Sành Sứ Thủy Tinh trong Hàng không Vũ trụ, Công nghiệp điện, Viễn thông, Luyện kim, Y dược (CGV)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 06/12/2021.

7152 người đang online, trong đó có 1115 thành viên. 15:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15350 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    351
    Thế nó mơi khác bác ah..bơm thôi làm gi.. Đê luc cp chạy thì nó lại khác.. Cảm ơn bác ý kiến của bác...
  2. LamVyB

    LamVyB Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    25
    Theo em nên đi sâu vào nội tại của doanh nghiệp bác ạ. CP có chạy hay không nó nằm ở giá trị cốt lõi đó. Kẻo lại thành ra vẽ vời rồi đếm cua trong lỗ mất hay.
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    351
    ![](https://moc.gov.vn/_layouts/15/images/ICT.UI.SubsiteTuLieu/logo.png)

    [DANH MỤC](https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/49836/kim-loai-thuy-tinh-la-vat-lieu-ket-cau-chiu-luc-tuong-lai.aspx#)

    Chủ nhật, ngày 02/01/2022

    * [Trang chủ](https://moc.gov.vn/tl/pages/Trangchu.aspx)
    * [Thông tin KHCN](https://moc.gov.vn/tl/cnews/1145/thong-tin-khcn.aspx)

    # Kim loại thủy tinh là vật liệu kết cấu chịu lực tương lai

    Thứ tư, 19/07/2006 00:00

    ![](https://moc.gov.vn/_layouts/images/NCS.UI.MOC/keyword.png)Từ viết tắt![](https://moc.gov.vn/_layouts/images/...I.MOC/fontsize.png)](javascript:FontMax())Xem với cỡ chữ

    Mới đây, Phòng thí nghiệm Pasadena thuộc Viện Công nghệ California California Institute of Technology do Giáo sư Vật liệu học William Johnson thành lập đã nghiên cứu chế tạo thành công một chất gọi là kim loại thủy tinh, hay còn gọi là kim loại vô định hình amorphous metal, có trọng lượng nhỏ hơn một nửa hợp kim bình thường và độ bền lớn hơn gấp đôi. Các kim loại vô định hình rất dễ dát mỏng và có biểu hiện rất giống với chất dẻo.

