SAM - Về giá trị sổ sách 17 và con đường lấy lại thời hoàng kim đã mất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 007ckc, 12/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6605 người đang online, trong đó có 691 thành viên. 17:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 101252 lượt đọc và 1507 bài trả lời
  1. totdototden

    totdototden Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    8.899
    Đợt này lên 12 đới[r2)][r2)][r2)]
  2. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    SAM hay phết:-bd
  3. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    [r2)]
  4. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627
    Còn toàn ae cũ trên tàu. Đừng có cháy sớm. Cố đợi em trở lại dập lửa và cứu tàu nhé :D.
  5. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Thuyền trưởng là người rời tàu sau cùng, luật caribean nó thế mà :))

    [r2)][r2)][r2)]
  6. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Mua có 3k SAM mà lệnh khớp vào 9 lệnh, 200, 400, 600, 450, 530,.... sao mà nhỏ lẻ còn hơn tôi nhỉ ^:)^

    [r2)][r2)]
  7. aredia

    aredia Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2008
    Đã được thích:
    16
    E lại trở về tàu...hehehe...50k giá 7.2....hehehe...6k giá 7.3...Chờ KQ Q2 ra là hốt bạc....hehehe
  8. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    [r2)][r2)]
  9. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Trực tuyến: “Từ nợ xấu, phá sản đến hy vọng phục hồi”

    Các diễn giả tham gia buổi giao lưu:

    - Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia.

    - Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp.

    - Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

    - Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công - Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright (ông Thành sẽ tham gia diễn đàn trực tuyến từ Tp.HCM).

    - Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank).

    Đặng Hoài Thu - Nữ 28 tuổi - KD Bất động sản:

    Xin hỏi các chuyên gia là nợ xấu ngân hàng hiện nay là bao nhiêu, tại sao lúc thì khoảng 3-4% lúc thì 10%? Nợ bất động sản lúc thì 200.000 tỷ đồng, mới đây lại 348.000 tỷ đồng vào cũng thời điểm cuối năm 2011 do các cơ quan khác nhau đưa ra? Đâu là con số thực? Xin trân trọng cảm ơn.

    Ông Nguyễn Xuân Thành:

    Hiện nay, Việt Nam có nhiều nguồn thông tin về nợ xấu. Nguồn thông tin chính thức nhất là số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ chức tín dụng. Con số này vào cuối tháng 4 là 4,14% dư nợ, khoảng 108.600 tỷ đồng. Con số này cũng khớp với số liệu nợ xấu (nợ nhóm 3-5 được thể hiện trong nội dung thuyết minh báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng).

    Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tính toán lại các con số do các tổ chức tín dụng báo cáo hoặc số liệu thông qua các đợt thanh tra. Các số liệu này luôn cao hơn con số ban đầu. Con số 10% là số liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội vào thời điểm cuối tháng 6/2012 và có thể được hiểu đây là con số báo cáo theo Ngân hàng Nhà nước.

    Nguồn thông tin thứ ba là tỷ lệ nợ xấu do Fitch công bố. Về cơ bản Fitch sử dụng số liệu tài chính của tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì chuẩn mực kế toán Việt Nam.

    Số liệu Fitch đưa ra thường gấp 3 lần số con số chính thức.

    Ngo The Vien - Nam 59 tuổi - Xay dung:

    Trong nhiều năm qua phần lớn các doanh nghiệp nhà nước do đầu tư dàn trải, hệ thống quản lý kiểm soát lỏng lẻo, vay vốn đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân hàng nên nợ xấu đến nay rất cao. Vậy xin hỏi các chuyên gia, nhà nước có nên cứu những khoản nợ này? Cứu bằng cách nào?

    Ông Lê Đăng Doanh:

    Trong những năm vừa qua, khi nguồn tín dụng rất dồi dào, mức tăng trưởng bình quân tăng 37%/năm thì nhiều doanh nhân, cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đầu tư kinh doanh dựa vào vốn tín dụng của ngân hàng một cách rất tự nhiên và không có khó khăn gì.

    Khi lãi suất lên cao, chi phí tín dụng rất lớn. Từ năm 2011 cho đến nay, Chính phủ áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ, giảm tổng mức tín dụng. Cộng với lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông tỷ phú Waren Buffet đã nói khi thủy chiều rút mới biết ai bơi không mặc áo tắm, muốn nói rằng, khi tín dụng hạn chế và lãi suất cao thì lộ ra những doanh nghiệp nào đã kinh doanh dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng.

    Nợ xấu xuất hiện từ nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân từ biến động thị trường nhưng cũng có nguyên nhân từ sai lầm trong đầu tư trong kinh doanh. Cần phân loại các loại nợ xấu và phân loại các doanh nghiệp để có phương án xử lý nợ xấu một cách thích hợp. Về nguyên tắc chỉ có thể xử lý những khoản nợ xấu nào của những doanh nghiệp còn có khả năng cứu được.

    Một số khoản nợ xấu của những doanh nghiệp, cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân thiếu những tố chất cơ bản thì không thể có biện pháp giải cứu. Những doanh nghiệp đó phải chấp nhận phá sản. Và phá sản trong kinh tế thị trường là một sự “tàn phá sáng tạo”. Sẽ có một nhà đầu tư mới mua lại nhà xưởng thiết bị và xây dựng một doanh nghiệp hoàn toàn mới. Đó là quy luật đào thải của kinh tế thị trường.

    Văn Hòa - Nam 47 tuổi - Doanh nhân:

    Sau một thời gian dài chịu đựng, lãi suất đã liên tục giảm nhanh, hiện còn 9 – 12%. Các chuyên gia đánh giá thế nào về việc điều hành lãi suất trong thời gian qua? Dự báo từ nay đến cuối năm lãi suất có giảm được nữa không? Tăng trưởng tín dụng thì thấp như vậy, sao không thấy ai chịu trách nhiệm về việc điều hành không đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu, để rồi các doanh nghiệp và người dân là những đối tượng phải gánh chịu? Xin các chuyên gia chia sẻ.

    Ông Võ Trí Thành:

    Về việc điều hành giảm lãi suất huy động thì theo tôi phù hợp với xu hướng giảm lạm phát. Trong một chừng mực nhất định thì nó cũng phản ánh chuyển dịch trong chính sách tiền tệ, lỏng đi một chút. Tuy nhiên, rõ ràng điều hành lãi suất chưa đủ, và để mà kéo lãi suất cho vay xuống thì phải kết hợp nhiều việc.

    Ví dụ: Xử lý nợ xấu thì bên cạnh cải thiện thanh khoản, cũng cần xử lý ngân hàng yếu kém nhất, tăng cường cơ chế bảo lãnh tín dụng (đã có trước). Tuy nhiên, nếu nhìn góp độ phối hợp như vậy thì cách làm có phần chậm và cũng chưa thật quyết liệt.

    Theo tôi để giảm được lãi suất, câu chuyện phải kết hợp các việc trên, còn phụ thuộc mấy điều sau:

    - Một là, khả năng hồi phục hay tiếp tục trì trệ của nền kinh tế.

