1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

SEPA: Chiến lược đầu tư chiến thắng thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khucngoctuyen2015, 28/10/2018.

3210 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 02:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 57404 lượt đọc và 321 bài trả lời
  1. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Mỗi năm đều có một vài mã có thể tăng gấp đôi như VNA, chúng luôn xuất hiện một cách vô cùng bất ngờ và muốn tóm được chúng bạn phải nhanh chóng nắm lấy, đôi khi phải rất lạnh lùng và quyết đoán...

    - Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt 23.6 tỷ tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ. Cùng với khoản lợi nhuận khác 25 tỷ đến từ việc bán tàu, trong quý 1 công ty báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt tới 35.3 tỷ, mức lợi nhuận này gần bằng mức vốn hoá 40 tỷ khi ad phát hiện ra sự tồn tại của VNA. Với mức lợi nhuận sau thuế này thì chỉ tính riêng quý 1 thôi EPS đã đạt 1.767 vnd/cp.

    - Liên tiếp 3 quý gần đây công ty đều có lợi nhuận đều đặn quanh 20-30 tỷ, không còn cảnh thua lỗ triền miên như trước đây nữa, vốn chủ sở hữu tăng từ 35 tỷ lên 70 tỷ trong quý 1, hãy cùng quan sát xem lãnh đạo VNA làm gì để lấy lại số vốn đã mất trong những năm thua lỗ đã qua. Ad đánh giá đoạn này là thời điểm tốt để tham gia một công ty thoát khủng hoảng như VNA.

    - Thuyết minh báo cáo cho thấy mảng vận tải biển cùng kỳ năm trước đang lỗ 5 tỷ thì năm nay cho lợi nhuận hơn 13 tỷ, một sự lột xác về hoạt động kinh doanh cốt lõi.

    - Lợi nhuận khác 25 tỷ đến từ việc thanh lý tàu Mỹ An, việc thanh lý tàu không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn giảm gánh nặng chi phí lãi vay cho doanh nghiệp.

    - ĐHCĐ năm 2019 đã thông qua việc tiếp tục bán một tàu nữa vào quý 4/2019 hoặc đầu 2020. Dự kiến gánh nặng nợ vay sẽ tiếp tục giảm đi, ổn định lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    - Nợ vay ngân hàng ngắn + dài hạn xấp xỉ 400 tỷ, giảm nhẹ 24 tỷ. Ở các công ty xác chết sống lại như VNA này thì việc giảm được nợ vay không phải vay thêm nữa cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm.

    - Hiện tại công ty còn tới 9 con tàu vận tải, nhìn xịn hơn con tàu vừa bán nhiều. Tài sản cố định khoảng 1.474 tỷ, đã khấu hao tới 938 tỷ. Giả sử bán hết đống tàu này đi chia tiền thì có lẽ mỗi cổ đông vẫn nhận về số tiền lớn hơn vài lần mức vốn hoá 40 tỷ ở thời điểm Ad mua VNA.

    - Đáng tiếc là VNA giống BCC CMX ACL... ở chỗ là tại thời điểm thoát đáy đi nên thì thị giá quá thấp và thanh khoản quá thấp nên khó chơi lớn, đây cũng là đặc điểm chung của các cổ phiếu dạng thoát khủng hoảng, đôi khi chúng tăng 30-50% bạn mới mua được đủ số hàng bạn muốn. Và trong mắt một số nhà đầu tư lớn (lớn theo cách mà họ vẫn tưởng về bản thân mình) thì họ không coi VNA là một cơ hội đầu tư, họ thà chôn vốn thâm chí chịu lỗ ở một cổ phiếu vốn hoá lớn còn hơn là kiếm được tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư rất lớn ở cổ phiếu thoát khủng hoảng như VNA, CMX, ACL, BCC... đây là kiểu tư duy khá buồn cười...

    Nhưng không sao, hãy coi như đây là một bài thực hành về đầu tư giá trị vào các công ty quay đầu thoát khủng hoảng. Sự thực là đôi khi bạn đầu tư vài trăm triệu vào công ty loại này nhưng lợi nhuận thu về lại tương đương số vốn bạn bỏ ra. Trớ trêu thay nhiều người đánh số tiền lớn vào cô phiếu blue chip chẳng những không có lãi mà còn lỗ số tiền bằng với số mà bạn bỏ ra để mua VNA cũng nên, vì vậy hãy vui đi khi chỉ cần bỏ con săn sắt mà bắt được con cá rô.

    - Hãy cùng chờ xem VNA lên được tới bao nhiêu trước khi tìm thấy vùng cân bằng!!

