Sau cơn mưa trời lại tối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 15/10/2012.

5549 người đang online, trong đó có 558 thành viên. 20:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 127303 lượt đọc và 1133 bài trả lời
  1. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.834
  2. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Hy vọng có vụ gì đó nó làm sóng chạy kiếm tý rồi lại té...
  3. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Sao con số là 14 tỉ USD? Ở trên chỉ thấy khoảng 1.5 và 2.4 tỉ???
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Ông Đặng Thành Tâm: "Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa, không canh cánh nỗi lo nợ nần"


    Chả ai muốn nói mình là thất bại, nhưng nói không thành công cũng chỉ là lịch sự thôi. Không riêng gì ngân hàng, mà hoạt động đầu tư tài chính nói chung của chúng tôi hoàn toàn không thành công, thậm chí lỗ nặng.
    Thừa nhận thất bại và tự rút bài học khi lấn sân đầu tư tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm ước mơ được quay trở về thời xưa, làm ít, nợ ít, không phải sống trong lâu đài xa hoa mà canh cánh nỗi lo nợ nần.

    Ngày thứ hai trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài, đại biểu Đặng Thành Tâm sáng nay đồng ý trả lời VnExpress.net với những trăn trở về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như công việc làm ăn, sức khỏe của riêng mình.
    - Từ góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá tình hình kinh tế 9 tháng qua thế nào?

    - Về phát triển kinh tế 9 tháng vừa rồi, không phải chỉ cá nhân tôi mà tất cả doanh nghiệp khác đều khá thất vọng. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, lãi suất đã giảm nhiều, nhưng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn, thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm âm và đến hết 9 tháng mới được hơn 2%. Để nền kinh tế vận hành trở lại và doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng cả năm nay phải đạt ít nhất 10% như năm ngoái. Đây thực sự là một thách đố, Nhà nước cũng không thể cho tín dụng tăng nhanh như vậy vì sẽ làm cho lạm phát tăng cao trở lại.

    Phải thừa nhận là nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng còn rất yếu kém từ nội tại của mình. Nhưng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế của chúng ta mới phát triển, còn non trẻ, giống như một cơ thể trẻ sẽ phục hồi rất nhanh khi được tiếp sức. Có điều đáng mừng là chính sách kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, tín dụng tăng trưởng dương trở lại, dòng vốn được lưu thông thì sản xuất kinh doanh sẽ sớm phục hồi.

    - Nợ xấu đang được cho là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, khiến dòng vốn không lưu thông được và doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn. Còn ông nghĩ sao?

    - Ai cũng nói là cục máu đông, điểm nghẽn đe dọa nền kinh tế, nhưng nếu đúng nợ xấu như vậy và quy mô lên đến 300.000-400.000 tỷ đồng thì nền kinh tế 4-5 năm tới không thể hồi phục.

    Tôi không bi quan như vậy. Hơn 50% trong số nợ xấu này phát sinh từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà nguyên nhân gốc rễ là một thời gian dài dòng vốn bế tắc, lãi suất quá cao doanh nghiệp không có vốn làm ăn, dẫn tới lỗ và dắt dây nợ nần không trả được. Nếu từ giờ trở đi, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết giữ lãi suất ổn định không quá 15%, doanh nghiệp được vay vốn làm ăm thì họ sẽ sản xuất kinh doanh trở lại, chỉ cần lãi ít nhất 1-2% là bắt đầu có thể trả được nợ ngân hàng. Và khi đã trả được, thì không còn là nợ xấu nữa.

    Tất nhiên, tôi nói như vậy là chỉ nhìn từ góc độ những người sản xuất kinh doanh. Nợ xấu của chúng ta còn đến từ dịch vụ, tài chính và ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước có cái nhìn tổng thể hơn, và hơn ai hết họ biết thực tế nợ xấu hiện nay thế nào, cần giải pháp gì.

    - Tình hình nợ tại các doanh nghiệp của ông hiện nay ra sao?

    - Tính cả tập đoàn của tôi và của chị tôi (bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo), chúng tôi đang nợ tất cả ngân hàng chưa tới 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ của chúng tôi khoảng 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn điều lệ chưa đầy 1 lần, trong khi tỷ lệ của đa số các doanh nghiệp trên sàn là hơn 2 lần. Như vậy nếu xét về cấu trúc, nợ của chúng tôi an toàn hơn.

