Siêu TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT (P6) --- Tiến tới 6X 7X 8X

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 14/04/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5814 người đang online, trong đó có 634 thành viên. 21:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1255902 lượt đọc và 6338 bài trả lời
  1. ThePokerKing

    ThePokerKing Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2021
    Đã được thích:
    1.554
    Tôi vẫn chưa mở mua thêm các bác ạ, không biết là khôn hay dại đây...
  2. tranlamhieu

    tranlamhieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2016
    Đã được thích:
    668
    Vậy ta tin này đạp dòng thép đây
    AndyNguyen22 đã loan bài này
  3. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Gía thép nó vẫn sẽ theo cung cầu tt. Quan trọng HPG là dn siêu tốt, có đội ngũ lãnh đạo giỏi.

    Vai trò các hiệp hội ở vn kém lắm, tồn tại cho có. Nhiều năm trước hiệp hội các nhà đầu tư TC VCCI lên tiếng về các vụ lừa đảo của quyết còi, nhưng mấy năm trôi qua nó lại tiếp tục đi lừa bán giấy, quỵt nợ, chây ỳ thuế... mà thấy có ai xử nó đâu. Báo đài thì râm ran bắt người nàu ng kia lừa vài trăm triệu đem bỏ tù, thằng quyét lừa hàng nghìn tỷ đồng xem như không.

    Nđt nên chọn đi cùng với các dn có lãnh đạo có tài có tâm có thời như a Long, a Vượng... tránh xa lãnh đạo như thằng quyết. Nếu có gần thì cờ bạc với nó cho vui tí rồi đứng dậy ra về.
    sexmovie, Con_ong_trumanhcuteo thích bài này.
  4. vuquoctoan

    vuquoctoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2017
    Đã được thích:
    817
    HRC đúng là quân bài cực kỳ quan trọng giai đoạn này và sắp tới các bac nhỉ? ;)
    Con_ong_trum thích bài này.
  5. gadabong

    gadabong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    24.546
    Nay e đi tìm về mảng nông nghiệp.
    Đánh giá của lãnh đạo trong 10 năm tới mảng nông nghiệp sẽ ko thua kém mảng thép. Tỷ suất lợi nhuận e nhìn qua cũng ~ DBC,
    Cá nhân e hy vọng sẽ thành hiện thực, 1 mảng nhu cầu siêu lớn, ko ảnh hưởng nhiều đến môi trường như thép.
    Các cụ có kinh nghiệm làm 1 bài đánh giá về phần này cho e tự tin hơn khi nắm giữ lâu dài.
    Đội ơn các cụ.
    sexmovie, TKentSuperHero2021 thích bài này.
  6. Monkey6886

    Monkey6886 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    5.573
    Cổ đông Hòa Phát quan tâm gì trong đại hội thường niên 2021?
    10:49 | 21/04/2021

    Doanh thu ******* vượt 1 tỷ USD trong quý I, Hòa Phát đạt bao nhiêu?

    Cổ phiếu HPG liên tục leo lên những điểm cao mới chắc hẳn đã mang lại niềm vui cho cổ đông lớn nhất của Hòa Phát là Chủ tịch Trần Đình Long cũng như các cổ đông nhỏ hơn. Theo tính toán của Forbes, ông Long hiện nay là người giàu thứ 2 Việt Nam chỉ sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, còn các nhà đầu tư nắm giữ HPG từ đầu năm đến nay cũng chứng kiến tài khoản của mình tăng đến 38%.

    Giá cổ phiếu trong ngắn hạn là do cung cầu của thị trường quyết định nhưng trong dài hạn lại phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

    Đại hội cổ đông ngày 22/4 của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) sắp tới sẽ bàn thảo về rất nhiều vấn đề nội tại có tác động tới tương lai của tập đoàn trong năm 2021 và nhiều năm về sau.

    Mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục sau một năm bội thu
    Năm 2020, Hòa Phát ghi nhận doanh thu trên 90.000 tỷ và lãi sau thuế hơn 13.500 tỷ, vượt xa kế hoạch đề ra cũng như kết quả kinh doanh của năm trước.

