SHB cổ tức 2017 là 10% chưa chia

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 14/02/2019.

4455 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 10:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 238865 lượt đọc và 1643 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.687
    Triển vọng ngành ngân hàng năm 2020
    Tài chính - Ngân hàng | Theo Nhandan | 09:47 27/01/2020

    THƯƠNG TRƯỜNG Năm 2019, ngành ngân hàng đã ghi dấu ấn quan trọng, nhiều ngân hàng thương mại đạt kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận phá vỡ những dấu mốc kỷ lục, từng bước đạt chuẩn Basel 2 và xử lý nợ xấu cũng đã có nhiều bước tiến rõ rệt. Ðây cũng chính là nền tảng để các tổ chức tín dụng (TCTD) lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh trong năm 2020.
    Chia sẻ
    Kỳ vọng chính sách tiếp tục ổn định

    Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Theo dự báo về triển vọng ngành ngân hàng năm 2020 của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), định hướng của NHNN đối với các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục được thể hiện và duy trì trong năm 2020, tập trung vào chất lượng thay vì tăng dư nợ cho vay. Do đó, tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ tăng thấp hơn so với giai đoạn 2016 - 2017 và tương đương năm 2018 - 2019, kỳ vọng không quá 14% cho năm 2020. Cùng với đó, lãi suất liên ngân hàng và trái phiếu Chính phủ cũng tiếp tục giữ ở mức thấp; thanh khoản dồi dào và tỷ giá ổn định. Theo Vụ Dự báo Thống kê (NHNN), thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2019 được đánh giá ở trạng thái “tốt” đối với cả đồng Việt Nam và ngoại tệ, có cải thiện tích cực hơn so với quý III-2019 và năm 2018. Dự báo trong quý I-2020 và cả năm 2020, các TCTD kỳ vọng tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục cải thiện.

    [​IMG]
    Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng HD Bank. Ảnh: XUÂN TOÀN

    Bên cạnh đó, lãi suất kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì ổn định. Theo Giám đốc khối khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP An Bình Vũ Thu Hằng, áp lực tăng lãi suất huy động đầu năm 2020 sẽ không “nóng” bằng năm 2019. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhìn nhận, năm 2020, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ thấp dựa trên hai nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ. Giá cả hàng hóa và thị trường ngoại hối là các biến số có thể làm nhanh hoặc chậm việc hạ lãi suất. Theo đó, việc giảm lãi suất ở các kỳ hạn dài sẽ vẫn có khoảng cách giữa các nhóm ngân hàng lớn và nhỏ do quy định giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.





    Ðánh giá về triển vọng của thị trường tài chính tiền tệ trong năm 2020, TS Trịnh Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB cho rằng, năm 2020, các động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa sẽ tác động tới chỉ số USD và đồng Nhân dân tệ (CNY), là nhân tố quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến triển vọng thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có những bước tiến mới với việc đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 cho phép chúng ta giả định rằng triển vọng đồng CNY sẽ được giữ tương đối ổn định trong năm 2020, kéo theo tỷ giá cũng duy trì ổn định, cộng với tâm lý thị trường khá vững, tỷ giá USD/CNY cơ bản tiếp tục đi ngang với mức giá phụ thuộc vào giá sàn mua vào ngoại tệ của NHNN. Ðồng thời, hoạt động giải ngân tiền gửi Kho bạc Nhà nước từ NHNN xuống thị trường bắt đầu nhộn nhịp; lãi suất thị trường sẽ tiếp tục duy trì ở mặt bằng đủ thấp, cơ bản dao động ở mức 3% cho kỳ hạn đại diện một năm.

    Duy trì đà tăng trưởng bền vững

    Theo kết quả điều tra mới nhất của Vụ Dự báo Thống kê, năm 2019 có 91,2% TCTD nhận định tình hình kinh doanh cải thiện hơn so với năm 2018, trong đó 32,4% đánh giá “cải thiện nhiều” và 56,3% đánh giá “cải thiện ít”. Dự kiến trong thời gian tới, 82,5% số TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ “cải thiện” trong quý I-2020 và 89,3% số TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2020 “cải thiện” hơn so với năm 2019, trong đó 26,2 đến 35% TCTD kỳ vọng “cải thiện nhiều”. Hầu hết các TCTD thống nhất nhận định và kỳ vọng hai nhân tố khách quan là “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD”, “Ðiều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và nhân tố chủ quan “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của các TCTD” đã và sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ nhất. Trong đó, nhân tố chủ quan “Trang thiết bị, công nghệ” dự kiến sẽ được đầu tư cải thiện mạnh mẽ hơn trong năm 2020 với chỉ số cân bằng đạt 52%, tăng cao so với mức 43,1% của năm 2019.