    Một tính chất cơ bản của các vật liệu mới này khác so với những hợp kim bình thường đó là: các kim loại vô định hình nhanh nguội và các nguyên tử của chúng đông cứng ngay trước khi có sự thay đổi do sự hình thành tinh thể diễn ra. Do các kim loại thủy tinh không tạo ra các tinh thể nhất định, nên chúng không bị sứt mẻ, không bị ăn mòn và không bị rách như khi các tinh thể điển hình của các kim loại bình thường bị tách ra ngoài.
    Hiện nay, một vấn đề nan giải nhất của các kim loại thủy tinh đó là giá của chúng. Do chúng được tạo ra bằng những kim loại đắt tiền như zirconium, titanium, beryllium, nikel và đồng, nên 1 lb 0,45 kg sản phẩm chi phí hết khoảng từ 10 đến 20 USD, trong khi đó đối với thép chi phí vào khoảng 0,25 USD/pao 0,45 kg, hoặc nhôm chi phí chỉ khoảng 1 USD/pao. Chi phí hiện nay bao gồm cả sử dụng kim loại vô định hình trên quy mô rộng hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định xem liệu các tính chất của những vật liệu này có thể thu được với những nguyên liệu kim loại rẻ tiền hơn như gang chẳng hạn. Trường Đại học Virginia đã phát triển được những hợp kim kim loại vô định hình trên cơ sở nguyên liệu là gang, có thể đúc tới độ dày 1 cm. Công ty Liquidmetal Technologies ở California đã được cấp bản quyền chế tạo vật liệu trên cơ sở gang do Trường đại học nghiên cứu.
    Các kim loại thủy tinh được đúc thành tấm lá hứa hẹn cho việc sản xuất các phương tiện giao thông và máy bay thân thiện với môi trường hơn. Việc tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô có liên quan nhiều tới khối lượng của nó. Nếu ô tô nhẹ hơn, sẽ sạch hơn nghĩa là phát thải ít hơn, bởi vì nó cần ít xăng hơn để chạy. Tương tự, các chi tiết kết cấu máy bay làm bằng kim loại vô định hình cũng có thể yêu cầu nhiên liệu ít hơn đáng kể. Bớt đi được 1 pao khối lượng của máy bay phản lực trong vòng đời hoạt động của máy bay, sẽ có giá trị bằng vài trăm nghìn đô la nhiên liệu.
    Một trong những tính chất quan trọng nhất của vật liệu đó là khả năng tạo thành dạng bọt. Loại vật liệu này đặc biệt dễ tạo bọt bởi vì chúng dày và rất dẻo. Mặc dù bọt được tạo thành bằng kim loại vô định hình chủ yếu cấu tạo từ không khí, nhưng nó bền hơn đáng kể so với polyetylene. Khi ốp sườn bằng các ván kim loại thủy tinh mỏng, thì những khả năng của bọt vô định hình mới trở lên hấp dẫn: sự kết hợp sẽ tạo nên khả năng chống gỉ và chống cháy, sẽ tác động như một chất cách ly, có thể giảm âm thanh, chống xâm nhập của côn trùng, không chỉ bền vững mà còn siêu nhẹ. Nếu chế tạo các panel bọt dày, thì có thể cân đối giữa độ cứng và cường độ của panel bằng cách chế tạo nó dày hơn mà không làm tăng khối lượng của nó. Có thể lấy cùng một loại vật liệu rồi tạo bọt nó, sẽ thu được kích thước lớn hơn.
    Đã xem xét những khả năng ứng dụng thương mại của các kim loại thủy tinh, nhưng cần phải thận trọng. Các nhà nghiên cứu cũng chưa tiến hành xem xét các cây cầu bằng kim loại vô định hình trong một tương lai gần. Vẫn còn chưa đủ 30 năm các kim loại thủy tinh cạnh tranh với các hợp kim bình thường và còn chưa thích hợp đối với những ứng dụng quy mô lớn. Hiện nay, những ứng dụng tốt nhất dành cho vật liệu này sẽ là các kết cấu mà tính năng và hệ số độ bền/khối lượng của chúng cho giá trị lớn nhất. Vì lý do đó, những suy nghĩ của GS. W. Jonhson là hướng vào cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ NASA. Theo ông, ở bên ngoài vũ trụ có thể nhận thấy trước hết bởi vì đó là ứng dụng cho kết cấu rất nhạy cảm về khối lượng. Ông đã kiến nghị NASA chế tạo bộ thu năng lượng mặt trời từ việc pha chế kim loại thủy tinh.
    Việc vận chuyển kim loại nhẹ vào vũ trụ và chế tạo bọt từ nó ở đó nhằm tạo ra kết cấu có thể rẻ hơn so với vận chuyển kim loại nặng vào vũ trụ. Đề xuất của Jonhson vẫn còn ở những bước đầu, nhưng ông vẫn lạc quan tin tưởng vào nó. Ông nói: Nếu bạn muốn có một bộ khung bền vững nhất với khối lượng nhỏ nhất, thì các vật liệu bọt kim loại thủy tinh này sẽ là một trong những vật liệu tốt nhất.

    *Đinh Bá Lô*
    **Theo T/C Civil Engineering Mỹ**
  4. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    351
    HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
    CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
    National Agency for Science and Technology Informationrang chủ >> Các lĩnh vực khoa học và công nghệ
    Phát hiện kim loại thủy tinh quý hiếm trong quá trình nghiên cứu pin lithium
    Cập nhật vào: 17/08/2020Cỡ chữ [​IMG] [​IMG]

    Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã phát hiện ra kim loại thủy tinh quý hiếm, giúp các nhà nghiên cứu chế tạo pin hiệu quả hơn.