    - Vậy khả năng trả số nợ 500 triệu USD này thế nào?

    - Chúng tôi là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp, chủ yếu thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Tính ra chúng tôi thu hút FDI chiếm hơn 10% của cả nước. Tổng dư nợ của nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 150 tỷ USD, nếu 100 đơn vị nợ như chúng tôi thì cũng chỉ 50 tỷ USD, bằng một phần ba tổng nợ vay của nền kinh tế. Nhưng 100 đơn vị như chúng tôi thu hút gấp 10 lần vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Xuất khẩu ở các khu công nghiệp chúng tôi là 5-7 tỷ USD, gần 10% tổng xuất khẩu cả nước. Cứ 100 đơn vị như chúng tôi đã làm ra 5 lần xuất khẩu cả nước, lại còn tạo công ăn việc làm. Nói như vậy để thấy hiệu quả sử dụng 500 triệu USD vốn vay ngân hàng của chúng tôi thế nào.

    - Với tình hình hiện nay, định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh của tập đoàn ông năm 2013 thế nào?

    - Mở rộng hay không phải nhìn vào kế hoạch của nhà nước. Kế hoạch nhà nước xây dựng tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, đi kèm với đó là một loạt chỉ tiêu khác theo hướng thắt chặt hơn, trong đó có dòng tiền, tăng trưởng tín dụng, lạm phát. Và với chỉ tiêu như vậy, doanh nghiệp cần tự hiểu rằng năm 2013 tiếp tục khó khăn, cần liệu cơm gắp mắm, nếu không co cụm sản xuất thì thôi chứ mở rộng lúc này chỉ có chết.

    Về phần mình, trước mắt chúng tôi không mở rộng khu công nghiệp mà gia tăng tối đa các quỹ hiện tại, làm sao để thu hút doanh nghiệp nhiều hơn, thậm chí cho thuê giá rẻ hơn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm sau như vậy quá thấp. Chỉ cần dòng vốn được khơi thông, sản xuất trở lại thì kinh tế Việt Nam năm sau ít nhất phải tăng 6%.

    - Thế còn hoạt động đầu tư tài chính, ông có kế hoạch gì với các kênh nhạy cảm như ngân hàng?

    - Ở Việt Nam ai nghe tới ngân hàng cũng thích lắm, mình cũng thế thôi, cứ thấy người ta ăn khoai thì mình vác mai đi đào. Có một thời kỳ người ta đổ xô mua cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán và cứ nhắm mắt mua là lãi. Đến giờ thì không ai dám tham gia nữa, cả nền kinh tế hôm nay gánh hậu họa vì đã mù quáng lao như vậy, tôi cũng thế thôi. Giờ thì đương nhiên chúng tôi phải tính lại, không phải bỏ chạy mà là một bài toán thực tế, biết rõ thế mạnh của mình ở đâu để tập trung sức lực, còn lĩnh vực không biết thì tốt nhất sống chết thế nào cũng phải giải phóng, không thể đeo đuổi mãi. Đến nay, tôi và các cổ đông khác cùng tham gia với tôi không còn nắm giữ một xu cổ phiếu Ngân hàng Phương Tây.

    Với các ngân hàng khác, chúng tôi phải điều tiết lại, đắt hay rẻ cũng phải thoái vốn để tập trung cho sản xuất kinh doanh chính của mình. Bài học chúng tôi tự rút ra cho mình là lĩnh vực gì mình hay nhất thì nên tập trung cho nó, dù nó có lời nhiều lời ít nhưng bao giờ cũng chắc ăn, vì mình kiểm soát được, mình biết được. Còn những lĩnh vực khác không hiểu thì không nên ham. Chẳng hạn đầu tư tài chính, mình không hiểu nên rót vốn xong cứ phải ngồi chết khô chờ ông khác. Để mình phải phụ thuộc người khác như vậy thì chẳng còn cái dại nào bằng.

    - Vậy ông nhìn nhận đầu tư vào ngân hàng là một sự thất bại?

