1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

SMC - Ngựa chiến trong sóng thép - Quả ngọt coil center - Tiên phong đón sóng FDI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi winwin19, 01/03/2021.

4638 người đang online, trong đó có 335 thành viên. 19:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 307350 lượt đọc và 2137 bài trả lời
  1. chungkhoanyb

    chungkhoanyb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.931
    https://cafef.vn/thi-truong-ngay-02...oi-muc-cao-nhat-5-thang-20210602064430739.chn

    https://cafef.vn/thi-truong-ngay-01...-sat-dong-loat-tang-cao-20210601062951275.chn

    Sắt thép tăng mạnh thế này, liệu hôm nay vào SMC được chưa các bác????

    Thị trường ngày 02/6: Giá dầu Brent tăng lên 71 USD/thùng, vàng rời khỏi mức cao nhất 5 tháng
    02-06-2021 - 06:44 AM | Thị trường


    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Chốt phiên giao dịch ngày 1/6, giá dầu tăng lên 71 USD/thùng, khí tự nhiên cao nhất 2 tuần, thép, quặng sắt, đường, ngô, đậu tương và lúa mì đồng loạt tăng, trong khi vàng rời khỏi mức cao nhất 5 tháng, cao su thấp nhất hơn 1 tháng.


    [​IMG]
    Giá quặng sắt tăng vọt trở lại, có thể bắt đầu một chu kỳ tăng mới

    Giá dầu tăng

    Giá dầu tăng, với dầu Brent tăng lên 71 USD/thùng và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, do kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu trong mùa lái xe mùa hè tại Mỹ tăng, làm lu mờ việc OPEC+ đồng ý tăng sản lượng.

    Chốt phiên giao dịch ngày 1/6, dầu thô Brent tăng 93 US cent tương đương 1,3% lên 70,25 USD/thùng, trong đầu phiên giao dịch đạt 71 USD/thùng – cao nhất kể từ ngày 8/3/2020 và dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 1,4 USD tương đương 2,1% lên 67,72 USD/thùng.

    Giá dầu tăng được hỗ trợ bởi tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước dự kiến sẽ giảm 2,1 triệu thùng. Ngoài ra, giá dầu tăng cũng được thúc đẩy bởi số liệu Trung Quốc cho thấy, hoạt động nhà máy của nước này tăng mạnh nhất trong năm nay trong tháng 5/2021. Tuy nhiên, giá dầu tăng bị hạn chế bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh được gọi là OPEC+, đồng ý tiếp tục nới lỏng các hạn chế nguồn cung trong cuộc họp ngày 1/6/2021, khi các nhà sản xuất cân bằng sự phục hồi nhu cầu dự kiến so với sự gia tăng sản lượng có thể tại Iran.

    OPEC+ quyết định trong tháng 4/2021 sẽ trở lại mức 2,1 triệu thùng/ngày cung cấp cho thị trường từ tháng 5 đến tháng 7, khi dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu tăng bất chấp số trường hợp nhiễm virus corona tại Ấn Độ - nước tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới – tăng cao.

    Giá khí tự nhiên cao nhất 2 tuần

    Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 4% lên mức cao nhất 2 tuần, do dự báo thời tiết trong 2 tuần tới ấm hơn so với dự kiến trước đó, sẽ thúc đẩy lượng khí đốt của các nhà máy điện.

    Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn New York tăng 11,8 US cent tương đương 4% lên 3,104 USD/mmBTU – cao nhất kể từ ngày 17/5/2021.

    Giá vàng rời khỏi mức cao nhất 5 tháng

    Giá vàng giảm xuống dưới mức cao nhất gần 5 tháng đạt được trong đầu phiên giao dịch, do số liệu sản xuất của Mỹ tăng mạnh và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao khiến vàng trở nên kém hấp dẫn.

    Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,3% xuống 1.902,05 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.916,4 USD/ounce – cao nhất kể từ ngày 8/1/2021 và vàng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn New York thay đổi nhẹ ở mức 1.905 USD/ounce.

