1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

SCL - Hành trình 3 chữ số (P1)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tranminhdung1997, 01/05/2024.

6156 người đang online, trong đó có 673 thành viên. 17:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 6):
  2. GuyMinCo
Chủ đề này đã có 220048 lượt đọc và 759 bài trả lời
  1. LETUANLED

    LETUANLED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    1.651
  2. jack_aubrey

    jack_aubrey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    535
    LETUANLED thích bài này.
  3. LETUANLED

    LETUANLED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    1.651
    Nhìn cung của SCL là biết KQKD quí 3 :D
    Thôi thì đi dài phải chấp nhận đợi KQKD quí 3 ra ta Tính ^^
  4. tranminhdung1997

    tranminhdung1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2018
    Đã được thích:
    2.732
    Quay cuồng trong cơn khát cát - Bài 3: Sức ép vật liệu cho cao tốc

    Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau (khởi công tháng 1/2023), trong 1 năm qua, do thiếu cát san nền, nhà thầu chủ yếu thi công các cầu trên tuyến, đường công vụ, bóc đất hữu cơ phần đường chính rồi để đó chờ cát. Từ đầu tháng 7 tới nay, công trường rộn ràng hơn khi các sà lan đầu tiên đưa cát biển về công trường. Khu vực thi công hơn 1 tháng trước móc phủ bạt, công trường ngập nước nay rục rịch chuyển mình. Dù vậy, lượng cát biển về cũng chưa đáp ứng đủ để đẩy tiến độ thi công, nên nhiều vị trí tuyến chính vẫn là ao, cỏ 2 bên bờ xanh tốt.

    [​IMG]
    Công trường Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua tỉnh Hậu Giang chờ cát để san nền vào tháng 5/2024. Ảnh: Cảnh Kỳ

    Ông Phạm Văn Dự, Giám đốc Ban điều hành gói thầu XL02 cho biết, chiều 9/7, sà lan chở cát biển đầu tiên về cao tốc đoạn cuối tỉnh Cà Mau. “Có cát biển về công trình, anh em công nhân có công ăn việc làm, phục hồi dần tiến độ thi công bị chậm nhiều tháng qua do thiếu cát. Hiện gói thầu cần thêm gần 1 triệu m3 cát mới đủ cho toàn bộ nền đường”, ông Dự nói.

    Những ngày giữa tháng 7/2024, ghi nhận của PV Tiền Phong tại công trường thi công Dự án thành phần 2 thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (qua địa bàn TP Cần Thơ, dài hơn 37km, với 5 gói thầu xây lắp), không khí thi công có phần tấp nập hơn 1 tháng trước, nhưng còn cầm chừng, vì cát về “nhỏ giọt”. Tại công trường gói thầu 14 qua xã Trường Xuân (huyện Thới Lai, Cần Thơ), một số cầu trên tuyến đã làm xong, nhưng phần đường dẫn, nền đường chính (khoảng 3km) đã cào bóc hết đất mặt, không có cát san lấp nên biến thành ao tù nước đọng, cỏ mọc um tùm. Bên cạnh việc thi công cầu, cống trước, nhiều tháng qua, nhà thầu còn phải bố trí nhân sự, máy móc để bơm hút nước, phát quang cỏ dại trên công trường, để khi có cát sẽ đủ điều kiện thi công ngay. Hiện cát về gói thầu này chỉ đủ để làm một số vị trí đường gom, đường công vụ.

    Ông Trần Văn Hành, cán bộ phụ trách thi công của Cty CP Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68 (nhà thầu thi công gói thầu 14, Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) cho biết, từ giữa tháng 5 cát về công trình. Ban đầu, mỗi ngày có khoảng 400m3 cát được đưa về, nhưng từ đầu tháng 7 đến nay giảm còn khoảng 200m3 cát/ngày, trong khi nhu cầu thi công theo tiến độ cần 1.000m3 cát/ngày. Nhà thầu này đang chờ thêm cát từ các mỏ mới bổ sung, nhưng nhanh cũng phải 2 tháng nữa mới xong thủ tục để có cát.

    Tại gói thầu số 11 (cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng), từ 7h30 mỗi sáng, hàng chục công nhân, máy móc đã tập trung thi công ép cọc. Tiếng máy móc thi công xoá tan sự tĩnh lặng vốn có của vùng quê xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ). Nhờ cát về công trường nhiều hơn, công nhân có việc làm. Vị trí công trường này, vài tháng trước, chỉ lác đác công nhân, máy móc, thiết bị nằm chờ cát.



    [​IMG]
    Công trường Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (qua TP Cần Thơ) nhiều đoạn thiếu cát san lấp. Ảnh: Nhật Huy

    Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đặng Hoàng Vĩnh, Giám đốc Quản lý dự án, Ban điều hành cao tốc (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ - chủ đầu tư Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) cho biết, đoạn cao tốc qua Cần Thơ cần khoảng 7 triệu m3 cát. Trong đó, An Giang đã cấp một mỏ cát khoảng 2,3 triệu m3, do thủ tục kéo dài nên tới tháng 4 vừa qua mới có chuyến cát đầu tiên về công trình. Dù vậy, lượng cát về công trình chỉ “nhỏ giọt”, nên nhiều vị trí công trình vẫn “đứng hình”. Hiện, dự án còn thiếu 4 triệu m3 cát chưa có nguồn, chủ đầu tư đang nhờ Tiền Giang tương trợ. Thiếu cát, tiến độ nhiều gói thầu mới đạt gần 5% giá trị hợp đồng.

