Siêu "big boy" đã phát ra thông điệp sẽ vào cuộc với những chính sách mới cụ thể, rõ ràng hơn.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 28/11/2011.

3188 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 05:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17662 lượt đọc và 230 bài trả lời
  1. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    [​IMG]
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    12/2011 đánh nhầm là 12/2001
  3. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    :)>-:)>-:)>-
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thứ 2 tuần sau đánh mạnh lên là các công ty CK hết nghi ngờ... mà điều kiện hiện tại là phù hợp cho xu thế đánh lên trở lại.... Chứng khoán trước đây xuống vì vĩ mô thì bây giờ hồi phục do vĩ mô cải thiện là hoàn toàn hợp lý.
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    VN sẽ tìm được nguồn tài chính khác ngoài ODA”






    [​IMG]
    Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh hơn mà không cần phải tích lũy nợ nhiều hơn nữa, nếu như Chính phủ có thể tái cơ cấu và cải cách nền kinh tế một cách cấp tiến và nhất quán.
    "Không nên coi việc chuyển sang nước có thu nhập trung bình là bị yếu thế. Nếu Việt Nam có thể xác lập được vị thế của mình là nước có thu nhập trung bình vững chắc, có sự ổn định kinh tế vĩ mô tốt, khung chính sách chắc chắn, ổn định thì nguồn ODA giảm nhưng Việt Nam sẽ tìm được nhiều nguồn tài chính khác, kể cả từ khu vực tư nhân trong nước và quốc tế."

    Đó là khẳng định của bà Sri Mulyani Indrawati, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) tại cuộc họp báo trưa 3/12 tại Hà Nội.

    - Hiện kinh tế Mỹ và châu Âu đang gặp khó khăn, điều này tác động thế nào đến sự phát triển của Việt Nam thưa bà?

    Bà Sri Mulyani Indrawat: Việt Nam chuyển từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình cận dưới, chủ yếu là nhờ thương mại, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy mức độ dễ bị tổn thương, dễ bị rủi ro của Việt Nam đối với môi trường kinh tế thế giới là rất rõ ràng.

    Cho nên tác động từ châu Âu và Mỹ với Việt Nam là nhu cầu giảm đi, trong khi đây là hai điểm đến lớn nhất của các sản phẩm từ Việt Nam. Thứ hai là ảnh hưởng tới tài chính và tài chính thương mại. Vì vậy Việt Nam cần phải lường trước những khó khăn đó và phải rất cẩn trọng về các tác động này, đồng thời cẩn trọng với tình hình suy thoái kinh tế thế giới.

    - Với tình hình lạm phát cao hiện nay của Việt Nam (hơn 20%), bà có cho rằng mục tiêu lạm phát một con số trong năm sau là khả thi?

    Bà Sri Mulyani Indrawat: Tôi cho rằng với tham vọng đã công bố, Chính phủ Việt Nam phải rất nhất quán và theo cách một cách chắc chắn, để làm sao giảm nhu cầu mà có thể khiến lạm phát bùng phát trở lại hoặc tăng lên trong năm sau.

    Lạm phát của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng do giá nhiên liệu và thực phẩm, vì vậy Việt Nam phải có kỳ vọng hết sức thực tế. Đồng thời Chính phủ phải đảm bảo khả năng của hệ thống tài chính để cung cấp tín dụng, quản lý chặt chẽ nhằm tránh tiêu cực đến chính sách ổn định.

    Chúng ta cũng phải đảm bảo khả năng tài chính của hệ thống ngân hàng phải đảm bảo để cung cấp tín dụng và phải quản lýchặt chẽ để tránh được những tác động tiêu cực. Việc chúng ta quản lý tăng trưởng với chất lượng cao hơn, không làm ảnh hưởng tới đà duy trì của lạm phát thì phải đổi mới về mặt cơ cấu chứ không phải làmởrộng tín dụng.

    WB cho rằng Việt Nam cần học hỏi các bài học kinh nghiệm của các nước khác, và đảm bảo các chủ thể trong nền kinh tế đều cảm thấy chính sách là nhất quán, mọi thứ nhịp nhàng và có thể kiềm chế được lạm phát.

    - Việt Nam đang chuyển sang nước có thu nhập trung bình, vậy mức hỗ trợ tài chính của WB sẽ thay đổi như thể nào? Việc giảm đồng vốn ODA có gây áp lực cho đồng tiền Việt Nam hay không?