    - Phụ thuộc vào biến động của USD gắn với biến động toàn cầu (điều này có thể liên quan đến chuyển dịch giá trị vàng và USD trong bối cảnh đô la hóa nền kinh tế còn cao).

    Xét tổng thể, chúng ta không nên khẳng định giữ lãi suất đứng nguyên. Việc điều chính lãi suất phải kết hợp với các biên pháp khác, nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

    Những vấn đề chúng ta quan sát hiện nay trong hệ thống ngân hàng có phần quan trọng là sai lầm điều hành chích sách vĩ mô. Trong nhiều năm chúng ta định hướng thiên về tăng trưởng dựa vào bành trướng đầu tư, nhất là đầu tư công. Bên cạnh đó, có một phần sai lầm nữa là điều hành giật cục, hành chính. Điều này gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Thẳng thắn là nói người chịu trách nhiệm chính là Chính phủ, trong đó có cơ quan điều hành chính sách vĩ mô. Chúng ta cần quyết tâm chính trị, hỗ trợ xã hội để vượt qua khó khăn này.

    Bản thân doanh nghiệp trong giai đoạn làm ăn dễ dãi cũng không có được cách làm ăn bài bản. Nên khi có những cú sốc thì nhiều doanh nghiệp khó đứng vững được.

    Đặng Xuân Khuyến - Nam 52 tuổi - Quản lý:

    Các nước có nền kinh tế thị trường cả trăm năm nay khi kinh tế suy giảm như chúng ta hiện nay cũng không dễ dàng phục hồi nhanh. Chúng ta làm thế nào để phát huy ưu thế của hệ thống chính trị hiện tại, mau chóng hồi phục và phát triển?

    Ông Võ Trí Thành:

    Thế giới và Việt Nam cùng trong giai đoạn khó khăn, tăng trưởng chậm lại. Rủi ro tài chính thì tăng, mức độ bất định thì cao. Trong bối cảnh như vậy, thường các chính phủ hành động trên hai khía cạnh.

    Một là cách thức can thiệp, hỗ trợ thị trường (thích hợp).

    Hai là tiến hành cải cách, cơ cấu để trong tương lai có thể tạo ra được sự phát triển chất lượng hơn.

    Đây là những vấn đề không đơn giản và vai trò của thể chế của hệ thống chính trị có thể có những ưu, nhược điểm riêng.

    Đối với Việt Nam, một trong những ưu thế là mức độ quyết định tập trung, nhanh. Tuy nhiên, nó cũng có thể hạn chế nhất định, ví dụ, năng lực, khả năng giải trình (trong bối cảnh nhiều nhóm lợi ích) còn thiếu.

    Chính vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Việt Nam có thể kết hợp hai điểm: chất chuyên nghiệp, chuyên gia được tăng cường. Kế đến là giải trình và giám sát.

    Đặng Hoài Thu - Nữ 28 tuổi - KD Bất động sản:

    Xin hỏi các chuyên gia là nợ xấu ngân hàng hiện nay là bao nhiêu, tại sao lúc thì khoảng 3-4% lúc thì 10%? Nợ bất động sản lúc thì 200.000 tỷ đồng, mới đây lại 348.000 tỷ đồng vào cũng thời điểm cuối năm 2011 do các cơ quan khác nhau đưa ra? Đâu là con số thực? Xin trân trọng cảm ơn.

    Ông Nguyễn Xuân Thành:

    Dư nợ cho vay bất động sản cũng có các số liệu khác nhau. Đó là do cách phân loại con số dư nợ bất động sản thấp nhất khớp với việc các ngân hàng báo cáo dư nợ cho vay bất động sản theo lĩnh vực cho vay các hoạt động cho vay tài sản, và do vậy chỉ bao gồm cho vay đối với các công ty bất động sản và không bao gồm cho vay cá nhân.

    Ngay cả con số lớn hơn cũng không tính hết các khoản cho vay bất động sản vì có nhiều khoản cho vay thực chất là dùng để đầu tư bất động sản nhưng được phân loại vào các lĩnh vực khác. Còn nếu tính các khoản cho vay được bảo đảm bằng bất động sản thì con số này sẽ lên trên 50% tổng dư nợ tín dụng.

    Vuơng Quốc Cuờng - Nam 27 tuổi - Kinh doanh:

    Tại sao Chính phủ và Ngân hàng Nhà nuớc không cho phá sản các ngân hàng yếu kém mà lại dự tính thành lập công ty mua bán nợ quốc gia để cứu ngân hàng? Tại sao không tìm cách giảm lãi suất cho các doanh nghiệp giảm gánh nặng để doanh nghiệp còn có thể sống và hoạt động. Hiện tại theo tôi được biết Ngân hàng Nhà nước có chính sách giảm lãi nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp đuợc vay lãi suất thấp, mà các ngân hàng còn thu thêm các phí dịch vụ rất vô lý để bù vào phần lãi suất giảm.

    Ông Lê Đăng Doanh:

    Ngân hàng là một thể chế tài chính rất quan trọng trong kinh tế thị trường, có chức năng huy động vốn và cấp vốn cho những dự án và doanh nghiệp có hiệu quả. Vì vậy, trong kinh tế thị trường phá sản của các ngân hàng cần phải được xem xét hết sức thận trọng.

    Việc xử lý các ngân hàng yếu kém có thể được xử lý bằng cách sáp nhập hoặc mua lại với các ngân hàng mạnh hơn. Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu quá trình sáp nhập và mua lại này và sẽ tiếp tục quá trình này trong thời gian tới. Dĩ nhiên không có loại trừ sẽ có trường hợp nào đó phải đi đến phá sản.

    Ngân hàng Nhà nước đã có nỗ lực lớn liên tục giảm lãi suất huy động nhưng chậm hạn chế lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại đã huy động vốn trong quá khứ với những mức lãi suất cao khác nhau cho nên các ngân hàng thương mại không thể ngay lập tức giảm lãi suất cho vay mà họ phải tính toán một mức lãi suất thích hợp để đủ trang trải lãi suất huy động mà họ đã cam kết trong quá khứ.

    Các doanh nghiệp cũng gánh chịu các khoản tín dụng được vay trong quá khứ với lãi suất rất cao, mãi gần đây Ngân hàng Nhà nước mới kiến nghị giảm mức lãi suất cho vay của các khoản tín dụng cũ. Đó là lý do tại sao các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay chậm hơn là lãi suất huy động mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

    Các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, họ cũng phải kinh doanh có lãi, họ có tiêu chí lựa chọn để cho vay. Không ít ngân hàng hiện nay có thanh khoản dồi dào có nhu cầu cho vay và họ đã cho vay một số doanh nghiệp lớn có thành tích tốt, tức là đã luôn trả nợ đúng hạn và làm tròn nghĩa vụ thuế với nhà nước. Một số doanh nghiệp khác có hàng tồn kho có nợ xấu, hiện nay gặp khó khăn trong tiêu thụ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

    Những doanh nghiệp này phải có phương án giải quyết nợ tồn đọng, có phương án kinh doanh thuyết phục được ngân hàng thì mới tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Không có hy vọng có mức lãi suất thấp đồng đều như nhau cho tất cả các doanh nghiệp.

