SEPA: Chiến lược đầu tư chiến thắng thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khucngoctuyen2015, 28/10/2018.

3227 người đang online, trong đó có 149 thành viên. 01:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 57388 lượt đọc và 321 bài trả lời
  1. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    GIAO DỊCH MUA CỔ PHIẾU CỦA NGƯỜI NỘI BỘ VÀ CÁCH VẬN DỤNG ĐỂ TÌM MUASIÊU CỔ PHIẾU

    [​IMG]

    “Những người nội bộ có thể bán cổ phiếu của họ với bất kỳ lý do nào, nhưng họ mua chúng chỉ bởi một lý do duy nhất: họ nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ tăng” (Peter Lynch).

    Tôi chắc rằng bạn đã nghe về những trích dẫn tương tự từ nhiều người khác nhau. Bởi vì những người nội bộ là những cá nhân có kiến thức sâu rộng về công ty của họ và sự năng động của ngành, chúng ta phải xem xét các giao dịch mua bán cổ phiếu của họ một cách thật nghiêm túc. Nhưng như bạn sẽ thấy, có nhiều thứ để bàn về giao dịch mua của người nội bộ hơn là chỉ nhìn vào hồ sơ. Vâng, giám đốc điều hành bán cổ phiếu của họ vì nhiều lý do khác nhau bao gồm kế hoạch tài chính, đa dạng hóa tài sản, nghỉ hưu, tài trợ từ thiện, v.v. Tuy nhiên, trong HẦU HẾT các trường hợp, họ mua cổ phiếu chỉ vì một lý do duy nhất: họ tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. Việc mua vào của họ phát đi một tín hiệu rằng có thể có một yếu tố xúc tắc lớn về cơ bản ở đâu đó phía chân trời mà chúng ta không nhìn ra.

    Khi xem lại lịch sử sự nghiệp giao dịch của tôi, người nội bộ mua vào hóa ra lại là một kiểu câu thần chú kép đối với các siêu cổ phiếu. Xem lại các số liệu lưu trữ đã ủng hộ niềm tin từ lâu của tôi rằng người nội bộ mua không chỉ là một chỉ báo cho sự thành công về mặt cơ bản trong tương lai ở cấp độ công ty, mà nó còn thúc đẩy và nâng cao đáng kể niềm tin của các nhà đầu tư vào cổ phiếu. Sự tin tưởng này cuối cùng chuyển thành sự tin tưởng mạnh mẽ rằng lợi nhuận hay EPS của công ty sẽ tăng cao hơn, kết quả là thúc đẩy giá cổ phiếu tăng cao hơn nhiều.

    Mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm các giao dịch mua cổ phiếu trên thị trường mở của các giám đốc điều hành cấp cao hoặc các giám đốc điều hành. Tôi thấy rằng việc mua nội bộ có hiệu quả nhất khi nó diễn ra trong thời gian cổ phiếu đang xây dựng một nền giá dài hoặc ngay sau cú phá vỡ đầu tiên khỏi nền giá dài này. Nếu một cổ phiếu đang leo lên khỏi nền giá của nó và những người nội bộ vẫn tiếp tục vật lộn với việc mua cổ phiếu ở các mức giá cao hơn trên thị trường mở thì có một cơ hội tốt để cho những điều ngoạn mục xảy ra. Chẳng hạn, người nội bộ của cổ phiếu TRMM (một trong những cổ phiếu chiến thắng lớn nhất của tôi) đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ khi họ mua vào ở mức 0,25 đô la, sau đó là 0,5 đô la, sau đó là 0,75 đô la, v.v … họ mua lên đến mức gúa 12 đô la! Cổ phiếu này cuối cùng đã tạo đỉnh ở mức 27 đô la. Đó là mức lợi nhuận 10.800% trong vòng 2 năm.

