiều nước đi trước cũng đã từng gặp phải những thách thức của Việt Nam hiện nay, và điều đó có nghĩa là, bài học từ sự thành công hay thất bại của những nước này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho Việt Nam. Rõ ràng là rào cản lớn nhất trên con đường phát triển của Việt Nam và các nước Đông Nam Á không phải là những khó khăn mang tính kỹ thuật, mà là quyết tâm chính trị. Chính sách đất đai là một ví dụ cụ thể. Nhà nước có thể sử dụng thuế bất động sản để chống đầu cơ, giảm giá đất, đồng thời tăng ngân sách quốc gia. Thế nhưng đến thời điểm này, Luật thuế bất động sản sau một số lần bị trì hoãn nay mới được đưa vào trong danh mục dự kiến xây dựng luật của Quốc hội Khoá XII. (Một câu hỏi nổi lên là những đại biểu dân cử trong Quốc hội và những ?ođầy tớ của nhân dân? trong chính phủ đang phục vụ cho lợi ích của ai, vì rằng tất cả mọi người đều thấy rằng đầu cơ trên thị trường đất đai đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, đồng thời nhà nước cũng đang cần bổ sung nguồn thu.) Nói một cách ngắn gọn, quyết tâm chính trị - được hiểu như là ý chí thực hiện bằng được những quyết sách tuy khó khăn về mặt chính trị nhờ có lợi cho quốc kế dân sinh - là chất xúc tác cần thiết cho cải cách ở Việt Nam.


    Các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã từng tạo được quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thay đổi sức ỳ của nguyên trạng. Đại hội Đảng VI nhất trí về nhu cầu cấp bách phải cải cách kinh tế. Vào thời điểm đó, vượt qua khủng hoảng kinh tế và bảo vệ sự tồn vong của Đảng là nhiệm vụ quan trọng số một. Từ đó đến nay, nguy cơ của khủng hoảng đã dần bị đẩy lùi, trong khi đó một số nhóm đặc quyền đặc lợi đã dần được hình thành với những mục tiêu không phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia về công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Sự đồng thuận về cải cách của năm 1986 không còn nữa. Có vẻ như việc xây dựng một sự đồng thuận mới để đẩy mạnh cải cách và tăng trưởng chỉ khả thi khi bóng dáng của khủng hoảng đang tới gần. Chính phủ trước hết phải tự nhận thức được yêu cầu tiếp tục cải cách, để từ đó có thêm ý chí và quyết tâm chống lại những lực lượng phản đối cải cách.


    Bài viết này không có ý xem nhẹ việc cải thiện năng lực có tính kỹ thuật của chính phủ. Ngày nay, chính phủ đang gặp phải một sự thiếu hụt đáng lo ngại về nguồn nhân lực và đây là một vấn đề có tính hệ thống. Từ trước đến nay, những tiêu chuẩn không liên quan nhiều đến năng lực thực sự như lòng trung thành, thâm niên, lý lịch gia đình v.v. thường được sử dụng như là những căn cứ chủ yếu trong việc tuyển dụng và cất nhắc trong hệ thống nhà nước. Vì vậy, giới trẻ Việt Nam có một cảm nhận rõ ràng rằng hệ thống nhân sự của nhà nước không trọng dụng người tài. Những hiện tượng này rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, và hậu quả của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội thì quả thực khó lường hết được. Trái lại, những hiện tượng này lại không thấy xuất hiện ở những nước Đông Á thành công nhất. Những nước này đều cố gắng sao cho những sinh viên xuất sắc nhất của các trường đại học luôn coi việc tiến thân trong hệ thống nhà nước là một trong những lựa chọn hàng đầu. Chính phủ những nước này tìm mọi cách để tuyển được người tài, sau đó trả họ một mức lương tương xứng với mức lương họ có thể nhận được ở các khu vực khác. Ở đây cũng vậy, cần có một quyết tâm chính trị mạnh mẽ để đoạn tuyệt với sức trì kéo của nguyên trạng.


    Một số tên tuổi có uy tín ở Việt Nam, trong đó bao gồm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Hoàng Tụy đã báo động về tình trạng tê liệt vai trò quản lý của nhà nước. Cả hai đều cho rằng các cơ quan của Đảng, của nhà nước, các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo đang đứng trước sự xâm thực của các nhóm lợi ích lợi dụng những cơ quan, tổ chức này để làm giàu cá nhân và bành trướng ảnh hưởng. Một số vụ việc được Thanh tra chính phủ dũng cảm đưa ra ánh sáng gần đây là những minh chứng thêm cho sự thoái hoá của hệ thống quản lý và hành chính nhà nước. Tình trạng này cho thấy, đe dọa lớn nhất của chính phủ đến từ sự thất bại của chính nó.
  6. chung_khoan

    chung_khoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Mua FPT, VNM đi các bác ơi
  7. neplao

    neplao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Thanks a lot. bạn có thể cho mình link đến bài của bạn copy ko vậy?
  8. newsways

    newsways Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Thank Whitefox, lâu lắm mới được đọc một bài viết tinh tế của mấy ô tây,
    nếu có bản đầy đủ cho mình xin nhé - nguyenshans@yahoo.com
  9. nhaqueHN

    nhaqueHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Thanks
  10. vnbull

    vnbull Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Thằng này post bài láo, làm sập thị trường, bắt khẩn cấp.

Chia sẻ trang này