    Bà Sri Mulyani Indrawat: Thực tế ở nhiều nước có thu nhập trung bình, họ có thể thu hút các nguồn tài chính mà không phụ thuộc hoàn toàn vào ODA. Không nên coi việc chuyển sang nước có thu nhập trung bình là bị yếu thế. Nếu Việt Nam có thể xác lập được vị thế của mình là nước có thu nhập trung bình vững chắc, có sự ổn định kinh tế vĩ mô tốt, khung chính sách chắc chắn, ổn định thì nguồn ODA giảm nhưng Việt Nam sẽ tìm được nhiều nguồn tài chính khác, kể cả từ khu vực tư nhân trong nước và quốc tế.

    Như vậy trong lĩnh vực này thách thức của Việt Nam không phải làphụthuộc vào ODA mà quan trọng là chúng ta phải tăng cường được kinh tế vĩ mô và khung chính sách đảm bảo là chúng ta có được tiến bộ thực sự trong đổi mới về mặt cơ cấu và cái đó sẽ tạo ra niềm tin cho mọi người.

    Việc Việt Nam chuyển sang nước có mức thu nhập trung bình thì có thể giúp các bên có thể tự tin hơn và thu hút được nguồn tài chính. Như vậy cái này không phải là một thách thức quá lớn trong việc giảm ODA, nếu Chính phủ tiếp tục nhất quán, đưa ra những chính sách chắc chắn và có những chương trình đổi mới hiệu quả thì sẽ không có vấn đề gì.

    - Hiện nay tỷ lệ nợ công năm 2011 của Việt Nam vào khoảng trên 54% GDP và trong thời gian qua tỷ lệ nợ công của Việt Nam liên tục tăng cao. Vậy WB có lo ngại gì về tỷ lệ nợ công này hay không và theo đánh giá của bà tỷ lệ nợ công của Việt Nam nên dừng ở mức bao nhiêu GDP là vừa để không rơi vào tình trạng vỡ nợ như một số nước châu Âu đang gặp phải?

    Bà Sri Mulyani Indrawat: Hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ nợ càng cao thì Chính phủ càng phải quản lý nền kinh tế một cách cẩn trọng hơn. Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh hơn mà không cần phải tích lũy nợ nhiều hơn nữa, nếu như Chính phủ có thể tái cơ cấu và cải cách nền kinh tế một cách cấp tiến và nhất quán.

    Việt Nam có thể vẫn duy trì được mức tăng trưởng 6% hoặc hơn thế nếu như Việt Nam thực sự nhất quán trong việc đổi mới cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu suất nền kinh tế, giảm quan liêu, thủ tục rườm rà và đồng thời nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

    Như vậy, vấn đề ở đây là làm sao chúng ta có thể cải thiện và duy trì được chất lượng tăng trưởng. Đây không phải là chúng ta vay thêm nợ, tỷ lệ nợ có thể giảm được một cách dần dần, nhiều nước trên thế giới họ cũng có kinh nghiệm giảm nợ công dần dần. Nếu chúng ta có được nền kinh tế bền vững và lành mạnh thì đây chính là thách thức cho Việt Nam trong thời điểm này.

    Bên cạnh đó, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Chính phủ Việt Nam ưu tiên trong tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước và để có cơ chế thị trường vững chắc. Ưu tiên của WB là giúp khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua đổi mới và thông qua chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, đây là những lĩnh vực mà WB đang thúc đẩy và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam./.




    Theo Minh Thúy (Vietnam+)​
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134



    Ngày 30/11/2011
    Thời hạn %/năm
    Qua đêm 12,45
    1 Tuần 13,63
    2 Tuần 13,46
    1 Tháng 15,13
    3 Tháng 13,48
    6 Tháng
    14,86​

    12 Tháng 14,51 (Lãi suất tham chiếu ngày 29/11/2011)
  7. 4so9

    4so9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Đã được thích:
    443
    Cái này nè...:)>- [r2)][r2)][r2)]
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  9. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    LP đang bị EVN và TKV bắt làm con tin rồi, 2012 chưa giảm nhiều đâu.

    $ đang tăng giá trên TG do lo sợ eurozone, cuối năm tỷ giá vẫn ... như thông lệ.

    :-"
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Cuối tuần, tỷ giá tự do giảm mạnh chỉ còn 21 100- 21150...

Chia sẻ trang này