    Ðáng chú ý, bình quân kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2019 của toàn hệ thống các TCTD ước tính ở mức 20,13%, cao hơn đáng kể so với mức bình quân kỳ vọng ghi nhận tại cuộc điều tra cùng kỳ năm trước (16,35%) và cao hơn mức kỳ vọng 18,86% của các TCTD tại cuộc điều tra tháng 9-2019. Dự kiến đến cuối năm 2020, 98% số TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2019, 2% số TCTD kỳ vọng không đổi. Lợi nhuận toàn hệ thống kỳ vọng tăng trưởng bình quân 16,92% trong năm 2020.

    Có thể nói, những kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận của các TCTD không phải là không có cơ sở khi năm 2019, nhiều ngân hàng thương mại đã có sự bứt phá trong kết quả kinh doanh. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục bảo vệ thành công “ngôi quán quân” khi chính thức cán mốc lợi nhuận xấp xỉ một tỷ USD. Cụ thể, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 23.175 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2018 và vượt gần 13% kế hoạch đề ra. Cùng với Vietcombank, năm 2019 cũng là năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch về chỉ tiêu lợi nhuận. Theo đó, tổng lợi nhuận kinh doanh năm 2019 của ngân hàng đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, vượt 1.000 tỷ đồng so kế hoạch năm. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) có mức lợi nhuận riêng lẻ 11.500 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2018 và vượt 26% kế hoạch năm.

    Có thể thấy, sự tăng trưởng bứt phá về lợi nhuận năm 2019 đang mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh của các TCTD trong năm 2020. Nền kinh tế Việt Nam năm 2019 đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, được các tổ chức trong nước và nước ngoài ghi nhận và đánh giá cao, nhất là sự thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức tiềm ẩn, nhưng nền kinh tế được kỳ vọng vẫn tiếp tục sáng hơn và tăng trưởng khá trong năm 2020. Ðây cũng chính là nền tảng vững chắc cho triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2020.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.687
    Mốc 8 ngày mai ko biết thế nào nhỉ
  3. Jacky_Tran

    Jacky_Tran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2015
    Đã được thích:
    56
    mai 8 xả bớt 2 triệu
    Nhimthoi138nam thích bài này.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.687
    Đại gia thế, chém hay thật đó, sợ quá
  5. Big Tiger

    Big Tiger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2014
    Đã được thích:
    11.409
    Sợ j cụ, cụ nào ăn hàng 8.0 ra hàng 10.0 cũng ăn đc 25% rồi...Bố con cụ Hiển kiểu j chả đẩy lên vượt 10 thì mới có người mua phát hành thêm, sao mà các cụ phải xoắn?
    Vnindex860hoangquan376 thích bài này.
    hoangquan376 đã loan bài này
  6. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.816
    :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
  7. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.816
    Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với Báo Đầu tư Chứng khoán: Năm 2019 đánh dấu SHB có những kết quả vượt bậc, là nền tảng vững chắc để Ngân hàng phát triển mạnh mẽ các năm sau. Trong đó, trọng tâm kế hoạch năm 2020 được đặt ra là:
    1/- SHB sẽ tiếp tục mua trước hạn trái phiếu VAMC,
    2/- Chất lượng tín dụng tốt với nợ xấu dưới 2%,
    3/- Tiếp tục trong Top 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam xét về quy mô và thị phần hoạt động kinh doanh.

    Đồng thời, hoạt động kinh doanh SHB sẽ đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu tài chính theo tiêu chuẩn Basel II”.


    -----------------------------------------------------------------------

    Nhìn lại công tác điều hành Ngân hàng năm 2019, đâu là điểm ông muốn chia sẻ trước tiên?

    Ðó là câu chuyện xử lý nợ xấu. Cụ thể, trong 2 tháng 10 và 11/2019, SHB đã mua lại 5.773 tỷ đồng trái phiếu VAMC đã được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100%.