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    ktytnasun thích bài này.
  2. ktytnasun

    ktytnasun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2017
    Đã được thích:
    152
    Làm ăn có lãi trở lại. Hồi sinh từ đáy bùn. Hang hiếm về mệnh k Anh.:x
  3. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Quá nhiều chuyên gia cố gắng dự đoán VNI xanh đỏ từng phiên. Đó là sai lầm nghiêm trọng của đời người. Làm sao chúng ta biết chiều nay Sài Gòn mưa hay nắng?

    Hiểu cách vận động của thị trường rồi nương theo nó mà kiếm ăn, đừng cố chống lại nó. Tất cả chỉ là vô ích.

    Ai mà không hiểu anh sẽ nghĩ a PR để xả. Anh PR để lấy số má... hàng họ mà không chất lượng thì ai thèm mua mà phải PR, hò hét để xả, nhà đầu tư bây giờ trưởng thành rồi, đừng tưởng cứ hô hào một còn hàng rác rưởi vớ vẩn mà nó lên được, đừng làm những việc vô ích, khổ lắm, P.r mà nó lên được thì ngon quá cứ múc bừa 1 con hàng rác rồi hô hào mà kiếm, mà giàu, dễ thế thì người ta giàu hết cả rồi làm gì đến lượt mài. TƯ DUY LỚN LÊN NÀO NHỮNG NGƯỜI ANH EM THIỆN LÀNH !

    Đừng vì những thất bại của bản thân mà hằn học với cuộc đời này. Đừng giận cá chém thớt. Suy cho cùng sự hơn thua của bản thân là chiến thắng chính mình. Mình không thắng nổi mình thì sao thắng được thiên hạ.

    Nhiều năm qua, chúng ta bị lừa quá nhiều, bị úp bô, úp sọt quá nhiều nên chúng ta luôn nghi ngờ. Khi ai đó hô hào, gào thét điên cuồng một mã nào đó thì chúng ta nghĩ họ đang hô hào để xả hàng. Tôi thấu hiểu suy nghĩ này của các bạn. Niềm tin là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ giữa cái chợ người, chợ đời này.

    "Nói thật nhé: Nhỏ lẻ sau 69 cú úp sọt vĩ đại 9 tháng qua thì giờ mặt cắt không còn giọt máu. Sau những vết thương lòng, họ mất niềm tin vào thị trường, họ mất niềm tin vào cuộc đời, họ mất niềm tin vào con người, giữa người với người, họ không tin ai cả, và họ cũng không tin chính bản thân họ. ĐÓ LÀ BI KỊCH CỦA ĐỜI NGƯỜI !

    @chunjunxo @Nguyễn Thanh Duy tại sao a không làm nhà văn, nhà thơ hay nhà nho gì đấy? Tại sao lại làm nhà đầu tư tài chính nhỉ [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 13/05/2019, Bài cũ: 13/05/2019 ---
    anh cũng ko rõ lên dc mệnh ko, nhưng báo cáo thế này thì anh sẽ mua và ôm cho đến khi có phân phối đỉnh
    Mrbon4 thích bài này.
  4. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Định giá và quan điểm đầu tư DPG

    Ở mức giá hiện tại là 62.800 đồng/cổ phiếu, DPG giao dịch ở mức P/E dự phóng 2019 là 4,3 năm, P/B dự phóng 2019 là 1.28 lần. Năm 2019 chỉ book phần non doanh thu dự án casamia đã tạo được đột phá lợi nhuận gần 3 lần cho DPG, phần còn lại của casamia và các dự án BDS khác sẽ đảm bảo mức tăng trưởng lợi nhuận cho DPG các năm sau.

    Ngoài ra, chủ trương chia thưởng 2/1 cho cổ đông để tăng vốn điều lệ lên 450 tỷ tương đương 45 triệu cổ phiếu cũng làm tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu DPG khi công ty đang trong giai đoạn có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong lịch sử những cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ nhất mang đến những khoản lợi nhuận hàng trăm % như VCS PNJ PTB L14 HPG… đều sở hữu đặc điểm chia tách liên tục + tăng trưởng liên tục giống như DPG hiện nay.

    Rủi ro đầu tư bao gồm: (1) Lượng mưa không ổn định có thể ảnh hưởng hoạt động của nhà máy thủy điện; (2) năm 2019 và các năm tiếp theo vẫn là những năm còn nhiều khó khăn về vốn cho xây dựng cơ bản. Vì vậy việc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, do đó kết quả kinh doanh của mảng này sẽ có những biến động nhất định.

    Theo định giá của chúng tôi, giá trị mỗi cổ phiếu của DPG tương đương 90.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 43,3% so với giá giao dịch trên sàn.