    Sang năm 2021, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 18.000 tỷ, tăng trưởng lần lượt 32% và 33% so với năm ngoái, đồng thời là các mục tiêu cao chưa từng thấy trong lịch sử Hòa Phát. Sản lượng tiêu thụ năm nay dự kiến khoảng 5 triệu tấn phôi thép và xây dựng, cùng khoảng 2,7 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC).

    [​IMG]
    Đến nay Hòa Phát chưa công bố báo cáo tài chính quý I nhưng các thông tin về giá thành và sản lượng đều có vẻ rất khả quan.

    Trong ba tháng đầu năm 2021, Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu thị trường thép xây dựng với thị phần tăng từ 32,5% của năm 2020 lên 33,8%. Ở mảng ống thép, thị phần của Hòa Phát giảm từ 31,7% trong năm ngoái xuống còn 30,2% trong quý I năm nay nhưng vẫn cao nhất cả nước.

    Mảng tôn mạ ghi nhận tăng trưởng đột biến với sản lượng tiêu thụ 73.700 tấn, cao gấp ba lần cùng kỳ và chiếm 5,9% thị phần toàn ngành.

    [​IMG]
    Chuyển biến lớn nhất nằm ở phân khúc thép cuộn cán nóng (HRC). Quý I/2020, Hòa Phát chưa có sản phẩm này, tháng 5 mới bắt đầu có mẻ HRC đầu tiên và tháng 11 mới bán ra thị trường.

    Trong ba tháng đầu 2021, tập đoàn của Chủ tịch Trần Đình Long đã tiêu thụ hơn 665.000 tấn HRC, chiếm 36% thị phần. Đa phần số HRC này được dùng làm nguyên liệu để nội bộ sản xuất ống thép và tôn mạ, chỉ một phần nhỏ được bán cho các doanh nghiệp trong nước.

    Do chính sách cắt giảm sản lượng thép ở Trung Quốc, nguồn cung HRC trên toàn cầu đang thiếu hụt và giá bán tăng mạnh lên mức cao nhất 13 năm gần đây.

    Theo Chứng khoán HSC, đơn hàng HRC tháng 1/2021 của Hòa Phát có giá 600 USD/tấn nhưng ở đơn hàng tháng 3 và tháng 5, giá đã leo lên mức 690 và 760 USD/tấn. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng đã 6 lần nâng giá thép xây dựng từ đầu năm đến nay.

    Nhưng liệu tình hình từ những tháng cuối năm có suôn sẻ như quý I không? Các cổ đông chắc chắn sẽ muốn nghe ban lãnh đạo Hòa Phát nhận định về môi trường kinh doanh tương lai, từ triển vọng vĩ mô đến diễn biến giá nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

    [​IMG]
    Khu vực sản xuất HRC của Hòa Phát tại Dung Quất. (Ảnh: Đức Quyền).

    Những đánh giá của ban lãnh đạo Hòa Phát sẽ không chỉ hữu ích cho cổ đông HPG mà còn có thể giúp nhà đầu tư hiểu thêm về các cổ phiếu ngành thép khác như Hoa Sen (Mã: NKG), Nam Kim (Mã: NKG), Pomina (Mã: POM), …

    Chẳng hạn, sản phẩm HRC mà Hòa Phát bán ra chính là nguyên liệu đầu vào để sản xuất tôn và ống thép. Nếu giá HRC biến động, kết quả kinh doanh của Hoa Sen, Nam Kim cũng sẽ thay đổi.

    Ngoài ra, các mục tiêu về lợi nhuận, sản lượng nói trên được công bố từ tháng 3, có thể trong đại hội sắp tới các lãnh đạo Hòa Phát sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

    Đầu năm ngoái, Hòa Phát đặt mục tiêu bán 3,6 triệu tấn thép xây dựng nhưng tại đại hội ngày 25/6/2020, Tổng Giám đốc Trần Tuấn Dương cho biết do ảnh hưởng của COVID-19 nên tập đoàn khó có thể hoàn thành kế hoạch này. Thực tế năm ngoái, Hòa Phát chỉ tiêu thụ 3,4 triệu tấn thép xây dựng.

    Tham vọng gần 4 tỷ USD ở Dung Quất
    Giá HRC tăng nóng những tháng qua đã thôi thúc Hòa Phát đẩy mạnh kế hoạch mở rộng Khu liên hợp Gang thép tại Dung Quất, hay còn gọi là Dự án Dung Quất giai đoạn 2.

