Siêu TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT (P6) --- Tiến tới 6X 7X 8X

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 14/04/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3581 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 20:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1255656 lượt đọc và 6338 bài trả lời
  1. em_be_ha_noi

    em_be_ha_noi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2020
    Đã được thích:
    295
    TQ nó lỏi thật, tăng thuế xuất khẩu thép, giảm thuế nhập khẩu thép, giảm thuế nhập khẩu thép nguyên liệu tái chế, nó đang kéo hết cả thép của thế giới về nhà nó. Thế giới đang thiếu thép trầm trọng, ít ra là mấy năm tới vẫn thế một khi TQ thay vì xuất thép đi thì nay kéo thép về nhà mình. HPG còn hưởng dài, đúng là thiên thời địa lợi với anh Long.
    ken2306 thích bài này.
  2. Con_ong_trum

    Con_ong_trum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2020
    Đã được thích:
    22.547
    Đã lưu số rồi nhé. có dịp ra HN sẽ gọi cho bác. :-bd
    batdongsan68, Monkey6886LuyenTrym thích bài này.
  3. LuyenTrym

    LuyenTrym Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2021
    Đã được thích:
    3.407
    Số đó là của ông Sakura nào đó chứ không phải số cụ Khỉ đâu :D
    Monkey6886 thích bài này.
  4. Con_ong_trum

    Con_ong_trum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2020
    Đã được thích:
    22.547
    1. Bất cứ DN SX hàng hoá luôn có chu kỳ tăng trưởng, đến 1 lúc nào đó thị trường sẽ bão hoà. Chủ Tịch đã nói “chúng ta ko thể làm thép mãi”.
    2. Vậy thì HP sẽ tăng trưởng đến khi nào? Tiềm năng của HP ở chổ nào cho chúng ta quan tâm?
    Đó là:
    - DQ2 sẽ giúp HP tăng năng lực SX và giúp VN có trên trên bản đồ SX thép của TG.
    - TQ nó tiến dần đi lên nước Phát triển nên sẽ giảm làm thép lại vì ô nhiễm mtr.
    - Đặc thù mặt hàng thép khác với những loại hàng hoá khác (Thực phẩm, tiêu dùng...) nên VN sẽ dễ dàng cạnh tranh và tiến ra TG hơn (vì như mình nói ở trên là các nước phát triển ko mê làm thép).
    - VN may mắn nằm gần TQ - Quốc gia tiêu thụ thép hàng đầu TG.
    Nói tóm lại DQ2 xong thì HP sẽ vượt ViC là trong tầm tay.
    Còn hiện tại, các bác nào muốn bốc lột con vợ Hờ (PG) của em (muốn nó tăng mãi) thì vui lòng đọc chữ ký của em nhé. Thứ 4 vừa rồi anh em T+ thấy Phát tăng nên nhào vô múc kịch liệt như vậy thì khả năng Giá không thể vượt 68 trước chia rồi.
    p/s nhận định cá nhân, ko khuyến nghị mua bán nhé.
    --- Gộp bài viết, 22/05/2021, Bài cũ: 22/05/2021 ---
    Uả gì kì vậy? Nhầm àh. Bác Monkey @Monkey6886
    batdongsan68sexmovie thích bài này.
  5. IronMaiden92

    IronMaiden92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2020
    Đã được thích:
    5.598
    Ồ! Tôi mong giá 63 giờ chưa có đây này! Bác hô hào bán mạnh vào nhé! Giảm càng mạnh càng tốt, thủng 50 càng mừng, Thằng ngu quỹ nào xả báo tôi biết tôi cúng!
    --- Gộp bài viết, 22/05/2021, Bài cũ: 22/05/2021 ---
    Bác quan tâm làm gì, bán hết đi chỗ khác đầu tư.
    Hpg chả có cái vẹo gì đâu! Bác mà mua CP Hoà phát mà viết như vậy thì chẳng khác gì vả vào mặt mình! Còn ko có Hpg mà sủa như thế thì chấp làm gì
    Con_ong_trum, A_Tunoutbreak thích bài này.
  6. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.368
    Tôi hình như hơn 10 năm ko hề chơi hpg,bác bít tại sao ng ta trồng râu sạch,thực phẩm sạch, năng lượng sạch không?
  7. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
    ra ngoài chơi đi em
    chuki thích bài này.
  8. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
    Thị trường thép sẽ còn "nóng" đến hết năm 2021?
    Cập nhật: 14:26 | 21/05/2021 Theo dõi KTCK trê

    Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép khẩn trương rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thép…
    Giá thép hôm nay 21/5/2021: Tăng "nóng" trở lại
    Lượng hàng tồn tích trữ dồi dào, dự phóng Thép Nam Kim sẽ đạt đỉnh lợi nhuận trong quý 2/2021


    Giá thép đang "được mùa"
    Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về tình hình thị trường thép tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tăng khá so với những nhận định trước đó.

    Sản lượng thép xuất khẩu đạt 3,822 triệu tấn, trị giá 2,67 tỷ USD, tăng lần lượt 47% và 87,9% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép cũng tăng 20,9%, đạt 1,216 tỷ USD.

    Thời gian qua, giá thép trong nước đã tăng phi mã 40-45% so với quý IV/2020. Cơn sốt nóng của giá thép bắt nguồn từ giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này không ngừng tăng. Trong khi ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite...

    Tổng giám đốc Công ty CP Thép Nam Kim (NKG), ông Võ Hoàng Vũ thừa nhận, tình hình kinh doanh ngành thép hiện thuận lợi nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đối với mảng xuất khẩu, nhu cầu thép tôn tại châu Âu, Bắc Mỹ đang rất tốt, thậm chí là thiếu nguồn cung. Giá bán tại châu Âu, Bắc Mỹ cũng đang cao hơn so với khu vực châu Á.

    [​IMG]
    Giá thép năm nay "được mùa" tăng?
    "Giá thép tăng liên tục vì đang thiếu cung, cùng với đó là giá nguyên liệu tăng cao. Nhìn trung và dài hạn, nhu cầu thép đang tốt lên, đặc biệt Mỹ và châu Âu có tình trạng thiếu cung. Có những đơn hàng thép cuộn cán nóng (HRC) đặt giao hàng đến tháng 11 mới có", ông Võ Hoàng Vũ cho hay.

    Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi nhận những tín hiệu tốt về xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021. Ngoài thép xây dựng khai thác được thêm thị trường mới là Peru. Các thị trường truyền thống như Australia, Nhật, Canada, các nước ASEAN… vẫn liên tục đặt hàng với khối lượng lớn, dẫn tới sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm của Hòa Phát cao gấp 3,5 lần so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này còn xuất khẩu 121.000 tấn phôi ra thị trường thế giới.

    Theo nhận định của Công ty Chứng khoán VCB (VCBS), xuất khẩu thép đang có cơ hội tăng trưởng mạnh, điển hình là đơn hàng xuất tôn mạ sang các Mỹ và châu Âu tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc các nhà máy thép của các nước xuất khẩu chính cho các thị trường này chưa quay trở lại hoạt động hoàn toàn giúp Việt Nam có cơ hội tham gia thị trường.

    Dự báo giá thép: Thị trường thép sẽ tăng đến hết năm 2021?
    "Dự báo tháng 4 và tháng 5, nhu cầu tiêu thụ thép vẫn tốt song sự cạnh tranh sẽ rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán có thể sẽ tăng thêm để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng" Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo.

    Các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước chủ yếu đến từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh. Tháng 3/2021, giá phế nội địa tiếp tục tăng nhẹ từ 300 đồng/kg, giữ mức 8.850-9.100 đồng/kg.

    Giá thép phế nhập khẩu ở mức 438 USD/tấn. Giá phôi nhập khẩu cũng tăng ở mức 17 USD/tấn giữ ở 606-608 USD/tấn. Giá phôi nội địa cũng tăng 300-400 đồng/kg, giữ giá ở mức 13.300-13.700 đồng/kg.

    Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam, chuyên gia ngành thép, xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2021 sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoàng tài chính 2008.

    Các chính sách nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thị trường phế liệu toàn cầu năm 2021. Bởi đất nước này có nhu cầu nội địa lớn với nhiệm vụ kép: phục hồi sau COVID-19 và mở đầu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025.

