SHB cổ tức 2017 là 10% chưa chia

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 14/02/2019.

5261 người đang online, trong đó có 559 thành viên. 18:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 238922 lượt đọc và 1643 bài trả lời
  1. Khoanh2408

    Khoanh2408 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2017
    Đã được thích:
    713
    Giờ mà có ngay chốt trả ct, có khi lại trần vài phiên (mình cứ mơ thế)
  2. luotcungthoigian

    luotcungthoigian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2017
    Đã được thích:
    579
    anh Hiển nói tại DHCD: đên T10 phải xử lý xong phần nợ xấu, lúc đó NHNN mới cho phép trả cổ tức :D
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.704
    ĐHĐCĐ SHB: Cổ đông đề nghị chia cổ tức bằng tiền
    Sau khi thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu mới, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng 46% so với hiện tại, lên mức 17.571 tỷ đồng.
    Chia sẻ


    [​IMG]ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của SHB.
    TRẦN THÚY14:19 23/04/2019

    Chiều nay (23/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.
    Kế hoạch lợi nhuận 3.068 tỷ đồng, tăng trưởng 46,5%
    Tại đại hội, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc ngân hàng trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2019. Theo đó, năm nay, SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tiếp tục trong top 5 NHTMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam với mức tăng bình quân từ 15-20%/năm.
    Quy mô huy động vốn thị trường 1 xếp thứ 4 trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam.
    Thị phần cấp tín dụng mục tiêu tăng 0,4% so với năm 2018, xếp top 5 trong hệ thống NHTMCP tư nhân lớn nhất.
    Tỷ lệ nợ xấu nội bảng/tổng dư nợ dưới 3%, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ dưới 5%.
    Lãnh đạo SHB cho biết, dự kiến năm 2019 sẽ thu hồi được 3.500 tỷ đồng nợ xấu, đồng thời sẽ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, trong đó trích dự phòng rủi ro các khoản nợ đã bán VAMC năm 2019 dự kiến 2.164 tỷ đồng.
    Các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể cho năm 2019 bao gồm vốn điều lệ tăng thêm 5534 tỷ đồng lên 17.571 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 372.917 tỷ đồng, huy động vốn đạt 283.922 tỷ đồng, tăng 16,64%; dư nợ tín dụng đạt 261.592 tỷ đồng, tăng 13%.
    Lợi nhuận trước thuế đạt 3.068 tỷ đồng, tăng 46,5% so với năm 2018. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2019 dự kiến là 11%.
    [​IMG]
    Trả cổ tức 21% bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 17.571 tỷ đồng
    Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018, sau khi trích lập các quỹ, tổng lợi nhuận còn lại của ngân hàng là gần 2.533 tỷ đồng. Theo đó, HĐQT trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2017 và 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 21%.
    Bên cạnh đó, ngân hàng dự tính phát hành 300,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương 3.007 tỷ đồng tính theo mệnh giá.
    Tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1, tương đương mỗi cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 10/2019.
    Sau khi thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu mới, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng 46% so với hiện tại, lên mức 17.571 tỷ đồng.
    Thành lập ngân hàng con ở Bở Biển Ngà
    Cũng tại cuộc họp, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua kế hoạch thành lập ngân hàng con 100% vốn đầu tư của SHB hoặc góp vốn đầu tư vào một tổ chức tín dụng tại Bờ Biển Ngà để mở rộng sự hiện diện của SHB vào thị trường Châu Phi.
    Chia sẻ thêm về kế hoạch này, lãnh đạo SHB cho biết, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Bờ Biển Ngà không ngừng tăng lên, chủ yếu là các dự án xây dựng nhà máy chế biến phục vụ xuất nhập khẩu giữa hai nước.
    Do đó, nhu cầu về vốn và các hoạt động thanh toán quốc tế cũng tăng lên nhanh chóng, trong khi đó sự hiện diện của các tổ chức tín dụng Việt Nam tại khu vực này chưa có.
    Việc SHB hiện diện tại thị trường này sẽ góp phần thực hiện kế hoạch chiến lược của Chính phủ về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với thị trường Châu Phi.
    Phần Q&A:
    Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng hiện hơn 11%, như vậy có cần thiết phải dùng toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn hay không? Nên chăng ngân hàng có thể chia một phần cổ tức bằng tiền?
    Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB: Tôi cũng rất chia sẻ với các cổ đông, bởi bản thân tôi cũng là cổ đông của ngân hàng. Và vì mình là chủ nên quan tâm đến đứa con - là ngân hàng của mình.
    SHB có nhận sáp nhập Habubank nhưng đang phải xử lý nợ xấu của ngân hàng này, trong đó có khoản nợ xấu của Vinashin.
    Khi nhận sáp nhập, theo đề án đã được phê duyệt, riêng khoản nợ xấu này được bán cho VAMC và được trích lập dự phòng trong vòng 8 năm. Và theo quy định, ngân hàng có trái phiếu VAMC trên 5 năm thì không được chia cổ tức.
    Từ nay đến hết tháng 9, chúng tôi sẽ cố gắng xử lý chỗ trái phiếu VAMC để kéo xuống thời hạn dưới 5 năm để tháng 10 chốt danh sách trả cổ tức.
    Bên cạnh đó, hiện tất cả các ngân hàng đều đang hướng đến đáp ứng chuẩn Basel 2. Riêng SHB đặt kế hoạch chậm nhất đến năm 2020 phải đạt chuẩn. Theo đó, ngân hàng buộc phải tăng vốn.
    Ngoài ra, SHB cũng đang phát triển công ty tài chính tiêu dùng cũng như mở rộng hoạt động tại Bờ Biển Ngà nên cũng cần tăng vốn để phục vụ kinh doanh.
    Xin Ban lãnh đạo cho biết cụ thể hơn vấn đề nợ xấu? Khối nợ xấu chuyển từ Habubank sang là bao nhiêu? SHB đã thu hồi được bao nhiêu?
    Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB: Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 2,4%, sang năm 2019 sẽ phấn đấu giảm dần.
    Nợ xấu của Habubank tại thời điểm nhận sáp nhập là hơn 13 nghìn tỷ, sau khi sáp nhập, hiện đã xử lý được hơn 6 nghìn tỷ.
    NIM của SHB thấp hơn so với ngân hàng khác, liệu ngân hàng có kế hoạch nào để cải thiện NIM?
    NIM 2018 hơn 2% do trong năm 2018 ngân hàng sáp nhập Habubank nên NIM giảm. Trong năm 2019 sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, giao chỉ tiêu KPI cho nhân viên để phấn đấu NIM đạt 3,1-3,5% và sẽ tăng dần trong các năm sau.
    Sau khi áp chuẩn Basel 2, hệ số an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng là bao nhiêu?
    Nếu áp dụng theo Basel 2, tỷ lệ CAR của ngân hàng là 8,6%
    Xin Ban lãnh đạo cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2019?
    Đến ngày 31/3/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 334 nghìn tỷ, huy động trên thị trường 1 đạt 225 nghìn tỷ, tăng trưởng trên 5% so với đầu năm, dư nợ cho vay là 246 nghìn tỷ, tăng trưởng 6,1%.
    Kết thúc quý I/2019, lợi nhuận ngân hàng đạt 743,9 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 01/10/2019, Bài cũ: 01/10/2019 ---
    Ko biết có tin được ko, Ai nắm thông tin vụ VAMC đến thời điểm này thế nào cung cấp cho AE ngắm với
  4. Vuvantuyen72