    NĐT xem chi tiết trong báo cáo phân tích:

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  5. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    NĐT tham khảo case đầu tư BCC của bên mình, một vụ đầu tư giá trị vào doanh nghiệp thoát khủng hoảng tương đối điển hình. Trước đây, thời những năm 2014-2015, khi mới tham gia thị trường mình hay chọn mua các công ty gặp khó khăn tạm thời và giá đã giảm nhiều để mua được giá rẻ, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên sau khi mua vào thì cổ phiếu còn tiếp tục giảm nhiều và giá đã rẻ lại rẻ hơn nhiều nữa, đến khi đi ngang tạo đáy thì bị thua lỗ rất nặng, và khi cổ phiếu đi ngang tạo đáy rồi công ty vẫn phải mất rất nhiều thời gian sau mới giải quyết xong khó khăn và đi lên, quá trình tạo đáy có thể chôn vốn đầu tư của chúng ta một vài năm rất khó chịu. Vì thế kết quả đầu tư giá trị của mình hồi mới đầu đó rất khủng khiếp. Nhiều NĐT cũng mắc lỗi này khi đầu tư vào các doanh nghiệp đang đà khủng hoảng như kiểu HAG HVG... mấy năm trước. Hy vọng với ví dụ về BCC có thể giúp nđt có một định hướng khác để đầu tư giá trị hiệu quả hơn.

    Lưu ý mình chỉ post bài lên như một Khuôn mẫu để tham khảo về đầu tư giá trị vào doanh nghiệp thoát khó khăn chứ không KN mua ở vùng này vì nó tăng xa điểm mua mà bên mình KN là 7.000-8.000 rồi. Case BCC này bên mình đã làm điểm tin trên hệ thống bản tin sáng của SSI mấy tuần trước, và cũng hơi bất ngờ nó tăng giá sớm hơn so với dự tính.


    - Với Kế hoạch LNST khoảng 170 tỷ, EPS 2019 dự kiến đạt 1.545 vnd/cp, tăng trưởng EPS đạt 81.5% cùng kỳ. Tại mức giá đóng cửa ngày 26/3/2019 thì P/E hết 2019 sẽ giảm xuống chỉ còn 4.98 năm là một mức rất hấp dẫn để đầu tư do chỉ ~ 2.5 năm là thu hồi 50% vốn gốc.

    - Giá trị sổ sách 17.105 vnd/cp, P/B = 0.45 lần. Đây là mức P/B rất hấp dẫn khi chỉ cần bỏ ra chưa đến 1 nửa số tiền để sở hữu 1 công ty đang làm ăn có hiệu quả, có tổng tài sản 4.551 tỷ, TSCD nguyên giá 6.763 tỷ, đã khấu hao hơn 53%, giá trị còn lại 3.126 tỷ. Vay nợ ngân hàng chỉ khoảng 1.549 tỷ cả ngắn và dài hạn.

    Với các chỉ tiêu định giá như trên, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu BCC ở vùng giá 7.000-8.000/cp để đầu tư trung hạn, giá mục tiêu sau năm 2019 đạt 10.000-11.000/cp, upside 37-40%.

    Chi tiết:


    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Các công ty quay đầu thoát khỏi khó khăn
    Có thể đầu tư vào Các doanh nghiệp lớn khi mà các công ty đó thoát khó khăn và trở lại vị thế của nó. Khi theo đuổi loại công ty này, bạn nên tìm kiếm các công ty có kết quả kinh doanh tăng rất mạnh trong hai hoặc ba quý gần đây nhất. Bạn cần phải tìm thấy ít nhất thu nhập tăng mạnh 25-50%, càng cao càng tốt, đủ để nâng EPS 4 quý đến gần hoặc cao hơn mức cao nhất cũ của nó. Khi nhìn vào các công ty này hãy tự hỏi:

    Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi có đang phục hồi hay không và chúng đang phục hồi về đỉnh hay gần đỉnh?

    Các kết quả kinh doanh chỉ dựa trên cắt giảm chi phí?

    Công ty đang làm gì để tăng thu nhập ngoài cắt giảm chi phí, có cải tiến năng suất và cắt giảm các hoạt động gây thua lỗ?

    Công ty có bao nhiêu tiền mặt? Mặc dù công ty có thể đã tiêu hết tiền mặt, nhưng bạn có thể cố gắng đánh giá tỷ lệ chi tiêu tiền mặt và khả năng gánh nợ để có được một ý tưởng xem trong công ty có thể kéo dài hoạt động trong bao lâu khi đang gặp khó khăn. Công ty có bao nhiêu nợ? Nợ ngân hàng là loại nợ tồi tệ nhất và ít thuận lợi hơn nợ trái phiếu. Công ty có thể hoạt động trong bao lâu trước khi nó giải quyết được các vấn đề của nó?