    Ngoài ra, sản lượng thép giảm theo chính sách chung của chính phủ Trung Quốc kết hợp với chính sách kiểm soát ô nhiễm.

    Hiện giá thép xây dựng đang ở mức cao. Cụ thể, thép Hoà Phát có mức giá với thép cuộn CB240 đang ở mức 15.890 đồng/kg (tăng 310 đồng so với vài ngày trước). Còn thép D10 CB300 hiện đang có giá là 16.080 đồng/kg, tăng 300 đồng.

    Thép Việt Ý cũng tăng mức giá bán, hiện thép cuộn CB240 đang có giá là 16.040 đồng/kg, còn thép D10 CB300 tăng 300 đồng từ 15.690 đồng/kg (giá ngày 13/4) lên mức 15.990 đồng/kg.

    Với thép xây dựng Việt Đức (thuộc Công ty cổ phần Thép Việt Đức) cả 2 sản phẩm là thép cuộn CB240 và thép D10 CB300 đều tăng giá, vượt mức 16.000 đồng/kg. Hiện giá của 2 sản phẩm lần lượt là 16.140 đồng/kg (với thép cuộn CB240) và 16.020 đồng/kg (thép D10 CB300).

    Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam, xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm nay sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoàng tài chính 2008.

    Nhận định của chuyên gia
    TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hạn chế xuất khẩu thép sẽ tác động rất tiêu cực vì doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu từ đầu năm, nếu ngưng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt với khách hàng, gây mất uy tín.

    Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, không nên can thiệp vào thị trường bằng chính sách hạn chế xuất khẩu bởi sẽ ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nếu đầu ra bị ngăn chặn, doanh nghiệp sẽ dần thu hẹp sản xuất, Việt Nam sẽ ngày càng phụ thuộc sâu vào doanh nghiệp nước ngoài.

    Hơn nữa, Việt Nam đã tham gia hội nhập với 14 FTA đang có hiệu lực, là nền kinh tế thị trường, mở cửa với thế giới, doanh nghiệp, người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận để thị trường điều tiết giá cả sản phẩm hàng hóa.

    Thực tế, giá thép trong nước tăng đột biến xuất phát từ nguyên nhân chính là giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như quặng sắt, thép tái chế... tăng đột biến hơn 100% so với cùng kỳ năm 2020.

    VSA đánh giá, thị trường thép HRC thế giới biến động, khiến thị trường trong nước tiếp tục khó khăn do doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, công suất HRC trong nước đạt khoảng từ 5-6 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn, do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

    Theo đại diện Tập đoàn Hòa Phát, thời gian qua nhu cầu tiêu thụ sắt thép của các quốc gia trên thế giới đều tăng mạnh, giá thép tăng lên mức cao nhất của mọi thời đại. Trong khi nguồn cung khan hiếm từ Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi chính sách kiểm soát sản lượng của Chính phủ Trung Quốc tại khu vực Đường Sơn. Đến nay, giá thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến thị trường trong nước.

    Thu Uyên (Tổng hợp
    TKent thích bài này.
  9. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.368
    Chắc có lẽ bác ko lớn hơn mình đc,còn chừng tổn thọ
  10. IronMaiden92

    IronMaiden92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2020
    Đã được thích:
    5.598
    Bác thiếu kiến thức về Hpg, ko tranh luận làm gì cho mệt óc, Hpg vẫn làm nông nghiệp sạch đấy thôi.
    Việt Nam ko có Hpg ko tự chủ được Sắt thép. Mà Sắt thép là xương sống của công nghiệp nặng. Không có nó thì không thể công nghiệp hoá thành công.
    Nhìn Nhật, Hàn kìa! Sản lượng sx thép của nó gấp 6,7 lần Việt Nam.
    Công nghệ Sx Thép của Hpg là sạch nhất Vietnam.
    Việt nam ko chủ động được nguồn cung, Kiếm được bao nhiêu tiền đi cúng để nhập thép hết à.
    Tất cả các cường quốc đều là các nhà sx thép hàng đầu đấy cả
    Nói bâng quơ, ko có dẫn chứng chém thế đứa con nít nó cũng chém được
    ken2306, ilikegals, viethanoi4 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này