    Vuvantuyen72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2017
    Đã được thích:
    612
    [​IMG] Không biết nó bán hay gom nữa
    --- Gộp bài viết, 01/10/2019, Bài cũ: 01/10/2019 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 01/10/2019 ---
    Thoả thuận nhiều quá
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.704
    A Mít ko đánh lên mệnh thì PHT thế nào đc nhỉ
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.704
    Nếu không đáp ứng được Basel II, các ngân hàng sẽ rơi vào thế khó
    Việc tăng vốn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang trở nên rất nóng, đặc biệt khi Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực thi hành năm 2020. Mặc dù Thông tư 41 mới chỉ “bao phủ” được một phần của Hiệp ước Basel II, thế nhưng để đảm bảo các yêu cầu khá khắt khe này, đòi hỏi nỗ lực không nhỏ của các nhà băng.
    .Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính phân tích, Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% đã tiến gần đến quy định quản lý rủi ro của Basel II nhưng tự thân Thông tư 41 mới chỉ là một phần của Basel II, bởi các quy định và tiêu chí trong Hiệp ước này rộng và còn phức tạp hơn nhiều. Nhưng ít nhất Thông tư 41 khi quy định về tỷ lệ an toàn vốn mà đây cũng là điểm chính của Basel II, đưa ra những phương pháp tính các loại tài sản có rủi ro với những hệ số rủi ro chặt chẽ hơn.

