SASCO (SAS) - Kết hợp Cổ Tức Và Tăng Trưởng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DavisDoublePLay, 29/11/2023.

2380 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 48553 lượt đọc và 204 bài trả lời
  1. flyupsky

    flyupsky Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    27.878
    Mình k nói con này xấu hay k đáng mua. Chỉ nói về 2 yếu điểm của cp này thôi.
    DavisDoublePLay thích bài này.
  2. vush

    vush Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    532
    * định lượng về mảng gia tăng kiểu tăng phòng chờ sẽ tăng bao nhiêu % công suất mảng này 2024, hay là tăng lên đáng kể hay không đáng kể?
    * 2019 gần full công suất nhà ga quốc tế, nên hiện nay mới phải đang làm các dự án mở rộng T2 để chửa cháy và làm mới T3 Tân sơn Nhất.
    * nhóm IPP vừa nhận tầm 150 cổ tức năm nay, xuất hiện thêm 99 tỷ phải thu từ IPP vào cuối quý 3?!
    * cấu trúc nguồn vốn quá thiên về cổ đông sở hữu lớn, 1-2% còn lại cổ đông nhỏ liệu sẽ có tiếng nói gì?
    * FS và hiệu quả kinh doanh trên FS của nhóm IPP gruop sẽ thể hiện về mặt lãnh đạo của SAS, bác chủ nghiên cứu các cái này chưa nhỉ?
  3. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Liên quan đến IPP thì mình cũng đã có nói trong các comment này

    Nay vì bác hỏi về khoản phải thu IPP 99 tỷ thì mình sẽ giải thích thêm ở ảnh này. 99 tỷ này là khoản bù lợi nhuận gộp mà IPP phải trả cho SASCO do IPP cam kết mức lợi nhuận tối thiểu với SASCO. Bác vui lòng xem ảnh để hiểu rõ nhé (những điều này mình đã phân tích hết rồi, nên up ảnh cho nhanh)
    [​IMG]
  4. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Cổ đông lớn chiếm đến 98%, nhưng bác cũng biết mà, ACV nắm 49% còn lại là IPP.
    Vì ACV nắm 49% mà SASCO được thanh tra định định kỳ. Giai đoạn 2014 - 2015 một lần sau IPO. Giai đoạn 2017 - 2018 sau khi ACV giảm sở hữu từ 51% xuống 49%.
    Đối với cổ đông nhỏ lẻ thì còn gì bằng khi cơ cấu cổ đông có đối trọng, có thanh tra Nhà nước kiểm tra. Đã là cổ đông nhỏ lẻ thì lấy đâu ra tiếng nói. Chỉ nên chọn mặt gửi vàng. Tránh xa Ban lãnh đạo ma mãnh, lừa dối cổ đông.
    Ở SASCO, từ khi giữ chức chủ tịch từ 2017 đến nay, mình chưa thấy dấu hiệu gì chứng tỏ Mr. Hạnh Nguyễn gây nguy hại, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông nhỏ lẻ và công ty cả.
    gadabong thích bài này.
  5. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Tổng tiền cổ tức của năm 2023 sắp sĩ 2200 đ/cp,

    Hãy nhìn con đường tăng trưởng của SASCO 2024 trở về sau có gì?
    Năm 2024, kỳ vọng khách quốc tế hồi phục như 2019,
    Năm 2025, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đi vào hoạt động, nâng công suất từ 30 triệu lên 50 triệu hành khách.
    Năm 2026 trở về sau, Sân bay Long Thành khánh thành, công suất giai đoạn 1 là 25 triệu hành khách.

    Thôi thì đừng lạc quan thái quá và cũng đừng mong muốn con số chính xác quá, cứ giả định ở mức giá hiện tại, SASCO tăng trưởng bình quân 10% - 15%/năm thì cổ tức và lợi nhuận thế nào? Liệu có hấp dẫn không?

    "Đầu tư đơn giản nhưng không hề dễ dàng" - Charlie Munger
    --- Gộp bài viết, 25/12/2023, Bài cũ: 25/12/2023 ---
    "Đầu tư đơn giản nhưng không hề dễ dàng" - Charlie Munger
    Source: Thaipham.live
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. hsx_lawyer