    Năm 2020, Hòa Phát đã xin ý kiến cổ đông về việc đầu tư 60.000 tỷ đồng cho giai đoạn mở rộng này nhằm tăng công suất thêm 5 triệu tấn thép/năm. Sang đầu 2021, tổng mức đầu tư đã được nâng lên thành 85.000 tỷ đồng, công suất dự kiến 5,6 triệu tấn thép mỗi năm. Diện tích đất sử dụng cũng tăng thêm gần 118 ha so với phương án năm ngoái.

    Sản lượng thép dẹt (bao gồm HRC) sau hoàn thành là 4,6 triệu tấn; thép thanh, thép dây chất lượng cao là 1 triệu tấn. Vốn cố định là 70.000 tỷ đồng, vốn lưu động 15.000 tỷ.

    Hiện nay dự án Dung Quất giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, cả 4 lò cao đã hoạt động hết công suất 5 triệu tấn/năm. Trong quý I, lượng đặt hàng HRC vượt 300% năng lực cung cấp của Hòa Phát, vì vậy mà ban lãnh đạo tập đoàn muốn xây dựng giai đoạn 2 theo hướng tập trung cung cấp HRC.

    Trước khi công bố kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, Hòa Phát chắc chắn đã nghiên cứu kỹ các kịch bản, nhưng suy cho cùng, các tính toán của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng và rủi ro luôn rình rập ở khắp mọi nơi.

    [​IMG]
    Cảng nước sâu của Hòa Phát tại Khu liên hợp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Đức Quyền).

    Năm 2017, khi Hòa Phát công bố kế hoạch đầu tư 52.000 tỷ đồng (về sau điều chỉnh thành 65.000 tỷ) vào Dung Quất giai đoạn 1, cổ đông đã hết sức băn khoăn. Lần mở rộng này, nhà đầu tư cũng sẽ có nhiều lo ngại mong muốn được ban lãnh đạo giải đáp.

    Việc vay thêm hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ đến đâu? Có bào mòn mất nhiều lợi nhuận của tập đoàn không? Nếu nguồn cung HRC ở Trung Quốc tăng lên, giá trên thị trường giảm xuống, tập đoàn sẽ ứng phó như thế nào? Trong ba năm đầu tư Dung Quất giai đoạn 1, cổ đông không được nhận cổ tức tiền mặt, phải chăng trong lần mở rộng tới nhà đầu tư cũng sẽ không có cổ tức?

    Hòa Phát bước chân vào ngành container
    Hòa Phát có kế hoạch xây dựng nhà máy container công suất 500.000 TEU (đơn vị tương đương container loại 20 feet) mỗi năm, dự kiến khởi công vào tháng 6/2021 và cho ra sản phẩm đầu tiên vào quý II/2022. Mỗi năm, mảng container này sẽ tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn HRC, góp phần tạo giá trị gia tăng và giải quyết đầu ra cho Khu Liên hợp Dung Quất.

    Tập đoàn đã thành lập một công ty con chuyên phụ trách mảng sản xuất container tại Bà Rịa – Vũng Tàu, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

    Thoạt nhìn, quyết định lấn sân sang mảng container tỏ ra khá hợp lý vì ba lý do.

    Thứ nhất, lĩnh vực này phù hợp với phương châm của Hòa Phát là sản xuất những mặt hàng có số lượng nhiều, to, thô, không làm những hàng thủ công, nhỏ lẻ. Quá trình sản xuất container trên thế giới hiện nay đã được tự động hóa rất cao thông qua việc sử dụng robot để thực hiện các công đoạn cắt, dập, hàn, phun sơn, …

    Thứ hai, thế giới đang thiếu hụt container vì đại dịch và giá thuê container đang rất cao.

    Thứ ba, Hòa Phát có lợi thế nhờ tự túc nguồn nguyên liệu sản xuất chính là thép cuộn cán nóng (HRC).

    Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới đang dần được khống chế, quá trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang được đẩy mạnh. Chẳng hạn tại Mỹ, mỗi ngày lại có khoảng 3 triệu người được tiêm.