    [​IMG]
    Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% đã tiến gần đến quy định quản lý rủi ro của Basel II

    Điểm đặc biệt của Thông tư 41 đó là cách tính tài sản có rủi ro rất khác so với Thông tư 36. Nếu như rủi ro trong Thông tư 36 tập trung vào tín dụng, thì theo yêu cầu của Thông tư 41, ngoài rủi ro tín dụng, ngân hàng phải tính cả tài sản có rủi ro về thị trường, tài sản có về rủi ro hoạt động. Nghĩa là dựa trên tỷ lệ Vốn chủ sở hữu (VCSH)/Tổng tài sản có rủi ro thì mẫu số có rủi ro sẽ được làm "phình" ra vì phải cộng thêm các loại tài sản có rủi ro thị trường và tài sản có rủi ro hoạt động.

    Chính vì vậy, nếu tử số là VCSH không tăng được mà mẫu số phình lớn ra sẽ đẩy tỷ lệ an toàn vốn xuống rất thấp. Đó chính là lý do mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tính theo Thông tư 36 chỉ có 9%, song theo Thông tư 41 sẽ giảm xuống 8% và cho dù hiện tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống là trên 12% song nếu tính đúng tính đủ theo Thông tư 41, nhiều ngân hàng cũng không đạt. Một ngân hàng không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong một thời gian dài, có thể bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nếu tỷ lệ xuống đến một mức rất thấp chẳng hạn 1-3%, NHNN có thể tìm cách xử lý với những biện pháp đặc biệt được quy định trong Luật sửa đổi Luật các TCTD, bao gồm cho vay đặc biệt, sáp nhập và cuối cùng phá sản.

    Thông tư 41 có hiệu lực ngày 1/1/2020, cùng với Thông tư 13/2018/TT-NHNN có hiệu lực ngày 1/1/2019 và Luật sửa đổi Luật các TCTD tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ để buộc các ngân hàng phải có đủ VCSH và hoạt động lành mạnh, kiểm soát rủi ro tốt, nếu không muốn nhận được "cái roi" cuối cùng là sáp nhập hay phá sản.

    Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu triển khai Thông tư 41 đối với các ngân hàng Việt Nam hiện tại gặp 2 vấn đề:

    Thứ nhất, tử số phải tăng. Tức là vốn tự có, vốn chủ sở hữu phải tăng lên để bảo đảm trong tương lai ngân hàng đạt được tỷ lệ an toàn vốn 8% do mẫu số các ngân hàng phải tính lại toàn bộ tài sản có của mình, đặc biệt là các món nợ phải được tính toán theo các phương thức mới của Thông tư 41 rất phức tạp so với Thông tư 36 trước đây.

    Cụ thể, một món cho vay doanh nghiệp (DN), trước kia hệ số rủi ro là 100% theo Thông tư 36, nhưng bây giờ hệ số có thể tăng lên đến 200% tuỳ vào tình hình tài chính của DN vay vốn. Chẳng hạn, nếu DN không có báo cáo tài chính nghĩa là độ rủi ro cao hơn nhiều nên phải sử dụng hệ số rủi ro đến 200%. Tất cả những món nợ của ngân hàng và tài sản có của các ngân hàng phải tính lại toàn diện để có thể đáp ứng được hệ số rủi ro mới. Đây là việc làm không đơn giản vì mỗi ngân hàng có hàng chục nghìn khách hàng và tình hình tài chính của khách hàng thay đổi thường xuyên, giá trị tài sản bảo đảm thay đổi thường xuyên. Ngân hàng không thể theo dõi thủ công mà phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Ngay cả việc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để bảo đảm các NH tuân thủ các quy định của Thông tư 41 sẽ không dễ dàng chút nào.

    Thứ hai, ngân hàng phải có một dữ liệu về tất cả những loại tài sản rủi ro của mình từ nhiều năm, những dữ liệu đó sẽ cho ngân hàng biết về mức độ rủi ro của mỗi món vay hay mỗi loại tín dụng. Đó là vấn đề các ngân hàng Việt gặp nhiều trở ngại, bởi có những ngân hàng không lưu trữ những dữ liệu một cách thống nhất từ nhiều năm nay. Mỗi năm lại thay đổi tính chất của loại nợ ví dụ như cho vay bất động sản lúc thì tính là kinh doanh, lúc tính vào tiêu dùng. Cách mà các ngân hàng lưu giữ tín dụng về tài sản rất bất nhất trong những năm qua chính là lý do khiến các nhà băng gặp nhiều khó khăn khi phải sử dụng những dữ liệu trong quá khứ.