    [​IMG]

    Trong thí nghiệm, các nhà khoa học vật liệu tại trường Đại học California San Diego và Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho đã phát hiện ra rằng khi làm chậm quá trình sạc lại trong pin lithium, hiệu suất của pin được cải thiện. Việc giảm tốc độ sạc khiến các điện cực pin tích tụ các nguyên tử không theo trật tự.

    Trong quá trình nạp lại với tốc độ chậm, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một loại lithium thủy tinh không tinh thể, một dạng chưa từng thấy của lithium. Ngoài cải tiến hiệu suất pin, các nhà nghiên cứu đề xuất sử dụng các thí nghiệm để xác định các kim loại thủy tinh quý hiếm khác.

    Trong quá trình sạc lại pin, các nguyên tử lithium được lắng đọng trên bề mặt cực dương. Vì sự lắng đọng theo mô hình thất thường, hiệu suất sạc thường thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết các mô hình lắng đọng chịu tác động do sự tích tụ của một vài nguyên tử lithium đầu tiên, được gọi là quá trình chuyển pha.

    Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử mạnh được làm mát bằng nitơ lỏng để theo dõi phôi nguyên tử bắt đầu quá trình chuyển pha. Các mô hình máy tính đã giúp các nhà nghiên cứu giải thích hình ảnh. Nhóm nghiên cứu nhận thấy một số điều kiện sạc đã tạo ra lithium vô định hình, giống như thủy tinh thay cho lithium tinh thể.

    Trước đây, các nhà khoa học đã phải sử dụng hợp kim, hỗn hợp kim loại khác nhau để sản xuất kim loại thủy tinh. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trực tiếp quan sát được kim loại vô định hình nguyên chất.

    Khi kim loại thủy tinh bắt đầu quá trình chuyển pha, phôi lithium vẫn duy trì trạng thái vô định hình trong suốt quá trình sạc, cải thiện hiệu suất của pin. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy tốc độ lắng đọng chậm cho phép hình thành phôi kim loại thủy tinh, trái ngược với những gì các nhà khoa học mong đợi. Ban đầu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết tốc độ lắng đọng chậm hơn sẽ cho phép các nguyên tử tập hợp thành các thành phần cứng hơn.

    Sau khi sử dụng thuật toán máy tính để xác định các điều kiện lý tưởng cho sự hình thành kim loại thủy tinh, các nhà khoa học đã sản xuất thành công dạng thủy tinh của bốn kim loại phản ứng tốt hơn. Ngoài việc cải thiện hiệu suất pin, nghiên cứu cũng truyền cảm hứng cho việc tạo ra kim loại thủy tinh cho nhiều ứng dụng.

    N.P.D (NASATI
  5. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    351
    [​IMG]



    [​IMG]

    Nhóm các nhà khoa học đã tìm ra cách chế tạo thủy tinh để sản xuất màn hình điện thoại không vỡ. Ảnh: Đại học Queensland, Australia.
    Màn hình điện thoại nứt vỡ có thể trở thành dĩ vãng nhờ một nghiên cứu đột phá về thủy tinh không vỡ được thực hiện tại Đại học Queensland, Australia.
    Theo Scitech Daily, một nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jingwei Hou, Giáo sư Lianzhou Wang và Giáo sư Vicki Chen của Đại học Queensland, Australia, đã tìm ra cách sản xuất kính composite thế hệ tiếp theo để sử dụng cùng cho đèn LED, màn hình điện thoại thông minh, tivi và máy tính.

    Phát hiện này sẽ cho phép sản xuất màn hình thủy tinh không chỉ không vỡ mà còn mang lại chất lượng hình ảnh rõ nét như pha lê.

    Tiến sĩ Hou cho biết, phát hiện này là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ tinh thể nano perovskite vì trước đây, các nhà nghiên cứu chỉ có thể sản xuất công nghệ này trong bầu không khí cực khô của phòng thí nghiệm.