    Ðây là những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, trong đó có một phần là nợ đến hạn và một phần là những khoản nợ được gia hạn trích lập dự phòng 8 năm theo Ðề án tái cơ cấu sau khi nhận sáp nhập Habubank do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

    Việc mua lại nợ xấu của VAMC còn có ý nghĩa lớn hơn nữa bởi nhờ đó, Ngân hàng hội đủ điều kiện để chia cổ tức theo quy định của cơ quan quản lý. Những ngày cuối năm 2019, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho SHB chia cổ tức từ lợi nhuận giữ lại của năm 2017 và 2018 với tỷ lệ 20,9%.

    -----------------------------------------------------------------
    Là người điều hành trực tiếp Ban quản lý và xử lý nợ xấu của toàn hệ thống SHB, điều gì khiến ông phải suy nghĩ trong quá trình xử lý nợ?


    Công tác xử lý nợ xấu có hàng trăm, hàng nghìn trường hợp khác nhau và từng trường hợp cụ thể cũng khác nhau.

    Có những day dứt là phải phối hợp giữa tình người và tính nhân văn trong công tác xử lý nợ xấu, trong khi đó, vẫn phải làm sao hài hoà giữa lợi ích của cổ đông và khách hàng.

    Ngân hàng không thể vì việc một khách hàng vay vốn kinh doanh thua lỗ, dẫn đến nợ xấu mà đẩy người ta ra đường, để không có nhà ở trở thành người vô gia cư.

    SHB thường bắt đầu từ bước thỏa thuận để thu nợ, sau đó mới khởi kiện tại toà, phát mại tài sản, thu giữ tài sản và Ngân hàng miễn giảm lãi vay, lãi quá hạn một phần tuỳ theo từng trường hợp để khách hàng có một khoản tiền sau khi thanh lý tài sản thế chấp, dùng để thuê nhà ở hay mưu sinh cuộc sống tiếp theo.

    Hay nói cách khác, khách hàng tích cực, thiện chí trong việc xử lý nợ thì Ngân hàng nỗ lực tìm những cách tốt nhất hỗ trợ khách hàng, mà vẫn hài hoà lợi ích của Ngân hàng, khách hàng.

    Có những khách hàng có khả năng trả nợ do vẫn còn tài sản nhưng cố tình chây ỳ, dùng những thủ thuật để ngăn chặn việc xử lý nợ xấu…

    Tuy nhiên, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội cho phép Ngân hàng thu giữ tài sản của khách hàng, chính vì vậy, công tác xử lý nợ xấu trong thời gian qua hiệu quả hơn so với những năm trước.

    ------------------------------------------------------------------
    Những khoản nợ xấu của SHB, trong đó bao gồm của Habubank là không nhỏ?

    Quả thực, nợ xấu SHB đang tập trung giải quyết chủ yếu của Habubank, phần của Vinashin vẫn đang xử lý theo đề án của Chính phủ phê duyệt là bán nợ cho DATC, còn lại Ngân hàng tự xử lý. Theo đó, SHB vẫn đang chủ động trích lập dự phòng xử lý dần.

    Ngẫm lại thời gian xử lý nợ xấu không do mình gây ra vừa qua cũng thấy kinh khủng, nhưng đồng xu nào cũng có hai mặt.

    Việc sáp nhập Habubank đã giúp hệ thống khách hàng, mạng lưới, quy mô tăng lên thì SHB cũng phải “gánh” một phần nợ của Habubank, góp phần vào tái cấu trúc, cơ cấu ngành ngân hàng.

    Nỗ lực thực hiện lời hứa với cổ đông

    ----------------------------------------------------------------
    Có khi nào cổ đông gọi điện, nhắn tin cho ông về vấn đề chia cổ tức?

    Tôi nhận được khá nhiều tin nhắn phàn nàn sao không chia cổ tức, đặc biệt là trước Ðại hội đồng cổ đông năm 2017 và 2018. Tôi muốn chia sẻ lại, theo Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước, đối với những ngân hàng gia hạn trích lập trái phiếu VAMC thì không được chia cổ tức nên 2 năm 2017 - 2018, SHB không được chia cổ tức.
    Theo đó, SHB đã phải tập trung mọi nguồn lực năm 2019 nhằm tăng thu nhập thuần cho Ngân hàng để trích lập toàn bộ dự phòng rủi ro khoản nợ xấu và mua lại trái phiếu VAMC về để xử lý.

