Sáng nay chuyên gia hào hoa kakalotta múc rất nhìu các bác ah!!! Thị trường mỹ đang tăng mạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 14/09/2007.

4974 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 21:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2504 lượt đọc và 60 bài trả lời
  1. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    Tranh thủ lúc thị trường chứng khoán Việt Nam chưa sôi sục
    Thứ sáu, 24/8/2007, 16:41 GMT+7
    (ATPvietnam.com) - Sau một thời gian thăng hoa dữ dội, thời gian mà mua bất cứ cổ phiếu gì cũng có thể lãi nhanh ngay sau đó, bây giờ, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có vẻ yên ả hơn.

    Và đây cũng là thời điểm chưa bao giờ tốt hơn để các nhà đầu tư tranh thủ đọc hiểu, nghiên cứu, phân tích chứng khoán và chuẩn bị cho những quyết định dúng đắn, chuẩn xác trong mua bán ngay khi thị trường chứng khoán Việt Nam sôi sục trở lại.

    Bất cứ nhà đầu tư chuyên nghiệp nào cũng cần nghiên cứu thông tin, các diễn biến mới nhất của thị trường, các động thái của các công ty phát hành cổ phiếu, nhận định về các loại cổ phiếu? để đưa ra quyết định mua bán của mình.

    ATPvietnam hiện đang cung cấp bản tin chứng khoán gồm các thông tin đặc biệt mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang đọc hàng ngày.

    Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường xem và nghiên cứu bản tin chứng khoán này để đưa ra quyết định mua bán chính xác, quyết đoán và ít sai sót vào ngày giao dịch sau đó.

    Để không lỡ mất cơ hội sử dụng thông tin mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang đọc hàng ngày, quý vị hãy sớm đăng ký tài khoản tại trang này hoặc gửi mail yêu cầu tới: atpvietnam@gmail.com

    ATPvietnam đang cung cấp Bản tin chứng khoán cho nhiều tổ chức: Bản tin Tài chính hàng ngày cho VTV1, cung cấp cho các nhà đầu tư và định chế tài chính, trong đó có các quỹ hàng đầu Việt Nam như Dragon Capital, Vina Capital, VietCapital, Công ty chứng khoán Hải Phòng, Công ty chứng khoán Đông Á, Công ty chứng khoán ACB, Ngân hàng ACBVũng Tàu, Eximbank TPHCM, Câu lạc bộ Chứng khoán Vũng Tàu, Câu lạc bộ Chứng khoán TPHCM...

    Và đông đảo các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên cả nước?
  2. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    MHB sẽ xác định xong giá trị doanh nghiệp vào cuối tháng 9/2007, hoàn tất đề án cổ phần hóa và trình Chính phủ trong tháng 10. Vietcombank đang chờ Chính phủ phê duyệt chính thức phương án chuyển đổi sở hữu.

    Quá trình cổ phần hóa của cả hai sẽ thành công đến đâu hiện phụ thuộc nhiều không chỉ vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, mà cả vấn đề Nhà nước sẽ xử lý như thế nào phần thặng dư vốn khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

    Bán cho đối tác chiến lược trước khi đấu giá

    Trong phương án trình lên Chính phủ và có nhiều khả năng sẽ được Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra ba đề xuất quan trọng.

    Thứ nhất là không xác định lại giá trị doanh nghiệp. Giá trị sổ sách hiện tại (tức phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước) của ngân hàng như thế nào, sẽ vẫn giữ nguyên như thế và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

    Hiểu nôm na là Vietcombank sẽ chỉ tính giá trị ngân hàng trong quá khứ, mà không tính giá trị tương lai, trong đó có khả năng sinh lời, thương hiệu, thị phần, mạng lưới, số lượng khách hàng, năng lực bộ máy nhân sự...

    Chính điểm này tạo sự hấp dẫn đối với cổ phiếu Vietcombank khi phát hành ra bên ngoài.

    Thứ hai là thay đổi mô hình tổ chức. Tổ chức bộ máy và quản trị của Vietcombank sẽ không theo mô hình mẫu của Ngân hàng Nhà nước, đặt nền móng thoát khỏi chế độ bộ chủ quản. Sau cổ phần hóa, có thể việc quản lý Vietcombank sẽ được chuyển về SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước), chứ không phải do Ngân hàng Nhà nước quản lý như hiện nay.