    Cũng có ngân hàng lợi dụng tình hình khó khăn của doanh nghiệp áp đặt những mức phí để lách quy định của Ngân hàng Nhà nước, những trường hợp này có thể được xử lý hành chính nhưng về lâu dài thì những ngân hàng đó tự làm mất tín nhiệm của bản thân mình, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những ngân hàng khác hoạt động tốt hơn để thay thế.

    Mã Đức Duy - Nam 32 tuổi - Ngân hàng:

    Tôi từng đọc các bài viết về ông Đỗ Minh Phú. Vì vậy tôi xin hỏi: theo ông nợ xấu xuất phát chủ yếu từ đâu? Cách giải quyết nợ xấu hiện tại? Và tương lai ông định hướng nợ xấu đạt chuẩn bao nhiêu % trên thực tế vốn kinh doanh - vốn tự có của một ngân hàng là đạt?

    Ông Đỗ Minh Phú:

    Nợ xấu, theo tôi, trước hết cần đánh giá nguyên nhân khách quan của nó. Kể từ khi lạm phát và suy giảm kinh tế trên thế giới từ 2007 ngày càng lan rộng, đến năm 2011, hầu hết nền kinh tế toàn cầu đang ở trong giai đoạn suy giảm.

    Nhiều nơi bước vào quá trình giảm phát, điều đó cũng tác động đến nền kinh tế nước ta. Có thể nhìn thấy rõ, năm 2011 đã có những sự rõ ràng về việc nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ, tồn kho tăng cao.

    Bước vào 2012, tình hình càng trở nên trầm trọng. Có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp đóng cửa do sức hấp thụ của thị trường ngày càng yếu, thị trường bất động sản trầm lắng, khả năng trả nợ cho ngân hàng khá yếu. Những nguyên nhân khách quan này đã tác động và gây ra tình hình nợ xấu.

    Nhưng đánh giá nguyên nhân chủ quan, có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam có sức đề kháng yếu khi tình hình kinh tế thay đổi. Do quản trị yếu, hàng hóa thiếu cạnh tranh nên tự doanh nghiệp không thể duy trì được sức tiêu thụ tốt đối với hàng hóa của mình. Có rất nhiều doanh nghiệp không trả được các khoản vay ngân hàng.

    Vài năm trở lại đây, mức tăng trưởng tín dụng khá cao, thậm chí có năm tăng trưởng tín dụng đạt tới xấp xủ 30%, các doanh nghiệp sử dụng vốn khá dễ dãi, không hiệu quả. Đặc biệt, đối với lĩnh vực bất động sản trầm lắng đóng băng, một lượng vốn khổng lồ đã bị chôn vào các dự án. Có những giai đoạn lãi suất ngân hàng cho vay ở mức quá cao, doanh nghiệp không thể tiếp cận được với những nguồn vốn có chi phí lớn như vậy. Vì vậy, khả năng hấp thụ vốn của thị trường rất kém.

    Khi các doanh nghiệp không trả được nợ, hệ số tín nhiệm đối với họ bị đánh tụt nên các ngân hàng tỏ ra ngần ngại khi tiếp tục bơm vốn. Dòng xoáy này làm cho doanh nghiệp gần như “thúc thủ”.


    Ông Đỗ Minh Phú (bên trái), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank).

    Theo quy định của ngân hàng, với những khoản nợ vay quá 90 ngày và khả năng trả nợ cả gốc cả lãi bị nghi ngờ thì bị xếp vào loại nợ xấu. Lượng tồn kho lớn, doanh nghiệp không bán được hàng, không thu được tiền để trả các khoản nợ cũ và sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu theo tiêu chuẩn như trên.

    Có thể nhìn thấy rõ, khi chủ trương kiềm chế lạm phát với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt chi tiêu công thì mức tăng trưởng sẽ bị sụt giảm. Cả hai quý đầu năm 2012, tăng trưởng mới chỉ đạt 4,38%. Đây là sự “đánh đổi” cho mục tiêu kiềm chế lạm phát ở dưới mức hai con số.

    Các nguyên nhân nói trên cộng với khả năng thích ứng, đối phó yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trước tình hình nền kinh tế trong giai đoạn suy giảm đã làm cho tình hình nợ xấu càng trở nên trầm trọng hơn.

    Nợ xấu là một mối lo đáng ngại nhất của tất cả các ngân hàng. Người ta coi đó là “cục máu đông” rất nguy hiểm của huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng đều rất sợ khi nợ xấu tăng cao và luôn phải duy trì ở mức thấp bằng biện pháp trích lập dự phòng rủi ro. Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 7/7/2012, mức nợ xấu của toàn ngành là 4,47%, tương ứng 108 nghìn tỷ đồng.

    Tuan Anh - Nam 32 tuổi - Banker:

    Xin hỏi riêng sự kiện mới đây của TienPhong Bank, vì sao ông Nguyễn Hưng từ VPBank về làm Tổng giám đốc TienPhong Bank?

    Ông Đỗ Minh Phú:

    Kể từ tháng 12/2011, chiếc ghế Tổng giám đốc của ngân hàng Tiên Phong đã bị bỏ trống. Một trong những nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị ngân hàng Tiên Phong là nhanh chóng tìm kiếm được Tổng giám đốc.

    Anh Nguyễn Hưng là một chuyên gia ngân hàng có tên 22 năm kinh nghiệm, đặc biệt là tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, khả năng thích hợp đối với ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu.

    Trước đây, anh Hưng đã là Tổng giám đốc VPbank thời kỳ từ 2009 đến 30/6/2012. Trong thời gian này, anh Hưng đã đưa VPBank trở thành ngân hàng tương đối mạnh trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần.

    Khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, anh Hưng đã chấp thuận lời mời của chúng tôi ngồi vào chiếc “ghế nóng”.

    Đặng Xuân Khuyến - Nam 52 tuổi - Quản lý:

    Các nước có nền kinh tế thị trường cả trăm năm nay khi kinh tế suy giảm như chúng ta hiện nay cũng không dễ dàng phục hồi nhanh. Chúng ta làm thế nào để phát huy ưu thế của hệ thống chính trị hiện tại, mau chóng hồi phục và phát triển?

    Ông Lê Đăng Doanh:

    Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu hiện nay cho thấy những khuyết tất và lỗ hổng rất lớn trong quản lý của Nhà nước cũng như trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thua lỗ rất lớn, nhà nước đã phải cứu trợ, nợ công của nhà nước tăng lên, nhà nước phải tìm kiếm nguồn cứu trợ ở bên ngoài, đồng thời giảm phúc lợi xã hội.

    Tức là nhà nước đã dùng tiền của người nghèo để cứu những ngân hàng giàu có, đấy là một thiếu sót lỗ hổng trong quản lý nhà nước cũng như trong quản lý ngân hàng. Các nước hiện nay đang cố gắng tạo ra công ăn việc làm khôi phục tăng trưởng đồng thời quản lý ngân hàng một cách có hiệu quả hơn, giảm chi tiêu lãng phí của nhà nước.