    hsx_lawyer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2016
    Đã được thích:
    3.004
    Hi bác, mình thấy bác có mấy pic HWS, VFG hay quá nên bơi qua đây.
    Bác chủ cho mình hỏi tụi này kinh doanh phòng chờ với bán hàng trong sân bay là kí hợp đồng với bên nào, thời hạn bao lâu nhỉ. Cái mình lo lắng là kiểu doanh nhân chủ doanh nghiệp mất lợi thế về mặt chính trị, mà cái này giờ đảo chiều nhanh quá. Nói hãng bay không có hàng này thì có hãng kia, nhưng không có công ty này làm dịch vụ thì cũng có công ty khác, chủ cảng nó lại liên kết với thằng khác làm ăn thôi thì sao nhỉ?
    Trước Covid thì tụi kinh doanh ở sân này này được xếp ngang với điện nước, cảng biển,...tưởng như lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn nhưng thì ra là vẫn có những biến cố như covid thổi bay toàn bộ lợi nhuận, nên mình chưa phân tích gì mà thấy PE 10 cho 1 doanh nghiệp mà khi định giá phải chiết khấu thêm về thanh khoản nữa thì cũng chưa ăn thua lắm. So với mấy pic khác của bác như HWS, SKV, VFG thì rõ là độ ổn định thua 1 bậc, và PE đang cao hơn nhiều.
    Với mình nghĩ về dài hạn thì giá dịch vụ phòng chờ và cừa hàng ăn uống ở sân bay VN sẽ về giá rất rẻ, điều mà tất cả các sân bay trên thế giới đang làm, chỉ có VN là láo nháo mấy bố doanh nhân kiếm kèo từ các bác nhà nước rồi bán giá cắt cổ. Lợi thế cạnh tranh mie gì tụi này, ăn chia nhau để cho người dân bay trong nước ăn tô phở 300k. Mất dạy!!! Mình đi rất nhiều sân bay trên thế giới rồi thì giá tại sân bay chỉ bằng giá bên ngoài tại thành phố đó.
    Ngoài ra thì dịch vụ lounge sân bay khả năng sẽ bị suy giảm lượng khách trong thời gian tới trên toàn cầu do kinh tế suy thoái, nên người ta sẽ hạn chế bỏ tiền mua vé vào phòng chờ, chỉ còn những ai có sẵn thẻ vip, free từ ngân hàng hoặc vé máy bay business class người ta xài thôi. Tất nhiên cái này mình thấy ở các nước khác rồi còn số liệu từ BCTC của SAS thì vẫn ổn áp. Bản thân mình lúc trước đi máy bay hay bỏ tiền vào vào các lounge này để ăn ngủ nghỉ cho sướng, vì thời hạn transit nó dài tầm 5-10 tiếng thì bỏ tầm 70-80$ vô đó ăn ngủ cũng được, nhưng giờ kinh tế suy thoái thì công việc cũng khó khăn hơn, nên tiết kiệm ngủ trên ghế sân bay luôn :)):)):)), ngành chứng khoán thì anh em vẫn ổn áp năm nay chứ ngoài kia thì cũng vỡ mồm. Vài dòng chia sẻ với bác, chứ em cũng chưa soi em này.
  7. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Chào bác,
    Bác chưa soi em này, thì bác có thể đọc các comment phân tích của mình về SASCO ở trên. Mục đích để thấu hiểu doanh nghiệp.
    Xin chia sẽ thêm với bác những điều mình chưa nói.

    Hợp đồng ký với bên nào, trong bao lâu?
    Mặt bằng tại Tân Sơn Nhất là ký với ACV, cổ đông sở hữu 49% vốn tại SAS.
    Thời hạn bao lâu không quan trọng. Vì được ưu tiên tái tục.
    Vị trí thuê mặt bằng rất quan trọng. Vì SASCO có mặt từ những ngày đầu sân bay TSN đi vào hoạt động. Nên các vị trí tốt đều đã được SASCO thuê. Tại sao Bamboo, VietJet lại sử dụng phòng chờ của SASCO, mà không có phòng chờ Lounge riêng tại TSN? Tại sao Phòng Chờ Lotus Lounge của VietNam Airlines lại hợp tác kinh doanh cùng SASCO?

    Biến cố Covid là cơ hội để sở hữu những DN có "lợi thế độc quyền sân bay" với giá tốt.
    Hãng bay này phá sản thì hãng bay khác thay thế. Miễn sân bay còn đông khách, thì ngành dịch vụ hàng không vẫn ăn nên làm ra. Đâu dễ sớm xuất hiện biến cố như Covid lần nữa.

    Chuyện Tô phở 300k. Những chuỗi cửa hàng này là nguồn thu chính của AST (cty đối thủ của SASCO). Không đóng góp nhiều vào doanh thu, lợi nhuận của SASCO.

    Khách sử dụng phòng chờ Lounge.
    Vẫn đông, không bị suy giảm như bác nghĩ. Cái này mình đã thu thập thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn và cũng đã show lên đây rồi. Bác thông thả đọc lại các comment nhé.

    Khách quốc tế năm 2023 mới chỉ hồi phục gần 80% so với 2019. Nên room tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận phòng chờ trong 2024 là có.
    Nếu bác chịu khó phân tích kỹ sẽ thấy SASCO không chỉ có mảng Lounge là con gà đẻ trứng vàng đâu. Đụng đâu cũng thấy vàng hết á.
  8. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    SASCO đang sở hữu những gì mà P/B chưa bao giờ < 2.0?!

