SBT - Triển vọng ngành mía đường tươi sáng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 21/11/2021.

4062 người đang online, trong đó có 264 thành viên. 00:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 382271 lượt đọc và 1806 bài trả lời
  1. thu_hien

    thu_hien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    255
    mấy nay cả tt ảnh hưởng vụ anh Q riêng gì SBT đâu, cơ mà chạm 24 thì cứ tích lũy dần đi, giá chạm đỉnh rung lắc là bt mà các bác
    mekong1975 thích bài này.
  2. bachtran21

    bachtran21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2018
    Đã được thích:
    747
    chưa thấy về 22 để nhặt thêm nhỉ. tự dưng có thêm hàng sale. bão chắc vẫn còn nên cứ trade thôi
    mekong1975 thích bài này.
  3. mekong1975

    mekong1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2003
    Đã được thích:
    3.030
    Đến hẹn lại tranh nhau mua gom mía nguyên liệu, nhà máy đường thế yếu sẽ khó cạnh tranh.

    Tranh mua nguyên liệu mía- đến hẹn lại lên
    Quang Thái/TTXVN 14:45' - 15/01/2022

    BNEWS Cứ bước vào vụ ép mía mới, tình trạng tranh mua nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy lại tái diễn.
    [​IMG]Thu hoạch mía tại xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Quang Thái- TTXVN
    Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên, giữa nhà máy với nhà máy, nhà máy với người trồng mía vẫn chưa "tìm được tiếng nói chung".

    Tranh mua nguyên liệu mía

    Để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất năm 2022, trong năm 2021, Nhà máy Đường An Khê đã liên kết với hàng trăm hộ dân tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu mía với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng.

    Khi nhà máy đang xây dựng kế hoạch thu mua nguồn nguyên liệu mía trên diện tích đã đầu tư, nhiều hộ dân có liên kết với nhà máy đã tự ý thu hoạch mía rồi bán cho các tư thương.

    Theo phản ánh của Nhà máy Đường An Khê, nguyên liệu mía được các tư thương đứng ra thu mua rồi vận chuyển đi các nhà máy ở Kon Tum, Ayun Pa và Phú Yên. Việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu này khiến phía nhà máy rất lo lắng.

    Ông Lê Văn Dương, Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng đầu tư nguyên liệu- Nhà máy Đường An Khê cho biết, dù mới bước vào vụ ép nhưng tình trạng tranh chấp nguồn nguyên liệu đã diễn ra khá phức tạp khiến chúng tôi vô cùng lo lắng.

    Thời điểm này, cũng là dịp cuối năm, nông dân đang cần tiền để sắm Tết, nắm bắt được tâm lí này, nhiều tư thương đã "âm thầm" gom nguyên liệu bằng nhiều hình thức như mua giá cao hơn nhà máy Đường An Khê, hạ giá cước xe để bù cho giá mía… Vì thế, người dân dù đã ký kết hợp tác với Nhà máy Đường An Khê nhưng vẫn sẵn sàng bán mía cho các tư thương.

    "Thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi ngày chúng tôi mất trên 1.500 tấn mía nguyên liệu, tập trung chủ yếu ở các xã Chơ Long, An Trung, Đăk Pơ Pho, Yang Trung của huyện Kông Chro. Với giá mía như hiện tại, cùng với chi phí đầu tư ban đầu, nhà máy ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng", ông Lê Văn Dương lo lắng.

    Để làm rõ việc có hay không tình trạng tranh mua nguyên liệu, theo một cán bộ nông nghiệp của xã An Trung, do chênh lệch giá mía nguyên liệu giữa các nhà máy trong vùng như Ayun Pa, Kon Tum nên có tình trạng người dân bán mía cho các tư thương để chở đi cho các nhà máy đường tại Ayun Pa, Kon Tum. Tuy nhiên, việc kiểm soát hay ngăn chặn thì chính quyền địa phương không có quyền hạn.

    Ông Vũ Đức Thịnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Trung, huyện Kông Chro cho biết, bây giờ người dân chở đi Ayun Pa hay Kon Tum dù phải chịu chi phí vận chuyển đi vẫn còn được lời hơn bán cho nhà máy Đường An Khê mấy triệu một xe.

    Giá thì bình đẳng, còn việc Nhà máy Đường An Khê thu mua giá thấp hơn chỗ khác thì người dân không chấp nhận, vì thế người dân bán ra ngoài là điều bình thường.

