SHB cổ tức 2017 là 10% chưa chia

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 14/02/2019.

4377 người đang online, trong đó có 671 thành viên. 08:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 238911 lượt đọc và 1643 bài trả lời
  1. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.789
    Nghe đồn phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu giá 10
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.691
    Chắc phải thế
  3. ptthien2010

    ptthien2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2019
    Đã được thích:
    9
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.691
    "Lối thoát” khi “lỗi hẹn” Basel II

    [​IMG]
    Thời hạn mà các ngân hàng phải áp dụng chuẩn Basel II đang đến rất gần, nhưng hiện vẫn còn khá nhiều nhà băng chưa đáp ứng được chuẩn này.
    Chia sẻ
    Nhiều chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần kiên định với mục tiêu Basel II.

    Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

    [​IMG]



    Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II
    Con đường gập ghềnh

    BIDV là thành viên mới nhất đáp ứng chuẩn Basel II tại Việt Nam. Dù là một trong 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước lớn, nhưng hành trình để nhà băng này cán đích Basel II là không dễ dàng.

    Sở dĩ như vậy là bởi BIDV là ngân hàng lớn nhất hệ thống về quy mô tài sản với tổng tài sản tính đến cuối tháng 9/2019 hơn 1,425 triệu tỷ đồng, nhưng vốn điều lệ của ngân hàng này là 34.187 tỷ đồng, thấp nhất trong số 3 NHTM cổ phần có vốn nhà nước. Do đó, khi hoàn tất bán 15% cổ phần cho KEB Hanna Bank (Hàn Quốc) thì nhà băng này mới cán đích Basel II.

    Nói như vậy để thấy, đường đến Basel II không “trải hoa hồng” và theo các chuyên gia, muốn chạm đến cái đích này, các nhà băng chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là tăng vốn, hoặc là phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Đó cũng chính là lý do mà cuộc đua tăng vốn vẫn tiếp tục nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2019. Đơn cử mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.036 tỷ đồng lên 15.044 tỷ đồng. Trước đó, NCB cũng tăng vốn lên 4.101 tỷ đồng…

    Điều đó cũng có nghĩa sẽ còn những thành viên mới tiếp tục gia nhập “gia đình” Basel II trong những ngày cuối năm nay. Thế nhưng, chắc chắn số nhà băng không thể đáp ứng chuẩn này đúng hạn là không ít khi mà hiện trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam có tới 4 NHTM 100% vốn nhà nước; 31 NHTM cổ phần; 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đó là chưa kể các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    [​IMG]
    Mở “cửa thoát hiểm”

    Dường như NHNN cũng đã lường trước được điều này khi đã mở thêm “cửa thoát hiểm” cho các ngân hàng chưa đạt Basel II. Theo đó, tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN vừa được ban hành, NHNN cho phép các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN.

    Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây. Theo đó, Thông tư này điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi. Cụ thể mặc dù hệ số rủi ro 50% vẫn được áp dụng cho các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay, song phải đáp ứng một trong các điều kiện, như khoản cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các dự án hỗ trợ của Chính phủ; khoản cho vay khách hàng cá nhân mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng…

    Trong khi các khoản cho vay phục vụ đời sống có tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay dưới 4 tỷ đồng; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở không có tài sản bảo đảm là chính nhà ở đó được áp hệ số rủi ro 100%. Còn các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ được áp hệ số rủi ro 150%...

    Một quan chức của NHNN cho biết, đối với các ngân hàng chưa đáp ứng Basel II, thì việc áp dụng quy định mới là cần thiết nhằm yêu cầu các nhà băng này phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao. Mặt khác, việc tăng hệ số rủi ro sẽ tạo động lực cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sớm tuân thủ chuẩn mực Basel II.

    Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, dù có “nới tay” cho các ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II, song NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II. “Trên thế giới hiện đã có nhiều nước áp dụng Basel III, nay Việt Nam mới áp dụng Basel II là quá muộn”, vị này nhấn mạnh.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.691
    Tập đoàn T&T Group đề xuất đầu tư dự án điện khí 4,4 tỷ USD và 3 dự án BĐS quy mô lớn ở Quảng Trị
    23-12-2019 - 10:13 AM | Bất động sản


    [​IMG]
    Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
    Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị ngày 20/12/2019, Tập đoàn T&T Group đã đề xuất đầu tư một số dự án, trong đó có dự điện khí LNG Hải Lăng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4,4 tỷ USD.

    Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Trị và và ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group.

    Theo thông tin từ tập đoàn T&T, theo chủ trương kêu hội các nhà đầu tư của tỉnh Quảng Trị, tháng 4/2019, Tập đoàn đã đề xuất và được tỉnh Quảng Trị chấp thuận cho nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất đối với dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng.

    Dự án này có quy mô nghiên cứu 120ha thuộc địa phận xã Hải An và xã Hải Ba huyện Hải Lăng, thuộc Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, có công suất giai đoạn 1 là 1.200-1.500 MW, giai đoạn 2 từ 2.400 - 3.000 MW, dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 1 từ năm 2028.

    Hiện Tập đoàn T&T Group và đơn vị tư vấn của dự án là Viện Năng lượng đã hoàn tất báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị, trước khi trình Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

    Các ban, sở ngành của địa phương cũng đã có bước đầu đánh giá tích cực về dự án điện khí LNG Hải Lăng. Theo Sở Công thương tỉnh Quảng Trị dự án phù hợp với Quy hoạch xây dựng Khu kinh tê Đông Nam và Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị nói chung và quy hoạch phát triển công nghiệp khí và các dự án có nhu cầu sử dụng khí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025. Công ty điện lực Quảng Trị đánh giá cao năng lực của Tập đoàn T&T Group và tin tưởng vào khả năng triển khai dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng.

    Ngoài dự án điện khí này, Tập đoàn T&T còn đề xuất đầu tư 3 dự án bất động sản, gồm: Khu đô thị - dịch vụ du lịch Gio Hải; dự án Khu đô thị phía Đông TP Đông Hà; dự án Khu du lịch - dịch vụ Triệu Vân, huyện Triệu Phong.


    Tại buổi họp, ông Đỗ Quảng Hiển cũng tỏ mong muốn đầu tư một trung tâm bóng đá trẻ ở địa phương.

    Đánh giá cao về uy tín và năng lực của tập đoàn T&T Group, ông Nguyễn Đức Chính thống nhất cao với đề xuất của nhà đầu tư. Cụ thể, với dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, ngay trong cuối tháng 12/2019, tỉnh sẽ hoàn tất hồ sơ báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia lên Bộ Công thương xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Với các dự án khu đô thị du lịch, hiện đều nằm trong quy hoạch chung của tỉnh, nên ông Nguyễn Đức Chính đề nghị T&T Group khẩn trương hoàn tất hồ sơ xin chủ trương đầu tư, sau đó tỉnh sẽ tiến hành giao đất để triển khai dự án trước 15/1/2020.

    Ông Nguyễn Đức Chính cũng nhất trí cao với đề xuất hợp tác thành lập trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, và giao Sở VHTT&DL làm đầu mối để phối hợp với Tập đoàn T&T Group triển khai ý tưởng này.

    Ngoài những dự án mà tập đoàn T&T đề xuất, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị còn đề nghị tập đoàn này nghiên cứu thêm các lĩnh vực đầu tư khác như chế biến gỗ, logistics tại Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo…
  6. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.816
    Biết nói gì đây!
    http://vietq.vn/shb-va-loat-dau-an-khong-dep-co-dong-con-tin-vao-kha-nang-cheo-lai-cua-ceo-nguyen-van-le-d167127.html

    ---------------------------------------------------
    SHB và loạt 'dấu ấn' không đẹp: Cổ đông còn tin vào khả năng 'chèo lái' của CEO Nguyễn Văn Lê?