    Do các khoản trợ cấp quyền chọn cổ phiếu, các giám đốc điều hành đã có cổ phần đáng kể trong công ty của họ. Chỉ đến khi họ nhẩy vào thị trường mở để mua BỔ SUNG cổ phiếu bằng tiền RIÊNG của mình, bạn mới nên bắt đầu chú ý. Chúng ta muốn thấy quy mô của các giao dịch mua là lớn so với mức lương điều hành. Ví dụ, một giao dịch mua nội bộ nhỏ trị giá 9.000 đô la có thể có ý nghĩa nếu mức lương điều hành của người đó chỉ là 70.000 đô la. Một cú mua như vậy có thể là quan trọng, đặc biệt là nếu người nội bộ khác theo sau. Bất kể quy mô mua nội bộ thế nào, cứ lần nào thấy một người nội bộ mua cổ phiếu vốn hoá nhỏ là tôi chắc chắn chú ý và bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về cổ phiếu này.

    Vẫn theo cùng ý tưởng như trên, khi thấy một tổ chức hoặc cá nhân có giá trị (tài sản) ròng cao nộp một biểu mẫu mới 13D/13G lên uỷ ban chứng khoán thì đây thường là một dấu hiệu rất tích cực. Biểu 13d/g là những tài liệu cần thiết về mặt pháp lý cho thấy một cá nhân hiện nắm giữ từ 5% cổ phiếu của công ty trở lên. Về lý thuyết, bất cứ ai mua một lượng cổ phần lớn như vậy đều có những thông tin mà nhà đầu tư bình thường không được biết.

    Tuy nhiên bạn cũng phải cẩn thận với việc người nội bộ mua vào, không phải lúc nào giao dịch mua nội bộ cũng có hàm ý tốt:

    – Thỉnh thoảng giám đốc điều hành sẽ thực hiện các giao dịch mua nhỏ với cổ phiếu của họ trên thị trường mở nhằm cố gắng thúc đẩy niềm tin vào cổ phiếu này. Nếu công ty ổn định và cổ phiếu đang xây dựng một nền giá vững chắc, một bằng chứng mua có thể là một thông điệp tinh tế gửi đến các cổ đông nắm giữ dài hạn để họ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Đối với các công ty đang trong tình trạng hỗn loạn, bằng chứng mua có lẽ không phải là phản ánh của sự thay đổi về mặt cơ bản ở tương lai bên trong công ty. Bằng chứng mua này có thể chỉ là một phương tiện để bơm giá cổ phiếu. Thông lệ này là phổ biến đối với các công ty có cổ phiếu đang giao dịch dưới ngưỡng giá tối thiểu NYSE hoặc NASDAQ. Nếu một cổ phiếu của công ty bị hủy niêm yết, người nội bộ sẽ làm mọi cách để thao túng đẩy giá cổ phiếu của họ lên cao hơn.

    – Cẩn thận với các giao dịch mua trên thị trường mở ở mức giá khác biệt đáng kể so với giá thị trường hiện tại. Đây có thể là giao dịch mua từ khá lâu trước đây. Tôi không chắc làm thế nào hoặc tại sao điều này xảy ra, nhưng nó vẫn xảy ra. Hãy xem ngày và giá để đảm bảo họ “xếp hàng”.

    – Hãy coi chừng các giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu cho bên uỷ thác, chuyển nhượng trong gia đình và các bên liên quan. Nhiều lần, khi một giám đốc điều hành chuyển nhượng cổ phiếu cho một bên liên quan, thoạt nhìn có thể là mua hoặc bán. Nếu bạn kiểm tra việc nộp hồ sơ thực tế, thông thường trong đơn sẽ nêu rõ liệu có hay không có một giao dịch với các bên liên quan.

    – Hãy coi chừng với giao dịch mua sau một thảm họa. Khi một công ty thông báo thông tin xấu như kiểu lợi nhuận kém, cổ phiếu của công ty có thể rơi xuống vực. Một vài ngày sau, bạn có thể thấy các giao dịch mua của người nội bộ được nộp lên uỷ ban chứng khoán. Thông thường kiểu mua như vậy là tiền đề cho các vị thế thua lỗ trong trung hạn. Giám đốc điều hành chắc chắn KHÔNG là những nhà giao dịch. Sau một cú rơi lớn, họ có thể thấy “giá trị” trong cổ phiếu của họ và họ đang mua cổ phiếu để nắm giữ “rất dài hạn”. Cũng có thể là tình hình trong công ty rất nghiêm trọng đến nỗi các giao dịch mua là một mưu đồ trong quan hệ công chúng. Đừng để tài khoản của bạn bị rơi theo nó.