    Điều quan trọng là phải theo dõi câu chuyện và xác định xem liệu công ty đang sống lại này có thể hoạt tốt hơn, tệ hơn, hay như mong đợi. Nếu công ty hoạt động tệ hơn dự kiến thường là lý do để xem xét bán cổ phiếu. Tôi tìm kiếm khả năng tăng trưởng nhanh trong hai quý gần đây nhất, còn tốc độ tăng trưởng trong ba năm và một năm thì thường là âm hoặc tăng trưởng rất chậm. Những câu hỏi quan trọng nhất trước khi mua cổ phiếu là: Cổ phiếu có hoạt động tốt trên thị trường không? Các chỉ số cơ bản có mạnh không? Điều quan trọng là phải nhìn thấy kết quả gần đây nhất: tăng trưởng 100% trở lên trong hai hoặc ba quý gần nhất và tăng trưởng mạnh so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn trước đó.

    Hãy nhớ rằng, cổ phiếu không nhất thiết phải nằm trong 1 loại danh mục mãi mãi. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu được động lực đang diễn ra liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty và tiềm năng tăng trưởng doanh thu của nó. Ví dụ Apple Computer từ một công ty thoát khó khăn trở thành một cổ phiếu tăng trưởng và sau đó trở thành cổ phiếu được các tổ chức yêu thích. Từ năm 2001 đến năm 2003, doanh thu và lợi nhuận bị áp lực nặng nề, dẫn đến thu nhập không ổn định và trở thành cổ phiếu giảm; giá cổ phiếu của Apple đã giảm hơn 80% từ mức cao nhất của nó. Mọi thứ trở nên ảm đạm đến nỗi khi Michael Dell (sáng lập hãng sản xuất máy tính đối thủ Dell Inc.) được hỏi ông sẽ làm gì nếu ông điều hành Apple, ông nói ông sẽ “đóng cửa và trả lại tiền cho các cổ đông”. Tuy nhiên, một sản phẩm mới có thể mang lại một sức sống mới cho một công ty không hoạt động. Việc phát hàng iPod vào năm 2001 và iTunes vào năm 2003 thúc đẩy một bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Từ năm 2003 đến năm 2011, tỷ suất lợi nhuận ròng của Apple hàng năm chỉ từ 1,2% tăng một cách ấn tượng lên 23,9%. Trong thời gian đó, doanh thu tăng trưởng trung bình 39 % mỗi năm. Với việc mở rộng nhanh chóng lợi nhuận và doanh thu, làm thu nhập tăng vọt trung bình 114% mỗi năm. Từ mức giá thấp năm 2003, giá cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 10.000%; 73% của sự tăng trưởng phi thường đó đến từ các sản phẩm mới ra mắt.

    (Dịch từ sách Giao dịch như một phù thuỷ chứng khoán của Mark Minervini, người dịch khucngoctuyen2015 - F319)
    ktytnasun thích bài này.
    ktytnasun đã loan bài này
  6. Mrbon4

    Mrbon4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2019
    Đã được thích:
    14.170
  7. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL)


    I/. Thông tin cơ bản

    Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm – LIDECO, tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng Từ Liêm được thành lập từ năm 1974. Năm 1992 phát triển thành một doanh nghiệp Nhà nước mang tên Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà (Từ Liêm) trên cơ sở sát nhập ba xí nghiệp: Xí nghiệp Xây dựng Từ Liêm, Xí nghiệp vận tải thuỷ, Xí nghiệp gạch Từ Liêm. Năm 2004, công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần (Nhà nước không nắm giữ cổ phần) theo Quyết định số 3755/QĐ-UB ngày 16/06/2004 của UBND Thành phố Hà Nội.

    - Giá trị vốn hoá (tỷ VND) 1.403 tỷ

    - Số cổ phiếu lưu hành: 61 triệu

    - EPS 2.136 đồng/cổ phần, P/E = 10.76 lần

    - BVPS: 16.889 đồng/cp, P/B = 1.36 lần

    - Lợi nhuận kế hoạch 2019: 295 tỷ trước thuế, sau thuế ~236 tỷ, EPS Fw 3.868 đồng.cp, P/E Fw 5.95 lần

    - Tính đến 31/03/2019, NTL có tổng tài sản đạt 1.611,6 tỷ đồng giảm nhẹ so với đầu kỳ trong đó riêng khoản mục hàng tồn kho đạt 1.088,8 tỷ đồng chiếm 68% trong tổng tài sản và chủ yếu nằm dưới dạng HĐ BĐS dở dang (1077,4 tỷ đồng).