    (VietQ.vn) - Việc cổ phiếu SHB trượt dài hàng chục năm dù lên sàn chứng khoán sớm, hay Cocobay Đà Nẵng thông báo “vỡ trận” mà SHB là ngân hàng cho vay vốn độc quyền... khiến cổ đông nghi ngờ về khả năng "chèo lái" của CEO Nguyễn Văn Lê?

    Thời điểm đầu, giá cổ phiếu SHB tăng trưởng mạnh, kéo dài gần 2 tháng, có lúc đạt đỉnh 40.500 đồng/cổ phiếu ngày 15/6/2009, tăng 166,47% so với giá đóng cửa ngày đầu tiên là 15.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó, cổ phiếu SHB “lao dốc không phanh”, liên tục giảm cho tới tận cuối năm 2011. Mức giảm từ đỉnh lên đến hơn 80%, hay nói hình tượng hơn, tài khoản của nhà đầu tư mua từ đỉnh đã bị chia 5.

    [​IMG]
    Tổng giám đốc SHB - ông Nguyễn Văn Lê.
    Giá cổ phiếu lẹt đẹt, biến động trồi sụt, đa phần dưới giá chào sàn cách đây 10 năm. Phải đến 3/2017, cổ phiếu nhà băng này mới bật mạnh, tăng gấp 3 lần sau hơn một năm trước khi quay lại vòng quay suy giẩm.

    Tính hết phiên 13/12/2019, thị giá SHB chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu, mức giá thấp nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Giảm tới gần 85% so với đỉnh ngày 15/6/2019. Vốn hóa thị trường của nhà băng này cũng bốc hơi hơn 50% so với thời điểm đạt đỉnh hồi giữa tháng 3/2018, xuống mức 7.219 tỷ đồng.

    Lại nói thêm về lịch sử hình thành, cách đây gần chục năm, ngày 7/8/2012, Ngân hàng Nhà nước chính thức ký quyết định hoàn tất thương vụ sáp nhập Habubank vào SHB. Sau đó không lâu, tấm biển logo được gắn trên tường trụ sở của Habubank hơn chục năm đã bị thay thế bằng logo SHB.

    Khi nhận sáp nhập Habubank, theo báo cáo năm 2017, quy mô các tài sản có khác của SHB là 26.352 tỷ đồng. Con số này cao hơn rất nhiều so với ACB (hơn 8.000 tỷ đồng), Techcombank (hơn 12.500 tỷ đồng) hay VPBank (hơn 15.700 tỷ đồng). Trong giai đoạn 5 năm sau sáp nhập, SHB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tài sản từ 14-23%/năm và quy mô tài sản 286.010 tỷ đồng vào cuối năm 2017, tương đương với các ngân hàng VPBank, ACB, Techcombank.

    Mặc dù vậy, hiệu quả kinh doanh của SHB trong những năm qua lại tỏ ra kém xa các ngân hàng khác có cùng quy mô tài sản. Năm 2017, ngân hàng đạt gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ bằng 1/4 lợi nhuận của Techcombank hay VPBank và bằng 70% của ACB. Thậm chí, lợi nhuận của SHB còn thấp hơn so với HDBank, một ngân hàng có quy mô tài sản dưới 200 nghìn tỷ đồng. Việc nhận sáp nhập Habubank đã khiến SHB phải cấu trúc lại các khoản nợ, trích lập dự phòng. SHB đã phải tiếp quản các tài sản có vấn đề, chủ yếu là nợ xấu.

    Năm 2018, theo các dữ liệu tài chính, đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 323.339 tỷ đồng, tăng 13,1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 9,5% đạt 214.001 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2018, SHB có gần 5.200 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 2,4% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, tăng nhẹ so với con số 2,33% cuối năm 2017.











    Khép lại năm 2019, theo BCTC quý III/2019 được ngân hàng này công bố cách đây chưa lâu, dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% so với đầu năm, đồng thời nợ xấu cũng tăng 39% lên mức hơn 7,227 tỷ đồng. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) gấp 2.3 lần và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 61% so với đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng lên mức 2.86% so với mức 2.4% hồi đầu năm.