    – Các nhà đầu tư nghiệp dư luôn hào hứng với việc mua lại cổ phiếu của công ty. Thật không may, mua lại cổ phiếu hiếm khi chỉ ra sự vượt trội trong tương lai. Trong thực tế, mua lại cổ phiếu có thể báo hiệu chính xác điều ngược lại. Thời kỳ hoạt động mua lại cổ phiếu của công ty lớn nhất trong lịch sử diễn ra trong năm 2007 khi dường như mọi công ty trong S&P 500 đều tuyên bố mua lại lượng cổ phiếu khổng lồ. Một năm sau đó, nhiều cổ phiếu trong số này đã giảm 80% trở lên. Lý do mà tôi khuyên các bạn không nên hào hứng với giao dịch mua lại cổ phiếu của công ty là vì các công ty hầu như không bao giờ mua lại cổ phiếu của họ ở vùng đáy. Tương tự như vậy, hoạt động sáp nhập cũng không bao giờ xảy ra ở vùng đáy. Hoạt động sáp nhập hầu như luôn xảy ra ở một đỉnh chu kỳ lớn. Các công ty niêm yết đăng ký mua lại cổ phiếu không phải là một lý do để chúng ta tham gia mua cổ phiếu đó.

    – Điều cuối cùng tôi muốn nhắc nhở cho bạn là có thể có một khoảng cách đáng kể về thời gian từ khi người nội bộ mua đến cú di chuyển có thể xảy ra ở cổ phiếu đó. Người nội bộ thường mua vì một chất xúc tác có thể không xuất hiện trong vòng vài quý. Bởi lý do này nên tốt nhất là bạn hãy kiên nhẫn và ngồi chờ đợi bên ngoài cho đến khi đồ thị của cổ phiếu bắt đầu phát ra các tín hiệu mua thích hợp.

    – Mặc dù giao dịch mua nội bộ có thể cung cấp năng lượng đáng kể cho siêu cổ phiếu, nhưng chiến lược này chỉ phát huy hiệu quả khi kết hợp với các nguyên tắc cơ bản thiết yếu khác có thể chứng tỏ rằng giao dịch mua nội bộ là một dấu hiệu đáng tin cậy về sự tăng giá cổ phiếu trong tương lai. Tôi sẽ không bao giờ mua một cổ phiếu đơn giản chỉ vì nó có người nội bộ mua mà không đi kèm các dấu hiệu cơ bản khác. Tôi lướt qua từng đơn đăng ký mua nội bộ mỗi tối và tôi có thể nói với bạn rằng 90% các cổ phiếu này không vượt trội so với thị trường. Chỉ khi được kết hợp với các yếu tố cần thiết khác thì phép thuật mới hiệu nghiệm.

    https://www.chiemtinhtaichinh.com/2...nN-aJEdaBMQugFB3bE2FqrQ2gKGPwC4Nr6er0T9iDOVvs
  2. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Lời khuyên giúp các nhà giao dịch tránh hội chứng “tê liệt do phân tích” để có thể hành động dứt khoát

    [​IMG]


    Hội chứng “tê liệt do phân tích” trong đầu tư có hai khía cạnh. Đầu tiên là việc bạn “tê liệt” khi kích hoạt một giao dịch, Thứ hai, và cũng không kém phần quan trọng, là việc bạn để bản thân bị “tê liệt” bởi phân tích của mình dù đáng lý ra bạn phải đóng lệnh từ sớm, vì bạn đặt quá nhiều cảm xúc vào phân tích đó. Ở khía cạnh đầu, nếu bạn mắc kẹt trong việc suy tính quá mức liệu có nên tham gia giao dịch hay không, chắc chắn bạn đang quá e sợ thất bại. Trong trường hợp đó, hãy giao dịch với quy mô nhỏ, làm mọi cách để hạn chế rủi ro về mức thấp khi bỏ tiền ra đầu tư. Sự tự tin sinh ra từ thành công, bất kể đó chỉ là những khoản lợi nhuận nhỏ. Ở trường hợp sau, các nhà giao dịch thường bị tê liệt suy nghĩ, luôn cho rằng cổ phiếu của mình quá tuyệt nên sẽ không có chuyện gãy xu hướng hoặc điều chỉnh mạnh. Họ bấu víu vào niềm tin rằng cổ phiếu đang trong xu hướng lên, để rồi khi nó giảm giá theo cách rõ là tiêu cực, họ không hành động trước khi nó rơi sâu hơn. Hoặc trong trưởng hợp cổ phiếu gãy một đường trung bình di động quan trọng nào đó, như đường MA 10 ngày chẳng hạn, họ vẫn giữ niềm tin của mình. Giải pháp cho sự tê liệt này rất đơn giản: hãy xác định rõ ranh giới thua lỗ trước khi bạn mở vị thế và tuân thủ chặt chẽ nó.