    [​IMG]
    Nhóm các nhà khoa học đang làm thí nghiệm. Ảnh: Đại học Queensland, Australia
    Ông nói: “Vật liệu này được cấu tạo từ các tinh thể nano, được gọi là lead-halide perovskites. Nó có thể sử dụng ánh sáng mặt trời và chuyển nó thành điện tái tạo - đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ năng lượng mặt trời thế hệ mới với chi phí thấp và hiệu quả cao cùng nhiều ứng dụng đầy hứa hẹn khác”.

    Tuy vậy, những tinh thể nano này cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt, không khí và nước - thậm chí hơi nước trong không khí cũng có thể làm hỏng các thiết bị hiện tại chỉ trong vài phút.

    “Đội ngũ kỹ sư hóa học và nhà khoa học vật liệu của chúng tôi đã phát triển một quy trình đặc biệt để bọc hoặc liên kết các tinh thể nano trong thủy tinh xốp”, ông Hou chia sẻ thêm. “Quá trình này là chìa khóa để ổn định vật liệu, nâng cao hiệu quả và ức chế các ion chì độc hại thoát ra khỏi vật liệu”.

    [​IMG]
    Nhóm các nhà khoa học đã tìm ra cách chế tạo thủy tinh không vỡ. Ảnh: Đại học Queensland, Australia
    Tiến sĩ Hou cho biết, công nghệ này có thể mở rộng và mở ra cánh cửa cho nhiều ứng dụng, trong đó có màn hình điện thoại từ thủy tinh không vỡ.

    Ông nói: “Hiện tại, đi-ốt phát sáng chấm lượng tử hoặc QLED được coi là màn hình hiển thị và hiệu suất hình ảnh hàng đầu. Nghiên cứu này sẽ cho phép chúng tôi cải thiện công nghệ tinh thể nano bằng cách cung cấp chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp”.

    “Chúng tôi không chỉ có thể làm cho các tinh thể nano này mạnh mẽ hơn mà còn có thể điều chỉnh các đặc tính quang điện tử của chúng với hiệu suất phát xạ ánh sáng tuyệt vời. Khám phá này mở ra một thế hệ vật liệu tổng hợp thủy tinh tinh thể nano mới” - Giáo sư Chen nói.
  6. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    351
    Mai sẽ thế nao...
    nontop đã loan bài này
  7. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    351
    Trang chủ Chuỗi cung ứng
    Quản trị chuỗi cung ứng: Chìa khóa cho kỷ nguyên chinh phục không gian vũ trụ
    06/08/2021
    [​IMG]
    Ảnh: Nhi Phạm

    0
    CHIA SẺ


    TOPLINE

    Chúng ta thường nghe nói đến các cuộc phóng tàu vũ trụ của NASA lên không gian hay gần đây là tham vọng kinh doanh du lịch thám hiểm vũ trụ của tỷ phú Elon Musk. Đằng sau những tham vọng ấy là một quá trình vô cùng phức tạp với một hệ thống bao gồm hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp khác nhau.Trong đó, quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả là nhân tố quyết định sự thành công của những dự án tỷ đô này.

    KEY POINTS

    • Một số thách thức khi vận hành ngoài không gian có thể kể đến như: Khoảng cách rất xa so với Trái Đất, khả năng duy trì trong môi trường khắc nghiệt cùng mức độ bức xạ cực kỳ lớn hay khó khăn trong quá trình liên lạc.
    • Nhằm đảm bảo duy trì “sự sống” cho các tàu vũ trụ ngoài không gian, người ta sử dụng một số vật liệu đặc biệt để tạo độ bền và sự chắc chắn.
    • NASA và các đối tác của mình đã sử dụng hơn 3.800 nhà cung cấp để giúp chế tạo tên lửa, và chi phí trung bình để đưa chỉ một pound trọng tải vào quỹ đạo Trái đất là 10.000 USD.
    • Để một thiết kế được đưa vào sản xuất, nó phải trải qua rất nhiều các bước thử nghiệm và kiểm định.
    • Sau khi được phóng đi, việc giữ liên lạc thường xuyên giữa phi hành đoàn với mặt đất là cực kỳ cần thiết.
    ARTICLE