    - Chả ai muốn nói mình là thất bại, nhưng nói không thành công cũng chỉ là lịch sự thôi. Không riêng gì ngân hàng, mà hoạt động đầu tư tài chính nói chung của chúng tôi hoàn toàn không thành công, thậm chí lỗ nặng. Nói thật, nếu không vướng ngân hàng thì chúng tôi không khổ thế này. Khu công nghiệp dù khó khăn chúng tôi vẫn thu tiền đều đều, dù ít vẫn có lãi, vẫn ung dung hơn nhiều. Tự dưng sa đà vào cái đó, giờ thì thất bại, phải tự rút kinh nghiệm thôi.

    - Thực sự tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp của ông hiện nay thế nào?

    - Có một điều chúng tôi thấy tự hào, đó là suốt một năm qua không ngân hàng nào cho chúng tôi vay tiền, nhưng chúng tôi vẫn sống. Tất nhiên, nếu cứ tiếp tục thế này thì chưa biết nay mai sống chết thế nào. Nhưng chúng tôi tự nhìn vào thực lực của mình, nội bộ tự động viên nhau tiết kiệm cùng vượt qua khó khăn.

    - Ông từng tự hào vì là một doanh nhân biết kiểm soát được thời gian, điều tiết được cuộc sống và công việc trước các áp lực trong kinh doanh. Vậy tại sao thời gian vừa rồi ông lại đến mức đổ bệnh không thể đi họp Quốc hội được?

    - Kinh tế khó khăn, ngân hàng không cho vay, rồi lại còn nhiều áp lực khác, không bệnh sao được. Người ta có thể kiểm soát được ý chí, tự bảo mình quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, nhưng không ai có thể kiểm soát được sức khỏe của mình nhất là khi chịu nhiều áp lực như thế. Tôi không phải cố tỏ ra mình khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Ốm thì xin nghỉ, đến khi có thể bò về được thì cố mà bò về để đi họp. Râu tóc tôi dài ra, bạc đi, thì có gì đáng xấu hổ, vì bác sĩ yêu cầu phải để như thế để họ theo dõi bệnh tình của tôi. Sợ nhất là bị chết, chứ trông xấu tí có gì đáng lo.

    - Lúc này, nếu cho ông một điều ước, thì ông ước gì?

    - Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo. ===> =))=))=))
    Nói vậy thôi, chứ tôi cho rằng nền kinh tế hiện nay không đến nỗi tồi tệ. Các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu tự tin hơn. Nếu chính sách vĩ mô vẫn duy trì tốt như hiện nay thì sản xuất sẽ nhanh chóng phục hồi và tôi tin không quá ba tháng là có thể xóa được hết nợ xấu trong lĩnh vực này. Quan trọng nhất là chính sách vĩ mô phải ổn định.

    Theo Song Linh

    VnExpress
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    14 tỷ là nợ gốc đến hạn còn bác chú ý 1,67; 1,5 .... 1,29 hay 2,4 tỷ là lãi vay bác ạ.

    Thường ODA nó có kỳ hạn dài khoảng 20 năm trở lên. Khoảng 14 tỷ đó là vay từ 1992 đổ về trước đấy chứ giờ nó lên cỡ cả trăm tỏi rùi bác !
  6. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Làm gì thì làm, cứ nhìn doanh thu và các khoản nợ sẽ suy ra doanh nghiệp có làm ăn tốt không.
    Doanh thu thì giảm mạnh thì doanh nghiệp vẫn lãi mới lạ.

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  7. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Năm 1992 vay JPY với tỉ giá 13X - 15X JPY/USD giờ này 79 JPY/USD khoản này tăng lên cũng ác.

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Thêm 1 bài nữa nhé: Tuy nó dài nhưng nguyên văn để các bác đọc và ngẫm cho kỹ.

    Bác Fanmatic sắp có nhóc mới sinh nhưng bác cũng cần nhớ là dù nó mới sinh nhưng nó cũng vẫn phải mang nợ cỡ 800$ kể từ ngày nó chào đời nhá !


    Nợ công và những nguy cơ tiềm ẩn

    Được đăng ngày Thứ ba, 25 Tháng 9 2012 09:09

    (TCT online) - Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng, nợ Chính phủ vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu NSNN vẫn nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên xu hướng gia tăng nợ công qua các năm cũng thể hiện một số bất ổn cần lưu ý.



