SHB cổ tức 2017 là 10% chưa chia

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 14/02/2019.

7075 người đang online, trong đó có 1150 thành viên. 10:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 238913 lượt đọc và 1643 bài trả lời
  1. Khoanh2408

    Khoanh2408 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2017
    Đã được thích:
    713
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.695
    Để năm 2020 chia luôn thể, mấy tháng nữa thôi. Chia thành 32%
    Vnindex860 thích bài này.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.695
    SHB được Moody’s giữ nguyên bậc xếp hạng B2, ổn định
    http://www.vnba.org.vn/index.php?op...ep-hang-b2-on-dinh&Itemid=213&lang=vi&cid=104
    [​IMG]Ngày 18/12/2019, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service ra thông cáo báo chí về việc giữ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3, đồng thời thay đổi cùng ngày về triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ “Ổn định” xuống mức “Tiêu cực”.

    Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được Moody’s giữ nguyên bậc và triển vọng đối với xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn ở mức B2, ổn định.

    Nguyên nhân hạ bậc triển vọng xếp hạng, Moody’s cho rằng vẫn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ, trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, cũng như tăng cường tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh. Theo đánh giá của tổ chức này, các khoản thanh toán chậm phản ánh vấn đề về mặt hành chính hơn là sự yếu kém về tài chính. Việc thanh toán bị trì hoãn cho thấy điểm yếu về thể chế và quản trị, bao gồm vấn đề về các thủ tục hành chính phức tạp cản trở việc thanh toán kịp thời và suôn sẻ.

    Tuy nhiên, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức Ba3 với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ, ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm. Trần tín nhiệm với trái phiếu dài hạn phát hành bằng ngoại tệ vẫn được giữ nguyên ở Ba1. Mức tín nhiệm tối đa với tiền gửi và trái phiếu bằng nội tệ vẫn là Ba3. Xếp hạng tín nhiệm Ba3 với Việt Nam được Moody’s đưa ra căn cứ vào tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, sự đa dạng hóa kinh tế, hỗ trợ khả năng hấp thụ các cú sốc của của Việt Nam, bao gồm cả sự chậm lại kéo dài trong thương mại toàn cầu. Moody’s dự kiến gánh nặng nợ trực tiếp của chính phủ cũng sẽ giảm dần, xuống còn khoảng 48% GDP vào năm 2020, từ mức gần 53% trong năm 2016.

    Đồng thời, ngày 19/12/2019, Moody’s phát đi thông tin về việc thay đổi triển vọng xếp hạng tương ứng của các ngân hàng Việt Nam, trong đó SHB được giữ nguyên bậc và triển vọng đối với xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn ở mức (B2, “Ổn định”). Điều này khẳng định SHB vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững.
  4. thanhluutat

    thanhluutat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Đã được thích:
    216
    Có khi nào phát hành dưới mệnh giá không bác nhỉ ?
    Với thị giá hiên tại thì việc phát hành giá 10 có vẻ là quá xa xỉ với cổ đông hiện hữu,
    T&T không lẽ lại bỏ thêm hơn 200 tỷ để nhận thêm 40 tỷ bằng cổ phiếu ?
    138nam thích bài này.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.695
    Chắc ko không thể
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.695
    Gánh nặng nợ xấu hơn 7.000 tỷ đồng khiến cổ phiếu SHB luôn tiệm cận giá… trà đá
    Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tăng 39% chiếm hơn 7.227 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho khách hàng tăng đến 2,86% so với đầu năm. Trong khi đó, giá cổ phiếu của SHB luôn duy trì ở mức 5-6.000 đồng/cp trong vòng nhiều năm qua. Lý do nào khiến ngân hàng SHB kinh doanh bết bát như vậy?
    Kết quả kinh doanh trong 3 tháng gần nhất của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) dường như khá khả quan khi lãi trước và sau thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 2.261 tỷ đồng và hơn 1.807 tỷ đồng, tăng khoảng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần cũng tăng 61,6% so với cùng kỳ, hoạt động dịch vụ cũng tăng đạt 5.408 tỷ.
    Vì sao nợ xấu của SHB lại tăng cao?

    Kết quả kinh doanh trong 3 tháng gần nhất của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) dường như khá khả quan khi lãi trước và sau thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 2.261 tỷ đồng và hơn 1.807 tỷ đồng, tăng khoảng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần cũng tăng 61,6% so với cùng kỳ, hoạt động dịch vụ cũng tăng đạt 5.408 tỷ.

    Tuy nhiên, dù dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% so với đầu năm nhưng nợ xấu cũng tăng 39% lên mức hơn 7.227 tỷ đồng. Theo báo cáo của SHB, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 133% lên hơn 791 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 61% lên hơn 1.481 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng.

    Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng lên từ mức 2,4% lên 2,86%.

    Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của SHB đạt gần 357,239 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Chủ yếu nhờ cho vay khách hàng tăng 17%, tài sản có khác tăng 49% và các khoản phải thu tăng 71% so với đầu năm.