    1. Những thách thức khi vận hành ngoài không gian
    Vũ trụ và các hành tinh lâu nay vẫn luôn là những điều bí ẩn với loài người. Chúng ta liên tục thực hiện các dự án ngoài không gian với hy vọng có thêm những hiểu biết về cách vận hành của vũ trụ này. So với những công việc khác, thì những dự án này có nhiều khó khăn và thử thách hơn, do các tàu sẽ được vận hành ở ngoài không gian, nơi mà môi trường khác biệt rất lớn với Trái Đất. Do đó, những đồ dùng, vật dụng, thiết kế cũng trở nên đặc biệt để có thể thích ứng với điều đó.

    Một số khó khăn có thể kể đến như: Khoảng cách rất xa so với Trái Đất, vận tốc tối thiểu 40,000 km/h để thắng được trọng lực của Trái Đất hay khả năng duy trì trong môi trường khắc nghiệt cùng mức độ bức xạ cực kỳ lớn. Ngoài ra việc truyền tải thông tin và giao tiếp ở một khoảng cách xa cũng đặt ra không ít khó khăn.

    Ngày 4/7/1957 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình chinh phục không gian của loài người khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 lên quỹ đạo. Kể từ đó đến nay, rất nhiều các dự án không gian đã được thực hiện thành công. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào những thành tựu đó chính là khâu chuẩn bị và chìa khoá là quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

    [​IMG]
    Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 lên quỹ đạo
    2. Dùng nguyên vật liệu nào để duy trì “sự sống” ngoài không gian cho các tàu vũ trụ?
    Nhôm là nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất máy bay, ban đầu cũng được ứng dụng để sản xuất các loại tên lửa. Mặc dù có ưu điểm là nhẹ và dễ uốn, tuy nhiên nhôm lại không đảm bảo yêu cầu về độ chắc chắn. Do đó, nhằm đảm bảo duy trì “sự sống” cho các tàu vũ trụ ngoài không gian, người ta sử dụng các hợp kim của nhôm với một số kim loại khác như đồng, mangan, magie, liti, v.v. để tạo độ bền và sự chắc chắn.

    Ngày nay, ngành công nghiệp vũ trụ đang có xu hướng dùng thủy tinh và sợi carbon để sản xuất các bộ phận của tàu vũ trụ. Bên cạnh đó, các máy in 3D lớn cũng được sử dụng nhằm tạo ra các phần tử đơn mảnh và có hình dạng phức tạp, điều mà các kim loại nhẹ khác không thể làm được.

    3. Hệ thống nhà cung cấp phức tạp
    Một chiếc máy bay Airbus sử dụng hơn 4 triệu bộ phận có nguồn gốc từ 30 quốc gia khác nhau và một chiếc Boeing 373 bao gồm hơn 367.000 bộ phận từ hàng trăm nhà cung cấp. Để sản xuất một máy bay hàng không đã cần đến cả triệu bộ phận cùng trăm nhà cung cứng, thì với một dự án ngoài không gian, việc này còn phức tạp hơn rất nhiều.

    Một chiếc tàu con thoi đã ngừng hoạt động của NASA nặng gần 4,5 triệu pound và tiêu tốn khoảng 1,7 tỷ đô la. NASA và các đối tác của mình đã sử dụng hơn 3.800 nhà cung cấp để giúp chế tạo tên lửa, và chi phí trung bình để đưa chỉ một pound trọng tải vào quỹ đạo Trái đất là 10.000 USD.

    Hầu hết các dự án hàng không vũ trụ đều có sự kết hợp giữa chính phủ và tư nhân. Và hiện nay, các công ty thương mại tư nhân đã tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu hay thậm chí là tự thực hiện dự án của riêng mình.