    "Việc tuân thủ theo Thông tư 41 không dễ dàng nhưng lợi ích khi thực hiện Thông tư 41 là rất rõ ràng khi bắt buộc sổ sách của các ngân hàng phải minh bạch hơn; bảo đảm các ngân hàng có vốn chủ sở hữu thích hợp để hoạt động. Ngân hàng nào không bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ được NHNN đăc biệt "chiếu cố’", TS. Trí Hiếu nhấn mạnh.

    Thêm vào đó bắt đầu từ ngày 1/4/2019, NHNN áp dụng xếp hạng tín nhiệm các TCTD trên cơ sở các tiêu chí CAMELS (vốn, chất lượng tài sản, quản trị, lợi nhuận, thanh khoản và rủi ro thị trường) và xếp hạng theo các mức độ A (khá), B (tốt), C (trung bình), D (yếu) và E (yếu kém). Theo TS. Trí Hiếu, NH được xếp hạng D và E là những NH "chuẩn bị cho đi vào lịch sử", nếu không tăng vốn và khẩn trương tái cơ cấu.

    [​IMG]
    Các ngân hàng, trong đó có NCB, đang nỗ lực cải tiến các chính sách và quy trình hoạt động để đáp ứng các quy định của Thông tư 41 và Thông tư 13

    Thực tế cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt còn non trẻ so với hệ thống tài chính trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển trong hơn 30 năm qua ngành ngân hàng Việt Nam đã đi một chặng đường dài và đã phát triển thành một hệ thống ngân hàng hiện đại với sự áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, thực lực tài chính và sức chịu đựng những biến động trên thị trường được tăng cường đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian qua mức độ tín nhiệm vẫn chưa được như mong muốn với sự xuất hiện nhiều vi phạm pháp luật trong hệ thống ngân hàng, điểm tín nhiệm hệ thống ngân hàng cùng với điểm tín nhiệm của quốc gia vẫn còn ở mức thấp, mức không khuyến khích đầu tư và mang tính đầu cơ (non-investment grade/speculative).

    Chính vì thế, thực hiện Thông tư 41 để đưa hệ thống ngân hàng Việt đi theo thông lệ quốc tế, sẽ nâng cao vị trí ngân hàng Việt trên thị trường tài chính thế giới và từ đó vấn đề kêu gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ thuận lợi hơn.

    Trong số các ngân hàng đang nỗ lực kêu gọi vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài có Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB). Trong vòng 5 năm qua, NCB đã chứng tỏ một sức phát triển mạnh mẽ từ tổng tài sản, đến các nguồn lực và cách quản trị, điều hành trong kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm đến NCB khi nghiên cứu về sự phát triển, hệ sinh thái và chiến lược kinh doanh của NCB. Nhằm đáp ứng các chuẩn mực cần có và thực hiện các quy định của cơ quan quản lý, NCB vào nhóm các ngân hàng đã đủ năng lực để áp dụng Thông tư 41, NCB đang nỗ lực cải tiến các chính sách và quy trình hoạt động để đáp ứng các quy định của Thông tư 41 và Thông tư 13. Điều này làm tăng tính hấp dẫn của NCB đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đặc biệt quan tâm đến quản lý rủi ro và tuân thủ.
    --- Gộp bài viết, 01/10/2019, Bài cũ: 01/10/2019 ---
    Theo tài liệu gửi cổ đông vừa qua để xin ý kiến phát hành trái phiếu, SHB có đưa ra mức CAR >9% là không hiểu tính theo Thông tư 41 hay Thông tư 36 đây
  7. masimohp

    masimohp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2017
    Đã được thích:
    228
    không thấy gào thét nữa nhỉ :))
  8. laixe03

    laixe03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2017
    Đã được thích:
    511
  9. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.816
    Vnindex860 thích bài này.
    hoangquan376 đã loan bài này
  10. Khoanh2408

    Khoanh2408 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2017
    Đã được thích:
    713
    Tranh thủ nhặt mấy ông bank coi, vỗ béo Tết suất chuồng thôi !

Chia sẻ trang này