    Quá trình đó có thể diễn ra nhanh chậm khác nhau tùy theo hiệu quả của các biện pháp cải cách, đôi khi rất đau đớn chứ không phải dễ dàng.

    Ở nước ta, do quản lý yếu kém nên ngân hàng có một khoản nợ xấu hiện nay chưa xác định rõ, một số tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ, thất thoát như Vinashin, Vinalines. Hội nghị 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/2011 đã xác định phải nhìn thẳng vào sự thật, phải phân tích khách quan nguyên nhân tình hình và đã quyết định chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

    Nền kinh tế nước ta vẫn có tiềm năng, nếu thực hiện có hiệu quả chủ trương trên thì kinh tế Việt Nam có thể hồi phục. Nhanh hay chậm tùy thuộc vào quyết tâm và hiệu quả của việc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế.

    Trader - Nam 36 tuổi - NĐT:

    Các diễn giả vui lòng cho một nhìn nhận và dự báo về thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay đến cuối năm 2012? Xin cảm ơn.

    Ông Võ Trí Thành:

    Tôi cũng đã từng xây dựng mô hình dự báo chung cho nền kinh tế, ở đây có hai điều tôi muốn chi sẻ.

    Một là, dự báo chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là kết thúc của một quá trình tranh luận cho xu hướng. Quan trọng là phải nhìn nguyên nhân, lý giải, mối quan hệ kinh tế đằng sau của dự báo.

    Hai là, trong điều kiện kinh tế rủi ro hiện nay, dự báo đang dần bị đánh mất đi tính định hướng của sự phát triển, mà nhiều khi cũng chạy theo thời cuộc.

    Ví dụ, từ đầu năm đến nay, IMF thay đổi dự báo kinh tế thế giới đến 3 lần, từ bi quan, chuyển sang lạc quan hơn và thời điện hiện tại thì bi quan hơn.

    Về thị trường chứng khoán Việt Nam, cuối năm ngoái, một số dự báo VN-Index có thể đạt được khoảng 425-450 điểm vào nửa sau năm nay. Nhưng con số này bị vượt qua nhiều trong tháng 3 tháng 4.


    Ông Võ Trí Thành (bên trái), Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

    Cũng có dự báo từ nay đến cuối năm có thể đến 425, có người dự 500 điểm. Điều quan trong mà tôi muốn nói là các bạn phải nhìn lý giải đằng sau con số đó, quan sát, đối chiếu với thực tế, xu thế bạn phân tích.

    Điều quan trọng nữa mà tôi muôn nói, năm nay chứng khoán sẽ có nhiều thú vị nhưng cũng có nhiều cạm bẫy. Điều này cũng thấy rất rõ theo các đợt sóng lên/xuống vừa qua.

    Năm nay cũng đáng để tham gia, để học. Bạn phải luôn luôn nhớ rằng phải biết điểm dừng, chốt lời, cắt lỗ, cân đối giữ tính toán giữa thanh khoản và lợi nhuận.

    Lê Văn Đại - Nam 21 tuổi - Sinh viên:

    Cháu rất vui khi được biết thông tin VnEconomy tổ chức diễn đàn trực tuyến giữa các chuyên gia với bạn đọc. Qua đây cho cháu hỏi chung cho các diễn giả tham gia giao lưu như sau:

    Được biết rằng trong 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta đã có những chuyển biến theo hướng tích cực: lạm phát có xu hướng giảm, điều này tạo cơ sở cho việc Ngân hàng Nhà nước hạ các loại suất, nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng khá trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề mà cháu muốn đề cập tới ở đây là thách thức hiện hữu trong thời gian gần đây là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay đang ở mức cao khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn, điều này làm cho việc hạ lãi suất không có được hiệu quả như mong muốn. Có ý kiến cho rằng Nhà nước sẽ dùng ngân sách nhà nước để thành lập quỹ nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, giải pháp này áp dụng liệu có khả thi không? Điều này có tạo ra tiền lệ trong việc xử lý nợ xấu ngân hàng trong tương lai không? Hoặc hiện nay có giải pháp nào mà thế giới đã từng áp dụng khả thi đối với Việt Nam không ạ? Cháu xin chân thành cám ơn!

    Ông Nguyễn Xuân Thành:

    Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam được công bố bằng quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu ngân hàng. Có thể nói mọi kinh nghiệm Quốc tế về xử lý nợ đều được bao hàm trong này. Điều này tạo cơ sở để Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện nhiều phương án xử lý khác nhau nhưng nó lại không cho ta biết thứ tự ưu tiên rõ ràng. Nếu tổng hợp lại thì ta có thể thấy được 2 hướng xử lý nợ xấu: dựa vào thị trường và dựa vào Nhà nước.

    Giải pháp dựa vào thị trường bao gồm: sáp nhập ngân hàng trên cơ sở tự nguyện, giảm và mua bán lại nợ xấu theo cơ chế thị trường, chứng khoán hoá và hoán đổi nợ và xử dụng công ty tái cơ cấu nợ tư nhân.Do thiếu vắng khung pháp lý và đứng trước thực tế là dư nợ tăng lên liên tục trong thời gian qua nên hướng đi này, mặc dù được nhấn mạnh vào cuối năm ngoái nhưng đã không phát huy tác dụng trong thời gian qua.
    Giải pháp dựa vào Nhà nước đòi hỏi Nhà nước đóng một vai trò chủ động và sử dụng nguồn lực công để xử lý nợ xấu. Đặc biệt khi vấn đề này ngày càng trở nên mang tính có hệ thống. Việc Ngân hàng Nhà nước gần đây đề xuất thành lập công ty quản lý tài sản là ví dụ minh chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng giải pháp của khu vực Nhà nước đặt ra một tình thế nan giải, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì nợ xấu không thể giải quyết nhanh. Nhưng nếu sử dụng thì sẽ phải tiêu tốn một phần nguồn tiền của ngân sách.

    Kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng của thế giới cho thấy, việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước là cần thiết bởi vì nếu không thiệt hại đối với nền kinh tế của một hệ thống tài chính bị nợ xấu đè nặng sẽ lớn hơn rất nhiều.

    Quan điểm của tôi, nguồn lực Nhà nước được dông để mua lại nợ xấu nhưng với một mức giá chiết khấu phản ánh đúng khoản nợ này. Trong khủng hoảng tài chính châu Á, Hàn Quốc và Malaysia mua lại khoản nợ xấu với giá trị bình quân là 45%. Đối với những tổ chức tín dụng mà tỷ lệ nợ xấu quá cao và đã được đánh là mất khả năng chi trả thì không nên mua lại nợ xấu mà Nhà nước nên tiếp quản các tổ chức tín dụng này, dọn dẹp sạch sẽ rồi bán lại cho nhà đầu tư mới.

    Chỉ sau khi Nhà nước đã thu hồi khoản tiền bỏ ra mà còn dư thì mới trả lại cho các cổ đông ngân hàng ban đầu. cách làm này đảm bảo nguồn lực Nhà nước được sử dụng thực sự để tái cấu trúc tài chính và chủ ngân hàng phải là người đầu tiên đứng ra gánh chịu những mất mát do chính ngân hàng mình gây ra.