    Thứ ba và là sự khác biệt lớn so với Bảo Việt, Vietcombank sẽ bán cổ phần cho đối tác chiến lược trước khi phát hành ra công chúng qua đấu giá công khai.

    Việc bán ở đây có xác định giá cụ thể kèm theo các điều kiện hỗ trợ. Như thế giá phát hành ra ngoài có khả năng xoay quanh giá bán cho đối tác chiến lược. Vai trò của tổ chức tư vấn sẽ thể hiện ở điểm này. Họ sẽ là cầu nối tìm ra giá hợp lý cho cả bên bán và bên mua. Giá đó không nhất thiết là quá cao, nhưng quan trọng là bán hết tỷ lệ cần bán với giá chấp nhận được. Như vậy số tiền thu về sẽ là tối đa và tổ chức tư vấn, ngân hàng, nhà đầu tư cũng như Nhà nước cùng có lợi.

    Khác với Vietcombank, trong đề án cổ phần hóa sẽ trình Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) sẽ đưa ra cả ba phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và Chính phủ ?ochấm? phương án nào, ngân hàng thực hiện phương án đó.

    Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị MHB, cho biết theo phương thức xác định giá trị tài sản ròng (vốn được nhà đầu tư ưa chuộng) thì ước sơ bộ giá trị MHB lớn gấp rưỡi giá trị sổ sách (vốn chủ sở hữu của ngân hàng hiện khoảng 700 tỉ đồng).

    Trong xác định giá trị tài sản ròng của ngân hàng, giá trị tài sản tài chính là chủ yếu, giá trị tài sản cố định chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bởi, thí dụ, ngân hàng huy động 100 tỉ đồng, hoặc cho vay 100 tỉ đồng, nhưng 100 tỉ đó có trả được không, có còn thật không, có thu hồi được không mới là chuyện đáng nói.

    Phương pháp thứ hai xác định giá trị của MHB là bằng cách so sánh với giá trị các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn (lấy cùng chỉ số tài chính) như Sacombank và ACB. Dựa theo phương pháp xác định giá trị dòng tiền, giá trị MHB ước tính gấp bảy, tám lần so với phương pháp đầu tiên.

    Tuy nhiên, theo cả ba phương pháp, đấy mới chỉ là những đánh giá sơ bộ. Những số liệu chính xác sẽ được đơn vị tư vấn và ngân hàng phân tích kỹ lưỡng trước khi có bản đề án cuối cùng.

    Thặng dư, không chỉ của riêng Nhà nước

    Cả Vietcombank và MHB đều đề nghị Nhà nước cho giữ lại phần thặng dư vốn sau khi phát hành thêm cổ phần để đưa vào quỹ dự trữ tăng vốn.

    ?oTrong quá trình phát triển, ngân hàng sẽ phải tăng năng lực tài chính, tăng vốn, nhưng không phải đợt phát hành nào giá cổ phiếu cũng tăng?, ông Dũng nói. ?oCó khi giá giảm, thậm chí thấp hơn mệnh giá. Lúc đó phải có quỹ dự trữ bù đắp?.

    Hơn nữa, nếu Nhà nước thu về toàn bộ phần thặng dư là trái với Luật Doanh nghiệp, trái với thông lệ quốc tế. Nhà nước chỉ có thể thu về phần thặng dư tương ứng với tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau khi được đại hội cổ đông nhất trí cho chia hết thặng dư.

    Việc Nhà nước thu về một phần thặng dư sẽ buộc các doanh nghiệp cổ phần hóa phải trả phần thặng dư còn lại cho cổ đông. Nhưng không có thặng dư, làm sao doanh nghiệp, đặc biệt các công ty niêm yết, thu hút được nhà đầu tư đến sau? Tất nhiên sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng thặng dư bao giờ cũng có sức hấp dẫn riêng của nó, nhất là đối với các ngân hàng, nơi đang cần sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài về quản trị, công nghệ, kinh nghiệm làm ăn trong các giao dịch quốc tế.
  3. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    "Sổ hồng" sẽ được gộp với "sổ đỏ"



    Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có kiến nghị phải thống nhất sổ đỏ và sổ hồng như hiện nay vào làm một.

    Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu chỉ có một đầu mối quản lý, thay vì hai Bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng).

    Dự kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng sẽ làm việc với nhau để thống nhất trình Chính phủ hướng hợp nhất 2 loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) trên cơ sở đơn giản và thuận tiện hơn cho người dân.

    Trước đó, Bộ Xây dựng đã có báo cáo gửi Chính phủ nhận định, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hiện nay chưa được quy định theo ?omột cửa? liên thông. Điều này khiến người dân phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi, gây nhiều phiền phức và tốn kém thời gian.


    (Theo Hà Nội Mới)
  4. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    Sức nóng địa ốc ở Mỹ Đình



    Giá trị bất động sản ở Mỹ Đình và khu vực lân cận đang tăng lên nhanh chóng, nhờ một loạt dự án khách sạn, văn phòng, căn hộ và trung tâm mua sắm đang đua nhau mọc lên.

    Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn bất động sản đang cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng thừa ở khu vực trung tâm mới của Hà Nội trong một vài năm tới, nhất là đối với lĩnh vực khách sạn và văn phòng cho thuê.

    Khủng hoảng thừa khách sạn ở Mỹ Đình

    Ước tính sẽ có ít nhất 2 tỷ USD được đổ vào bất động sản ở khu vực Mỹ Đình trong 5 năm tới, với một loạt dự án quy mô lớn. Trên khu đất 4,3 ha trên đường Phạm Hùng, Công ty Kaengnam (Hàn Quốc) chuẩn bị khởi công xây dựng khu căn hộ, văn phòng và khách sạn với 3 cao ốc, trong đó có tòa nhà 70 tầng cao nhất cả nước và 2 tòa nhà 47 tầng. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến lên đến 1 tỷ USD.

    Một công ty Hàn Quốc khác là Charmvit cũng vừa khởi công xây dựng Dự án Hà Nội Plaza, với một khách sạn 5 sao 360 phòng và một cao ốc văn phòng cho thuê rộng 54.000 m2. Cách đó không xa, Tập đoàn Kumho cũng xúc tiến đầu tư xây dựng Khu triển lãm Mễ Trì để thay thế Trung tâm triển lãm Giảng Võ. Dự kiến, tổng vốn đầu tư của 2 dự án là 2,5 tỷ USD.

    Khu đất 4,3 ha phía sau Trung tâm Hội nghị quốc gia được Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) nhắm đến với mục tiêu đầu tư 500 triệu USD xây dựng tổ hợp khách sạn, căn hộ và văn phòng. Ở phía trước, khu đất 23 ha cũng đã được liên doanh giữa Viglacera và Orix (Nhật Bản) và UOL (Singapore) lập dự án xây dựng 1.000 căn hộ, với vốn đầu tư dự kiến là 235 triệu USD.

    Bên cạnh một loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, trung tâm mua sắm cao cấp, như Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu đô thị Cầu Giấy, Tổ hợp Cổng Tây Hà Nội, các nhà đầu tư đang đổ vốn rất mạnh vào lĩnh vực khách sạn và văn phòng cho thuê ở Mỹ Đình.

    Từ một khu vực không có một khách sạn và văn phòng cao cấp nào, Mỹ Đình đã thu hút được 8 dự án khách sạn, với tổng số 3.500 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao. Hầu hết các dự án khách sạn này bao quanh Trung tâm Hội nghị quốc gia, như Dự án JW Marriot của Bitexco (500 phòng), Crowne Plaza (363 phòng), Kaengnam (500 phòng)...

    Trong lĩnh vực văn phòng, bên cạnh tòa tháp Viglacera Tower đã đi vào hoạt động, trong 5 năm tới, Mỹ Đình và khu vực lân cận sẽ đón nhận một loạt cao ốc văn phòng mới thuộc các dự án như Cổng Tây, Hanoi Landmark Tower, Vimeco, Crowne Plaza..., với tổng diện tích văn phòng cho thuê lên tới gần 500.000 m2.