    [​IMG]
    Theo báo cáo của SHB, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 133% lên hơn 791 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 61% lên hơn 1.481 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng.
    Lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của SHB vẫn duy trì được mạch tăng trưởng. Thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần 62% và gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 5,408 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lại tăng 11% trong khi lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 43%.

    Tiền gửi của khách hàng tại SHB kết thúc quý 3/2019 cũng đạt mức gần 246.240 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

    Ngân hàng cũng cam kết sẽ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, trong đó trích lập cho các khoản nợ đã bán VAMC năm 2019 dự kiến 2.164 tỷ đồng.

    Tính trong 9 tháng 2019, SHB đã thực hiện được gần 74% kế hoạch lợi nhuận đề ra khi đạt 2.260 tỷ đồng và tăng 11% so cùng kỳ.

    Di chứng của thương vụ sáp nhập Habubank và SHB?

    Năm 2012, sau khi Habubank sáp nhập vào SHB, ngân hàng này cũng tăng vốn điều lệ lên 8.962 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng cuối năm 2012 đã vượt lên hơn 116.500 tỷ đồng. Khi nhận sáp nhập Habubank, theo báo cáo năm 2017, quy mô các tài sản có khác của SHB là 26.352 tỷ đồng. Sau khi Habubank nhập với SHB thì tỉ lệ nợ xấu cũng tăng cao lên đến 8,69%.

    Trước khi sáp nhập về SHB, Habubank đã cho Vinashin vay 2.745 tỷ đồng, thêm 600 tỷ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỷ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. 5-6 năm trước, Vinashin là một doanh nghiệp có bề ngoài đang lên, không ít ngân hàng đã cho tập đoàn vay những khoản tiền lớn, vượt 15% vốn tự có dù theo quy định, tổ chức tín dụng không được cho vay như vậy.

    [​IMG]
    Khi nhận sáp nhập Habubank, theo báo cáo năm 2017, quy mô các tài sản có khác của SHB là 26.352 tỷ đồng. Sau khi Habubank nhập với SHB thì tỉ lệ nợ xấu cũng tăng cao lên đến 8,69%.
    Cuối năm 2011 và đầu năm 2012 khi thị trường chứng khoán rộ lên tin đồn có một thế lực nào đó đang tìm cách mua gom cổ phiếu trên sàn để thâu tóm HBB, giá cổ phiếu HBB mới chỉ ở mức trên 4.000 đồng một chút. Hiện tượng âm thầm mua gom cùng với các tin đồn và làn sóng ăn theo sau đó đẩy cổ phiếu HBB có lúc lên tới 7.800 đồng/cp. Với mức giá thời điểm đó khoảng 7.000 đồng/cp, rõ ràng các đại gia có mặt hoặc không có mặt trong vụ thâu tóm này đã kiếm được một lượng tiền khổng lồ.

    Trong giai đoạn 5 năm sau sáp nhập, SHB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tài sản từ 14-23%/năm và quy mô tài sản 286.010 tỷ đồng vào cuối năm 2017, tương đương với các ngân hàng VPBank, ACB hay Techcombank.

    Việc nhận sáp nhập Habubank đã khiến SHB phải cấu trúc lại các khoản nợ, trích lập dự phòng. SHB đã phải tiếp quản các tài sản có vấn đề, chủ yếu là nợ xấu.

    Tháng 11/2012, sau 3 tháng sáp nhập, bà Bùi Thị Mai - nguyên tổng giám đốc Habubank - bị giáng chức và thuyên chuyển sang bộ phận thu hồi nợ. "Đối với những cán bộ liên quan đến nợ quá hạn, nợ khó đòi lâu ngày thì phải chuyển qua phòng thu hồi nợ để xử lý khoản nợ đó. Hơn nữa, sau khi sáp nhập, ban điều hành cũ cũng phải có trách nhiệm phối hợp với ban điều hành mới để cùng tiến hành thu hồi những khoản nợ cũ, khó đòi", vị lãnh đạo của SHB giải thích.

    Tính đến ngày 31/12/2012, dư nợ của Vinashin tại SHB còn 4.004 tỷ đồng, chiếm hơn 44% tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Cho đến 11/4, được biết nợ xấu của SHB tại Vinashin vẫn còn 830 tỷ đồng tiền nợ xấu.

    Cũng đáng chú ý, khoản 100 tỷ đồng mà Ngân hàng SHB cho Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng vay để góp vốn đầu tư cho chính dự án cải tạo chung cư cũ số 93 Láng Hạ. Hiện tại, Công ty CP Bất động sản Vinaconex đã là chủ của dự án này.

    Được biết, ngân hàng SHB và Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng cùng là cổ đông sáng lập, tham gia vào dự án này. Bên cạnh đó SHB sẽ đóng vai trò là ngân hàng thu xếp vốn cho dự án.

    Thế nhưng, tuy cùng là cổ đông thực hiện dự án nhưng ngày 31/12/2010, Ngân hàng SHB lại ký cho Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng vay gói tín dụng ngắn hạn là 100 tỉ đồng (thời hạn vay 9 tháng, lãi suất 21%) đầu tư vào chính dự án này. Đến năm 2017 dự án không được triển khai nên khoản vay 100 tỷ đồng đã thành nợ xấu.