    Số liệu cho thấy rằng hoạt động nhà máy của Mỹ trong tháng 5/2021 tăng, do nhu cầu tăng thúc đẩy các đơn đặt hàng. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất hơn 1 tuần, làm gia tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng. Tuy nhiên, giá vàng cũng được hỗ trợ bởi chỉ số đồng USD giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt, khiến vàng thỏi mua bằng đồng USD rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

    Giá đồng giảm

    Giá đồng giảm, do nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – giảm, làm lu mờ hoạt động sản xuất lạc quan tại các nền kinh tế lớn và mối lo ngại nguồn cung.

    Giá đồng trên sàn London giảm 0,2% xuống 10.252 USD/tấn, sau khi tăng cao trong đầu phiên giao dịch.

    Hoạt động sản xuất tại châu Âu tăng cao kỷ lục trong tháng 5/2021 và hoạt động nhà máy tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh nhất trong 1 năm do nhu cầu nội địa tăng.

    Giá thép và quặng sắt tiếp đà tăng

    Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 7%, tăng phiên thứ 3 liên tiếp được thúc đẩy bởi trung tâm thép Đường Sơn có kế hoạch giảm bớt các yêu cầu cắt giảm sản lượng tại các nhà máy thép.

    Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 2% lên 5.128 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 5.437 CNY/tấn, thép không gỉ kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 3,4% lên 16.165 CNY/tấn.

    Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên tăng 7,3% lên 1.170 CNY (183,53 USD)/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 8 USD lên 200,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

    Các nhà phân tích thuộc Citi Research cho biết, động thái của Đường Sơn có thể gây áp lực đối với giá thép trong thời gian tới khi thị trường bước vào mùa yếu điểm.

    ADVERTISING


    iTVC from Admicro
    Giá cao su thấp nhất hơn 1 tháng

    Giá cao su tại Nhật Bản chạm mức thấp nhất hơn 1 tháng, do giá cao su tại thị trường Thượng Hải giảm và mối lo ngại về sự phục hồi kinh tế tại châu Á chậm lại, bởi các hạn chế virus corona đã thúc đẩy hoạt động bán ra mới.

    Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Osaka giảm 5,7 JPY tương đương 2,3% xuống 240 JPY (2,2 USD)/kg – thấp nhất kể từ ngày 28/4/2021.

    Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 140 CNY xuống 13.345 CNY (2.092 USD)/tấn.

    Hoạt động nhà máy tại Nhật Bản tăng trưởng chậm nhất trong tháng 5/2021, do tăng trưởng sản lượng và các đơn hàng mới giảm.

    Giá cà phê diễn biến trái chiều

    Giá cà phê Arabica giảm, sau khi đạt mức cao nhất 4,5 năm bởi hạn hán tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil.

    Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE giảm 1,3 US cent tương đương 0,8% xuống 1,6105 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất 4,5 năm (1,6675 USD/lb) trong đầu phiên giao dịch.

    Thị trường được hỗ trợ bởi thời tiết khô hạn tồi tệ nhất trong 91 năm tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – làm giảm triển vọng sản lượng vụ thu hoạch tới.

    Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn London tăng 8 USD tương đương 0,5% lên 1.591 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 2,5 năm (1.619 USD/tấn) trong đầu phiên giao dịch.

    Giá đường tăng

    Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE tăng 0,33 US cent tương đương 1,9% lên 17,69 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 tuần (17,89 US cent/lb) trong đầu phiên giao dịch.

    Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London tăng 5,3 USD tương đương 1,2% lên 464,9 USD/tấn.

    Giá ngô, đậu tương và lúa mì đều tăng

    Giá ngô, đậu tương và lúa mì tại Mỹ tăng, do lo ngại cây trồng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt trong vài tuần tới.

    Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 32 US cent lên 6,88-3/4 USD/bushel, giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 18 US cent lên 15,48-1/2 USD/bushel và giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 30 US cent lên 6,93-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì vụ xuân kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 44 US cent lên 7,71-1/2 USD/bushel.

    Giá dầu cọ giảm phiên thứ 2 liên tiếp

    Giá dầu cọ tại Malaysia giảm phiên thứ 2 liên tiếp, do việc đóng cửa quốc gia kéo dài 2 tuần ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu thực vật thị trường nội địa, cùng với đó là tốc độ xuất khẩu trong tháng 5/2021 chậm lại, song dự kiến sản lượng giảm đã hạn chế đà suy giảm giá dầu cọ.

    Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Bursa Malaysia giảm 30 ringgit tương đương 0,77% xuống 3.889 ringgit (942,79USD)/tấn. Trong tháng 5/2021, giá dầu cọ tăng 1,3%.
  2. QHL

    QHL Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2020
    Đã được thích:
    754

    DÒNG THÉP NHỎ ĐÃ QUÁ THIỆT THÒI RỒI

    Đúng là sau chuỗi ngày bị ép giá (cưỡng bức) thì cái gì quyết định bởi cung cầu thì cuối cùng thị trường cũng sẽ phản ánh đúng bản chất mà thôi.

    Giá quặng sắt tăng vọt trở lại, có thể bắt đầu một chu kỳ tăng mới

    02-06-2021 - 06:36 AM | Thị trường

    [​IMG]
    Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã tăng mạnh hơn 7% trong phiên giao dịch 1/6, là phiên tăng thứ 3 liên tiếp, do nhu cầu tăng và thông tin Đường Sơn – trung tâm sản xuất thép chính của Trung Quốc – đang lên kế hoạch giảm sản lượng của các nhà máy thép trên địa bàn.

    Trong phiên này, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 7,3% lên 1.170 CNY (183,53 USD)/tấn.

    Phiên trước đó (31/5), giá quặng sắt (loại 62%) nhập khẩu tại cảng biển Trung Quốc tăng mạnh 8% lên 200,5 USD/tấn, theo dữ liệu của ông ty tư vấn Steel Home.

    Còn theo dữ liệu của cơ quan báo giá hàng hóa Argus, giá quặng hàm lượng 62% giao tới miền Bắc Trung Quốc trong ngày 31/5 là 199,5 USD/tấn, tiếp nối đà hồi phục của mấy phiên gần đây (so với mức 188,5 USD/tấn hôm 27/5).

    Các nguyên liệu thép khác cũng tăng. Theo đó, giá than luyện cốc và than cốc đều tăng 4,7% lên lần lượt 1.872 CNY/tấn và 2.586 CNY/tấn.

    Giá thép phiên này cũng đồng loạt tăng. Theo đó, thép thanh vằn kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải tăng 2% lên 5.128 CNY/tấn; trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 5.437 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 7 tăng 3,4% lên 16.165 CNY/tấn.

    Trong nước, sau giai đoạn giá thép được giữ ổn định thì một số doanh nghiệp bắt đầu nâng giá bán. Theo đó, giá sản phẩm tôn mạ kẽm của Thép Hòa Phát được điều chỉnh tăng thêm 300đ/kg từ ngày 1/6; Tôn Hoa Sen tăng giá mặt hàng tôn mạ (không bao gồm Tôn Hoa Sen gold); thép dày mạ; ống thép mạ kẽm thêm 300đ/kg trên phạm vi toàn quốc (chưa bao gồm 10% VAT); và thép Sendo cũng điều chỉnh tăng giá thêm 300đ/kg áp dụng từ ngày 1/6 (đã bao gồm VAT); Thép Nam Kim cũng thông báo điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng ống thép mạ kẽm, thép V mạ kẽm…

    Điều đáng nói là giá sắt tăng mạnh trở lại trong khi giá thép tiếp tục hồi phục mặc dù gần đây các nhà chức trách Trung Quốc đã rất nỗ lực nhằm giảm nhiệt thị trường hàng hóa, nhất là nhóm hàng sắt thép, trong đó có việc nâng lệ phí giao dịch trên các sàn giao dịch nội địa, cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát giá và siết chặt hơn nữa việc giám sát thị trường.

    Những biện pháp này đã có kết quả ban đầu, khiến giá sắt thép hạ giá ngay sau những động thái đó. Cụ thể, giá quặng sắt đã giảm từ mức cao nhất mọi thời đại, là 235,55 USD/tấn đạt được hôm 12/5.

    Tuy nhiên, có thể thấy là việc giá giảm 15,3% từ mức cao kỷ lục là một con số rất ấn tượng, song mức đó lại không thấm tháp vào đâu so với mức tăng gần gấp 3 của mặt hàng này, từ mức thấp nhất năm 2020 là 79,60 USD/tấn (tháng 3/2020, thời điểm Trung Quốc tập trung chống đại dịch Covid-19) lên đỉnh điểm 235,55 USD/tấn ngày 12/5.