    PE của SAS thì biến động đến muôn trùng. Nhưng tại sao PB chưa bao giờ < 2.0;
    PB của SAS thấp nhất là 2.0 được ghi nhận vào thời điểm Quý 3/2018. Sau đó phục hồi và đạt mức cao nhất là 3.1 vào cuối Q2/2019.

    Quay về với hiện tại và tương lai,
    Nếu LNST Quý 4 này đạt 100 tỷ, thì BV 2023 là 11.800 đ/cp. Với mức giá 24-25, PB Forward 2023 = 2.0 – 2.1;

    Forecast LNST 2024 đạt 369 tỷ (năm 2019, LNST là 373 tỷ, Năm 2023 đạt 341 tỷ, thì con số 369 tỷ là hoàn toàn khả thi, tăng 8% so 2023). Thì BV 2024 sẽ là 14.300 đ/cp (con số này đã trừ đi 10% LNST trích vào Quỹ KTPL 2024). Với mức giá hiện tại 24 – 25, thì PB Forward 2024 chỉ vào khoảng 1.7
    Bạn có hiểu điều này hàm ý gì không? Và tại sao PB của SASCO chưa bao giờ < 2.0?
    Tìm câu trả lời cho câu hỏi trên bằng cách trả lời cho câu hỏi sau: SASCO đang thực sự sở hữu những gì?
    NT1081 thích bài này.
  9. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Hiểu thêm về TAPETCO,
    Máy báy có cần đổ xăng không? Đương nhiên là có.
    Đổ xăng ở đâu? Tại sân bay.
    Công ty nào cung cấp dịch vụ này tại Tân Sơn Nhất?
    Đó là TAPETCO độc quyền nhóm cùng với Skypec của HVN, và Công ty cung cấp nhiên liệu bay Petrolimex Aviation của PLX.

    Lợi thế của TAPETCO là gì?
    Thay vì dùng 6 - 8 xe bồn, liên tục ra vào để nạp đủ nhiên liệu cho 1 tàu bay. Thì với hệ thống ống ngầm của TAPETCO, việc tra nạp nhiêu liệu chỉ mất 10 phút.
    https://caa.gov.vn/hoat-dong-nganh/...n-lieu-ngam-cho-tau-bay-20160718171518694.htm

    Mảng tra nạp nhiêu liệu này có hấp dẫn không? Quá hấp dẫn, miếng bánh thơm ngon mà ai cũng muốn sở hữu.
    https://vnexpress.net/skypec-ga-de-trung-vang-cua-vietnam-airlines-kinh-doanh-the-nao-4571493.html
    https://tuoitre.vn/chinh-phu-thuc-chuyen-skypec-tu-vietnam-airlines-ve-pvn-20230625111024556.htm
    Hãy nhìn vào con số lợi nhuận của Skypec, Petrolimex Aviation. Và mức cổ tức TAPETCO chi trả cho SASCO qua các năm. Rõ ràng mảng này rất thơm.

    Và SASCO sở hữu 38% vốn của TAPETCO.
    Sasco đầu tư 150 tỷ vào TAPETCO. Tổng tiền cổ tức thu về trong 3 năm 2018 - 2020 đã là 141 tỷ!!!
    (vì 2016, TAPETCO mới đi vào hoạt động, nên 2017 không có cổ tức chuyển về SASCO). Định giá hiện tại của TAPETCO thấp nhất là 1500 tỷ. Và SASCO đang sở hữu 38% vốn tại TAPETCO. Cho nên đây là một nhân tố góp phần khiến P/B của SASCO luôn > 2.0

    Đến đây, ai cũng hiểu, Số lượng các chuyến bay cất và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất càng nhiều thì số tiền mà TAPETCO và SASCO thu về càng nhiều. Vì máy bay cũng phải đổ xăng chứ :)
    gadabong thích bài này.
  10. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    797
    Lại một lần nữa câu hỏi được đặt ra, nếu mọi thứ thực sự tốt như vậy thì tại sao thời kỳ trước dịch bùng nổ du lịch từ 2016-2019 thì mọi thứ từ tăng trưởng, lợi nhuận và dòng tiền lại không được phản ánh vào kết quả kinh doanh của SAS. Nếu tất cả những thứ trên đều đã thuộc về SAS từ trước dịch nhưng trong thời kỳ bùng nổ thì lại ko lợi nhuận hóa được thì kỳ vọng gì trong tương lai những tài sản đó cũng sẽ được lợi nhuận hóa?
    gadabong thích bài này.

Chia sẻ trang này