    Lê Văn Vinh - Nam 51 tuổi - Doanh nghiệp:

    1- Có nhiều ý kiến cho rằng không thể lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu cho ngân hàng. Theo nhận định của các ông nếu buộc các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro thì nguồn trích lập này của các ngân hàng có đủ không, nếu không đủ thì điều gì sẽ xảy ra và ai là những người phải gánh chịu nhiều nhất?

    2- Có ý kiến cho rằng nếu thành lập công ty mua bán nợ mà nhà nước bỏ tiền ra thành lập hoặc nắm cổ phần chi phối thì sẽ có sự can thiệp của các nhóm lợi ích mà phần thiệt thòi lại là nhà nước? Trong trường hợp bắt buộc phải thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu nếu nhà nước tham gia 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối thì làm thế nào để các nhóm lợi ích không chi phối hoạt động của công ty này?

    Ông Trương Đình Tuyển:

    Đúng là nợ xấu thì phải xử lý, bởi nếu không xử lý thì tiền tệ trong nền kinh tế không thể lưu thông, do đó không có tăng trưởng kinh tế. Nhưng xử lý như thế nào, nguồn lực từ đâu vẫn còn là vấn đề có nhiều ý kiến.

    Ở Nhật, khi bong bóng bất đọng sản vỡ vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế ký trước dẫn đến nợ xấu chiếm đén 9% tổng dư nợ đã diễn ra một cuộc tranh luận dai dẳng, không thể lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu.

    Chính sự tranh luận này đã kéo dài thời gian xử lý nợ xấu ở Nhật, gây tác động dai dẳng đến nền kinh tế. nói như vậy để thấy rằng, không chỉ Việt Nam mới có ý kiến không thể lấy tiền thuế của dân để giải quyết nợ xấu mà các nước khác cũng như vậy. Cuối cùng Chính phủ Nhật cũng phải bỏ ra 120 nghìn tỷ Yên để giải quyết nợ xấu và sau đó họ thu hồi được 122 nghìn tỷ Yên. Như vậy, nếu có dùng ngân sách thì đây cũng chỉ là một khoản vay. Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể thu hồi đủ các khoản tiền mà ngân sách bỏ ra để giải quyết nợ xấu.

    Theo quan điểm của tôi, nợ xấu ở Việt Nam tăng là do các nguyên nhân sau đây:

    Thứ nhất: Chính phủ quản lý lỏng lẻo.

    Thứ hai: Các tổ chức tín dụng tham lam (mở rộng cho vay, tăng tín dụng để tăng lợi nhuận, có nhiều khoản vay không đảm bảo thu hồi chắc chắn); các doanh nghiệp không có phương án sản xuất, kinh doanh tốt để có khả năng đảm bảo trả nợ (trong đó có nhiều khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, không trả được nợ).

    Thứ ba là do cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ để nợ xấu phát sinh lớn mà không có giải pháp ngăn chặn sớm. Từ ba nguyên nhân đấy thì 3 chủ thể phải chịu trách nhiệm: Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng.

    Trước hết nói về ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng phải trích lập đủ các khoản dự phòng rủi ro để xử lý phần nợ xấu.

    Doanh nghiệp phải dùng tài sản thế chấp để trả nợ cho ngân hàng, như vậy họ cũng bị thiệt. Vì giá tài sản thế chấp đã xuống thấp.

    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có đến 86% các khoản vay là có tài sản bảo đảm và giá trị tài sản bằng 135% giá trị nợ xấu. Như vậy, nếu dùng quỹ dự phòng rủi ro và xử lý số tài sản bảo đảm này thì hoàn toàn có thể xử lý số nợ xấu mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng chiếm 10% dư nợ. Vấn đề còn lại là phải có những định chế đặc biệt để xử lý vấn đề này.

    Định chế này có thể là công ty mua bán nợ. Sau khi dùng tài sản quỹ dự phòng rủi ro để xử lý bớt nợ xấu thì các ngân hàng tùy vào mức nợ xấu của mình phải góp góp để hình thành công ty này. Số vốn này không phải là cổ phần của ngân hàng góp vốn (anh phải góp vốn nhưng không được biểu quyết trên phần vốn góp để tránh lợi ích chi phối).

    Phải có những định chế hỗ trợ, ví dụ như công ty định giá nợ xấu, định giá tài sản và có những thị trường thứ cấp để những khoản nợ này được mua bán trên thị trường.

    Vì vậy, điều cần thiết là Chính phủ phải có những nghị định đặc biệt về xử lý nợ xấu làm cơ sở pháp lý cho công ty này vận hành.

    Khánh Hòa - Nữ 35 tuổi - NVVP:

    Tôi có một câu hỏi dành cho ông Phú. Thưa ông, tỉ lệ nợ xấu của TienPhongBank chiếm bao nhiêu %, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực gì. Khi đầu tư vào TienPhongBank, ông có kỳ vọng để ngân hàng này trở thành Thương hiệu mạnh trong lĩnh vực ngân hàng?

    Ông Đỗ Minh Phú:

    Tỷ lệ nợ xấu của Tiên Phong thời điểm đến 30/6/2012 là dưới 6%. Đây vẫn là một mức nợ xấu cao mà chúng tôi phải phấn đấu kéo xuống. Mục tiêu đến cuối năm 2012 là từ 4-4,8%.

    Mức nợ xấu này nằm chủ yếu ở hai nhóm: (1) Các doanh nghiệp kinh doanh ở mặt hàng sắt thép, (2) các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay không tiêu thụ được hàng hóa. Ở Tiên Phong, tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm bất động sản không cao.

    Khi đầu tư vào Tiên Phong, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu cho tới 2015, Tiên Phong phải trở thành một ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nhất, an toàn nhất.

    Phương Thảo - Nữ 34 tuổi - Giám đốc truyền thông:

    Gần đây, có nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề giảm phát, mặc dù nhiều quan chức Chính phủ đã phủ nhận điều này. Quan điểm của các chuyên gia về vấn đề này thế nào? Chính phủ đã thừa nhận khó đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch trong năm 2012. Cá nhân các ông dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt bao nhiêu phân trăm trong năm nay và xu hướng tăng trưởng trong các năm tới ra sao?

    Ông Võ Trí Thành:

    Theo tôi, hiện nay, phương tiện thông tin đại chúng sử dụng thuật ngữ biến động giá cả chưa thật chuẩn.

    Lạm phát là mức giá cả chung tăng, giảm phát là mức giá cả giảm. Thiểu phát là mức giá cả vẫn tăng nhưng mà tăng rất là thấp (nền kinh tế mới nổi như Việt Nam mà lạm phát khoảng 1-2% thì có thể tạm coi là thiểu phát).

    Để đánh giá một nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát hay lạm phát hay không thì thường nhìn vào thời kỳ đủ dài, không có lý luận chính xác nào ở đây, thường thường một vài quý. Nếu nhìn dưới góc độ như vậy, thì khó có thể nói Việt Nam rơi vào thiểu phát hay giảm phát.

