Refresh tâm hồn!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuthuymayman, 15/02/2015.

2320 người đang online, trong đó có 116 thành viên. 06:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 171599 lượt đọc và 5389 bài trả lời
  1. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Đính chính với tu chủ top là cụ bà @phuthuymayman dạo này hok thấy 8 nữa vậy bận bịu lém hẻn
    Wave9, Tulacoiphuc ptVietsunshine thích bài này.
  2. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    [​IMG]
    Wave9Vietsunshine thích bài này.
  3. soccer

    soccer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Đã được thích:
    137
    Bạo lực lên ngôi : Lỗi tại ai ?

    Khi xảy ra một sự cố về đạo đức trong nhà trường hay xã hội, người ta thường đặt câu hỏi lỗi tại ai: Tại nhà trường, gia đình hay xã hội?


    Phụ huynh đổ lỗi cho nhà trường. Nhà trường biện minh chỉ quản lý các em vài tiếng đồng hồ, chủ yếu các em tiếp xúc gia đình và xã hội. Xã hội lại lên tiếng gia đình và nhà trường không quan tâm học sinh, hỏi sao xã hội không loạn. Nếu tiếp tục tranh cãi như thế, chúng ta không thể có hồi kết và không tìm được phương cách tốt nhất có thể làm thay đổi diên mạo xã hội.

    Vậy tại sao không bắt đầu từ những gì đơn giản nhất để truy tìm nguyên nhân vấn đề, từ đó hy vọng tìm ra phương hướng giải quyết?


    Câu hỏi đầu tiên, nhân cách một người bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Đó là năm yếu tố: Cá nhân người đó (quy định bởi gien di truyền), gia đình, nhà trường, xã hội và cuối cùng là sự tự nhận thức, tự giáo dục của bản thân.

    Ở mỗi cá thể, mỗi yếu tố có mức độ tác động khác nhau đến sự hình thành nhân cách của cá thể đó. Thí dụ có người chịu ảnh hưởng lớn bởi giáo dục gia đình, nhưng có người lại chịu tác động nhiều bởi xã hội. Ngoài ra thời gian tiếp xúc của cá thể đối với các yếu tố cũng đóng vai trò quan trọng. Thông thường một người từ lúc mới sinh đến trước khi đi học nhân cách bị ảnh hưởng chủ yếu bởi gia đình và một phần nhỏ xã hội; bắt đầu đi học thì ảnh hưởng của nhà trường tăng lên; khi lớn lên dần, ảnh hưởng của xã hội lại chủ yếu. Đến một giai đoạn nào đó, một số cá nhân có thể hoàn toàn tách khỏi sự ảnh hưởng của gia đình và nhà trường mà chỉ chịu ảnh hưởng bởi xã hội. Không gì lạ khi chúng ta nghe một phụ huynh nào đó than thở về con em mình: “Lúc trước nó ngoan lắm, luôn nghe lời cha mẹ, nhưng sao gần đây lại thay đổi, nói gì cũng không nghe!”.


    Vậy với năm yếu tố trên, chúng ta có thể thay đổi được yếu tố nào? Để đơn giản hóa và dễ hình dung, tôi tạm cho rằng mỗi yếu tố chịu 20% trách nhiệm tác động lên nhân cách con người. Yếu tố di truyền và yếu tố tự giáo dục bản thân là phần khó thay đổi được, chỉ còn ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội.


    Về gia đình, chắc hẳn không ai có thể can thiệp vào sự giáo dục của gia đình ngoài những thành viên trong gia đình. Luật pháp không thể bắt buộc hay quy định cha mẹ, ông bà phải giáo dục con cháu thế nào. Nhà trường cũng không thể ép phụ huynh phải dạy con em ra sao. Vậy có phải chúng ta không thể thay đổi được yếu tố này? Không hoàn toàn như vậy, vẫn có cách gián tiếp làm thay đổi nó. Tôi xin bàn luận ở phần sau.


    Còn vai trò của giáo dục nhà trường thế nào? Chắc hẳn mọi người đồng ý đây là phần chúng ta tác động được. Một câu hỏi đặt ra là liệu sự thay đổi lên phương cách giáo dục của nhà trường có đủ làm thay đổi diện mạo đạo đức của xã hội khi nó chỉ chiếm 20% vai trò trong hình thành nhân cách?