    Nếu hoạt động của các cảng bình thường trở lại, container không còn bị ùn ứ, nhu cầu và giá thuê quay về mức trước dịch, liệu mảng container của Hòa Phát có đem về lợi nhuận hay không? Tại Việt Nam chưa doanh nghiệp nào có kinh nghiệm sản xuất container nên trong giai đoạn đầu, Hòa Phát khó tránh khỏi những va vấp.

    Ngoài ra, thép là nguyên liệu quan trọng nhất chiếm 50-55% giá thành sản xuất container nhưng tất nhiên vẫn còn những yếu tố khác như chi phí lao động, gỗ (để làm ván sàn), sơn, vận chuyển thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng, … Những biến số này cũng sẽ tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động của mảng container của Hòa Phát.
    Nghỉ lễ các bác đọc báo cho vui nhé
  7. longhp88

    longhp88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    1.414
    Mơ à :)), hiệp hội gì mà website tin mới nhất từ 2020 :))
  8. TKent

    TKent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Đã được thích:
    3.217
    Theo em thì như này.
    Mảng container sẽ có vào năm 2022. Đối với 1 công ty hiếm hoi có cả cảng nước sâu như Hòa Phát thì việc tự sản xuất container thì đầu ra ban đầu là dùng cho chính công ty và mới bán ra bên ngoài. Việc này giúp Hòa phát giảm được chi phí thuê hay mua container.
    Cảng nước sâu Hòa Phát: Hòa Phát có tàu, có container, có cảng thì có thể vận chuyển hàng hóa xuất khẩu luôn và thời gian quay vòng container sẽ như thế nào ?
    Nguyên liệu thì tự chở về từ Úc luôn bằng chính tàu của công ty, vậy tàu đó chắc chắn sẽ chở hàng sang Úc chứ không thể chạy không không đi được.
    Liệu Hòa Phát có phát triển luôn logistic luôn hay không ?
    Mảng nông nghiệp:
    đang tăng trưởng khá mạnh gần như X2 hay x3 gì đó.
    Mảng BDS: Chuẩn bị mở rộng quỹ đất khu công nghiệp gì đấy.
    Điện: Tự sản xuất luôn rồi
    Nhìn chung HPG đang khép kín toàn bộ hệ sinh thái luôn rồi. Dù giá thép sẽ giảm nhưng nhìn chung HPG về dài hạn là tăng trưởng mạnh mẽ
    Mảng thép chỉ chiếm 80%
    BDS và Nông nghiệp chiếm 20%
    Trong 2022 và 2023 dự là HPG sẽ còn tăng trưởng chờ đến khi xong cái Dung quất 2 thì thêm 1 cú nữa.
    Tuy nhiên trước đó các cú hích từ nông nghiệp, BDS khu công nghiệp, container, logistic, ... sẽ là mạnh mẽ
    --- Gộp bài viết, 21/04/2021, Bài cũ: 21/04/2021 ---
    Việc HPG chọn Vũng Tàu để sản xuất container cũng có lý do chứ không hẳn là chọn bậy đâu. Giờ mong có thánh nào cho em biết về logistic về vòng quay của các container thôi.
  9. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.223
  10. Monkey6886

    Monkey6886 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    5.573
    Giá thép xây dựng hôm nay 21/4: Thị trường miền Bắc giữ nguyên giá, tăng nhẹ trên sàn Thượng Hải
    THÀNH LUÂN
    21-04-2021 14:57


    Kinhtedothi - Sau khi một số thương hiệu đã điều chỉnh tăng giá thép ngày 20/4, hôm nay giữ nguyên mức giá. Còn trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép đã tăng 43 Nhân dân tệ lên mức 5.143 Nhân dân tệ/tấn
    TIN LIÊN QUAN