    Vì nghẹt thở ở Trung tâm Hà Nội

    Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản CB Richard Ellis (CBRE), nhận xét, các dự án trên sẽ biến Mỹ Đình thành một trung tâm đô thị mới của Hà Nội, bên cạnh trung tâm Hoàn Kiếm và Hồ Tây. Các nhà đầu tư cũng có lý khi chuyển dịch dự án ra Mỹ Đình, vì khó kiếm được đất ở vị trí trung tâm thành phố và Hà Nội lại đang thiếu trầm trọng văn phòng, khách sạn cho thuê.

    Tuy nhiên, ông Alastair Orr Ewing, Chủ tịch điều hành của Công ty Tư vấn bất động sản Savills lại tỏ ra quan ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa ở khu vực Mỹ Đình khi các dự án đi vào hoạt động. Với tốc độ xây dựng hiện nay, đa phần dự án khách sạn, văn phòng và căn hộ ở khu vực này sẽ được hoàn thành xây dựng vào năm 2010 - 2012.

    Trong thời gian ngắn như vậy, có tới gần 500.000 m2 văn phòng mới được xây dựng trong một khu vực nhỏ, tức là lớn hơn rất nhiều con số 300.000 m2 tổng diện tích tất cả các loại văn phòng ở Hà Nội đang cho thuê. Vì thế, theo ông Alastair Orr Ewing, do không có đủ khách thuê, các dự án có thể sẽ phải hạ thấp giá thuê để cạnh tranh và kinh doanh của các dự án sẽ khó khăn trong những năm đầu hoạt động.

    Tình cảnh tương tự cũng có thể xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Với khoảng 3.500 phòng được hoàn thiện trong gian đoạn 2010 - 2012, số lượng phòng khách sạn ở Mỹ Đình còn lớn hơn cả tổng số phòng 5 sao của tất cả các khách sạn hiện nay trên địa bàn Hà Nội cộng lại (2.300 phòng).
  5. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    Sức nóng địa ốc ở Mỹ Đình



    Giá trị bất động sản ở Mỹ Đình và khu vực lân cận đang tăng lên nhanh chóng, nhờ một loạt dự án khách sạn, văn phòng, căn hộ và trung tâm mua sắm đang đua nhau mọc lên.

    Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn bất động sản đang cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng thừa ở khu vực trung tâm mới của Hà Nội trong một vài năm tới, nhất là đối với lĩnh vực khách sạn và văn phòng cho thuê.

    Khủng hoảng thừa khách sạn ở Mỹ Đình

    Ước tính sẽ có ít nhất 2 tỷ USD được đổ vào bất động sản ở khu vực Mỹ Đình trong 5 năm tới, với một loạt dự án quy mô lớn. Trên khu đất 4,3 ha trên đường Phạm Hùng, Công ty Kaengnam (Hàn Quốc) chuẩn bị khởi công xây dựng khu căn hộ, văn phòng và khách sạn với 3 cao ốc, trong đó có tòa nhà 70 tầng cao nhất cả nước và 2 tòa nhà 47 tầng. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến lên đến 1 tỷ USD.

    Một công ty Hàn Quốc khác là Charmvit cũng vừa khởi công xây dựng Dự án Hà Nội Plaza, với một khách sạn 5 sao 360 phòng và một cao ốc văn phòng cho thuê rộng 54.000 m2. Cách đó không xa, Tập đoàn Kumho cũng xúc tiến đầu tư xây dựng Khu triển lãm Mễ Trì để thay thế Trung tâm triển lãm Giảng Võ. Dự kiến, tổng vốn đầu tư của 2 dự án là 2,5 tỷ USD.

    Khu đất 4,3 ha phía sau Trung tâm Hội nghị quốc gia được Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) nhắm đến với mục tiêu đầu tư 500 triệu USD xây dựng tổ hợp khách sạn, căn hộ và văn phòng. Ở phía trước, khu đất 23 ha cũng đã được liên doanh giữa Viglacera và Orix (Nhật Bản) và UOL (Singapore) lập dự án xây dựng 1.000 căn hộ, với vốn đầu tư dự kiến là 235 triệu USD.

    Bên cạnh một loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, trung tâm mua sắm cao cấp, như Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu đô thị Cầu Giấy, Tổ hợp Cổng Tây Hà Nội, các nhà đầu tư đang đổ vốn rất mạnh vào lĩnh vực khách sạn và văn phòng cho thuê ở Mỹ Đình.

