Sau cơn mưa trời lại tối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 15/10/2012.

5668 người đang online, trong đó có 508 thành viên. 18:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 127302 lượt đọc và 1133 bài trả lời
  1. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Hy vọng nó ủn chợ kiếm tẹo rồi chuồn nào... Dòng ck đc giữ kinh quá...
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    CII đúng là như em dự thật. Điều chỉnh kỳ vọng bán tăng thêm 1 giá nhé cả nhà. Ai vào dưới 24 cứ ung dung chờ nó tự kéo !
  3. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Mai đầu tháng 11, k biết cải rổ HNX30 mới có ảnh hưởng gì chợ k.... nhìn tây kéo DBC vui nhỉ? mất tẹo tiền lại lồi nav..... AE cẩn thận vào hàng đổ bô khi nó kéo xanh mạnh nhé, lực bán gớm lắm
  4. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269
    Ba bước thu hút vàng trong dân:

    - Bước 1: Độc quyền vàng miếng hiệu SJC

    Nếu như nghị định xyz nào đó chỉ là đơn thuần là con chữ trên tờ giấy lộn nhằm quản lý vàng, không thể có tác dụng với quy luật tự nhiên đối với vai trò giá trị của vàng, thì chính quyền làm một động thái đánh vào lòng tham của dân chúng bằng cách nâng giá trị của cái thứ vàng có nhãn hiệu SJC.

    Ai cũng biết SJC là công ty kinh doanh vàng bạc của nhà nước nên việc đặt tên cho thương hiệu vàng của mình là một việc làm bình thường. Điều này cũng như Bảo Tín Rồng vàng, đặt tên cho thương hiệu của mình. Các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác tuy không lấy thương hiệu nhưng cũng có đánh dấu riêng của mình để thuận tiện việc mua bán, cũng như giữ uy tín cho cửa hiệu của mình. Nếu nhà nước không lạm phát, giá cả mua bán của vàng chỉ khác nhau độ tinh khiết (độ tuổi), không phụ thuộc vào thương hiệu. Dù vàng SJC có là 4 số 9 cũng không thể lý do nào cao hơn vàng 4 số 9 của các thương hiệu khác được. Nhưng như hiện tại chúng ta thấy nghịch lý này đang tồn tại. Chênh lệch này là khoảng 3 triệu đồng / 1 lượng. Đồng thời chính quyền còn cho phép dân chúng mang vàng phi SJC dập lại thương hiệu SJC với giá chỉ 50.000đ/ lượng. Mất 50.000đ tiền công, lại được 3 triệu tiền chênh lệch. Nhiều người đã làm một việc thiếu chín chắn như vậy. Hãy hiểu rằng 3 triệu chênh lệch này là giá trị ảo, Nó sẽ không tồn tại lâu.

    - Bước 2: Hạn chế mua bán vàng

    Khi đã dập được một lượng kha khá vàng SJC (vẫn đang tồn tại lưu hành trong dân cư) thì thì chính quyền hạn chế việc trao đổi mua bán này bằng một loạt những biện pháp hành chính như điều kiện kinh doanh vàng quái đản, đến độ không một tư nhân nào đủ điều kiện. Chỉ còn tồn tại 1 hoặc cùng lắm là 2 công ty vàng được phép hoạt động. Hoặc một số biện pháp khác nữa.

    - Bước 3: Thu hút vàng

    Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá quy định. Lúc này, mặc dù giá thịt lợn ngoài chợ vẫn giữ giá 100.000đ/kg. Nhưng các cửa hàng vàng bạc nhà nước được mở trên 64 tỉnh thành chỉ mua vào 100.000 đ/lượng, với thương hiệu SJC, vì lấy cớ đây là thương hiệu độc quyền của nhà nước, nghiêm cấm việc mua bán trên thị trường chợ đen. Ai vi phạm bị tịch thu. Đừng bao giờ quên, với chính quyền, không cái gì họ không dám làm. Khi đó hoặc bạn phải bán với giá rẻ mạt, hoặc bạn bị tịch thu.

    Bạn phải làm gì?

    Rất đơn giản: Khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt động. Tuyệt đối không dập thương hiệu SJC.

    Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị trường hàng hóa.

    Bạn hãy tin rằng, cái gì phù hợp với quy luật thì tồn tại mãi mãi. Trái quy luật ắt không sớm thì muộn vẫn bị đào thải - chính trị, kinh tế đều luôn đúng.
  5. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Hơn 60% GDP rồi, chưa tính trái phiếu trong nước có khi tổng lên đến 100% GDP cũng nên.

