SAM - Về giá trị sổ sách 17 và con đường lấy lại thời hoàng kim đã mất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 007ckc, 12/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7536 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 11:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 101629 lượt đọc và 1507 bài trả lời
  1. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Quy định này sẽ góp phần trong sạch thông tin, giúp TTCK phát triển lành mạnh hơn, anh em nhỏ lẽ chúng ta không dễ bị bọn tay to nó lừa đảo nữa!


    Công bố thông tin chứng khoán sai: Phạt 2 tỷ đồng
    Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn và công ty đại chúng phải công bố thông tin (CBTT) theo quy định mới của Thông tư 52 từ ngày 1/6.

    Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cho biết, Thông tư 52 có nhiều điểm mới. Ví dụ, công ty đại chúng lớn có vốn điều lệ thực góp trên 120 tỉ đồng, có trên 300 cổ đông thì dù không niêm yết trên sàn cũng phải CBTT với nhiều "hạng mục" thông tin hơn, tương tự như doanh nghiệp niêm yết. Hoặc quy định cổ đông lớn không được công bố đăng ký đồng thời vừa mua vừa bán chứng khoán gây nhiễu loạn thông tin cho các nhà đầu tư nhỏ như thời gian qua.

    Hiện nay các doanh nghiệp lúng túng về ngôn ngữ khi CBTT. Theo Thông tư 09/2010 thì một số loại báo cáo phải viết bằng tiếng Việt, kèm bản dịch tiếng Anh nếu có. Có nhiều loại báo cáo khác không được Thông tư 09 nói rõ là phải viết bằng ngôn ngữ nào. Thông tư 52 quy định chung CBTT phải bằng tiếng Việt, tùy trường hợp mà có bổ sung thêm ngôn ngữ khác.

    Đặc biệt, thời gian qua, tuy có quy định về thời hạn CBTT nhưng Thông tư 09 cho phép doanh nghiệp được hoãn CBTT khi "bất khả kháng", như lãnh đạo đi công tác nước ngoài , máy tính bị hư hỏng, bị virus... Để chấm dứt tình trạng tùy tiện hoãn CBTT, Thông tư 52 nói rõ "thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh và những trường hợp khác được UBCKNN chấp thuận cho tạm hoãn CBTT" thì mới được tạm hoãn.

    Ông Lê Nhị Năng, đại diện UBCKNN, cho biết hiện nay vi phạm nghĩa vụ CBTT bị phạt cao nhất chỉ 500 triệu đồng. Sắp tới mức phạt này sẽ tăng đến 2 tỉ đồng, có thể quy trách nhiệm cá nhân bắt bồi thường thiệt hại, chuyển sang xử lý hình sự, hủy niêm yết cổ phiếu của các DN niêm yết.

    Bà Trần Thị Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, cho biết hiện chỉ có Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho doanh nghiệp CBTT bằng email, chấp nhận công văn, giấy tờ dưới dạng file dữ liệu cứng và file có chữ ký điện tử. Sắp tới, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM cũng áp dụng.


    Theo VEF
  2. breakfocus

    breakfocus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    525
    Đứa nào chất SAM 1 trẹo cổ khai mau [:D]
  3. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    haha, ai dám khai, trong đó đa phần anh em mới bán SAM giá 7.9-8.0 thứ sáu tuần rồi bác ạ :-bd

    [r2)][r2)]
  4. breakfocus

    breakfocus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    525
    7.9 mềnh hem có nhưng 8 thì hơi bị nhiều à nhey [:D]

    SAM năm nay xơi phi vụ CSG là đủ ngon rồi ! Hàng thơm đến mức cu lùn còn phải mò vào kiếm chác đấy ! :-bd
  5. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Thấy chú SSIVF nhảy vô lùa CSG dã man giá nào cũng vơ là biết nó có mùi tiền rồi.

    Ông Sơn đăng tin lướt 3M CSG từ hôm nay, tôi nghĩ là tay Phó CT CSG đồng ý nhượng CSG lại cho a T rồi.

    SAM có cơ lên rất rõ, có gì mà ngần nagai ôm em nó chứ!:-bd

    Quý II có 100 tỉ LN từ việc bán dự án ở DBP rồi...

    [r2)][r2)][r2)]
  6. x2.tk

    x2.tk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    2
    Cách đây 10 hôm đánh hơi thấy là ngắn hạn em nó ko phá nổi mốc 10 (2 lần ko phá nổi, lần trước là 9.8), x2 đã tính củ xả rồi, lệnh đã ghi chỉ chờ nhấn enter thôi cuối cùng lại không nhấn. Hichic tiếc quá, ra vào đúng nhịp thứ 6 vừa rồi vào vét là bây giờ ấm rồi.

