SAV -- 2019 -- 15

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NamNLN88, 22/03/2019.

2907 người đang online, trong đó có 27 thành viên. 03:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 74771 lượt đọc và 498 bài trả lời
  1. Korosuke

    Korosuke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2017
    Đã được thích:
    248
    :(( hôm nay ko giao dịch gì à buồn thế
    Cụ nào kê lệnh e ghét e múc hết đấy
  2. kunochupi

    kunochupi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2014
    Đã được thích:
    529
    Em thấy tay to vào mua hàng thôi, người ta mua xong rồi đợi để mua tiếp :))
    --- Gộp bài viết, 19/10/2019 ---
    Báo cáo tài chính quý 3 ra rồi nhé, lợi nhuận sau thuế 7 tỷ, tăng trưởng 21%, chúc mừng cổ đông SAV
    http://www.fpts.com.vn/FileStore2/F...ocaotaichinhquy3.2019vagiaitrinhchenhlech.pdf
    kric04 thích bài này.
  3. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.179
    số đẹp...tiền tăng...tồn kho giảm nhưng tăng trích dự phòng...
    kric04 thích bài này.
  4. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    KQKD tốt đó
    cuibap13 thích bài này.
  5. Korosuke

    Korosuke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2017
    Đã được thích:
    248
    :(( ko thấy mua lên nhỉ, chán thế
  6. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.179
    chạy,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
  7. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.179
    Tạm nhập tái xuất gỗ dán tăng 400%, Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn
    BizLIVE4 liên quanGốc
    Bộ trưởng Công Thương cho biết, tạm dừng việc nhập khẩu, như chuyển tải xuất khẩu các mặt hàng gỗ dán đi Mỹ, bởi mặt hàng này có tăng trưởng hơn 400% trong thời gian vừa qua.

    [​IMG]


    Ảnh minh họa.

    Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ với hiệu lực thi hành từ ngày 27/12/2019 đến hết ngày 31/12/2024.

    Theo đó, Thông tư này được ban hành nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam.

    Đồng thời, hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, ngày 12/11/2019, Bộ trưởng Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.

    Thông tư 22 quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ đối với mặt hàng gỗ dán thuộc nhóm HS 44.12 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

    Theo Bộ Công thương, quy định này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

    Trước đó, trả lời phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV chiều 6/11, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng cho phép xây dựng Thông tư cho tạm dừng việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu cũng như chuyển tải xuất khẩu các mặt hàng gỗ dán đi Hoa Kỳ, vì đây là mặt hàng có tăng trưởng lên tới hơn 400% trong thời gian vừa qua.

    HẠ AN
  8. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.179
    Ngành gỗ trước vận hội mới
    Qua kim ngạch xuất khẩu gỗ 10 tháng đầu năm 2019 vừa qua có thể thấy, doanh nghiệp nội địa trong ngành gỗ hiện đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại trước đây.

    [​IMG]Gian lận thương mại là thách thức lớn nhất với ngành gỗ xuất khẩu
    [​IMG]Không để tình trạng trục lợi, giả danh gỗ Việt để xuất khẩu
    [​IMG]Thiếu nguyên liệu làm khó ngành gỗ
    So với các ngành hàng xuất khẩu khác, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ xuất khẩu 2019 được đánh giá là thành công. Theo ông Trần Anh Vũ, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương (Bifa), đến tháng 11/2019 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản có mức tăng trưởng ổn định, từ 17% - 19% qua từng tháng, với mức tăng 10,6% về gỗ và tăng 19,5% về sản phẩm gỗ. 10 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt hơn 9 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2018. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 sẽ hoàn thành mục tiêu 11 tỷ USD. Thời gian tới, ngành này còn nhiều dư địa phát triển, với dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2020 có thể đạt từ 12 tỷ - 13 tỷ USD và năm 2015 đạt đến 20 tỷ USD.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp gỗ hiện đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại trước đây
    Ông Trần Anh Vũ cho rằng, ngành gỗ và chế biến gỗ Việt Nam hiện lớn về quy mô doanh nghiệp sản xuất và mạnh về xuất khẩu. Hiện có đến gần 5.000 doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu, đưa sản phẩm gỗ của Việt Nam chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu, đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu của đồ gỗ Việt cũng tăng nhanh, hiện đã là trên 120 quốc gia vùng lãnh thổ.

    Điều này tạo dư địa phát triển tốt cho doanh nghiệp trong ngành. Bởi khi số lượng đơn hàng xuất khẩu lớn (đặc biệt là đồ gỗ nội thất trang trí theo phong cách cổ điển) sẽ đặt các doanh nghiệp sản xuất vào thế phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được thị trường.

    Thực tế sản xuất của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương (địa phương có số lượng doanh nghiệp ngành gỗ lớn nhất cả nước) cho thấy, tuy hiện nay sự chênh lệch doanh số kinh doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nội còn cao, nhưng doanh nghiệp Việt hiện nay đã chiếm được 50% tổng kim ngạch xuất đồ gỗ so với tỷ lệ trước đây chỉ vào khoảng 10% – 20%. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp ngành gỗ Việt đã phát triển mạnh trong việc đầu tư khâu thiết kế mẫu mã, trang thiết bị sản xuất, xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt… để sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, qua kim ngạch xuất khẩu gỗ 10 tháng/2019 vừa qua có thể thấy, doanh nghiệp nội địa trong ngành gỗ hiện đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại trước đây.