    “Dự án khởi công từ tháng 6/2023, sau đó một thời gian dài không một xe cát nào về công trình. Từ khi khởi công tới tháng 3/2024, nhà thầu làm một số cầu, cào bóc đất hữu cơ và chỉ chờ cát. Phần đường chính sau khi cào bóc đất hữu cơ, không có cát san lấp, trở thành các ao tù nước đọng”, ông Vĩnh nói.


    Tại Dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua Sóc Trăng), Ban quản lý Dự án 2 tỉnh Sóc Trăng (chủ đầu tư) cho biết, dự kiến có 7 mỏ cát phục vụ dự án. Tuy nhiên, tới nay mới có 1 mỏ được cấp phép khai thác (từ ngày 30/6/2024), các mỏ còn lại đang hoàn thiện thủ tục, nên cát về công trường rất hạn chế.


    Mặt bằng cũng chưa thông

    Không chỉ thiếu cát, thực tế các dự án cao tốc trên địa bàn khu vực ĐBSCL vẫn chưa hoàn thành toàn bộ giải phóng mặt bằng, điều này cũng phần nào ảnh hưởng tiến độ thi công. Tin từ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT, chủ đầu tư), tính đến 25/7, Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, các địa phương bàn giao mặt bằng đạt khoảng 99%, còn lại một số vị trí vướng về nhà dân, hạ tầng điện, viễn thông… Số mặt bằng còn lại tuy không nhiều, nhưng khó, mất nhiều thời gian. Đến nay, các nhà thầu đã huy động 237 mũi thi công, hơn 870 thiết bị, 2.800 nhân lực, tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp, sản lượng thi công đạt 35% giá trị theo hợp đồng.

    Đối với Dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua Sóc Trăng), chủ đầu tư thông tin, tới nay mặt bằng sạch đạt hơn 98%. Hiện còn 6 hộ dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ.

    [​IMG]
    Công trường Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (qua TP Cần Thơ) nhiều đoạn thiếu cát san lấp. Ảnh: Nhật Huy

    Tổng hợp từ Bộ GTVT cho thấy, giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL triển khai 5 dự án giao thông trọng điểm (gồm 4 tuyến cao tốc và 2 đoạn đường Hồ Chí Minh), tổng nhu cầu cát đắp nền khoảng 55,5 triệu m3.

    Tới nay, tiến độ các dự án đều không đạt do thiếu cát san lấp. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tới nay các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng đã ưu tiên toàn bộ các mỏ trên địa bàn để làm cao tốc, với tổng trữ lượng khoảng 43 triệu m3 (gồm cả 5,5 triệu m3 cát biển), vẫn còn thiếu khoảng 12 triệu m3.

    Dù đã cấp phép mỏ cát sông cho cao tốc, nhưng các địa phương lo ngại sạt lở, nên khống chế công suất khai thác hằng ngày, nên lượng cát về công trường vẫn chưa đáp ứng đủ cho tiến độ thi công. Điển hình, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau mục tiêu hoàn thành cuối năm 2025, tức trong 3 tháng tới cần khoảng 70.000m3 cát/ngày, trong khi hiện chỉ đáp ứng được khoảng 50.000 - 60.000m3/ngày.


    Cổ đông SCL cứ rung đùi :)):)):)) thiếu cát trên mọi mặt trận, thời cơ cho các doanh nghiệp sản xuất "cát nhân tạo" lên ngôi.
    Dauco_Tichtru thích bài này.
  5. tranminhdung1997

    tranminhdung1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2018
    Đã được thích:
    2.732
    https://songdacaocuong.vn/scl-cong-nghiep-xanh-va-giai-phap-bao-ve-moi-truong/

    Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt. Trong đó, giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh – kinh tế xanh với ngành công nghiệp được xem sẽ góp phần giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường.

    Công cụ hữu ích

    Có thể thấy, quá trình chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, doanh thu và khả năng giữ chân khách hàng, đối tác. Nhiều doanh nghiệp đã tiên phong chuyển đổi xanh, tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển.

    Theo tính toán, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức chỉ tăng 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt mức này, thế giới cần giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt Net zero vào năm 2050. Đây là một mục tiêu lớn cần nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, cần sự chung tay của cả cộng đồng. Do đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch là cơ hội thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững.

    Do đó, mô hình sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) xanh như một công cụ thiết thực giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế – xã hội nói chung trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững, hiệu quả tiến tới NetZero 2050 – vì một Kỷ nguyên Xanh toàn cầu.