    Hôm nay ATC bán ra những 20 cổ hẳn hoi nhé.
  7. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Hôm nào x2 enter nhớ báo anh em tránh lũ nhé, hihi....:x

    Nếu anh em nào lướt sóng giỏi thì SAM cũng đã mang về LN khá rồi nhỉ, tiếc là mình lướt kém quá, già yếu rồi, toàn chơi ván tuột :))

    Chúc thắng lợi nhé!

    [r2)][r2)]
  8. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
  9. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    [r2)][r2)][};-

  10. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Cái này khá hay:

    Cho phép ngân hàng mua bán nợ: Mũi tên nhắm nhiều đích
    NGUYỄN HOÀI
    21/05/2012 17:58 (GMT+7)
    Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống thực hiện mua bán nợ. E-mailBản để inCỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0)
    Những khoản nợ lớn, chồng chất và đan chéo giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, giữa tổ chức tín dụng với nhau, được coi là vấn đề lớn nhất hiện nay của nền kinh tế sẽ được giải quyết từng bước khi Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng mua bán nợ lẫn nhau.

    Nhưng, nợ mới sẽ được tính và phân loại theo nhóm nào khi món vay cũ đang là nợ xấu?

    Thêm nghiệp vụ cho ngân hàng

    Ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 2871/NHNN-TD cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống thực hiện mua bán nợ, theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/2/2006. Điểm mấu chốt là Ngân hàng Nhà nước cho phép 14 ngân hàng này mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau.

    Trước khi Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản này, việc xử lý nợ trong nền kinh tế hiện nay được coi là vấn đề nóng bỏng nhất. Theo phân tích của ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia thì điều cốt yếu nhất hiện nay trong điều hành của Chính phủ là làm thế nào để xử lý được nợ xấu của doanh nghiệp.

    Thậm chí, Chính phủ nên bỏ ra vài tỷ USD mua lại các khoản nợ xấu của doanh nghiệp, làm lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp nhằm khơi thông dòng tín dụng từ hệ thống ngân hàng.

    Trở lại với văn bản 2871, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại nôm na: một doanh nghiệp A vay ngân hàng B 10 tỷ đồng xây dựng nhà máy nhưng vì không trả được nợ nên ngân hàng B có thể đàm phán bán lại khoản nợ này cho ngân hàng C và C sẽ thay B thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của A.

    “Đây là giải pháp làm lành mạnh hóa các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đồn thời chia sẻ gánh nặng với Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)”, ông này nói.

    Theo ông, vấn đề mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng đã được quy định trong quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng số 59/2006/QĐ-NHNN, ngày 21/12/2006 nhưng 6 năm nay, hoạt động trên không được liên kết giữa các tổ chức tín dụng với nhau.

    Đúng ra, việc mua bán nợ trong hệ thống chỉ dừng ở mức độ các ngân hàng thương mại thành lập “công ty quản lý nợ và khai thác tài sản” với mục đích chủ yếu để xử lý nợ nội bộ ngân hàng mình và khai thác tài sản có liên quan đến tín dụng của ngân hàng.

    Vì thế, mỗi khi nhắc đến mua bán nợ trong nền kinh tế, nhiều người hay đề cập đến hoạt động của DATC, dù phần lớn nghiệp vụ trên, DATC chỉ tập trung vào các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước.

    Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank phân tích, khi triển khai chủ trương này, ngân hàng bán nợ thu được tiền và thoát khỏi vùng ách tắc vốn; còn với ngân hàng mua nợ, dĩ nhiên họ bỏ ra một khoản tiền chịu thiệt trước mắt nhưng nhờ tiềm lực mạnh hơn, họ sẽ hưởng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.

    Cùng đó, những doanh nghiệp đang là con nợ bị đem bán, họ không bị thúc bách trả nợ ngay như từng với chủ cũ mà được hưởng cơ chế mới của chủ nợ mới. Kể cả khi kết quả đàm phán mua nợ giữa bên bán và bên mua như thế nào thì tựu trung, cơ chế của chủ nợ mới đem lại hy vọng bớt bi đát hơn.