    Ðến thời điểm này, SHB không còn trái phiếu gia hạn 8 năm tại VAMC và đồng thời với đó là đủ điều kiện theo Thông tư 08 được chia cổ tức với tỷ lệ là 20,9%. Dẫu vậy, thông tin được chia cổ tức là tin vui trong ngày đầu năm mới, để cổ đông có niềm tin hơn vào SHB đã hứa là sẽ thực hiện; hay đó là nỗ lực của toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, nhân viên hệ thống SHB, vì lợi ích của cổ đông.

    ----------------------------------------------------------
    Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng đang trở thành một xu thế, nhưng SHB có vẻ như “chậm rãi” trong công cuộc chuyển đổi số?

    Trong chiến lược phát triển kinh doanh, SHB luôn hoạch định rất rõ ràng theo từng giai đoạn, phù hợp xu thế phát triển của thị trường, việc chuyển đổi ngân hàng số là yếu tố tất yếu sống.

    Cách đây 2 năm, SHB đã thuê tổ chức quốc tế uy tín để tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin của Ngân hàng.

    Hiện tại, chúng tôi đang triển khai hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, trong đó, ngân hàng số nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của SHB những năm tới và trước mắt, một số hạng mục nghiệp vụ sẽ được vận hành trong năm 2020.

    Ðây là xu hướng chung của thị trường từ nhiều năm trước và SHB đang đi theo, chú trọng phát triển ngân hàng số với một kế hoạch, chiến lược cụ thể.

    Thế giới đang kỳ vọng xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường số nhằm đáp ứng nhu cầu, trải nghiệm của khách hàng.

    Bên cạnh đó, ngân hàng số giúp tiết giảm chi phí quản lý, chi phí nhân sự, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng, cũng như tiết kiệm chi phí cho chính khách hàng khi giao dịch với SHB.

    Hoạt động công nghệ thông tin ngân hàng không thể đầu tư một sớm một chiều, cần 6 tháng đến 1 năm vận hành mới công bố và vận hành chính thức, nhưng tôi muốn tiết lộ, SHB sẽ có sự bứt phá về ngân hàng số trong những năm tới.

    ---------------------------------------------------------------------
    Ðược biết, thời gian ông ở Ngân hàng nhiều hơn ở nhà…


    Không chỉ một mình tôi, mà cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và các cấp quản lý toàn hệ thống cũng thường xuyên làm việc muộn tại Ngân hàng.

    Ðối với tôi, SHB là ngôi nhà thứ hai của mình, nơi đây tôi đã gắn bó hơn 20 năm qua, cùng với ý chí, tình cảm và lòng yêu nghề nghiệp, yêu ngôi nhà SHB, tôi cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống SHB cũng không quản ngại khó khăn để cùng nhau đoàn kết một lòng và cố gắng trong hoạt động kinh doanh, nhằm đưa SHB phát triển mạnh mẽ theo đúng định hướng chiến lược của Ðại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra.

    Tại SHB, chúng tôi làm việc từ 8h sáng tới 11h đêm là bình thường, thậm chí có hôm họp qua ngày mới, tới 1 - 2 giờ sáng.

    Nhưng tôi không thấy stress, vì những gì mình làm là đóng góp thêm giá trị cho xã hội, tổ chức, nhân viên ngân hàng…, đó thậm chí còn là niềm vui và niềm hạnh phúc của mình.

    Sự thành công của SHB trong thời gian qua đến từ nỗ lực của tập thể trong toàn hệ thống, gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành và gần 9.000 cán bộ, nhân viên, chứ không chỉ riêng cá nhân tôi. Tôi rất trân trọng sự đóng góp của toàn thể cán bộ, nhân viên SHB trong thời gian qua.


    Hồng Dung
  8. Big Tiger

    Big Tiger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2014
    Đã được thích:
    11.409
    Tại F319, chúng tôi làm việc cho SHB từ 0:00 hôm nay tới 24:00 "LÀ BÌNH THƯỜNG"- BIG TIGER...
  9. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    2020 về mệnh là chắc chắn, 2020 là năm của các bank nhỏ
  10. AndrewN

    AndrewN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2016
    Đã được thích:
    93
    SHB ngược dòng, hôm nay vượt 8 đón dòng tiền mới :drm

Chia sẻ trang này