    Nợ xấu và xử lý nợ xấu hiện nay luôn là vấn đề nhạy cảm với các cổ đông, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh. Số dư nợ xấu (nhóm 3-5) là 82,9 tỷ, chiếm 14,7% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2013. So với kế hoạch đề ra đầu năm sẽ kiểm soát nợ xấu ở mức 2% (49,7 tỷ đồng), thì việc thực hiện những mục tiêu đề ra của ban điều hành thực sự có hơi quá kỳ vọng. Trong suốt nhiều năm sau sáp nhập, SHB vẫn báo lãi đều, tỷ lệ cổ tức hàng năm khoảng 7% - 7,5% và chi bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu SHB dưới mệnh giá làm cho nhiều cổ đông nhỏ lẻ bức xúc.

    Những "dấu ấn" không mấy đẹp đẽ của SHB dường như chưa dừng lại. Mới đây, CTCP Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) - chủ đầu tư dự án Cocobay đã hủy cam kết trả lợi nhuận khiến nhiều khách hàng mua sản phẩm condotel Cocobay khốn đốn.

    Đáng chú ý, cái tên được nhắc đến khá nhiều xung quanh vụ lùm xùm của Cocobay chính là SHB. Được biết, tháng 9/2016, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) ký hợp đồng hợp tác Tập đoàn Empire và trở thành ngân hàng độc quyền cho vay mua bất động sản dự án Cocobay - một dự án có vốn đầu tư lên tới 14.000 tỷ đồng. Theo đó, nhà băng này cho khách hàng vay lãi suất cố định 8%/năm trong 12 tháng hoặc 8,5%/ năm trong 18 tháng, SHB miễn phí phạt trả nợ trước hạn sau 60 tháng. Thời gian vay lên tới 15 năm dành cho khách hàng doanh nghiệp và 25 năm dành cho khách hàng cá nhân, mức cho vay lên đến 90% nhu cầu vốn và được ân hạn nợ gốc tới 12 tháng.

    [​IMG]

    Dấu ấn SHB tại dự án Cocobay Đà Nẵng?


    Chủ đầu tư cam kết lợi nhuận từ cho thuê bất động sản tối thiểu 12%/năm trong 8 năm đầu. SHB còn cho rằng, chỉ với vốn ban đầu từ hơn 400 triệu đồng, khách hàng đã có thể sở hữu căn hộ dự án với tỷ suất sinh lời cao, hay 90 triệu đồng sẽ được sở hữu ngay kỳ nghỉ dưỡng cùng gói hỗ trợ nhiều ưu đãi vượt trội.

    Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau đó, các khách hàng của Cocobay đã bị “ăn bánh vẽ” khi ngày 23/11 vừa qua, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Empire gửi thư xin lỗi khách hàng đã mua sản phẩm condotel Cocobay vì không thể thực hiện chi trả lợi nhuận như đã cam kết 12%/năm trong 8 năm đầu.

    Còn về phía các cổ đông của SHB, sau khi giá cổ phiếu ngân hàng này liên tục trượt dốc, họ nghi ngờ về việc “chèo lái” con tàu của CEO Nguyễn Văn Lê. Cần nói thêm, ông Lê ngồi "ghế nóng" vào năm 1999 khi mới 26 tuổi. Đến nay, SHB tròn 26 tuổi và CEO này đã gắn bó với ngân hàng 20 năm trên cương vị Tổng Giám đốc. Có lẽ đây là một trong những cá nhân giữ chức Tổng Giám đốc của một ngân hàng có thời gian dài nhất tại Việt Nam.