    60% of 120 tỉ USD tương đương 72 tỉ. Nếu trả lãi suất 5% của 72 tỉ đã lên đến 3,6 tỉ rồi chưa tính gốc. Nếu lãi suất là 7% thì em không dám suy ra con số. Số nợ này chưa tính sự tăng giá của JPY nếu nợ vay phần lớn là JPY.

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Nghe con số sợ chưa? Còn thêm nữa ở các loại hình khác nữa đới... Sợ thì cứ sợ, liều cứ liều thôi.....

    Theo dõi các con hàng của mềnh xía... có cái rất lạ... các bác theo dõi tiếp nhé... vớ vẩn có con chơi đc đới
  7. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    BMC, DPM???
    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  8. toiyeuphunu1988

    toiyeuphunu1988 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Đã được thích:
    18
    Ngắn hạn có thể vui 1 tí a nhỉ. Đã thấy vài mã kiểu Gái Mại Dâm là thấy còn có lý do để nhìn bảng rồi [:D]
  9. lanlan

    lanlan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    3.148
    Hôm nay các bác đi đâu cả rồi nhỉ? Chả chém cho anh em đọc mở mày mở mặt. Con LAS hôm nay thấy lạ, sáng giờ chỉ khớp có 600 cổ. Hiện tượng này là thế nào hả các bác?
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390

    Đây đúng như em nghĩ đã có bài media chém CII vì vụ này tuy nhiên cũng éo làm gì được nó: Bác đọc cho kỹ nhé


    Doanh nghiệp “lách” mua cổ phiếu quỹ

    CII lập công ty con “nhanh như chớp” để mua lại 15% cổ phiếu của chính mình?

    Chiều 30/10/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (mã CII - HOSE) bất ngờ thông báo, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Việt Nam Philippnies - Vinaphil (VPI) tạm hoãn việc mua gần 16,92 triệu cổ phiếu CII, do Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) yêu cầu tạm hoãn giao dịch để hoàn tất một số thủ tục.

    Sự kiện này gây “sốc” cho nhiều nhà đầu tư, và đặt ra nghi vấn việc Hội đồng Quản trị CII lập công ty con “nhanh như chớp” để mua lại 15% cổ phiếu của chính mình.

    Ngày 18/10/2012, Hội đồng Quản trị CII đã quyết định thành lập VPI với vốn điều lệ 900 tỷ đồng (CII nắm giữ 99,99%), và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/10/2012.

    Đến ngày 29/10, Vinaphil (VPI) đăng ký mua 16.920.225 cổ phiếu CII (chiếm 15% vốn điều lệ của CII) từ 5/11 đến 5/12/2012 với mục đích đầu tư.

    Nhờ thông tin này mà cổ phiếu CII đã tăng trần mạnh mẽ trong suốt phiên giao dịch 30/10, đóng cửa cuối phiên ở mức giá trần 24.700 đồng/cổ phiếu. Nếu thực hiện với mức giá này, VPI dự kiến chi ra số tiền đến gần 418 tỷ đồng. Hiện tại, Vinaphil chưa sở hữu cổ phiếu CII.

    Chỉ một ngày sau khi đăng ký mua gần 17 triệu cổ phiếu CII, VPI đã bị HOSE “tuýt còi” tạm hoãn giao dịch.

    Sau khi thành lập, CII sẽ chuyển nhượng cổ phần VPI (bao gồm cả chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài) để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50%. Chỉ một ngày sau khi đăng ký mua gần 17 triệu cổ phiếu CII, VPI đã bị HOSE “tuýt còi” tạm hoãn giao dịch.

    Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vinaphil (hiện đang nắm giữ 3.032.700 cổ phiếu CII, chiếm 2,69% vốn điều lệ) còn cho biết, việc công ty con mua cổ phiếu của công ty mẹ được xem là mua cổ phiếu quỹ.

    Do quy định hiện nay chưa rõ ràng nên HOSE đã yêu cầu tạm hoãn giao dịch. Từ 30/10 đến 5/11, CII sẽ bán bớt cổ phần của Vinaphil cho đối tác khác và giảm tỷ lệ sở hữu của CII xuống dưới 50%. Sau khi giảm tỷ lệ sở hữu, Vinaphil sẽ không còn là công ty con của CII và không còn bị ràng buộc bởi quy định về cổ phiếu quỹ và sẽ đăng ký mua lại gần 17 triệu cổ phiếu của CII.