    II/. Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2018 ổn định

    Doanh thu của NTL đạt 747 tỷ đồng, tăng 48,1 % cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 104,4 tỷ (+12.5YoY), EPS đạt 1.712 đồng/cổ phiếu. Biên lãi gộp đạt 20%. Lợi nhuận năm 2018 của NTL chủ yếu rơi vào quý 4, đạt 65 tỷ đồng. Ông Đinh Quang Chiến, thành viên HĐQT của NTL cho biết lợi nhuận quý IV của công ty chủ yếu đến từ việc bàn giao dự án chung cư lô 4, lô 5 trên đường Trần Hưng Đạo, Hạ Long. Ở dự án này, công ty đã bán được 85% căn hộ.

    BCTC quý 1/2019 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ: Doanh thu thuần đạt gần 136 tỷ đồng, tăng 278%, lợi nhuận gộp đạt 57,7 tỷ đồng, tăng 261%. Lãi ròng hơn 36 tỷ đồng, tăng 264% so với cùng kỳ, tương đương EPS đạt 591 đồng.

    III/. Điểm rơi lợi nhuận 2019

    - Năm 2019 NTL đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 295 tỷ trước thuế, tương đương LN sau thuế ~236 tỷ, EPS Fw 3.868 đồng.cp, P/E Fw 5.95 lần. Chúng tôi đánh giá NTL hoàn toàn đủ khả năng hoàn thành kế hoạch này nhờ hai dự án sau:

    1. Kỳ vọng lợi nhuận lớn từ dự án QL32 nhờ hưởng lợi Đề án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020.

    Dự án KDT Lideco Quốc lộ 32 hiện còn 54.103 m2 chưa hạch toán lợi nhuận, trong đó:


    - Tháng 11/2018 đến nay mở bán thành công 9.957 m2 đã bán với giá 22-25 triệu, lợi nhuận đạt khoảng 150 tỷ trước thuế, sẽ hạch toán trong năm nay.

    - Diện tích còn lại chưa mở bán là 44.146 m2: dự kiến bán 2019 là 7.505 m2, chuyển sang 2020 diện tích 36.641 m2. HĐQT kỳ vọng bán được giá 35 triệu/m2, cao hơn mức 22-25 triệu của đợt mở bán vừa rồi.

    - Giá vốn đất của dự án QL32 khoảng 11-13 triệu/m2.

    - Như vậy, nếu bán hết với giá 35 triệu/m2 thì lợi nhuận trước thuế sẽ thu được tầm trên 1000 tỷ.

    2. Bàn giao dự án Chung cư Phường Trần Hưng Đạo, Trung tâm Thành Phố Hạ Long

    - Tổng mức đầu tư 1.200 tỷ, 884 căn hộ (63-92 m2), diện tích từ 61-90m2, ngày 28/1/2018 cất nóc 2 toà 31 tầng.

    - Lợi nhuận còn lại ở dự án này khoảng 100 tỷ sẽ được hạch toán trong năm nay

    IV. Các dự án gối đầu đảm bảo nguồn thu dài hạn

    1. Dự án Khu dân cư 23ha tại phường Hà Khánh (Hạ Long)

    Dự án Khu dân cư 23ha tại phường Hà Khánh (Hạ Long), việc giải phóng mặt bằng đã hoàn tất. Rút kinh nghiệm từ dự án Bắc Quốc lộ 32, ở dự án này, Lideco sẽ đầu tư bài bản, hoàn tất đồng bộ các dịch vụ theo mô hình khu đô thị xanh, mật độ thấp trước khi chào bán sản phẩm để khách hàng sớm hoàn thiện nhà và đến sinh sống.

    Dự án có quy mô 23 ha, tổng mức ĐT dự kiến hơn 1000 tỷ trong đó KD hạ tầng KT 445 tỷ, thời gian thực hiện từ 2016-2019. Dự kiến hoàn thành hạ tầng phần phường Cao Thắng, Hà Lâm để đủ điều kiện đưa vào kinh doanh trong năm 2019, 2020 có lợi nhuận.

    2. Các dự án khác

    - Khu đô thị Núi Hạm tại phường Hồng Hà và Hà Tu, TP. Hạ Long: Dự án dự kiến có tổng diện tích 68ha, đang chuẩn bị các thủ tục để đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

    - Dự án N11 tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, hiện Lideco đang vướng việc giải phóng mặt bằng với gần chục hộ dân, nếu việc này được chính quyền hỗ trợ thực hiện dứt điểm, Công ty sẽ sớm khởi công dự án với mục tiêu đầu tư xây dựng một tòa chung cư thông minh, hiện đại.