    Để tìm hiểu vai trò của nhà trường, tôi giả sử chúng ta có các yếu tố bộ gien, gia đình, xã hội đều tốt. Nếu nhà trường không hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục thì ta có kết quả thế nào? Do nhà trường chỉ ảnh hưởng 20% lên nhân cách nên tôi cũng xin phép đơn giản hóa một lần nữa khi cho rằng chỉ có 20% học trò trở thành người xấu. Khi lớn lên, toàn bộ 20% người xấu này sẽ trở thành những bậc cha mẹ, đi vào xã hội. Từ 100% gia đình và xã hội tốt lúc khởi đầu, ta chỉ còn 80% gia đình và xã hội tốt. Từ đó sau một vòng xoay thế hệ, chúng ta không chỉ có 20% thành phần người xấu từ giáo dục nhà trường mà có thể có thêm một phần nhỏ người xấu (20%x20%x2=4%x2) nữa từ ảnh hưởng xấu của gia đình và xã hội. Tỉ lệ tác động xấu của gia đình và xã hội lên nhân cách cũng tăng lên. Số người xấu sẽ tăng dần và vượt xa con số 20% ban đầu. Giống như chúng ta cứ đổ thêm dần nước dơ vào kênh nước trong thì đến lúc nào đó nó chuyển thành một dòng nước đen.


    Ngược lại, nếu chúng ta có một xã hội xấu và gia đình không làm tốt vai trò giáo dục của mình thì nhà trường có đủ sức làm thay đổi diện mạo đó không? Cho rằng nhà trường làm tốt nhất khả năng có thể, cũng chỉ tạo được 20% người tốt. Số người này lớn lên sẽ trở thành các bậc cha mẹ, có khả năng biết giáo dục con em mình trở thành người tốt. Số 20% này sẽ vào xã hội giúp pha loãng thành phần không tốt của xã hội, làm giảm mức độ ảnh hưởng xấu của xã hội. Sau vài thế hệ, con số người tốt sẽ tăng dần. Một kênh nước đen mà chúng ta cứ đổ nước sạch vào, theo thời gian, dòng nước sẽ trong dần.


    Như trên tôi nói, hiện tại chúng ta không thể can thiệp vào sự giáo dục của một gia đình, nhưng gián tiếp qua sự thay đổi giáo dục của nhà trường, tạo ra các ông bố và bà mẹ tương lai được giáo dục tốt, họ sẽ có khả năng giáo duc con cái họ trở thành người tốt. Điều này rõ ràng ảnh hưởng gián tiếp làm thay đổi sự giáo dục của gia đình.


    Còn về xã hội chúng ta có thể thay đổi được không? Xã hội la lên các anh không giáo dục được con em mình, học trò mình, vứt ra xã hội toàn thứ gì đâu rồi đổ thừa cho chúng tôi. Vậy có phải chỉ có giáo dục làm thay đổi xã hội?


    Người ta thường nói: “Bố mẹ, nhà trường không dạy được, ra đời cho đời dạy”. Vậy đời dạy cái gì? Yếu tố nào ảnh hưởng lên việc dạy của đời? Một trong những yếu tố đó là sự quản lý xã hội của các cấp và của hệ thống pháp luật. Chúng ta không thể để đời dạy theo kiểu luật rừng mà phải được dạy theo đúng khuôn khổ luật pháp.


    Nhìn vào các vụ tự xử của dân với những tên trộm chó. Những tên trộm được giao cho ******* chỉ bị xử lý qua loa. Thế là dân ức, dân tự xử, án mạng ra đời. Tên trộm sau đó cũng sẽ dã man hơn, sẵn sàng xuống tay để thoát thân. Trường hợp này đời đã dạy điều xấu, bởi pháp luật không đủ mạnh để trấn áp các vụ nhỏ, tạo ra các tiền lệ xấu, suy nghĩ xấu, hành động xấu, dẫn đến một thế hệ trẻ manh động và hung hãn.