    Khủng hoảng nợ công ở châu Âu thời gian qua cho thấy, việc đảm bảo tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu là những thách thức chung đối với tất cả các nước. Nợ công đã trở thành một vấn đề nóng đối với nền kinh tế toàn cầu. ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước; chỉ số tiêu dùng CPI ở mức âm; các DN gặp nhiều khó khăn trong SXKD, hàng tồn kho lớn và việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn, trong khi nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao và Chính phủ đã phải sử dụng nhiều gói cứu trợ để kích cầu cho nền kinh tế. Nguồn vốn vay nợ của Chính phủ đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển, thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Vì vậy, nợ công và quản lý nợ công đang là vấn đề hết sức nóng bỏng, rất đáng quan tâm.


    Theo số liệu từ Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), đến hết năm 2011, tổng số dư nợ công của Việt Nam bằng 54,6% GDP, nợ của Chính phủ bằng 43,6% GDP và tổng dư nợ nước ngoài quốc gia bằng 41,5% GDP. Trong cơ cấu nợ công, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng lớn, với 80%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% và nợ trái phiếu chính quyền địa phương chiếm 1%. Trong cơ cấu nợ nước ngoài, nợ chính phủ chiếm 62% và nợ DN chiếm 38%. Những con số này cho thấy, nợ công ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng lên. Theo dự báo của Bộ Tài chính, năm 2012 nợ công của Việt Nam có thể lên tới con số 58,4% GDP và 60-65% GDP vào năm 2015.

    Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng cho biết, trong cơ cấu nợ chính phủ, nợ trong nước có xu hướng tăng lên (chiếm 42%), nhưng nợ nước ngoài có xu hướng giảm (chiếm 58%). Đây là xu hướng tốt, chứng tỏ Việt Nam đã giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài. Tuy nhiên, nợ vay ODA và vay ưu đãi vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Cho đến nay, tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết cho nước ta đạt khoảng 71 tỷ USD, đã đàm phán và ký kết các hiệp định vay ODA, vay ưu đãi với tổng giá trị 55 tỷ USD và đã được giải ngân 27,5 tỷ USD, chiếm 57% so với tổng vay.



    Như vậy, dù các hệ số an toàn của nợ công Việt Nam tuy vẫn còn trong giới hạn, nhưng đã tiệm cận ở mức cao. Dư nợ công tăng lên trong thời gian qua là do các khoản vay nợ trực tiếp trong và ngoài nước của Chính phủ để bù đắp cho bội chi NSNN và do sự gia tăng nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh của một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Ngoài việc trực tiếp phát hành nợ, Chính phủ cũng đã thực hiện cấp bảo lãnh cho các DN vay vốn với tổng giá trị vay nước ngoài đạt gần 11 tỷ USD và dư nợ được bảo lãnh vay vốn nước ngoài là 5,2 tỷ USD. Dư nợ bảo lãnh vay vốn phát hành trái phiếu trong nước là 136 nghìn tỷ đồng. Mức lãi suất bình quân của các khoản vay trung và dài hạn nước ngoài của quốc gia là 3,3%/năm, kỳ hạn bình quân gia quyền vay chính phủ (cả vay trong nước và nước ngoài) khoảng 11 năm, trong đó kỳ hạn vay nước ngoài bình quân khoảng 24 năm, vay trong nước bình quân là 5 năm.
    Theo chiến lược nợ được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam sẽ đảm bảo nợ công (gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP. Bên cạnh đó, nợ chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia dưới 50%. Đến năm 2030, các chỉ tiêu này sẽ được hạ thấp dần, xuống lần lượt 60%, 50% GDP và 45% GDP. Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu và dịch vụ; đảm bảo chỉ tiêu dự trữ ngoại hối Nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.
    Trong cơ cấu nợ, Chính phủ cũng cho biết sẽ cố gắng đảm bảo tỷ lệ vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) tối thiểu đạt 60% so với tổng nợ nước ngoài của Chính phủ đến năm 2020. Song song với việc đảm bảo tỷ lệ vay an toàn, Chính phủ cũng khẳng định việc sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Vốn vay sẽ góp phần làm giảm bội chi ngân sách dưới 4,5% vào năm 2015; lần lượt 4% và 3% trong các giai đoạn 2016 - 2020 sau 2020

