Sao các bác bình chân như vại thế nhẩy - Vào Đô la trú ẩn gấp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dac7777, 24/10/2008.

7394 người đang online, trong đó có 1120 thành viên. 10:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 886 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. hasovn

    hasovn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Vỡ mồm vì đầu cơ USD

    Thị trường ngoại tệ dần hạ nhiệt

    Sau gần một tuần tăng nhiệt, giá đôla trên thị trường tự do ở Hà Nội trong sáng nay lùi xuống dưới ngưỡng 17.000, bán ra 16.930 đồng, mua vào là 16.880 đồng.

    Giới chuyên gia dự báo, nhu cầu ngoại tệ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn rất dồi dào, không chỉ từ dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng đầu mối như Ngân hàng ngoại thương VN, Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN. Vì thế, đồng đôla sẽ khó lòng vượt mốc 17.000 đồng trong đầu tuần tới.

    http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2008/10/3BA07C6C/

    Đấy là VCB mới rút có 40% tiền gửi nước ngoài
  2. trangsiBode

    trangsiBode Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Hic, tin vào mấy cái dự đoán VCB với BUDV có đủ đô để trả tây à? Tiếp tục đà tháo vốn chạy về nước này thì làm sao có đủ đô cho xuể/
  3. hasovn

    hasovn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    0
    NH rút tiền gửi 6 tỷ $ ở nước ngoài chưa kể kiều hối chuyển về, FII vào VN có 5 tỷ $ (NAV giảm 70%) Tay lông bán phòi cơm thì rút ra được 1.5 tỷ $, muỗi đốt inox, chỉ khổ các bác nhào vô đổ vỏ cho NH

    NHNN: Thị trường ngân hàng và tiền tệ trong nước vẫn ổn định
    Thứ bảy, 25/10/2008, 16:55 GMT+7
    Hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước ổn định trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới vẫn diễn biến phức tạp.

    Đó là thông tin được Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN đưa ra trong báo cáo nhanh về tình hình cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới trong thời gian từ ngày 16/10-23/10/2008.


    Theo Vụ Chính sách tiền tệ, trong thời gian từ ngày 16/10-23/10/2008, cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới có những diễn biến đáng chú ý sau:


    Các nước châu Âu thực hiện các biện pháp cụ thể để hỗ trợ hệ thống ngân hàng: Chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ tài chính cho Ngân hàng UBS khoảng 59,2 tỷ USD; Chính phủ Đức chính thức thông qua luật giải cứu các ngân hàng của Đức với tổng chi phí 500 tỷ EURO; Chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ khoảng 14 tỷ USD cho 6 ngân hàng lớn; Chính phủ Thụy Điển công bố quỹ bình ổn tài chính trị giá 205 tỷ USD để hỗ trợ các ngân hàng nước này; Chính phủ Hà Lan hỗ trợ Ngân hàng ING 10 tỷ EURO để xử lý các khó khăn về tài chính.


    Các nhà đầu tư lo ngại Argentina có thể bị khủng hoảng tài chính sau khi Chính phủ nước này lên kế hoạch kiểm soát các quỹ hưu trí tư nhân trị giá 29 tỷ USD, trong tuần qua, chỉ số chứng khoán của Argentina đã giảm tới 24 %. Những lo ngại về kinh tế Argentina đã tác động làm giảm giá trị đồng tiền cũng như chứng khoán của Nga và Brazil. Ngân hàng trung ương các nước Brazil, Nga, Ấn Độ thực hiện giảm dự trữ bắt buộc để đối phó với cơn khủng hoảng tài chính thế giới.


    Hàn Quốc bị đánh giá là thị trường dễ gặp rủi ro nhất châu Á do nợ nước ngoài ngắn hạn của nước này chiếm tới 76% dự trữ ngoại hối, thị trường chứng khoán và đồng Won bị mất giá mạnh, tính từ đầu năm đến nay, đồng Won mất giá hơn 32%. Các ngân hàng tiếp tục thiếu đồng USD mặc dù Chính phủ Hàn Quốc sử dụng 130 tỷ USD để can thiệp thị trường.


    Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ tiến hành giúp Pakistan, Iceland, Ukraina và Hungary để ngăn chặn sự sụp đổ hệ thống tài chính, Belarus cũng đang đề nghị IMF giúp đỡ nước này. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ cho Hungary vay 6,7 tỷ USD để chống khủng hoảng tài chính.


    Ngân hàng trung ương Canada thực hiện cắt giảm lãi suất chủ đạo 0,25%/năm xuống còn 2,25%/năm để kích thích tăng trưởng kinh tế khi xuất khẩu sang Mỹ và tiêu dùng trong nước có xu hướng giảm do tác động của cơn khủng hoảng tài chính. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến hành mua các chứng chỉ tiền gửi và các thương phiếu (trị giá khoảng 540 tỷ USD) có kỳ hạn từ 90 ngày trở xuống để tăng tính thanh khoản trên thị trường các công cụ nợ ngắn hạn của các nhà đầu tư.


    Chủ tịch FED, ông Bernanke, đề nghị Quốc hội nước này thông qua kế hoạch kích thích nền kinh tế bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Ông Bernanke cho rằng triển vọng kinh tế thời gian tới có nhiều bất ổn, trong một vài quý tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại thể hiện ở sự chậm lại của tiêu dùng, nhà ở, đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tuy nhiên lạm phát sẽ có xu hướng ổn định. Sự phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường tài chính và tín dụng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thị trường, thì sự suy giảm của thị trường tài chính của Mỹ chưa có khả năng dừng lại cho tới đầu năm 2009.


    Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở London có xu hướng giảm mạnh do ngân hàng trung ương các nước cung ứng nhiều tiền ra thị trường tiền tệ, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng USD và đồng EURO đều ở mức thấp hơn lãi suất chủ đạo của FED và ECB, so với ngày 16/10, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng USD ngày 22/10 giảm 0,81%/năm xuống 1,11%/năm, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng EURO giảm 0,18%/năm xuống 3,56%/năm. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng của các nước châu Á có xu hướng tăng, Ngân hàng trung ương Nhật tiếp tục bơm thêm 6,2 tỷ USD vào thị trường tiền tệ.


    Thị trường tài chính thế giới từ ngày 16/10-23/10 biến động thất thường: So với ngày 16/10, đến ngày 23/10, chỉ số giá chứng khoán của Mỹ giảm từ 5,12%-5,78%, của Anh tăng 4,65%, của Nhật tăng 2,56%. Đồng USD giảm 2,76% so với đồng Yên Nhật ở mức 98,83 Yên và tăng 4,38% so với đồng EURO lên 1,2918 USD. Giá vàng thế giới giảm 10,25% từ mức 804 USD/ounce ngày 16/10 xuống mức 722 USD/ounce tại thời điểm 9h sáng ngày 23/10. Giá dầu thô giảm 4% xuống còn 66,89 USD/thùng ngày 23/10.


    Về một số tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới kinh tế và hoạt động ngân hàng trong nước, Vụ Chính sách tiền tệ cho biết thêm :


    Cuộc khủng hoảng tài chính làm kinh tế toàn cầu có xu hướng chậm lại làm giảm giá và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ đạo của Việt Nam: Tính đến ngày 23/10, giá dầu thô giảm 33,6%, giá cao su giảm 36%, giá gạo giảm 13% so với trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có biểu hiện chậm lại, trong các tháng 6,7,8, xuất khẩu đều ở mức trên 6 tỷ USD/tháng, tuy nhiên, xuất khẩu trong tháng 9 là 5,3 tỷ USD và dự kiến của tháng 10 là khoảng 5 tỷ USD.