    Thiệt hại cả đôi bên

    [​IMG]Xe chở nguyên liệu mía quá tải. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
    Việc tranh mua nguồn nguyên liệu không chỉ gây thiệt hại cho phía nhà máy trực tiếp bỏ vốn đầu tư vùng nguyên liệu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mỗi quan hệ hợp tác đầu tư vùng nguyên liệu giữa nhà máy và người dân đổ vỡ; từ đó phá vỡ chuỗi liên kết sản xuất bền vững giữa người dân và nhà máy.

    Đối với nhà máy sản xuất đường, việc tranh mua nguồn nguyên liệu sẽ khiến cho nhà máy không chỉ tổn thất về nguồn vốn đã bỏ ra đầu tư vùng nguyên liệu. Theo ông Lê Văn Dương, Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng Đầu tư nguyên liệu- Nhà máy Đường An Khê, cứ mỗi một tấn mía nguyên liệu bị mất đi, nhà máy sẽ thiệt hại trực tiếp 50.000 đồng tiền chi phí đầu tư. Ngoài ra, nhiều hộ dân có hợp tác với nhà máy trồng nguyên liệu khi bán mía ra ngoài nhưng vẫn không trả lại tiền chi phí đầu tư cho nhà máy.

    "Vụ ép năm 2020- 2021, nhà máy thiệt hại khoảng 15- 20% sản lượng mía nguyên liệu, tương đương với khoảng 150.000 tấn mía. Theo tính toán, với sản lượng mía trung bình 60 tấn/ha, để có được 150.000 tấn mía thì phải trồng trên diện tích 2.500 ha. Như vậy, tính riêng chi phí đầu tư vùng nguyên liệu trung bình 15 triệu/ha, nhà máy đã mất đi 38 tỷ đồng. Chưa kể, tính theo giá trị đường sản xuất, nhà máy mất thêm hàng chục tỷ đồng nữa"- ông Dương cho biết thêm.

    Bên cạnh đó, việc mất nguồn nguyên liệu còn làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên mỗi vùng nguyên liệu do từng nhà máy bỏ vốn hợp tác với người dân.

    Còn với người dân, dù được lợi kinh tế từ những tấn mía bán ra ngoài có giá cao hơn, nhưng về lâu dài, người dân sẽ mất đi mối quan hệ, liên kết đầu tư với nơi tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra.

    Để ngăn chặn tình trạng tranh mua nguồn nguyên liệu, theo ông Vũ Đức Thịnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Trung, huyện Kông Chro: "Hiện nay, việc hợp tác giữa nhà máy và người dân hầu như chính quyền không nắm được, khi mọi việc đã được ký kết xong thì phía nhà máy chỉ đưa cho một danh sách các hộ dân có hợp tác với nhà máy trong vấn đề đầu tư vùng nguyên liệu. Còn việc đầu tư ở đâu, như thế nào thì chính quyền không hay biết. Vì thế, để giải quyết được vấn đề tranh mua nguyên liệu khi vào vụ ép thì cần phải có sự "chứng kiến" của chính quyền địa phương trong quá trình ký kết hợp tác đầu tư vùng nguyên liệu giữa nhà máy và người dân. Để từ đó, chính quyền sẽ có trách nhiệm trong vấn đề quản lý nguyên liệu khi đến vụ ép"./.
    gameckgame thích bài này.
  4. mrsimply52

    mrsimply52 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2021
    Đã được thích:
    280
    thấy bác chủ pic bỏ chữ ký rồi chắc xuống tàu rùi:(, sbt chắc về 20 mới chia bài mới thui
    mekong1975trungken18 thích bài này.
  5. Tuan8886

    Tuan8886 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2020
    Đã được thích:
    210
    Đánh con hàng tàu khựa này ae đừng quan tâm đến bánh vẽ triển vọng làm gì. Có lợi nhuận ngon nó cũng tìm cách húp hết thôi, nên cứ ăn đc tầm 10% là sút đi chờ lái bẩn nó đánh xuống lại vào kiếm ăn thôi.
    mekong1975 thích bài này.
  6. laoconong

    laoconong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Đã được thích:
    2.103
    về sát mịa MA200 rồi, múc;)
    mekong1975 thích bài này.
  7. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Hic. Hết tiền với nó.
  8. laoconong

    laoconong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Đã được thích:
    2.103
    ráng chịu đi bác, ăn tết muộn xíu. lái lợn nó còn chưa có xơ múi gì.
    gameckgame thích bài này.
  9. bachtran21

    bachtran21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2018
    Đã được thích:
    747
    nay em lại mút sàn 22.45 ko biết có ăn ko :D
    mekong1975 thích bài này.
  10. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Đánh gãy luôn nguy cơ về 19 - 20 đấy. Phát chán.
    mekong1975 thích bài này.

Chia sẻ trang này