    Các công ty như SpaceX, Blue Origin, Virgin Galactic, Sierra Nevada và Rocket Lab hiện đang nghiên cứu và phát triển các loại tàu vũ trụ khác nhau. Bên cạnh đó, Made In Space, Planetary Resources và Deep Space Industries tập trung vào phát triển khả năng sản xuất và cung cấp tài nguyên cho không gian. Các công ty như NanoRacks và Astrobotic được định vị như những nhà cung cấp các dịch vụ logistics chi vận tải hàng hóa và vận hành.

    4. Vận hành sản xuất
    Thông thường một tàu vũ trụ có chiều cao trung bình là 56 m và nặng khoảng 2000 tấn. Do đó, việc sản xuất và lắp ráp các bộ phận của nó cũng được thực hiện ở những nhà máy khổng lồ. Ví dụ, tòa nhà Vehicle Assembly Building (VAB) tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, Mỹ chuyên lắp ráp tên lửa rộng 2.664.883 m3 và là một trong những công trình có thể tích lớn nhất thế giới. Nơi cao nhất tương đương 52 tầng nhà, có tên gọi là “The High Bay” bao gồm 4 hành lang thẳng đứng với những cánh cửa cao 139 mét và mất tới 45 phút để mở ra hoàn toàn.

    [​IMG]
    Tòa nhà Vehicle Assembly Building (VAB) tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA
    Tuy nhiên, một vấn đề mà các công ty tư nhân như SpaceX đang phải đối mặt là sự hạn chế trong số lượng các nhà sản xuất nguyên liệu để chế tạo tên lửa vũ trụ. Điều này khiến cho giá linh kiện được đẩy lên rất cao. Vì vậy, SpaceX quyết định chuyển hướng sang tự sản xuất bằng việc xây dựng các nhà máy một cách tối ưu hóa và khép kín. Hơn 70% linh kiện đã được SpaceX tự sản xuất, điều này cũng cho phép họ có thể giám sát chặt chẽ chi phí và thời gian dành cho sản xuất.

    Nguyên tắc cốt lõi của SpaceX là đơn giản hóa quy trình sản xuất, tăng độ tin cậy và giảm chi phí xuống 1000 USD/pound (rẻ hơn NASA 10 lần, thậm chí còn rẻ hơn cả tên lửa Long March nổi tiếng giá rẻ của Trung Quốc).

    5. Quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt
    Trước tiên, để một thiết kế được đưa vào sản xuất, nó phải trải qua rất nhiều các bước thử nghiệm và kiểm định. Không dừng ở đó, sau khi được sản xuất, tàu vũ trụ cũng cần thực hiện một số công đoạn kiểm tra khác, nếu đáp ứng mới được đưa ra bãi phóng và thực hiện phóng ra ngoài không gian.

    [​IMG]
    Vòng đời của tàu vũ trụ
    Để chứng minh tính khả thi khi vận hành ngoài không gian, đầu tiên, hệ thống điện của các tàu sẽ được kiểm tra để đảm bảo rằng các tín hiệu điện do phi hành đoàn phát ra sẽ được tiếp nhận và hiểu được, cũng như kết nối được với hệ thống trên mặt đất. Các bài kiểm tra phần mềm cũng được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các chế độ vận hành và quy trình bay được thực hiện tốt và có thể xử lý thông tin một cách chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống điều hướng và định vị cũng phải được kiểm tra cẩn thận.

    [​IMG]
    Kỹ sư đang kiểm tra tàu vũ trụ
    Các cuộc đánh giá thử nghiệm có thể kéo dài đến 2 năm. Sau khi đáp ứng đủ các yêu cầu của bài kiểm tra đánh giá, các con tàu vũ trụ sẽ được vận chuyển đến bãi phóng để bắt đầu hành trình khám phá không gian.