    Cuộc khủng hoảng tài chính làm cho thị trường tín dụng trên thế giới bị thu hẹp và rủi ro tăng lên buộc các nhà đầu tư phải cơ cấu lại danh mục đầu tư. Tính từ đầu tháng 10 đến ngày 22/10, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 9.000 tỷ đồng tương đương 542 triệu USD trái phiếu chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư, hoặc chuyển vốn ra nước ngoài gây sức ép tăng tỷ giá VND/USD (từ 15/9-22/10/2008, lượng bán ròng là 10.740 tỷ đồng). Tỷ giá bán chuyển khoản của các ngân hàng thương mại ngày 23/10/2008 ở mức 16.850 đồng/USD, tăng 240 đồng so với ngày 16/10.


    Do tác động tâm lý khi chỉ số giá chứng khoán trên thị trường thế giới có xu hướng giảm mạnh, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục giảm mặc dù các điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước đang ổn định. Chỉ số VN-Index giảm từ mức 384,61 điểm ngày 16/10 xuống 360,43 điểm ngày 23/10.


    Hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ ổn định: Vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng đang dư thừa ở mức khá lớn khoảng 50.000 tỷ đồng. Lãi suất chào bán qua đêm đồng Việt Nam trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng giảm từ mức 13%/năm ngày 16/10 xuống 10,33%/năm ngày 22/10. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam có xu hướng giảm từ 0,5-1%/năm: Các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay ở mức 17%-18,5%/năm, riêng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng mức lãi suất 16,2%/năm đối với các khách hàng là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tạo sản phẩm, tham gia xác lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cho vay ở mức 17%-19,5%/năm.(Nguồn: NHNN, 24/10)



    Được hasovn sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 25/10/2008
  4. nobitta

    nobitta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ nhớ phương châm này khi làm ăn ở VN:

    Khi mà các LĐ cùng báo chí vào cuộc trấn an....đại loại như ok mọi chuyện vẫn ổn...tình hình còn kiểm soát dc..chúng tôi lo dc mà....như $ lúc này....thì cũng là lúc nên múc mạnh vào.....chuyển hết sang $

    Còn CK khi LĐ khuyên giá rẻ lắm rồi " Kiểu như nếu tôi có tiền thì tôi múc ngay"...thì hôm sau phải chạy sàn bằng mọi giá....ATO với giá sàn mà phang

    Còn BĐS....khi mà lên báo ra rả...TT BĐS sắp tan băng...đang ấm dần lên...thì đừng nên nhảy vào.....nhảy vào là chết

    Vài lời khuyên....
  5. cuchuoi2008

    cuchuoi2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2008
    Đã được thích:
    101
    Các bác cứ nhớ phương châm này khi làm ăn ở VN:

    Khi mà các LĐ cùng báo chí vào cuộc trấn an....đại loại như ok mọi chuyện vẫn ổn...tình hình còn kiểm soát dc..chúng tôi lo dc mà....như $ lúc này....thì cũng là lúc nên múc mạnh vào.....chuyển hết sang $

    Còn CK khi LĐ khuyên giá rẻ lắm rồi " Kiểu như nếu tôi có tiền thì tôi múc ngay"...thì hôm sau phải chạy sàn bằng mọi giá....ATO với giá sàn mà phang

    Còn BĐS....khi mà lên báo ra rả...TT BĐS sắp tan băng...đang ấm dần lên...thì đừng nên nhảy vào.....nhảy vào là chết

    Vài lời khuyên....
    ===================
    Pác này nói rất chí lí...vì LĐ và báo chí chính là ***** của chim lợn.
  6. WarrenBuffet

    WarrenBuffet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Mịa, cứ trông chờ vào kiều hối với FII, pà con kiều bào đang đói vàng mắt. Tiền mấy năm trước mượn ngân hàng gửi về để đầu tư chứng khoán, để gửi tiết kiệm. Nay chứng chết thảm, ngân hàng hạ lãi suất, mau rút hết vốn về, bán luôn cả nhà để còn trả nợ ngân hàng, ngồi đó mà kiều với hối ... các pác cứ tự ... sướng.
  7. doivui2107

    doivui2107 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí tz này lắm chuyện nhỉ

Chia sẻ trang này