    Được biết, ngoài vị trí Tổng giám đốc SHB, ông Nguyễn Văn Lê hiện đang đảm nhiệm các chức vụ khác như: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán SHB (SHBS); Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB - Vinacomin (SVIC); Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội (SHF); Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Chủ tịch Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản-Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHAMC); Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Cao su Nghệ An; Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama SHB; Thành viên HĐQT CTCP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp SHB (SHB Land)…


    Thảo Nguyên
  7. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.816
    Khi hai đường đời, ngăn chia mình rồi :D:D:D
    http://vietq.vn/no-xau-tang-gia-co-phieu-truot-doc-shb-duoi-thoi-tgd-nguyen-van-le-van-duoc-vinh-danh-d167440.html
    ---------------------------------

    Nợ xấu ngân hàng SHB tăng, giá cổ phiếu ‘trượt dốc’: Trách nhiệm CEO Nguyễn Văn Lê ở đâu?

    [​IMG]07:11 26/12/2019

    (VietQ.vn) - Giá cổ phiếu lẹt đẹt suốt 10 năm, nợ xấu không ngừng tăng nhưng ngân hàng SHB dưới sự lãnh đạo của TGĐ Nguyễn Văn Lê vẫn được vinh danh là doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên sàn chứng khoán.

    SHB gồng mình gánh ‘nợ’ của HabuBank

    Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chính thức ký quyết định hoàn tất thương vụ sáp nhập Habubank (HBB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Cũng từ đây, SHB gánh thêm khối “u” nặng nề. Tại sao lại ví như vậy, bởi nhìn vào kết quả kinh doanh năm 2013 của nhà băng này, khoản lợi nhuận sau thuế lẹt đẹt, trong khi nợ phải trả, nợ xấu và chi phí cho hoạt động kinh doanh luôn ở con số âm.

    Lật lại tình hình kinh doanh của nhà băng này, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013, ngân hàng SHB có khoản nợ phải trả lên tới 133.267 tỷ đồng. Bên cạnh đó chi phí của SHB là âm 1.800 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với năm 2012; chi phí hoạt động dịch vụ âm 86 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với 2012); chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành âm 150 tỷ đồng, chi phí lãi và các chi phí tương tự âm 7.070 tỷ đồng…

    Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của nhà băng này, khi chỉ vỏn vẹn đạt 849 tỷ đồng.

    [​IMG]


    SHB gồng mình gánh ‘nợ’ của Hububank.

    Về khả năng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, những con số thể hiện của ngân hàng SHB cũng lẹt đẹt, khi chi phí lãi và các chi phí tương tự trả ghi nhận âm hơn 7.669 tỷ đồng; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ cũng âm hơn 1.538 tỷ đồng…

    Lại nói đến HBBank, lý do khiến nhà băng này kinh doanh kiệt quệ là do trước khi sát nhập tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin (chiếm tới 83% vốn điều lệ của ngân hàng) đã khiến HBBank bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng chi phí hàng năm HBB phải trả để duy trì dư nợ này đã khiến ngân hàng phát sinh chi phí khoảng 500 tỷ đồng/năm, khiến nợ xấu sau sáp nhập của SHB là 12,88%.

    Điều đáng nói chính là những gì HBBank để lại sau khi sáp nhập cũng khiến SHB đau đầu. Đó là món nợ cho CTCP Đông Nam Á vay vốn để kinh doanh theo 5 hợp đồng tín dụng. Tổng số tiền CTCP Đông Nam Á vay là 97.417 USD và 8,7 tỷ đồng với mức lãi suất và thời hạn trả nợ khác nhau tùy từng hợp đồng.

    Sau nhiều năm, nợ xấu SHB ngày một tăng lên
    6 năm sau sáp nhập với HBBank, hoạt động kinh doanh của SHB có tăng, tuy nhiên, nợ xấu và nợ có khả năng không thể thu hồi cũng tăng lên. Năm 2018, theo BCTC, tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 323.339 tỷ đồng, tăng 13,1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 9,5% đạt 214,001 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2018, SHB có gần 5.200 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 2,4% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, tăng nhẹ so với con số 2,33% cuối năm 2017.