    V. Định giá và quan điểm đầu tư

    Mức định giá vốn hoá hiện nay 1400 tỷ là mức định giá hấp dẫn về dài hạn bởi hiện tại NTL có vốn chủ sở hữu 1030 tỷ, lợi nhuận trước thuế dự án QL32 sẽ thu được trong thời gian từ nay đến 2020 khi bán hết khoảng trên 1000 tỷ.

    Về ngắn hạn, với EPS dự kiến 2019 đạt 3.800 /cp thì NTL có thể đạt giá mục tiêu 35-38.000/cp tương ứng P/E ~ 9-10 lần






    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2097258253676711&set=gm.814441118932646&type=3&theater&ifg=1
    --- Gộp bài viết, 13/05/2019, Bài cũ: 13/05/2019 ---
    thanks bác nhiều, bác thật là một nhà đầu tư thân thiện
    Mrbon4 thích bài này.
  8. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Tại sao ANV là nghịch lý vĩ đại của thị trường:

    - Quý 4 lãi 296 tỷ giá chạy lên 30.5 rồi xuống theo giá cá tra,

    - BCTC quý 1/2019 cho thấy giá cá tra thấp lại ko ảnh hưởng đến KQKD của nó trong quý 1, biên lãi lại tăng cao hơn trước.

    - Lãi quý 1 đạt 200 tỷ gấp 3 cùng kỳ và gấp 2 các quý 2 và 3 năm 2018 tạo một đà tăng lợi nhuận vô cùng mạnh mẽ, bồi thêm cú trời giáng này giúp nâng EPS lên 5k7/cp, PE còn có 4k9 tính ở giá 28,

    - Giữ mức lãi 200 tỷ này thêm 2 quý như vậy nữa là EPS lên 7k4, với PE = 5 thôi thì xứng đáng giá 37, tính PE = 5 thôi cho nó nhẹ nhàng, thực tế thì thường là các công ty tăng trưởng thì PE ko chỉ bằng 5,

    - Hiếm có dc mã tăng trưởng đột phá mà PE thấp như vậy

    - 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra sang ASEAN đạt 55,17 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá trị xuất khẩu sang Thái Lan tăng 6,5%; Philippines tăng 40,6% và Malaysia tăng 70,9%.

    - Quý 3 năm 2018, ACL CMX báo lãi đột phá T có rủ nhiều a e mua nhưng đa số sợ thì trường, đến khi thị trường up chính thức thì chúng ko còn điểm mua đẹp nữa nên đành ngậm ngùi tiếc rẻ. Lần này nhiều a e vẫn mắc lại sai lầm cũ, sợ thị trường ko múc... 90% các cổ phiếu mạnh nhất lead thị trường sẽ bật tăng trước khi thị trường tạo đáy.



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Nơi hội tụ của những Nhà đầu tư thành công
    https://www.facebook.com/groups/Nhadaututhanhcong/
    ktytnasun thích bài này.
  9. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà giao dịch sẽ làm tốt hơn nhiều nếu họ hoàn toàn phớt lờ thị trường hay các chỉ số chính và chỉ tập trung vào các cổ phiếu. Tôi luôn luôn khá giỏi trong việc gọi ra các đợt thị trường đảo chiều, mặc dù trớ trêu thay tôi không cố gắng làm như thế. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết cách mà chúng tôi gọi tên chính xác các đợt đảo chiều thị trường chỉ đơn giản là phớt lờ thị trường và lắng nghe các cổ phiếu.

    Tôi sử dụng một vài chỉ báo khác nhau để định thời điểm thị trường, nhưng bạn phải cẩn thận đừng để thị trường chung khiến bạn quá bullish hay quá bearish mà ảnh hưởng đến những gì đang xảy ra với các cổ phiếu riêng lẻ của bạn. Bạn có thể nhận được tín hiệu bán từ các chỉ báo thị trường chung, nhưng nếu cổ phiếu của bạn đang giữ vẫn hoạt động tốt thì bạn không nên bán chúng. Bạn muốn theo dõi thị trường chung nhưng không đến mức phải bán tất cả các cổ phiếu của mình ngay khi các chỉ báo thị trường lóe lên một xu hướng giảm.
    gemstone68ktytnasun thích bài này.
  10. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Câu chuyện bán giày ở Châu Phi và bài học kinh doanh sâu sắc của VGI - động lực tăng trưởng chính của tập đoàn Viettel trong bối cảnh thị trường trong nước tăng trưởng chậm.
    -----
    Bạn có bao giờ nghe đến câu chuyện bán giày ở Châu Phi và bài học kinh doanh mà nó mang lại chưa? Đây là bài học kinh điển mà các Marketers và Salemans thường lưu lại và truyền tai nhau đấy! Không những các Marketers và Salemans mà những người đang và có ý định làm kinh doanh cũng rất chú trọng đến bài học từ câu chuyện này.