    Nếu bạn căng thẳng và gặp khó khăn trong việc hành động, hãy giao dịch ở quy mô nhỏ. Giao dịch nhỏ cho đến khi bạn thấy thoải mái hơn. Theo thời gian, bạn sẽ có được sự tự tin, nhưng với điều kiện bạn phải cắt lỗ nhanh và tránh các cú sụt giảm tài khoản lớn. Các khoản lỗ lớn sẽ gây tổn hại đến tài khoản cũng như sự tự tin, và điều đó sẽ càng khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn.

    Một lúc nào đó, mọi nhà giao dịch đều sẽ phải xây dựng một bộ điều kiện nền tảng mà theo đó họ sẽ bước vào giao dịch dù là với một vị thế nhỏ. Nếu một cổ phiếu đáp ứng tất cả tiêu chí bạn đặt ra, bạn mua. Nếu không thì thôi. Bạn thiết lập kế hoạch giao dịch yêu cầu bạn vào lệnh khi các điều kiện x, y, z được đáp ứng. Sau đó, nếu giao dịch và tình huống nền tảng này thu được kết quả tốt, bạn có thể thực hiện các giao dịch tương tự hoặc tìm kiếm cơ hội mua bổ sung thêm cho vị thế hiện tại. Cứ như vậy cho tới khi bạn giải ngân hết tiền.
    TIPHU10NAM thích bài này.
  3. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Nhiều NDT hay mắc lỗi giao dịch quá mức, và tự mình chuốc lấy thất bại do bất tuân kỷ luật, họ cố gắng thực hiện giao dịch ngay cả khi không có những tín hiệu giao dịch như ý, hoặc cố gắng thay đổi phong cách giao dịch để để có thể xoay sở trong mọi loại thị trường. Nhiều người đều biết rằng cần phải duy trì tính kỷ luật và kiềm chế ham muốn giao dịch quá mức. Thế nhưng làm thế nào để thực hiện được điều này lại không hề dễ dàng và luôn là một câu hỏi lớn.