    Tháng 4/2019, nhiều cổ đông rất bức xúc khi 3 năm liền không được nhận cổ tức dù kế hoạch cổ tức 8-10% đã được Đại hội cổ đông hàng năm thông qua. Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển giải thích: việc chậm trả cổ tức là vì ngân hàng chưa xử lý xong khối nợ xấu của Habubank “hậu sáp nhập” vào SHB.

    Sau ngày sáp nhập với Habubank năm 2012, SHB đã nâng cao lên được rất nhiều quy mô tài sản, tuy nhiên con số nợ xấu cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến 9 tháng 2019, nợ xấu của SHB tăng mạnh 39% lên mức 7.227 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số lợi nhuận đạt được.

    Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) gấp 2.3 lần và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 61% so với đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng lên mức 2.86% so với mức 2.4% hồi đầu năm.

    Cổ phiếu tiệm cận giá… trà đá

    Chạm đáy năm 2012 khi ngân hàng sáp nhập ngân hàng yếu kém Habubank, giá cổ phiếu SHB khi ấy chỉ còn 4.540 đồng. Từ đó đến nay, đường về mệnh giá của cổ phiếu SHB chưa bao giờ bằng phẳng, kể cả vài năm gần đây hoạt động kinh doanh của SHB đã khởi sắc hơn.

    Đỉnh điểm ngày 17/4/2018, cổ phiếu SHB tăng 0,8% lên 13.300 đồng, khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị. Tưởng chừng từ đây giá cổ phiếu SHB sẽ không còn phải gắn mác “cổ phiếu trà đá” nhưng không lâu sau, nhà đầu tư phải ngậm ngùi chứng kiến cổ phiếu SHB lao dốc xuống dưới mệnh giá.

    Thậm chí, thời điểm đầu năm 2019 khi giá cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng tăng mạnh thì giá cổ phiếu của SHB lại giảm xuống còn 7.000 đồng/cổ phiếu (ngày 3/1/2019).

    [​IMG]
    Thống kê giá cổ phiếu của SHB trong vòng 10 năm qua.
    [​IMG]
    Giá cổ phiếu của SHB đang giao dịch phiên hôm nay 23/12.
    Trong số 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM thì có 5 cổ phiếu hiện đang giao dịch dưới mệnh giá như SHB, LPB, NVB, KLB và STB cũng trồi sụt quanh mệnh giá này. SHB là cổ phiếu có giá thấp nhất trong nhóm này.

    50 triệu cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội lên sàn chứng khoán vào tháng 4/2009 với mức giá đóng cửa phiên đầu là 15.200 đồng/cp.

    Song, sau hơn 10 năm, SHB hiện chỉ loanh quanh mức 6.000 đồng/cp với vốn hóa 7.339 tỷ đồng, tương ứng với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Tính theo giá điều chỉnh, cổ phiếu SHB chưa bao giờ đạt nổi mốc 20.000 đồng/cp kể từ khi lên sàn.

    Còn tính riêng trong 1 năm qua, cổ phiếu SHB vẫn lẹt đẹt giao dịch dưới mệnh giá, thậm chí còn giảm tới gần 20% xuống mức 6.200 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 23/12. SHB giao dịch trên mệnh giá gần đây nhất là vào năm 2017.

    [​IMG]
    Danh sách ban lãnh đạo của Ngân hàng SHB hiện nay.
    Đây là cổ phiếu bi thảm nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu SHB khá cao với hơn 3 triệu đơn vị mỗi phiên. Khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư đặt bán luôn cao hơn đặt mua.

    Theo các chuyên gia, giao dịch cổ phiếu trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài kết quả kinh doanh, kỳ vọng về tương lai khi cơ chế xử lý nợ xấu đi vào thực tiễn thì thực trạng của doanh nghiệp cũng là vấn đề đáng xem xét để đầu tư.

    Nói thế để thấy rằng, lợi thế cạnh tranh của SHB không bằng các nhà băng khác. Do đó giá cổ phiếu SHB vẫn loanh quanh dưới mệnh giá có lẽ là điều dễ hiểu nhất là khi vẫn chưa thấy được triển vọng nào đặc biệt từ nhà băng này. Nhiều năm không chia cổ tức, giá cổ phiếu hơn 10 năm qua đang ở mức thê thảm, trách nhiệm điều hành của lãnh đạo SHB trước cổ đông là gì? Cá nhân nào phải chịu trách nhiệm?
  7. Vuvantuyen72

    Vuvantuyen72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2017
    Đã được thích:
    612
    Các bác cứ bơm hăng vào cho nó giảm tiếp mua cất tủ sang năm tính tiếp
    138nam thích bài này.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.695
    =D>=D>=D>
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.695
    Nay ko thấy giảm nhỉ
  10. laixe03

    laixe03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2017
    Đã được thích:
    511
    SHB lái ăn line khó lên quá

Chia sẻ trang này