    Câu chuyện bán giày ở Châu Phi

    Chuyện kể như sau có hai hãng sản xuất giày nọ đang cùng cạnh tranh với nhau, hai hãng này cử nhân viên của mình đến Châu Phi để khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội, đánh giá khả năng mở rộng kinh doanh của mình ở đây.

    Sau khi đặt chân đến đất nước Châu Phi theo lệnh của boss, hai anh nhân viên đều rất chú nguyên cứu, ghi chép thông tin, hình ảnh để làm báo cáo về cho boss của mình. Nhưng, cùng một đất nước, cùng một tình hình…. lại có đến hai báo cáo khác nhau.

    Anh nhân viên ở công ty thứ nhất, sau khi xem xét tình hình ở Châu Phi, liền vội vàng chạy về báo với sếp của mình: “Sếp ơi, người dân ở đây chỉ đi chân đất, nếu chúng ta phát triển kinh doanh ở đây có mà chết mất! Thị trường này không tiềm năng đâu, đánh vào chỉ có thua lỗ đậm“. Vừa nói, anh ta vừa đưa hình ảnh, dẫn chứng xác thực mình thu được tại Châu Phi cho sếp mình.

    Còn anh nhân viên thứ hai, anh ta cũng cấp tốc chạy về phía công ty để gặp sếp của mình. Với khuôn mặt rạng rỡ, vui mừng và tự tin như đã khai sáng được điều gì đó. Anh ta bảo: “Chúng ta cần nhanh chóng phát triển kinh doanh tại đây, nơi này thật lý tưởng để kinh doanh giày bởi người dân ở đây chưa ai có giày dép để mang“.

    Mặc dù, đây là một ý tưởng nghe có vẻ không khả thi, nhưng công ty vẫn quyết định kinh doanh và lấn sang thị phần này.

    Cuối cùng, công ty thứ nhất cho rằng thị trường Châu Phi không tiềm năng nên dẹp bỏ hoàn toàn kế hoạch kinh doanh giày tại đây. Công ty thứ hai, sau khi thiết lập toàn bộ kế hoạch phát triển thị trường ở Châu Phi thì gặt hái được rất nhiều thành công vang dội. Và trở thành người đi đầu trong thị phần giày tại đây.

    Bài học kinh doanh từ câu chuyện bán giày ở Châu Phi

    Qua câu chuyện này, có một bài học kinh doanh chúng ta có thể thấy rõ, cùng một sự kiện xảy ra nhưng chính cách nhìn nhận khác nhau, góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Lý giải như sau: Thời điểm đó, Châu Phi là châu lục còn nhiều lạc hậu, kinh tế khó khăn thì việc đi chân đất của người dân như một thói quen hàng ngày trong đời sống. Nếu ta xem đó là điều hiển nhiên và không thể nào thay đổi thì cách nhìn của chúng ta cũng tiêu cực như chính anh nhân viên đầu tiên. Ngược lại, nếu ta có thêm cái nhìn toàn diện và tầm nhìn xa và bao quát hơn, thì vấn đề khó khăn trước mắt thực ra cũng chỉ là một thử thách dẫn ta đến với thành công trong tương lai. Bài học này cũng được các tập đoàn lớn trên thế giới như Coca Cola, Pepsi, P&G, Unilever áp dụng trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới.

    Tìm kiếm một thị trường mới là phải tìm kiếm cả cơ hội và thách thức mà thị trường đó sẽ mang lại cho chúng ta. Trong cơ hội, sẽ tìm ẩn thách thức. Trong thách thức sẽ có cơ hội. Mỗi góc nhìn khách nhau, sẽ cho ra những quan điểm khác nhau, hay những khuynh hướng nhìn nhận cơ hội và thách thức khác nhau. Ta cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để tìm được chiến lược kinh doanh hợp lý cho mình, tránh cái nhìn tiêu cực và một chiều như anh nhân viên ở công ty đầu tiên, sẽ giới hạn những tìm năng và cơ hội của ta. Đây là một phần bài học kinh doanh từ câu chuyện bán giày ở Châu Phi, muốn tìm hiểu thêm những bài học khác, bạn phải tự mình cảm nhận nó.
    ----
    Áp dụng vào VGI: là tương lai Tăng trưởng của tập đoàn Viettel

    Tính đến cuối tháng 6/2018, Viettel đã hoàn vốn đầu tư tại các thị trường là Lào, Campuchia, Đông Timor và đứng số 1 về mạng lưới viễn thông; với các thị trường này, Tập đoàn Viettel đã thu về gấp 4 - 5 lần giá trị vốn đầu tư.