    [​IMG]

    Dây chuyền sản xuất vữa khô trộn SCL
    Biến chất thải thành hàng hóa

    Theo hệ thống kiểm kê Quốc gia, dự báo đến năm 2030, phát thải của ngành sản xuất VLXD sẽ rơi vào khoảng 125 triệu tấn CO2 tương đương và 148 triệu tấn CO2 vào năm 2050. Trong đó, sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng 70%, lớn nhất trong ngành sản xuất VLXD. Hệ số phát thải cho thấy ngành công nghiệp xây dựng có mức phát thải khí nhà kính rất cao.

    [​IMG]

    Tro bay SCL – FLY ASH công Thủy điện
    Bàn về vấn đề, Ths. Kiều Văn Mát – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà Cao Cường (SCL) cho hay, là doanh nghiệp tiên phong đưa các sản phẩm trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn của các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đơn vị đã nghiên cứu ứng dụng sản xuất các VLXD mới, xanh thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp đẩy mạnh việc tái sử dụng nguyên nhiên vật liệu; áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, giảm thiểu phát thải khí CO2 và các khí thải, chất thải gây hiệu ứng nhà kính, tạo ra môi trường lao động lành mạnh, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

    Đơn cử, năm 2007, Nhà máy tro bay Phả Lại được xây dựng tại phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương với công suất thiết kế đạt 1 triệu tấn/năm. Đây là dây chuyền đầu tiên tại Việt Nam tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành nhằm xử lý tro xỉ phế thải bằng công nghệ tuyển ướt và sấy khô đồng bộ, hiện đại, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đã được chứng nhận và nhận giải.

    “Bằng công nghệ, SCL đã tiến hành xử lý triệt để trên 20 triệu tấn tro xỉ tồn đọng, lưu chứa tại hai hồ Khe Lăng và hồ Bình Giang của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trả lại hơn 90ha diện tích hồ cho địa phương sử dụng làm nơi lưu chứa nước sạch. Qua đó góp phần giải quyết bài toán môi trường cho địa phương, đảm bảo an toàn vận hành cho Nhiệt điện Phả Lại” – vị này thông tin.

    Hiện nay, doanh nghiệp đã và đang thực hiện xử lý lượng tro xỉ thải ra hàng ngày của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và các nhà máy nhiệt điện miền Bắc như: Uông Bí, Mông Dương, Hà Khánh, Hải Phòng. Bên cạnh đó, từ năm 2021, doanh nghiệp tiến hành công tác đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý tro xỉ và sản xuất VLXD mới tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 1 triệu tấn/năm nâng tổng công suất hai nhà máy lên 2 triệu tấn/năm.

    Từ thực tế hoạt động, Ths. Kiều Văn Mát đề xuất, kiến nghị Chính phủ tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và ứng dụng VLXD xanh; tạo cơ chế phù hợp để VLXD xanh dễ dàng đến với người tiêu dùng, các chủ đầu tư, nhà thầu, các dự án.

    Đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về VLXD xanh và lợi ích mang đến cho chủ đầu tư, người sử dụng nói riêng và toàn xã hội nói chung, để thay đổi thói quen trong việc sử dụng.

    Các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng VLXD xanh.

    Sớm hoàn thiện các quy trình đánh giá, các tài liệu, công cụ hướng dẫn để doanh nghiệp, nhà sản xuất tiếp cận được với tín chỉ carbon và các lợi ích mà kinh tế tuần hoàn mang lại. Hỗ trợ Doanh nghiệp tiếp cận tới các nguồn vốn tín dụng xanh, nguồn vốn ưu đãi trong nước và quốc tế.

    Theo: https://kinhtedothi.vn/cong-nghiep-xanh-va-giai-phap-bao-ve-moi-truong.html
    LETUANLED thích bài này.
  6. LETUANLED

    LETUANLED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    1.651
    Ngóng kqkd quí 3 hi vọng đong tiền cải thiện
  7. tranminhdung1997

    tranminhdung1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2018
    Đã được thích:
    2.732
    Vin đợt này khả năng mới xoay được tiền r a, mua cổ phiếu quỹ vs trả nợ nhà cung cấp ác
    LETUANLED thích bài này.
  8. LETUANLED

    LETUANLED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    1.651
    Thế tốt quá em ạ Thực sự với SCL chỉ lo dòng tiền. Vì DN bé quá mà Vin nó chiếm DT lớn. Ảnh hưởng em
  9. LETUANLED

    LETUANLED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    1.651
    Lại thấy nhà bác Mát có người Bán CP mặc dù bán có 10k --> tình hình Kinh tế có vẻ khó khăn ^^ sao mà bán liên tục thế nhỉ AE ^^
  10. jack_aubrey

    jack_aubrey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    535
    :)) . Cổ đông giờ như chim sợ cành cong, sợ đứng sợ ngồi. Buffett bảo cổ tốt giá rẻ, sale off thì tôi mua thêm. Mấy người làm được. Giờ anh em đek quan tâm giá trị giá treo nữa, trả dép bố về :)) . Đua mã khác nhanh hơn.
    LETUANLEDtranminhdung1997 thích bài này.

Chia sẻ trang này