    Ngoài ra, việc mua bán nợ nói trên cũng được áp dụng với các khoản nợ lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng. Ví dụ, ngân hàng A vay ngân hàng B 500 tỷ đồng nhưng C lại vay A 500 tỷ đồng. Bình thường, A sẽ đòi nợ C để trả cho B nhưng vì, C đang gặp khó khăn nên A có thể bán lại khoản nợ đó cho B. Như thế, chuyện nợ nần giữa A và B được giải quyết, sổ sách tài chính của họ sẽ lành mạnh hơn và B sẽ thành chủ nợ mới của C.

    Ai được hưởng lợi?

    Một câu hỏi đặt ra: việc mua bán nợ trong hệ thống tổ chức tín dụng được đề cập tại Quyết định 59 ban hành từ 2006 nhưng tại sao bây giờ mới đặt vấn đề ở mức nghiêm túc hơn?

    Để trả lời câu hỏi này thì không thể không đề cập tới một thực tế là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và của doanh nghiệp, hay nói cách khác là nợ xấu trong nền kinh tế đang ở mức đáng lo ngại. Và tình trạng trên càng trầm trọng khi con số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động tăng thêm mỗi ngày.

    Trong khi đó, 14 “địa chủ” nói trên lại đang dư dả tiền. Trong tình thế “đốt đuốc tìm doanh nghiệp tốt”, lãi suất thị trường 2 quá rẻ, chỉ ở mức 9% - 10%/năm với kỳ hạn 1 - 3 tháng, họ đã mua trái phiếu Chính phủ, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Đến nỗi Ngân hàng Nhà nước phải hãm lại các phiên giao dịch tín phiếu từ 4 - 5 phiên/tuần còn 1 - 2 phiên/tuần. Ở một bình diện nào đó, đây còn được coi là một trong những lối thoát cho kênh vốn này.

    Nhưng, nếu nhìn sâu bên trong, sẽ thấy các “đại gia” đang thu về nhiều món hời như thể “địa chủ mua lúa non” ngày xưa, bởi tình cảnh không thể khác.

    Chẳng hạn, trong mấy năm qua, không ít ngân hàng thương mại cho vay rất nhiều đối với dự án bất động sản. Do thị trường bất động sản đình trệ nên họ bị ngâm vốn vào đó và mất thanh khoản, buộc ngân hàng trung ương phải gia tăng tái cấp vốn. Nghiệp vụ tái cấp vốn của ngân hàng trung ương vốn dĩ là nơi thực hiện chức năng hỗ trợ thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng đầu tư cho sản xuất nhưng cực chẳng đã, nhà điều hành đã phải nhận cầm cố cả những hồ sơ tín dụng để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại mất thanh khoản vì bất động sản.

    Nay, Ngân hàng Nhà nước cho phép 14 ngân hàng được mua bán nợ với hầu hết khoản nợ như nói trên, xét về bản chất, đang “xã hội hóa” hoạt động mua bán nợ, điều mà Ngân hàng Nhà nước từng làm khi tái cấu trúc Habubank với khoản nợ tới 4.060 tỷ đồng mà có vẻ không tốn một xu.

    Đã chấp nhận thị trường thì phải chấp nhận luật chơi “nguy cơ của người này lại là cơ hội của người khác”. Trong số các món nợ sắp bị đem bán, có rất nhiều dự án tốt, được ví như “ruộng lúa non tơ” nhưng chủ của nó lại đang kẹt tiền. Và lúc này là thời của thâu tóm hay nói theo ngôn từ có phần nặng nề và ác ý là “kền kền rỉa xác chết” như hoạt động của các tổ chức tài chính “quỹ kền kền” trên thế giới, chuyên mua lại các chứng khoán, cổ phần của các công ty đang lâm vào tình trạng cùng quẫn. Đó là cái giá phải trả cho những ngân hàng, doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên trên quản trị rủi ro.

    Nhưng, như hai mặt của một đồng xu. Ở đây, có một vướng mắc không thể không nhắc tới là khi chủ nợ mới cơ cấu lại khoản nợ cũ, tiếp tục cho vay thì khoản nợ mới được phân loại vào nhóm nợ nào? Theo quy chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hiện nay, tất cả các khoản nợ mới nối tiếp khoản nợ cũ thì phải phân loại theo nhóm nợ cũ.

    Ví dụ, nợ cũ bị xếp vào nhóm 4 thì nợ sau không thể phân loại vào nhóm 1 và 2. Và như vậy, trích lập dự phòng của tổ chức tín dụng phải cao thêm, đương nhiên lãi vay phải tăng tương ứng. Do đó, áp lực tài chính nặng thêm cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là điều mà Ngân hàng Nhà nước không thể không tính đến.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này