    Cụ thể như hiện chúng ta đã bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bước đầu cũng đã tạo được dấu ấn riêng biệt cho các sản phẩm đồ gỗ Việt, thậm chí ở một vài phân khúc, đã đủ sức phản kháng, cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

    Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp gỗ đang phải đối mặt với vấn đề mới, đó là tình trạng dịch chuyển sản xuất từ một số quốc gia khác vào Việt Nam, tạo sự tăng trưởng nóng trong ngành, dẫn đến thiếu hụt lao động, tăng giá thành sản phẩm và giảm chất lượng hàng xuất khẩu.

    Theo ông Trần Anh Vũ, từ khi cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ xảy ra, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất nước ngoài hướng đến đẩy mạnh phát triển cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Việc có dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn chảy vào ngành gỗ và chế biến gỗ tại Việt Nam có cả hai mặt lợi và không lợi.

    Trước mắt có thể thấy, làn sóng đầu tư vào ngành gỗ từ các dự án đầu tư nước ngoài sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dự án và nguy cơ phải tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không bảo đảm các yêu cầu về môi trường. Bên cạnh đó, ngành gỗ trong nước tăng chịu áp lực cạnh tranh, khiến doanh nghiệp nhỏ khó phát triển.

    Thanh Trà
  9. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.179
    Mỹ - thị trường tiềm năng nhưng cần cẩn trọng trong thời điểm nhạy cảm
    Theo ông Hiệp, trong khi các thị trường khác như ASEAN, EU... vẫn là những thị trường tiềm năng như lâu nay thì điểm nhấn thời gian gần đây là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến cho thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng rất mạnh.
    Số liêu của Bộ Công Thương cho biết giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ chiếm tới 48,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 3,64 tỉ USD, tăng 33,6% so với cùng kì năm 2018.
    "Trước đây Trung Quốc luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam bây giờ với những khó khăn của họ thì vô tình hoặc chúng ta không muốn thì các nhà nhập khẩu Mỹ cũng buộc đi tìm các thị trường khác để thay thế nguồn cung từ Trung Quốc.
    Chính vì vậy họ chọn Việt Nam là một trong những điểm đến ưu tiên, cho nên Việt Nam có thể khai thác sâu rộng thị trường lớn như Mỹ trong thời gian tới", ông Điền Quang Hiệp chia sẻ.
    Trang Forbes ngày 17/10 cũng cho biết hiện rất nhiều nhà sản xuất nội thất nói về cách họ đẩy mạnh phát triển các cơ sở tại Việt Nam.
    Wanek Furniture, công ty liên kết với nhà cung cấp và bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Ashley Home, cho biết họ đã chuyển 50-70% sản lượng nệm sang các cơ sở sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
    Man Wah, nhà sản xuất bọc ghế lớn của Trung Quốc, cho biết họ đã xây dựng nhà máy trên diện tích 232.000 m2 tại Việt Nam chỉ trong 9 tháng và đang nhanh chóng chuyển dây chuyền sản xuất.
    Hiện công ty vận chuyển 1.100 container/tháng từ Việt Nam và dự kiến tỉ lệ này sẽ tăng lên 2.000 container/tháng vào cuối năm 2019 lên tới 4.000 container/tháng khi mở rộng sản xuất.
    Còn theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, 9 tháng năm 2019 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ tăng gần 1,2 lần so với năm 2018. Kết quả này cho thấy ngành gỗ đang hút mạnh vốn đầu tư.
    Tuy nhiên, làn sóng đầu tư vào ngành gỗ từ các dự án đầu tư nước ngoài sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng các dự án này.
    Theo đó, Việt Nam có nguy cơ phải tiếp nhận các dự án có qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không bảo đảm các yêu cầu về môi trường. Bên cạnh đó, ngành gỗ trong nước vẫn còn không ít thách thức.
    Ông Bùi Chính Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Phát triển lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ gian lận trong xuất khẩu hàng hóa.

    Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng lớn sẽ dẫn tới việc Chính phủ Mỹ áp đặt những chính sách bảo hộ ngành công nghiệp gỗ trong nước, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp rất có thể xảy ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
    Trước thực tế này Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng: "Doanh nghiệp cần thận trọng, liên tục cập nhật các thông tin từ phía đối tác và các cơ quan chức năng để tránh các rủi ro trong thương mại".
    Còn theo Chủ tịch BIFA mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang có cơ hội lớn để xuất khẩu tăng trưởng mạnh vào những thị trường này. Do đó điều cần thiết chính là các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước cần có sự liên kết chặt chẽ.
    Ngoài ra doanh nghiệp chế biến gỗ có thể nắm bắt, khảo sát nhu cầu thị trường thông qua các triển lãm quốc tế như Triển lãm Nội thất quốc tế Việt Nam 2019 (VIFF 2019) sẽ diễn ra từ 27 - 30/11 tại TP HCM.
    Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu các sản phẩm mới đến đối tác, doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng thông qua 100 doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc...
    Mục tiêu chính của triển lãm là có thể quảng bá, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế, từ đó giúp kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này hướng đến mục tiêu 12 tỉ USD trong năm 2020, Chủ tịch BIFA cho hay.
    Nguồn: Vietnambiz
  10. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.179

Chia sẻ trang này