Rất tiếc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 24/02/2012.

5858 người đang online, trong đó có 604 thành viên. 18:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10000 lượt đọc và 100 bài trả lời
  1. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    các pak phải đồng lòng găm cổ phiếu lại như pà con nông dân găm cà phê thì chứng sẽ lên ào ào đới.


    Nông dân Việt Nam đang điều khiển giá cà phê thế giới

    Giá cà phê robusta trên thị trường thế giới tăng mạnh những ngày qua, trong đó nguyên nhân chính được cho là do người trồng cà phê Việt Nam không chịu xuất kho với kỳ vọng giá lên cao hơn nữa.

    Trong tháng này, giá chỉ sụt giảm có 6 phiên, còn lại là tăng, mức tăng tổng cộng gần 12% so với cuối tháng 1 và đang ở vùng cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.

    Các thương nhân giàu kinh nghiệm cho biết, trong đợt tăng trước (từ ngày 7 – 16/2), giá đã có thêm tổng cộng gần 20% vì hoạt động mua bù bán của giới đầu cơ. Trước đó, hầu hết các dự báo đều cho rằng Việt Nam năm nay sẽ có vụ mùa bội thu nhất trong lịch sử (khoảng 20 - 24 triệu bao, mỗi bao = 60 kg), khiến cho nhiều người ồ ạt bán khống tức đầu cơ giá xuống. Tuy nhiên, khi ngày thực hiện hợp đồng tới gần, tình hình đi ngược lại bởi thị trường khan hiếm trong khi nguồn dự trữ tại các kho của sàn NYSE Liffe ngày càng cạn kiệt. Kết quả là nhà đầu cơ buộc phải mua lại bằng mọi giá để tránh phải giao hàng.

    Sau đợt tăng giá như vũ bão này, thị trường tưởng chừng lắng dịu do hoạt động chốt lời cộng với dự báo người trồng cà phê Việt Nam sẽ bán ra ồ ạt khi giá được xem là đã khá cao. Tuy nhiên, tình hình tiếp tục đi ngược vì quyết tâm găm hàng của người nông dân. Kết quả là, chỉ sau 4 phiên điều chỉnh, thị trường lại đảo chiều tăng ngoạn mục.

    Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của hãng phân tích nông sản lừng danh là F.O.Licht của Đức ngày 22/2 cho thấy, người trồng cà phê Việt Nam rất quyết tâm chờ giá. Bằng chứng là, từ đầu niên vụ 2011/12 tới giữa tháng 2, mới chỉ có 40 – 45% sản lượng được xuất kho, trong khi mọi năm con số này đã là 70 – 75%.

    Dữ liệu của Bloomberg trích dẫn từ sàn giao dịch NYSE Liffe thì cho thấy, nhà đầu tư giờ đây không đầu cơ giá xuống nữa mà chuyển sang đầu cơ giá lên với nhiều đặt cược cho rằng giá sẽ lên 2.400 USD/tấn trước thời điểm tháng 5.


    Giá cà phê robusta trong vòng 1 tháng qua (USD/tấn)
    (Nguồn: Data CafeF)

    Ở trong nước, trên khắp các diễn đàn về cà phê, bà con nông dân đang một lòng quyết tâm găm hàng chờ giá. Mục tiêu ban đầu của họ là 40 triệu đồng/tấn (đưa ra khi giá ở quanh 36 triệu đồng/tấn) ngày hôm nay 25/2 đã đạt được, giờ được chuyển sang con số 45 thậm chí là 50 triệu đồng/tấn mới xuất kho.

    Các ý kiến của người trồng cà phê đều cho rằng, giá sẽ không dừng đà tăng ở đây vì thị trường khan hiếm và kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục. Các phiên sụt giảm dù có mạnh cũng chỉ là điều chỉnh để tạo lực tăng tiếp.

    Thực tế, nguồn cung cà phê đang thắt chặt và chỉ có Việt Nam là dư giả. Bằng chứng là, Indonesia – nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ 2 châu Á - mãi đến tháng 4 mới thu hoạch vụ mùa, với sản lượng dự kiến sẽ sụt giảm 30% so với vụ trước do thời tiết xấu. Nước này lại đang nổi lên là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới và phải tăng nhập khẩu của Việt Nam. Ấn Độ và Braxin trong khi đó sẽ thu hoạch muộn hơn nữa. Như vậy, ít nhất cho tới đầu tháng 5, khi Indonesia có hàng ra thị trường, thì Việt Nam có khả năng điều khiển giá cả.

    Tình hình cung khó khăn được phản ánh rõ nét nhất trên thị trường kỳ hạn. Kể từ ngày 9/2 tới nay, thị trường luôn xảy ra tình trạng vắt giá, tức kỳ hạn gần đắt hơn kỳ hạn xa, cho thấy nguồn hàng thực khan hiếm. Chốt phiên 24/2, giá cà phê giao tháng 3 ở mức 2057 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5 là 2.056 USD/tấn và kỳ hạn tháng 7 là 2.021 USD/tấn.

    Nguyễn Hằng

    Theo TTVN

Chia sẻ trang này