    Nếu nhìn lạm phát so với cùng kỳ vẫn là 6,9% và nhiều dự báo cho rằng cả năm có thể, nếu thấp cũng 5-6%, nếu cao cũng 6-7%. Tuy nhiên, kinh tế Việt có thể có rủi ro rơi vào thiểu phát nếu kinh tế, kinh doanh tiếp tục đình trệ, nếu tổng cầu tiếp tục giảm. Và nếu điều đó được hỗ trợ bởi sự sụt giảm của kinh tế thế giới thì khi đó trong dài hạn có thể rơi xuống tình trạng thiểu phát hoặc giảm phát.

    Về dự báo tăng trưởng, gần đây đa số dự báo đều cho tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ khoảng 5-5,5%. Cũng có dự báo năm nay chỉ đạt quanh 4,5%.

    Cá nhân tôi dự báo muốn mức hợp lý có thể đạt được là 5,1-5,2%.

    Chúng ta cần ổn định, cần thay đổi cách thức tăng trưởng hiệu quả hơn. Trong các năm tới (chưa kể biến động kinh tế thế giới) thì mức tăng trưởng tăng lên dần dần và mục tiêu đặt ra cho vài năm tới khoảng 6% hoặc trên 6% cho một hai năm tới.

    Điều này sẽ làm nền tốt hơn cho giai đoạn tăng trưởng các năm tiếp theo.

    Ông Trương Đình Tuyển:

    Đúng là tốc độ tăng CPI đã giảm nhiều trong 6 tháng đầu năm, trong đó CPI tháng 6/2012 đã giảm 0,26% nhưng để nói là nước ta đang rơi vào tình trạng giảm phát là không có cơ sở và cần phải theo dõi thêm. Vì, CPI tháng 6 vẫn tăng 2,52% so với tháng 12 năm ngoái, nếu so với tháng 6 năm ngoái vẫn tăng 6,29%. Nếu so tiếp với mức tăng bình quân cùng kỳ thì vẫn trên 12%.

    Tuy nhiên, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm cũng đã kèm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong đó có cá nhân tôi, thì tăng trưởng kinh tế năm nay không thể nào đạt được 6% (mức thấp theo chỉ tiêu Quốc hội đã phê chuẩn từ 6 – 6,5%). Dự báo tăng trưởng GDP năm nay chỉ có thể đạt từ 5,3 – 5,7%. Nếu như giải ngân hết nguồn vốn đầu tư từ ngân sách theo kế hoạch của năm thì nền kinh tế có thể tăng trưởng 5,3% (Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để thực hiện được yêu cầu này).

    Khi giải ngân nguồn vốn nêu trên, sẽ tạo ra một tác động lan tỏa trong kinh doanh và đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Tác động lan tỏa đến mức nào còn phụ thuộc vào nguồn tín dụng vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của khu vực doanh nghiệp, nếu điều kiện tiếp cận tín dụng tốt, với lãi suất thấp thì tác động lan tỏa sẽ cao và có thể đạt tăng trưởng GDP 5,7%. Nhưng nếu lãi suất tín dụng vẫn cao, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận thì tăng trưởng vẫn thấp.

    Trong hội nghị sơ kết 6 tháng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt hạ lãi suất cho vay, và chúng ta hy vọng chỉ đạo đó sẽ trở thành sự thực trên thị trường tiền tệ.

    Nguyễn Đức Minh - Nam 35 tuổi - Kỹ sư XD:

    Thưa các chuyên gia. Với tình hình nợ xấu ngân hàng trên dưới 10% tài sản hiện nay, Chính phủ đã có đề xuất sáp nhập, tái cơ cấu, rồi thành lập công ty mua bán nợ. Nhìn chung là giải pháp đã có, nhưng tiến trình hình như còn quá chậm và vướng mắc nhóm lợi ích gì đó. Theo các chuyên gia tại sao chúng ta không để cho một số ngân hàng quá yếu kém “chết” hẳn mà phải sáp nhập? Có cách nào để các ngân hàng này chết mà không ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống ngân hàng? Và việc thành lập Tổng công ty mua bán nợ là điều tốt nhưng liệu đây có phải là "siêu tổng công ty" kiểu Vinashin, Vinalines hay EVN không? Trong khi chúng ta đang kêu gọi giảm bớt các tổng công ty này?

    Ông Võ Trí Thành:

    Tôi phải đính chính một chút, hiện nay có một số con số khác nhau. Con số bây giờ tăng trên 3% cuối năm ngoái lên 4% hiện nay là con số tổng hợp của các ngân hàng thương mại. Con số trên 10% (tổng dư nợ tín dụng) theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Còn tổ chức nước ngoài cho rằng con số còn cao hơn, khoảng 13-145.

    Hiện nay, điều tương đối đồng thuận là cần tập trùng xử lý nợ xấu vì nó đang tăng nhanh và rất là nhiêm trọng. Tuy nhiên, việc thành lập công ty mua bán nợ mà Ngân hàng Nhà nước đề xuất, mới chỉ là đề xuất. Còn phải được thảo luận và hiện nay trên báo chí còn nhiều tranh cãi liên quan đến công ty này.

    Những điều tranh cãi này liên quan đến vị trí, "quyền lực" cách thức huy động nguồn lực, cách thức mua bán nợ xấu và nhiều vấn đề kỹ thuật khác. Cá nhân tôi hy vọng, chúng ta có thể đi đến sự đồng thuận để xử lý nhanh nợ xấu lớn này.

    Và dù thế nào thì các hình thức xử lý phải đảm bảo các nguyên tắc:

    Một là, định chế mà để xử lý nợ xấu này phải có đủ nguồn lực (tối thiểu hóa được chi phí nhà nước bỏ ra và cơ chế xử lý đủ mạnh).

    Hai là, nó phải có nhóm chuyên gia đủ năng lực độc lập và có cái nhìn tổng thể để hỗ trợ.

    Ba là, có cơ chế giám sát đặc biệt, minh bạch và tính giải trình cao.

    Bốn là, đảm bảo tạo dựng được thị trường mua bán nợ đủ thanh khoản.

    Ông Trương Đình Tuyển:

    Theo quan điểm của tôi, Chính phủ phải bảo đảm người gửi tiền không bị mất tiền, còn những cổ đông hình thành ngân hàng do quản lý yếu kém phải mất vốn nhưng không để hệ thông ngân hàng phải sụp đổ và như vậy, nếu một ngân hàng bị phá sản sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền có nguy cơ đổ vỡ hệ thống.

    Vì vậy, vấn đề ở đây là những người góp vốn lập ngân hàng thì phải mất vốn, nhưng ngân hàng thì vẫn phải duy trì hoạt động. thông qua hình thức mua bán hoặc sáp nhập giữa các ngân hàng, thậm chí Chính phủ phải chuyển thành sở hữu của Chính phủ. Khi ngân hàng hoạt động bình thường trở lại, Chính phủ cổ phần hóa ngân hàng này và thu hồi vốn.

    Khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, nhiều nước đã áp dụng biện pháp này.

    Về công ty xử lý nợ thì tôi đã trả trả lời ở câu hỏi trước đó.