    Từ một khu vực không có một khách sạn và văn phòng cao cấp nào, Mỹ Đình đã thu hút được 8 dự án khách sạn, với tổng số 3.500 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao. Hầu hết các dự án khách sạn này bao quanh Trung tâm Hội nghị quốc gia, như Dự án JW Marriot của Bitexco (500 phòng), Crowne Plaza (363 phòng), Kaengnam (500 phòng)...

    Trong lĩnh vực văn phòng, bên cạnh tòa tháp Viglacera Tower đã đi vào hoạt động, trong 5 năm tới, Mỹ Đình và khu vực lân cận sẽ đón nhận một loạt cao ốc văn phòng mới thuộc các dự án như Cổng Tây, Hanoi Landmark Tower, Vimeco, Crowne Plaza..., với tổng diện tích văn phòng cho thuê lên tới gần 500.000 m2.

    Vì nghẹt thở ở Trung tâm Hà Nội

    Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản CB Richard Ellis (CBRE), nhận xét, các dự án trên sẽ biến Mỹ Đình thành một trung tâm đô thị mới của Hà Nội, bên cạnh trung tâm Hoàn Kiếm và Hồ Tây. Các nhà đầu tư cũng có lý khi chuyển dịch dự án ra Mỹ Đình, vì khó kiếm được đất ở vị trí trung tâm thành phố và Hà Nội lại đang thiếu trầm trọng văn phòng, khách sạn cho thuê.

    Tuy nhiên, ông Alastair Orr Ewing, Chủ tịch điều hành của Công ty Tư vấn bất động sản Savills lại tỏ ra quan ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa ở khu vực Mỹ Đình khi các dự án đi vào hoạt động. Với tốc độ xây dựng hiện nay, đa phần dự án khách sạn, văn phòng và căn hộ ở khu vực này sẽ được hoàn thành xây dựng vào năm 2010 - 2012.

    Trong thời gian ngắn như vậy, có tới gần 500.000 m2 văn phòng mới được xây dựng trong một khu vực nhỏ, tức là lớn hơn rất nhiều con số 300.000 m2 tổng diện tích tất cả các loại văn phòng ở Hà Nội đang cho thuê. Vì thế, theo ông Alastair Orr Ewing, do không có đủ khách thuê, các dự án có thể sẽ phải hạ thấp giá thuê để cạnh tranh và kinh doanh của các dự án sẽ khó khăn trong những năm đầu hoạt động.

    Tình cảnh tương tự cũng có thể xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Với khoảng 3.500 phòng được hoàn thiện trong gian đoạn 2010 - 2012, số lượng phòng khách sạn ở Mỹ Đình còn lớn hơn cả tổng số phòng 5 sao của tất cả các khách sạn hiện nay trên địa bàn Hà Nội cộng lại (2.300 phòng).
  6. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    Mua BMC... ABT...HAS...FMC...VFC...PVD
    ko bán
    kakalotta đáng yêu
    BMP... BHS... DHG... GMC... GMD... SAM... VGP...SJS ... REE ... ITA ... KDC... NAV.... LBM... HRC... KDC ...COM ... SFC... PVD... BT6...DNP ...NSC...UNI
  7. vanthanhtran

    vanthanhtran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Sao danh mục của ông dài thế? Quản lý thế nào?
  8. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    kaka quản lý bằng phần mềm forustock và phân tích giá mua bán linh hoạt trong cơ cấu, bạn cứ mua 1 trong mấy mã đó để đầu tư đi
  9. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    Mua BMC... ABT...HAS...FMC...VFC...PVD
    ko bán
    kakalotta đáng yêu
    BMP... BHS... DHG... GMC... GMD... SAM... VGP...SJS ... REE ... ITA ... KDC... NAV.... LBM... HRC... KDC ...COM ... SFC... PVD... BT6...DNP ...NSC...UNI







    [
  10. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    ặc..ặc..
    Hoá ra kaka dùng phần mềm! thảo nào mua bán siêu thế??
    mà kaka chắc cũng có 1 nhóm người nhở??

Chia sẻ trang này