    Hôm nay 21/4, sau khi tăng giá thép vào ngày hôm qua, các thương hiệu thép tại thị trường miền Bắc đã giữ nguyên mức giá bán các sản phẩm
    " style="margin-bottom: 12px; list-style: none; outline: 0px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; line-height: 23px !important;">
    Giá thép tại miền Bắc
    Hôm nay 21/4, sau khi tăng giá thép vào ngày hôm qua, các thương hiệu thép tại thị trường miền Bắc đã giữ nguyên mức giá bán các sản phẩm. Cụ thể, với thương hiệu thép Hoà Phát, hiện mức giá với thép cuộn CB240 là 16.500 đồng/kg. Còn thép D10 CB300 hiện đang có giá 16.700 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Việt Ý sau khi tăng nhẹ giá bán cũng đã giữ nguyên giá 2 sản phẩm của hãng, hiện thép cuộn CB240 đang có giá 16.500 đồng/kg, còn thép D10 CB300 ở mức 16.440 đồng/kg.
    Nhà máy thép Kyoei hiện với thép cuộn CB240 đang có giá là 16.650 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức giá 16.600 đồng/kg.
    Công ty thép Thái Nguyên vẫn duy trì mức giá 4 ngày liên tiếp, hiện với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 đang có giá là 17.200 đồng/kg; còn với thép D10 CB300 ở mức giá 16.650 đồng/kg. Đây hiện là mức giá cao nhất trong khoảng 30 ngày qua (từ 18/3 đến 20/4)
    Với thép Việt Đức, hiện giá của 2 sản phẩm vẫn được giữ nguyên sau khi điều chỉnh giảm nhẹ vào ngày hôm qua, lần lượt là 16.500 đồng/kg (với thép cuộn CB240) và 16.390 đồng/kg (thép D10 CB300).
    Thép Mỹ sau khi tăng mạnh giá bán ngày 17/4, đã tạm thời ổn định, hiện mức giá thép cuộn CB240 đang có giá 15.900 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 đang ở mức giá 15.910 đồng/kg.
    Giá thép tại miền Trung
    Tính trong khoảng 30 ngày qua, thép xây dựng Hoà Phát tại thị trường miền Trung đang ở mức giá cao nhất vào duy trì mức giá từ ngày 17/4. Dòng thép cuộn CB240 đang có mức giá 16.770 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá là 16.410 đồng/kg.
    Tương tự, công ty CP thép Việt Đức sau khi tăng giá 2 mặt hàng thép cuộn CB240 và thép D10 CB300 vào ngày 17/4 không có sự thay đổi về giá, hiện 2 sản phẩm đều đồng mức 16.240 đồng/kg.
    Thép Pomina tiếp tục duy trì ở mức cao vượt ngưỡng 17.000 đồng/kg, hiện với sản phẩm thép cuộn CB240 đang có giá 17.000 đồng/kg; giá thép D10 CB300 đang ở mức 17.100 đồng/kg.
    Giá thép tại miền Nam
    Hôm nay 21/4, giá thép giao thị trường miền Nam của Thương hiệu Hoà Phát tiếp tục giữ nguyên giá bán, với giá thép cuộn CB240 đang có giá 16.390 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 đang ở mức 16.440 đồng/kg.
    Tương tự, thép Pomina tại thị trường miền Nam cũng giữ nguyên giá bán, thép cuộn CB240 có giá là 16.900 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 đang ở mức 17.000 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Miền Nam hiện với sản phẩm thép cuộn CB240 đang có mức giá 16.700 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 là 16.600 đồng/kg, mức giá được giữ nguyên 3 ngày liên tiếp từ ngày 17/4.
    Nhà máy thép Tung Ho mức giá đã bình ổn, giá thép cuộn CB240 đang ở mức 16.700 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 đang có giá 16.440 đồng/kg.
    Trên sàn giao dịch Thượng Hải
    Giá thép hôm nay tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam). giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 43 Nhân dân tệ lên mức 5.143 Nhân dân tệ/tấn.
    Vào hôm thứ Ba (20/4), giá quặng sắt kỳ hạn kéo dài đà tăng do biên lợi nhuận thép ở Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, được cải thiện. Theo ông Atilla Widnell - Giám đốc điều hành của Navigate Commodities ở Singapore, biên lợi nhuận thép của Trung Quốc đang cực kỳ tốt, đã tăng vọt lên mức 1.000 Nhân dân tệ/ tấn. Đây là động lực thúc đẩy giá quặng sắt tăng mạnh trong tuần qua.
    Việc giá thép tiếp tục giữ ở mức cao đã khuyến khích các nhà máy thép Trung Quốc tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng quặng sắt.
    Con_ong_trumTKent thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này