    Minh Quân - Nam 25 tuổi - Nhan vien kinh doanh:

    Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tình trạng nợ xấu hiện nay cũng có nguyên nhân phần lớn từ ngân hàng. Nhân buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, tôi xin hỏi: Nền kinh tế đang trong quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phá sản đã nhiều nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Trong khi ngân hàng phá sản thì chưa thấy đâu. Phải chăng chúng ta cơ cấu chưa đúng chỗ, chưa toàn diện, chưa đủ mạnh? Xin cám ơn.

    Ông Lê Đăng Doanh:

    Ngân hàng có chức năng như một quả tim bơm máu cho cơ thể bằng cách huy động tiền nhàn dỗi và cho vay vào những dự án và doanh nghiệp có hiệu quả. Có những ngân hàng hoạt động nghiêm túc có lãi và chỉ có ít nợ xấu nhưng cũng có ngân hàng cho vay thiếu thận trọng, nợ xấu rất cao. Hiện nay, tiêu chuẩn xác định nợ xấu của Việt Nam vẫn khác so với tiêu chuẩn nợ xấu của thế giới và đang có nhiều con số khác nhau về tỷ lệ nợ xấu.

    Tất cả các ngân hàng đang được cơ cấu lại, một số ngân hàng nhỏ đã được sáp nhập, quá trình này đang tiếp diễn.

    Doanh nghiệp phá sản ngừng hoạt động hàng loạt, trong 6 tháng đầu năm đã có trên 26.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động do chi phí đầu vào tăng cao, sức mua giảm, xuất khẩu khó khăn, mức tồn kho tăng. Trong số những doanh nghiệp ngưng hoạt động có những doanh nghiệp đầu tư sai, đã dựa quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng khi lãi suất còn thấp nhưng khi lãi suất tăng cao thì những doanh nghiệp đó không thể trả được nợ. Những doanh nghiệp đó phải trả giá.

    Có không ít những doanh nghiệp đã bị “chết oan”, họ có công nghệ tốt, có quản trị tốt, nguồn nhân lực có chất lượng có hợp đồng, có khách hàng nhưng gần đây do chi phí đầu vào tăng cao và sức mua giảm sút nên họ đã gặp khó khăn, những doanh nghiệp này cần được phân loại theo những tiêu chí và đánh giá khách quan để được trợ giúp khôi phục và tiếp tục hoạt động. Các doanh nghiệp này cũng đều phải tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả và phù hợp với những thay đổi trên thị trường thế giới và trong nước.

    Vũ Công Hai - Nam 23 tuổi - Sinh viên:

    Thưa các chuyên gia, theo tôi được biết thì các khâu giải phóng ngồn vốn vẫn bị ách tắc do nợ xấu và niềm tin kém giữa người đi vay và người cho vay. Vừa qua thì Chính phủ đã có một số dự định giải quyết nhanh và dứt điểm nợ xấu ngân hàng để khai thông dòng vốn. Có nghĩa là chính sách thả lỏng tín dụng đến bây giờ mới đi vào thực tiễn, nếu vậy thì bao lâu nữa nó mới có kết quả và ảnh hưởng đên tốc độ tăng GDP, bao lâu nữa hàng hoá tồn kho doanh nghiệp mới giảm? Theo các chuyên gia thì có nên đưa ra một gói kích cầu trong ngắn hạn để giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp trong thời gian chờ đợi những tác động của việc khơi thông dòng vốn? Chúng ta chỉ còn 6 tháng nữa là hết năm, nếu chỉ trông chờ vào việc khơi thông dòng vốn liệu đã quá muộn để đẩy tốc độ tăng trưởng cho kịp với mục tiêu hay chưa?

    Ông Lê Đăng Doanh:

    Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nợ xấu được coi là “cục máu đông” ngăn cản dòng vốn từ ngân hàng có thể chảy sang các doanh nghiệp. Chính vì vậy, cho nên lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp.

    Để giải quyết nợ xấu cần xác định rõ khối lượng nợ xấu, cơ cấu nợ xấu, xác định các giải pháp xử lý nợ xấu. Trên thế giới, để xử lý nợ xấu, chính phủ một số nước đã phải chi tiêu một khối lượng tiền khổng lồ, nợ công tăng vọt, nước đó phải đi cầu viện viện trợ của nước ngoài.

    Việt Nam hiện nay chưa có phương án xử lý nợ xấu một cách toàn diện, đầy đủ, chưa xác định số vốn cần thiết để xử lý nợ xấu và cũng chưa thống nhất được cách xử lý, (xóa nợ, giãn nợ, mua lại nợ xấu…), vì vậy, chưa thể xác định được khoảng thời gian cần thiết để giải quyết vấn đề nợ xấu này.

    Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, niềm tin của nhà đầu tư cũng bị giảm sút nên Việt Nam cũng không thể quá lạc quan để đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, chúng ta đã đạt được những kết quả khác xa so với chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng và lạm phát. Rất có thể năm 2012 mặc dầu có những nỗ lực rất lớn, mục tiêu tăng trưởng sẽ khó có thể đạt được.

    Đỗ Thu Huong - Nữ 31 tuổi - Công chức:

    Gần đây, Ngân hàng Nhà nước có dự tính lập công ty mua bán nợ quốc gia để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, quan điểm của các ông về vấn đề này thế nào?

    Ông Nguyễn Xuân Thành:

    Việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đòi hỏi phải xác định rõ mục tiêu hoạt động và nguồn lực cho tổ chức này. Về mục tiêu hoạt động, công ty y mua bán nợ phải đặt mục tiêu là mua nợ xấu để bán lại, thu hồi trong thời gian ngắn nhất thay vì mua lại rồi gia hạn nợ.

    Thứ hai, chỉ mua nợ xấu của các tổ chức chưa lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Và sau khi mua nợ xấu thì các tổ chức tín dụng có thể trở lại hoạt động tài chính bình thường.

    Thứ ba, nợ xấu phải được mua ở mức giá chiết khấu. Một bài học kinh nghiệm là công ty mua bán nợ của Indonesia vào cuối thập niêm 90 dưới sức ép tài chính đã mua lại gần như ngang giá của các công ty có quan hệ và do vậy nợ xấu không được xử lý, mà nguồn lực nhà nước thì bị thất thoát.

    Sau cùng, nguồn lực cho công ty mua bán nợ phải là nguồn vốn ngân sách thật thay vì dùng tiền phát hành.

    Nguyễn Anh Vũ - Nam 31 tuổi - NĐT:

    Kinh tế khó khăn kéo dài có khi lại làm nảy sinh những cơ hội hiếm có. Ông Phú nói gì khi có nhận định rằng môi trường đã làm nảy sinh cơ hội để DOJI đầu tư vào TienPhong Bank thuận lợi hơn, chi phí tốt hơn?

    Ông Đỗ Minh Phú:

    Nhìn lại quá trình phát triển của mình, khi nền kinh tế bước vào khủng hoảng đều gắn liền với những mốc đột phá của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI.

    Năm 1997, khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chúng tôi bắt đầu xây dựng công ty Diana, đến nay đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm băng vệ sinh và tã trẻ em.