    [​IMG]
    Giá sắt và thép liệu đã đạt đỉnh?

    Và phiên gần đây nhất, ngày 1/6, giá vẫn tăng mặc dù Chính quyền thành phố Đường Sơn cùng ngày tổ chức Hội nghị chuyên đề, trong đó có nội dung cân nhắc cắt giảm sản lượng thép ở một số nhà máy trên địa bàn, bởi kết quả cắt giảm khí thải còn thấp xa so với k ỳ vọng, thong tin từ Securities Times cho biết. Cụ thể, các nhà chức trách của Thành phố đã hối thúc các nhà sản xuất thép dài trên địa bàn giảm 30-50% sản lượng trong tháng 3/2021 để cải thiện chất lượng không khí.

    Sở dĩ giá quặng sắt tăng sau thông tin này là bởi thị trường phớt lờ việc công suất sản xuất thép giảm sẽ dẫn tới nhu cầu quặng sắt giảm, mà chỉ lo ngại việc cắt giảm công suất sẽ gây ra tình trạng thiếu thép do thành phố này chiếm hơn 13% tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc, mặc dù kế hoạch cắt giảm sản lượng thép này vẫn đang trong quá trình thảo luận và chưa được chính thức thông qua.

    Các nhà phân tích của Citi Research cho biết trong một lưu ý, động thái của Đường Sơn có thể gây một số áp lực lên giá thép trong thời gian tới khi thị trường bước vào mùa yếu.

    "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong đợi nhiều biện pháp sản xuất hơn ở các tỉnh khác trong 6 tháng cuối năm để giảm lượng khí thải carbon."

    ADVERTISING



    iTVC from Admicro
    Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết họ sẽ thắt chặt việc phê duyệt các dự án sử dụng nhiều năng lượng và gây ô nhiễm như thép, nhôm và luyện cốc. (Toàn câu chuyện)

    Các nhà phân tích cho biết, nhập khẩu quặng sắt qua đường biển vào Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua có nhiều khả năng tăng lên, giúp giải quyết vấn đề mà Bắc Kinh đang gặp khó khăn, đó là nỗ lực kiểm soát giá cả đang tăng cao để tạo môi trường lành mạnh cho nguyên liệu sản xuất thép.

    Số liệu của Refinitiv theo dõi tình hình cầu và cảng cho thấy, có khoảng 89,8 triệu tấn quặng sắt đã được bốc dỡ xuống các cảng của Trung Quốc trong tháng 5. Con số chính thức có thể sẽ còn cao hơn thế.

    Dù số liệu của tháng 5 mới chỉ là ước tính song đã tăng nhẹ so với 87,46 triệu tấn được nhập khẩu qua đường biển vào Trung Quốc trong tháng 4, cũng th eo dữ liệu của Refinitiv.

    Cần lưu ý rằng số liệu theo dõi về vận tải đường biển không khớp hoàn toàn với dữ liệu chính thức của Hhải quan do có sự khác biệt về thời điểm hàng hóa được đánh dấu là đã được dỡ xuống, và các số liệu chính thức bao gồm quặng sắt được vận chuyển qua đường bộ từ các nước láng giềng.

    Tuy nhiên, có vẻ như nhu cầu quặng sắt mạnh mẽ của Trung Quốc tiếp tục trong tháng 5 khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19 và bởi các biện pháp kích thích kinh tế - đã thúc đẩy hoạt động của các ngành sử dụng nhiều thép như xây dựng, cơ sở hạ tầng và sản xuất.

    Thị trường quặng sắt đã nóng lên từ nhiều tháng nay do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, nước sở hữu khoảng 70% tổng lượng quặng sắt nhập khẩu qua đường biển trên toàn cầu; trong bối cảnh nguồn cung quặng hạn chế, chủ yếu do thời tiết bất lợi ở xuất khẩu quặng hàng đầu thế giới là Australia, và sự gián đoạn sản xuất ở Brazil do Covid-19.