    Còn mới đây nhất, theo BCTC III/2019, tổng nợ cho vay tính đến 30/9/2019 của nhà băng này là 252.788 tỷ đồng, trong đó, nợ đủ tiêu chuẩn là hơn 237.818 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018; nợ cần chú ý là 7.732 tỷ đồng, tăng hơn 3 tỷ đồng so với cùng kỳ 2018.

    Riêng nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp đôi, lên 791 tỷ đồng so với cùng kỳ; nợ nghi ngờ tăng hơn 50 tỷ đồng so với cùng kỳ, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn tăng gần 1.000 tỷ, từ 3,9 nghìn tỷ đồng lên 4,9 nghìn tỷ đồng. Cũng theo báo cáo, tổng nợ phải trả của SHB tính đến 30/9/2019 là 339.036 tỷ đồng, tăng hơn 33.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Khoản nợ phải trả này, so với vốn chủ sở hữu chỉ kém 20.000 tỷ đồng (357.238 tỷ đồng).

    Về khả năng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh cũng kém khởi sắc khi âm 836 tỷ đồng, trong đó nổi bật là: chi phí lãi vay và chi phí tương tự đã trả ghi nhận âm 12,242 tỷ đồng, tăng hơn 2,0 tỷ đồng so với năm 2018; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ âm hơn 2.577 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ so với 2018; cho vay khách hàng âm tới 35.789 tỷ đồng trong khi 2018 là dương 1.260 tỷ đồng; các khoản nợ chính phủ và NHNN âm hơn 9.456 tỷ đồng…

    Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh lẹt đẹt là vậy, sang khoản hoạt động đầu tư cũng không sáng xủa hơn, khi âm 94 tỷ đồng trong năm 2019.

    Trách nhiệm của người đứng đầu ở đâu?

    Một ngân hàng khi nợ phải trả gần bằng vốn chủ sở hữu, thậm chí nợ có khả năng mất vốn ở mức rất cao khiến nhiều cổ đông không khỏi băn khoăn, lo lắng. Vậy trách nhiệm của Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê ở đâu khi ông là người gắn bó với SHB hơn 20 năm qua?

    Ông Lê có đang thực sự chèo lái con thuyền SHB đi lên trong bối cảnh nợ xấu ngày một gia tăng, giá cổ phiếu SHB trượt dài sau hàng chục năm lên sàn, và thậm chí mới đây là vụ Cocobay Đà Nẵng thông báo vỡ trận mà ở đó, SHB là nhà đầu tư độc quyền trong việc cho vay vốn?

    [​IMG]

    Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê.
    Mới đây, trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2019, vượt qua hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX), SHB vinh dự là 1 trong 8 ngân hàng được bình chọn trong Top 30 doanh nghiệp vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất. Trong lần vinh danh trên, ông Lê cho rằng để đạt được điều đó, bên cạnh những nỗ lực trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh; minh bạch và liêm chính trong mọi hoạt động luôn là kim chỉ nam của SHB.

    Thế nhưng nhìn vào giá cổ phiếu SHB trong suốt 10 năm qua, liệu bình chọn trên có xứng đáng? Và những tuyên bố của CEO Nguyễn Văn Lê có thành hiện thực?


    Thảo nguyên
  8. nguyendung1006

    nguyendung1006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2019
    Đã được thích:
    23
  9. masimohp

    masimohp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2017
    Đã được thích:
    228
    Đến gửi tiền sợ rủi ro tao cũng tránh cái ngân hàng này chứ đừng nói là mua CP ka ka lo nhất một ngày đẹp trời... nó sập mà bây giờ nhà nước không cứu như Đông Á Bank nữa rồi nhé các con giời
  10. luotcungthoigian

    luotcungthoigian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2017
    Đã được thích:
    579
    Ông Nguyễn Văn Lê đã hoàn thành vai trò. Dự kiến trong DHCD sắp đến sẽ có tin thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố niềm tin của cổ đông.

    Bài nó vậy đó b-)
    masimohp thích bài này.

Chia sẻ trang này