    [​IMG]
    • Hãy kiềm chế ham muốn giao dịch bằng cách để cho các cổ phiếu và quy tắc giao dịch chỉ dẫn bạn hành động. Nôn nóng giao dịch không bao giờ là một phần trong kế hoạch giao dịch của một tay chuyên nghiệp. Đừng giao dịch cho đến khi cổ phiếu đáp ứng các quy tắc giao dịch được đặt ra từ trước. Chỉ khi cổ phiếu đã xuất hiện đầy đủ các tín hiệu thì mới được tiến hành giao dịch. Nếu điều đó không xảy ra thì tốt nhất là ngồi yên. Nghe thì thật đơn giản nhưng bạn chỉ làm được nếu như bạn đoạn tuyệt với những ý kiến chủ quan cá nhân, và đi theo những tín hiệu chỉ dẫn của thị trường
    • Hãy luôn nghĩ đến rủi ro trước tiên, đừng để mất sạch vốn. Khi bắt đầu gặp phải chuỗi thua lỗ, hãy giao dịch nhỏ dần và nhỏ dần. Có những thời điểm bạn không nên hiện diện trên thị trường dưới vai trò của người mua, ví dụ như trong thị trường con gấu hoặc thị trường chuyển động đi ngang.
    • Nếu bạn là người từng trải và đã chứng kiến những cơn bão của thị trường tài chính trong những thập niên qua, bạn chắc chắn không muốn đưa tay vào lửa khi nhìn thấy những đám cháy đang bùng lên. Hành vi của thị trường thường tuân theo các mẫu hình mang tính lặp lại và mang đến cho bạn những bài học hữu ích. Vì thế, một khi bạn bắt đầu nhìn thấy những hành động xấu của ngài thị trường, bạn phải hình thành bản năng đứng ngoài thị trường trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Bạn đừng nghĩ dùng thời gian này để đi du lịch. Mặc dù bạn không tham gia vào thị trường nhưng bạn vẫn phải theo dõi thị trường mỗi ngày để biết khi nào ngài thị trường sẽ bình tĩnh trở lại và bạn có thể tham gia lại cuộc chơi. Hãy tiến hành rà soát, đánh giá lại các giao dịch của mình để rút ra bài học trong khi thị trường đang biến động khó lường.
    • Duy trì tính kỷ luật và kiềm chế ham muốn giao dịch quá mức là một trong những việc khó khăn nhất, đặc biệt khi bạn mới bước chân vào nghề và đang cố gắng giao dịch để kiếm sống. Áp lực cơm áo gạo tiền có thể khiến bạn buộc phải giao dịch và chấp nhận những rủi ro không đáng có. Giải pháp dễ dàng nhất là hãy quan sát thật kỹ thành tích giao dịch gần đây của bạn và nhanh chóng điều chỉnh tần suất giao dịch phù hợp với kết quả đó. Nếu bạn đang giao dịch tốt, hãy tiếp tục, có thể năng động hơn. Nhưng khi bạn không giao dịch tốt, hãy thận trọng hơn.
    Hãy nhớ rằng: "Trong giao dịch tài chính, không phải bạn đang chiến đầu với thị trường mà chính xác là bạn đang phải chiến đấu với chính mình"
    TIPHU10NAM thích bài này.
  4. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Heo được lên giường nằm, chẳng lẽ cổ đông DBC cứ phải nằm đất mãi sao?

    [​IMG]
  5. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Tháng 11 năm 2013, Magnus Carlsen người Na Uy đã trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới trẻ thứ hai trong lịch sử. Ở tuổi 22, cậu ta đã đánh bại nhà đương kim vô địch lúc đó là Vishwanathan Anand. Carlsen bắt đầu sự nghiệp cờ vua của mình như một thần đồng, cậu ta đã khiến cho các cựu vô địch và các “đại thụ” trong làng cờ vua như Garry Kasparov (vẫn đang giữ danh hiệu là Nhà vô địch cờ vua trẻ nhất trong lịch sử) và Anatoly Karpov phải chiến đấu nghiêm túc khi cậu ta chỉ mới 13 tuổi. Phần lớn thành công của Carlsen là nhờ trí nhớ phi thường của mình. Năm 7 tuổi, Carlsen đã thuộc lòng tên và thủ đô tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi đã trở thành một tay chơi cờ chuyên nghiệp trưởng thành, Carlsen cho rằng sự thăng hoa của mình trên đỉnh cao của thế giới cờ vua là nhờ khả năng ghi nhớ và lưu giữ những hình ảnh trong trí óc về các thế cờ từ những cuộc thi đấu giữa những người chơi cờ nổi bật trong quá khứ, kể cả những cuộc đấu gần đây và những cuộc đấu từ rất lâu. Carlsen có thể nhớ lại các thế cờ này và những bước đi tiếp theo, điều này giúp cậu ta có lợi thế khi phải đối mặt với các thế cờ tương tự trong các cuộc thi đấu trong thực tế của chính mình.

    Trong đầu tư chứng khoán cũng vậy. Nếu có thể học hỏi, tổng hợp và nhớ kỹ trong đầu những mẫu biểu đồ nào sẽ dễ thành công khi mua, những mẫu nào dễ thất bại không nên mua thì sớm muộn bạn cũng đạt tới trình độ thăng hoa trên đỉnh cao của thế giới giao dịch.

    [​IMG]
    TIPHU10NAMnhinguyen1234 thích bài này.
  6. nhinguyen1234

    nhinguyen1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    237
  7. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Thử vẽ xem có đúng không

    [​IMG]
  8. Dichaygau

    Dichaygau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2016
    Đã được thích:
    6.900
    Pm gì hay vậy bát
  9. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Amibrocker bác
    sttsg, chauvoDichaygau thích bài này.
  10. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Vẽ đúng rồi :D
    Hanalechauvo thích bài này.

Chia sẻ trang này