    Sản lượng thép của Trung Quốc đạt kỷ lục cao 97,85 triệu tấn trong tháng 4, tăng 4,1% so với tháng 3 và cao hơn khoảng 15% so với 85,03 triệu tấn của tháng 4 năm 2020, đưa sản lượng thép trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, một con số trái ngược với cam kết chính thức mà nước này đưa ra là hạn chế sản lượng năm nay không nhiều hơn sản lượng được sản xuất vào năm 2020.

    Sản lượng thép của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong những tháng tới do tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy kém đi vì giá thép trong nước đã giảm nhanh hơn nhiều so với mức giảm giá quặng sắt, nhưng vẫn có rất ít bằng chứng về việc sản lượng sẽ giảm.

    Về phía nguồn cung, có một số dấu hiệu cho thấy xuất khẩu quặng sắt trên toàn cầu đang tăng lên, có thể giúp giá hạ nhiệt thêm nữa.

    Theo ước tính của Refinitiv, Australia đã xuất khẩu 75,78 triệu tấn quặng sắt trong tháng 5, tăng so với 71,28 triệu trong tháng 4 và gần bằng mức khoảng 75 đến 80 triệu tấn ở những tháng thời tiết bình thường.

    Trong khi đó, Brazil ước tính đã xuất khẩu khoảng 29,1 triệu tấn trong tháng 5, tăng so với 25,76 triệu trong tháng 4 và là tháng xuất nhiều nhất kể từ tháng 12/2020.

    Tuy nhiên, xuất khẩu tháng 5 của Brazil vẫn thấp hơn so với mức bình thường (từ tháng 8 đến tháng 12/2020, Brazil xuất khẩu trung bình 30 – 35 triệu tấn mỗi tháng).

    Nhìn chung, những gì diễn biến giá cả trên thị trường quặng sắt gần đây cho thấy những nỗ lực kiềm chế giá sắt thép của Trung Quốc có thể sẽ chỉ thành công trong ngắn hạn, nếu chỉ bằng cách cố gắng giảm sản lượng thép, thay vì cố gắng để đẩy tăng nguồn cung.

    Tham khảo: Refinitiv
    Last edited: 02/06/2021
    chungkhoanyb thích bài này.
  3. Thangpm1977

    Thangpm1977 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    877
    Nói lâu rồi, giờ mới nhận ra à. Chơii SMC không dễ thế thôi. Đó là phải kiên trì ôm 3-6 tháng
    chungkhoanyb thích bài này.
  4. leo152

    leo152 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2018
    Đã được thích:
    596
    Ăn NKG một đoạn đã, rồi sẽ quay lại với SMC :D
  5. Ductri01

    Ductri01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2016
    Đã được thích:
    844
    Cụ còn nắm ko hỉ? :D
    Thép chưa lên ngay được đâu, tích lũy là hợp lý. HPG và HSG game phát hành giấy nên đánh lên thôi. :)
    winwin19 thích bài này.
  6. CutlossF0

    CutlossF0 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2020
    Đã được thích:
    202
    Sang múc con KKC mà ăn cổ tức ngày mai còn kịp, đẹp hơn con SMC này
    lotus2017 thích bài này.
  7. lotus2017

    lotus2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2017
    Đã được thích:
    1.825
    Chuẩn, ngày mai là ngày cuối để múc KKC. Đoạn này thép có NKG mạnh nhất, HMC múc an toàn nhất, HSG tiềm năng tăng giá nhất, TLH đi lùi nhất, SMC điên nhất.
  8. thanhnamhaiduong

    thanhnamhaiduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2019
    Đã được thích:
    3.311
    SMC cùi nhỉ. Xem đợt này về giá bao nhiêu để vào lại.
  9. leo152

    leo152 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2018
    Đã được thích:
    596
    --- Gộp bài viết, 02/06/2021, Bài cũ: 02/06/2021 ---
    SMC là của để dành đấy, đừng coi thường :)
  10. lotus2017

    lotus2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2017
    Đã được thích:
    1.825
    Làm gì có ai coi thường bảo nó tăng nhanh giảm lâu thôi. Tăng có 40% mà chỉnh lâu nhỉ, các con CK, NH tăng trên 40% mà còn chỉnh có 1-2 phiên. Mà bác sang chiến NKG thế nào rồi?

Chia sẻ trang này