    Lực lượng thực thi pháp luật có thể bỏ qua những sai phạm mà họ cho là nhỏ nhặt: trộm vặt, đánh nhau, đe doa, bạo hành. Họ để sức vào các vụ án lớn. Luật pháp phải nghiêm minh để xử lý được cả những chuyện nhỏ. Mọi người phải học được bài học nếu làm sai (dù nhỏ) sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Điều đó sẽ giảm dần các hành động tự xử và manh động.

    Vậy để xã hội tạo ra những tác động tích cực lên nhân cách con người, điều quan trọng đầu tiên là phải thay đổi sự quản lý của các cấp và thực thi pháp luật.


    Thay đổi giáo dục nhà trường và sự quản lý xã hội theo chiều hướng tốt sẽ giúp thay đổi diện mạo xã hội tốt hơn.

    (TNO)
    Wave9Vietsunshine thích bài này.
  4. tiec_that

    tiec_that Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Đã được thích:
    18.788
    Muợn đỡ cái này 888 đi cụ. Chủ nhà chắc bán xới đi khỏi f dồi ;))
    Tulacoiphuc pt, Wave9cogiko thích bài này.
  5. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Cúng gì vậy cụ
    Tulacoiphuc pt, Wave9tiec_that thích bài này.
  6. tiec_that

    tiec_that Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Đã được thích:
    18.788
    Cúng mồng một và ngày rằm thui cụ. :p
    Tulacoiphuc pt, Wave9cogiko thích bài này.
  7. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Từ nhỏ tới giờ em chưa cúng bao giờ cụ à
    Tulacoiphuc pt, Wave9tiec_that thích bài này.
  8. tiec_that

    tiec_that Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Đã được thích:
    18.788
    :)) e cũng rứa. :D
    Cụ có hay ra HN chơi k??? :p
    Tulacoiphuc pt, Wave9cogiko thích bài này.
  9. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Cụ thấy có những người quá thận trọng chưa chịu vô không, có nhiều ng hàng về hôm nay chốt luôn. Phiên sáng gd tầm 700 tỏi tới lúc vô ổ gà tầm hơn 1k tỏi. Cụ nghĩ thử coi với tâm lý bữa giờ thì ai mua ai bán ngày hôm nay và ai là người đua lệnh xanh. Còn chưa tính những người mặc dù đang cầm cổ nhưng vẫn sợ tt xuống sẽ chốt vào thứ 2 và 3 vì cầm tiền cho chắc ( em thì em nghĩ tt này số lượng chốt vào thứ 2 và 3 sẽ không nhiều). Tt đang ko có dòng dẫn thì sẽ đi chậm từ từ co giật. Quan điểm của em về tt sắp tới đó rõ hơn tồi chứ cụ
    --- Gộp bài viết, 20/03/2015, Bài cũ: 20/03/2015 ---
    Ra chơi 2 lần ( cả 2 lần định đi HL nhưng do bão ko đi được), 1 lần đi sapa còn lần cuối cùng cách đây 2, 3 năm chỉ ra 1 ngày dự hội thảo của micheal porter.
    --- Gộp bài viết, 20/03/2015 ---
    @sunshine_789 @Wave9 có 8 vô đây 8 nhé
    Wave9, sunshine_789tiec_that thích bài này.
  10. tiec_that

    tiec_that Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Đã được thích:
    18.788
    Hay hay. Thích cái cách cụ ví von khi đi qua ổ trâu ổ gà. Hàng của ai đó về hnay thì sao đã có lãi đc cụ? Trừ chơi T0 hoặc T1 thôi (e nghĩ vậy).
    E càng ngày càng có suy nghĩ giống cụ về TT. Năm nay sẽ ko có nhiều sóng, nếu có cũng chỉ lăn tăn thôi. Vì vậy, dự cho tuần sau e cũng ko biết dự thế nào nữa. Bây h chỉ có nhận định cho từng phút là chuẩn nhất thôi :))))

    Nhưng e hỏi thật cụ rằng với tình trạng gần full MG của e bây h và với DM của e cụ cũng đã bít (tâph trung 2 mã cụ đã rõ và có thêm 1 e mua cùng Sóng) thì có quá rủi ro k???

    E vẫn hơi run vì tin xấu có thể ra bất cứ lúc nào để lấy cớ đạp TT, giống kiểu vụ BĐ vậy.
    Vietsunshine, Wave9cogiko thích bài này.

Chia sẻ trang này