    6. Tàu được phóng đi là hoàn thành?
    Sau khi được phóng đi, việc giữ liên lạc thường xuyên giữa phi hành đoàn với mặt đất là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, không giống như liên lạc trong không gian, liên lạc giữa không gian với mặt đất khó hơn nhiều, vì Trái đất được bao quanh bởi một bầu khí quyển bao gồm năm tầng, mỗi tầng có một đặc điểm khác nhau. Khi đi qua bầu khí quyển, những tín hiệu liên lạc sẽ bị giảm cường độ và yếu đến mức chúng chỉ có thể được thu nhận bởi các ăng ten parabol khổng lồ cùng với các máy thu có mức nhiễu hệ thống thấp. Vùng nằm trong khoảng từ 30 MHz đến 30 GHz là lý tưởng nhất để liên lạc từ không gian đến Trái đất.

    [​IMG]
    Phòng kỹ thuật liên lạc với tàu vũ trụ ngoài không gian
    Bên cạnh đó, việc tiếp tế các nhu yếu phẩm cho phi hành đoàn như thức ăn, nước uống và các đồ dùng, dụng cụ và tiếp nhiên liệu cho các con tàu vũ trụ cũng cần phải lưu ý. Ngày 30/6/2018, Nga đã phóng thành công tàu vũ trụ Tiến bộ MS-17 (Progress MS-17) chở hơn 470kg nhiên liệu, 420 lít nước và nhiều đồ tiếp tế khác lên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.

    Ngoài ra, các quốc gia đang tích cực nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp nhiên liệu cho các tàu vũ trụ một cách hiệu quả nhất như xây dựng các trạm tiếp nhiên liệu ngoài không gian, dùng Mặt Trăng như một trạm tiếp nhiên liệu hay trực tiếp sản xuất nhiên liệu trên Sao Hỏa.

    7. Một số xu hướng hiện nay
    Để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu trên Trái Đất, việc khai thác trực tiếp tại các hành tinh là một ý tưởng độc đáo và khả thi. Chúng ta đang nghiên cứu các kỹ thuật để khai thác nhiên liệu ở các tiểu hành tinh và các thiên thể khác bao gồm: kim loại (cho xây dựng và các sản phẩm công nghệ), nước (cho nhiên liệu của tên lửa) và các nguyên tố hiếm trên Trái Đất như Helium-3 – nguyên tố này được tìm thấy trên Mặt Trăng và việc khai thác Helium-3 có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào có nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc vận hành bền vững cũng là một vấn đề được chú trọng. Một số tàu vũ trụ sau thời gian nhất định sẽ hết giá trị sử dụng và trở thành rác thải vũ trụ. Năm 2016, các chuyên gia của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) kết luận rằng, nếu vấn đề này không được giải quyết thì việc khám phá trong không gian có thể sẽ dừng lại hoàn toàn. Nguyên nhân là vì tất cả các vật thể trong quỹ đạo gần Trái đất sẽ bị mắc kẹt bởi thiết bị phế thải.

    Rác thải vũ trụ có thể gây nguy hiểm đến các tàu vũ trụ còn đang hoạt động hoặc có thể rơi xuống Trái Đất gây thương tích cho con người. Trong bộ phim Gravity được phát sóng năm 2013, thảm họa xảy ra khi Nga phá hủy một trong những vệ tinh của họ bằng cách cho nó phát nổ. Điều này đã làm phân tán hàng nghìn mảnh vỡ ra ngoài không gian và đã phá hủy một tàu con thoi, kính thiên văn Hubble và một phần của Trạm vũ trụ Quốc tế. Phản ứng dây chuyền này bắt nguồn từ rác thải vũ trụ và được gọi là hiệu ứng Kressler.

    [​IMG]
    Một số tàu vũ trụ sau khi hết giá trị sử dụng sẽ được phát nổ và trở thành rác thải vũ trụ
    Một số biện pháp đã được các quốc gia đưa ra như một vệ tinh có khả năng tự hủy khi kết thúc vòng đời của Nga, vệ tinh Aolong-1 có thể gom rác bằng cánh tay robot của Trung Quốc hay vệ tinh Astroscale có khả năng phát hiện rác vũ trụ và dùng nam châm để gom rác của Singapore.

Chia sẻ trang này