    Tuy với thời gian vay và mức lãi suất hiện tại chưa gây sức ép lớn cho NSNN về nghĩa vụ trả lãi đến hạn, nhưng trong thời gian tới, nguồn vốn vay ưu đãi ODA cho Việt Nam sẽ giảm dần, do Việt Nam đã chuyển sang nhóm các nước có thu nhập trung bình. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, bởi chi phí vay sẽ dần tăng cao, trong khi việc huy động vốn trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu gặp nhiều khó khăn và thời hạn phải trả các khoản nợ cũ đang cận kề.
    Theo ước tính, đến năm 2016, Chính phủ Việt Nam phải trả nợ trên 2 tỉ USD so với mức 1 tỉ USD của năm 2010. Như vậy, khả năng trả nợ ngày càng gặp nhiều thách thức. Về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng nợ công của Việt Nam đã và đang gây ra tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự mất giá của đồng nội tệ cũng sẽ khiến cho gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên. Như vậy, ngoài phần lãi suất phải trả, khi trả nợ, Chính phủ phải trả một khoản tiền lớn hơn tính theo giá trị nội tệ; nợ nước ngoài cao (chiếm 58% trong nợ chính phủ) trong đó phần lớn các khoản nợ nước ngoài là vay ODA, nên ngoài việc làm tăng chi phí đầu vào của khoản vay còn làm tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ, chưa kể các khoản vay ODA này sẽ giảm dần trong tương lai; cạnh đó, áp lực chi phí ngân sách lớn, dẫn đến thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) ngày càng tăng (từ 2,8% GDP năm 2001 lên tới 9% GDP năm 2009), vượt qua mức 5% theo thông lệ quốc tế cũng gây áp lực lên chính sách tài khóa và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.

    Ngoài ra, chỉ số ICOR (đo lường hiệu quả đầu tư) càng cao thì hiệu quả dầu tư của nền kinh tế càng thấp. Hệ số ICOR năm 1991 là 3,2 đã tăng lên 8 vào năm 2009 cho thấy, hiệu quả thấp trong việc sử dụng nguồn lực, sự lãng phí và quản lý chưa chặt chẽ trong đầu tư cũng như khả năng cạnh tranh thấp của nền kinh tế; nợ công có thể gia tăng nhanh chóng và đột biến trong thời gian ngắn, nếu một số tập đoàn kinh tế đổ bể, mất khả năng thanh toán và chính phủ phải vay nợ để tài trợ cho các tập đoàn này nhằm tái cơ cấu tài chính; tình trạng bong bong bất động sản, nợ xấu, rủi ro lãi suất và hối đoái cũng ảnh hưởng đến nền tảng tài chính và thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Trong trường hợp các ngân hàng thương mại gặp khó khăn về thanh khoản, cần được tài trợ từ ngân sách cũng có thể làm bội chi và nợ công tăng đột ngột.

    Rõ ràng, vấn đề nợ công của Việt Nam đang gây ra hàng loạt các mối lo ngại từ quy mô đến tính an toàn và khả năng tài trợ nợ công. Vì thế, để tránh được những rủi ro về khủng hoảng nợ công, cần giảm dần tỷ lệ thâm hụt ngân sách mỗi năm và nợ công. Trong đó, giảm chi tiêu và đầu tư công là biện pháp phải làm và có tính khả thi cao nhất./.
    Đức Phương
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Cái này quá đúng. Nếu ở VN bác cứ xem thằng PPC là rõ nhất. 3 quý lãi khủng nhưng quý 4 lỗ còn khủng hơn 3 quý kia cộng lại do lúc đó éo còn trốn hạch toán vào quý nào được nữa.

    Chênh lệch tỷ giá làm mất đi tất cả thành quả.

    Ngược lại nếu đặt địa vị vào Nhật là nước cho vay lớn nhất TG và chính sách lớn là xuất khẩu vốn. Chỉ 1 động thái điều chỉnh tỷ giá của BOJ làm cho tất cả con nợ trên TG điêu đứng trong đó có VN.

    Cái này ít được phân tích và để ý thôi nhưng là quốc sách của NHật rồi.
  10. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Cụ xem lại cái, cái cô ts mai j đấy nói rõ là 1,5 tỷ là cả gốc và lãi mà, trong đó lãi chỉ có hơn 600tr mà. Còn tổng số nợ bác bảo cả trăm tỏi thì hoá ra tương đương GDP rồi à? Các báo cáo gần đây vẫn nói nợ nước ngoài dưới 50% GDP mà ???

Chia sẻ trang này