    Theo giải thích của ông Lê Quốc Bình, việc tạm hoãn này là do hiện nay quy định chưa rõ ràng việc công ty con mua cổ phiếu của công ty mẹ. Nhưng nhiều nhà đầu tư không đồng ý với giải thích này từ phía CII và cho rằng đây không phải là nguyên nhân chính. Bởi vì trong hơn một năm qua, các công ty con và công ty liên kết thuộc CII liên tục mua vào cổ phiếu CII.

    Hiện nay, CII có 3 công ty con: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng xa lộ Hà Nội (vốn điều lệ 300 tỷ đồng, CII nắm 99%) đang sở hữu 6,66% cổ phiếu CII, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Ninh Thuận (165 tỷ đồng, CII nắm 64%) và Công ty Cổ phần Xây dựng cầu đường Bình Triệu (70 tỷ đồng, CII nắm 99%) hiện đang nắm giữ 3,82% cổ phiếu CII.

    CII có 6 công ty liên doanh liên kết, trong đó có 3 công ty nước: BOO nước Thủ Đức (500 tỷ đồng, CII 43,53%), BOO nước Đồng Tâm (375 tỷ đồng, COO 49%) và Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông (300 tỷ đồng, CII nắm giữ 36%) và Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng bất động sản Sài Gòn - SII (vốn điều lệ 400 tỷ đồng, CII nắm giữ 35%), SII đang nắm giữ 3,32% cổ phần CII.

    Vậy nguyên nhân chính là do đâu?

    “Ma trận” sở hữu chéo nhằm “di chuyển” lợi nhuận giữa các công ty với nhau với mục đích “tối ưu hóa lợi nhuận của các lãnh đạo”?

    Ngay cả giả thiết là CII lập công ty con để bán cho đối tác nước ngoài với giá cao cũng không đủ thuyết phục, bởi theo thông báo của HOSE, CII chính thức điều chỉnh tỷ lệ room của nhà đầu tư nước ngoài từ 39,97% xuống 33,91% kể từ ngày 11/10/2012, sau khi chốt tỷ lệ sở hữu theo phương thức chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được bán ra và không được mua vào.

    Lý do được nhiều người để ý nhất, có lẽ là: việc CII lập ra công ty con với hơn 99% vốn của mình rồi ngay sau đó bán cổ phần CII tại công ty con cho công ty khác để công ty con trở thành công ty liên kết, rồi cũng ngay sau đó, công ty liên kết lại mua vào số lượng lớn cổ phiếu CII, thực ra là “ma trận” sở hữu chéo nhằm “di chuyển” lợi nhuận giữa các công ty với nhau với mục đích “tối ưu hóa lợi nhuận của các lãnh đạo”?

    Điều này có thể minh chứng qua báo cáo tài chính riêng lẻ quý 3/2012 của CII.

    Lợi nhuận sau thuế của CII trong quý 3 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, mặc dù doanh thu thuần chỉ tăng có 2%, đạt 41,5 tỷ đồng, đặc biệt, doanh thu tài chính trong kỳ tăng đến 166% so cùng kỳ năm trước, đạt gần 279 tỷ đồng và lãi ròng xấp xỉ 102 tỷ đồng, tăng 28% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2012, với 455,7 tỷ đồng doanh thu tài chính và 117 tỷ đồng doanh thu thuần, sau khi trừ các chi phí, công ty mẹ CII lãi ròng 218,4 tỷ đồng, tăng 48% cùng kỳ năm trước.

    Đáng chú ý là P/E của CII giảm rất mạnh, từ 11,37 lần cuối quý 1 xuống chỉ còn 6,59 lần vào cuối quý 3/2012. Công ty liên kết với CII là Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng bất động sản Sài Gòn (SII), vốn điều lệ 400 tỷ đồng, CII nắm giữ 35%, nhưng SII cũng đang nắm giữ 3,32% cổ phần CII.

    Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2012, SII công bố doanh thu thuần chỉ có 1,969 tỷ đồng, nhưng doanh thu hoạt động tài chính đạt tới 24,75 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 57 tỷ đồng, trong đó 98% đến từ các công ty liên doanh, liên kết, kể cả lợi nhuận được chia từ CII.

    Theo Hoàng Lộc
    VnEconomy

Chia sẻ trang này