    Năm 2007, nền kinh tế toàn cầu bị che phủ bởi những đám mây u ám của thị trường tài chính ở Mỹ và châu Âu, thì DOJI tái cấu trúc, mua thêm phần vốn của các cổ đông của hai doanh nghiệp vàng bạc đá quý SJC Hà Nội và SJC Đà Nẵng, đưa hai doanh nghiệp này trở thành thành viên của Tập đoàn và đến nay DOJI đã đạt mức doanh thu 30 nghìn tỷ đồng năm 2011 và là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vàng bạc đá quý.

    Năm 2011, nền kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với những khó khăn, Việt Nam bước vào giai đoạn lạm phát tăng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa giảm sút, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa và phá sản thì DOJI tiến hành bước tái cấu trúc M&A, bán lại hầu hết cổ phần của công ty Diana cho công ty nước ngoài, mua lại phần vốn tham gia vào ngân hàng Tiên Phong để trở thành cổ đông chiến lược, cổ đông lớn của ngân hàng này.

    Lê Viết Nam - Nam 28 tuổi:

    Gửi ông Đỗ Minh Phú, là doanh nhân, ông có bị quan hay lạc quan với tình hình kinh tế, với hoạt động kinh doanh của mình hiện nay?

    Ông Đỗ Minh Phú:

    Đối với chúng tôi, khi nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, thường thì chúng tôi sẽ không rơi vào khuynh hướng bi quan tiêu cực hay lạc quan quá mức. Hiện tại, chúng tôi nhìn thấy những khó khăn, bất ổn của nền kinh tế, dấu hiệu giảm phát là rất rõ, tăng trưởng chậm, nợ xấu cao… sẽ cản trở quá trình phát triển tăng tốc của tất cả các doanh nghiệp, trong đó có chúng tôi.

    Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực của nền kinh tế. Tăng trưởng quý 2 đã cao hơn so với quý 1. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã quyết tâm đưa ra những giải pháp hữu hiệu để đưa nền kinh tế ra khỏi bối cảnh khó khăn hiện nay.

    Cá nhân tôi tin rằng, tình trạng khó khăn này sẽ sớm đi qua trong năm 2013. Bởi điều quan trọng nhất đối với một nền kinh tế mới phát triển, còn tồn tại nhiều yếu kém, dễ bị tổn thương như Việt Nam thì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng hơn cả. Sẽ phải chấp nhận tăng trưởng chậm, khó khăn nhất thời.
  10. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Phải chi lúc đương chức ai cũng có thể nói thế này??????


    Lê Văn Vinh - Nam 51 tuổi - Doanh nghiệp:

    1- Có nhiều ý kiến cho rằng không thể lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu cho ngân hàng. Theo nhận định của các ông nếu buộc các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro thì nguồn trích lập này của các ngân hàng có đủ không, nếu không đủ thì điều gì sẽ xảy ra và ai là những người phải gánh chịu nhiều nhất?

    2- Có ý kiến cho rằng nếu thành lập công ty mua bán nợ mà nhà nước bỏ tiền ra thành lập hoặc nắm cổ phần chi phối thì sẽ có sự can thiệp của các nhóm lợi ích mà phần thiệt thòi lại là nhà nước? Trong trường hợp bắt buộc phải thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu nếu nhà nước tham gia 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối thì làm thế nào để các nhóm lợi ích không chi phối hoạt động của công ty này?

    Ông Trương Đình Tuyển:

    Đúng là nợ xấu thì phải xử lý, bởi nếu không xử lý thì tiền tệ trong nền kinh tế không thể lưu thông, do đó không có tăng trưởng kinh tế. Nhưng xử lý như thế nào, nguồn lực từ đâu vẫn còn là vấn đề có nhiều ý kiến.

    Ở Nhật, khi bong bóng bất đọng sản vỡ vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế ký trước dẫn đến nợ xấu chiếm đén 9% tổng dư nợ đã diễn ra một cuộc tranh luận dai dẳng, không thể lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu.

    Chính sự tranh luận này đã kéo dài thời gian xử lý nợ xấu ở Nhật, gây tác động dai dẳng đến nền kinh tế. nói như vậy để thấy rằng, không chỉ Việt Nam mới có ý kiến không thể lấy tiền thuế của dân để giải quyết nợ xấu mà các nước khác cũng như vậy. Cuối cùng Chính phủ Nhật cũng phải bỏ ra 120 nghìn tỷ Yên để giải quyết nợ xấu và sau đó họ thu hồi được 122 nghìn tỷ Yên. Như vậy, nếu có dùng ngân sách thì đây cũng chỉ là một khoản vay. Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể thu hồi đủ các khoản tiền mà ngân sách bỏ ra để giải quyết nợ xấu.

    Theo quan điểm của tôi, nợ xấu ở Việt Nam tăng là do các nguyên nhân sau đây:

    Thứ nhất: Chính phủ quản lý lỏng lẻo.

    Thứ hai: Các tổ chức tín dụng tham lam (mở rộng cho vay, tăng tín dụng để tăng lợi nhuận, có nhiều khoản vay không đảm bảo thu hồi chắc chắn); các doanh nghiệp không có phương án sản xuất, kinh doanh tốt để có khả năng đảm bảo trả nợ (trong đó có nhiều khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, không trả được nợ).

    Thứ ba là do cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ để nợ xấu phát sinh lớn mà không có giải pháp ngăn chặn sớm. Từ ba nguyên nhân đấy thì 3 chủ thể phải chịu trách nhiệm: Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng.

    Trước hết nói về ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng phải trích lập đủ các khoản dự phòng rủi ro để xử lý phần nợ xấu.

    Doanh nghiệp phải dùng tài sản thế chấp để trả nợ cho ngân hàng, như vậy họ cũng bị thiệt. Vì giá tài sản thế chấp đã xuống thấp.

    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có đến 86% các khoản vay là có tài sản bảo đảm và giá trị tài sản bằng 135% giá trị nợ xấu. Như vậy, nếu dùng quỹ dự phòng rủi ro và xử lý số tài sản bảo đảm này thì hoàn toàn có thể xử lý số nợ xấu mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng chiếm 10% dư nợ. Vấn đề còn lại là phải có những định chế đặc biệt để xử lý vấn đề này.

    Định chế này có thể là công ty mua bán nợ. Sau khi dùng tài sản quỹ dự phòng rủi ro để xử lý bớt nợ xấu thì các ngân hàng tùy vào mức nợ xấu của mình phải góp góp để hình thành công ty này. Số vốn này không phải là cổ phần của ngân hàng góp vốn (anh phải góp vốn nhưng không được biểu quyết trên phần vốn góp để tránh lợi ích chi phối).

    Phải có những định chế hỗ trợ, ví dụ như công ty định giá nợ xấu, định giá tài sản và có những thị trường thứ cấp để những khoản nợ này được mua bán trên thị trường.

    Vì vậy, điều cần thiết là Chính phủ phải có những nghị định đặc biệt về xử lý nợ xấu làm cơ sở pháp lý cho công ty này vận hành.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này