    Đặc biệt, trong số 9 thị trường quốc tế của Viettel, Myanmar (khai trương ngày 9/6/2018) là thị trường lớn nhất và được kỳ vọng nhất trong năm 2018 về tăng trưởng. Việc thị trường Myanmar vẫn còn lỗ kế hoạch khi mới đi vào hoạt động dẫn đến lợi nhuận trước thuế hợp nhất của 6 tháng đầu năm 2018 âm 16 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng khai trương, Mytel đã vượt mốc 3 triệu thuê bao, đây là tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong lịch sử của Viettel Global và cả đối với Tập đoàn Viettel. Trước đây, Viettel tại Việt Nam phải mất 18 tháng mới đạt mốc 3 triệu thuê bao và cũng là mức tăng trưởng lịch sử trong ngành viễn thông thế giới.

    Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - Mã CK: VGI) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1/2019 ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh.

    Theo đó, doanh thu thuần của VGI đạt 3.795 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ Quý 1/2018. Ở chiều hướng ngược lại, giá vốn hàng bán trong kỳ giảm tới 18,62% so với năm trước, đạt 2.472,8 tỷ đồng.

    Điều này đã góp phần giúp cho lợi nhuận gộp Quý 1/2019 của VGI tăng 418 tỷ đồng so với Quý 1/2018, đạt 1.322 tỷ đồng. Biên lãi gộp ở mức gần 35% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
    Về cơ cấu doanh thu, thị trường Đông Nam Á tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn với kết quả đạt 2.488 tỷ đồng. Tiếp đến là thị trường châu Phi và Mỹ Latinh với giá trị lần lượt đạt 1.253 tỷ đồng và 546 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, VGI cũng ghi nhận lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết tăng nhẹ từ 113 tỷ lên 118 tỷ đồng. Nguồn doanh thu từ các hoạt động tài chính đạt 279 tỷ đồng.

    Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VGI ghi nhận tổng giá trị đạt 782 tỷ đồng, giảm tới 17,9% so với cùng kỳ.

    Lợi nhuận trước thuế Quý 1/2019 của VGI đạt 165,9 tỷ đồng, gấp 12 lần so với kết quả 13,9 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, VGI báo lãi ròng 64,6 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt mức 72,38 tỷ đồng) trong khi cùng kỳ công ty này báo lỗ 107,5 tỷ đồng sau thuế.

    Tính đến ngày 31/3/2019, quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VGI đạt lần lượt là 59.443 tỷ và 24.971 tỷ đồng - tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm.

    Quý 1/2019, VGI ghi nhận đà giảm mạnh của nhiều chi phí chiếm tỷ trọng lớn.

    Ngoài ra, VGI cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực từ các thị trường quốc tế trong 2 quý gần đây.

    Tại Campuchia, VGI cho biết đã đạt mức tăng trưởng tiêu dùng di động 2 con số, sau nhiều năm hoạt động tại đây. Công ty con của VGI là Metfone đã lấy lại đà tăng trưởng và đạt mức đỉnh về thuê bao di động với con số gần 6 triệu, trở thành nhà mạng hàng đầu trong chuyển đổi số.
    Còn tại thị trường Myanmar, với sự đầu tư lớn của VGI trong thời gian qua, công ty con Mytel đã vượt mốc 5 triệu thuê bao chỉ sau hơn 6 tháng kinh doanh chính thức. Mytel cũng đã trở thành mạng di động có thị phần lớn thứ 3 tại Myanmar.

    Tương tự, công ty con Lumitel hoạt động tại Burundi cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Ngay trong năm đầu tiên kinh doanh Lumitel đã vươn lên là nhà mạng đứng số 1 tại Burundi. Tốc độ phát triển thuê bao mới hàng năm luôn ở mức cao, chiếm khoảng 70 - 75% thị trường./.

    Ý kiến cá nhân: Nếu VGI ngừng đầu tư các thị trường mới, phát triển vãn vãn thị trường Myanmar, xa hơn nữa khi hoàn vốn đầu tư hết cả 9 thị trường và ngừng khấu hao, thì lợi nhuận của VGI sẽ lớn thế thế nào? Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại mua một doanh nghiệp vừa thoát lỗ như VGI, dễ hiểu thôi, bởi vì W. Buffet cũng mua Amazon ở mức PE 80 lần.

    [​IMG]
    ktytnasun thích bài này.
    ktytnasun đã loan bài này

Chia sẻ trang này