Snow nhận định thị trường ngày 11 tháng 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Snow-Snow, 10/05/2012.

4864 người đang online, trong đó có 497 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4521 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. mechungkhoan11

    mechungkhoan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2011
    Đã được thích:
    8.092
    Mô hình hai đỉnh rất rõ, nhưng vẫn sẽ có phiên hồi đó.
  2. galaopo

    galaopo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu cư vào DZM.QNC hay KSS Hoặc KTB.....lỗ em bù,,..:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  3. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    hehe :))
  4. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
    11/05/2012 | 18:40:00

    Nhằm cập nhật thông tin và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phân phối - bán lẻ, ngày 11/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên giai đoạn III (EU - Việt Nam Mutrap) tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp bán lẻ vượt khó năm 2012.”

    Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết ngành bán lẻ vốn rất sôi động nhưng tình hình hoạt động trong những tháng đầu năm trầm lắng và rơi xuống vùng tăng trưởng âm; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ phá sản nhiều nhất, hoạt động kinh doanh ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ…

    Tuy lạm phát đã được kìm hãm nhưng một số nhà phân tích cho rằng lạm phát giảm là do tổng cầu tiêu dùng thấp, hàng hóa tồn kho cao và phải bán giảm giá để kích cầu.

    Đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng rơi vào tình trạng thiểu phát, nếu sản xuất giảm sút, người dân lo lắng cho tương lai tiếp tục hạn chế chi tiêu, giá cả sản phẩm khó tăng.

    Trong bốn tháng đầu năm, tổng doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động là 17.735 doanh nghiệp (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011) thì có đến 5.297 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

    Mặc dù tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khá cao nhìn từ con số đơn thuần nhưng mức tăng trưởng thực chất chỉ đạt khoảng 5% (so với mức thấp nhất của năm 2010 là 7,6%).

    Các nhà bán lẻ còn đang chịu sức ép trong việc giải quyết khó khăn của tình trạng leo thang giá nhiên liệu, chi phí sản xuất, phí vận chuyển…

    Các tham luận tại hội thảo đã đưa ra một số giải pháp thiết thực để giúp ngành bán lẻ vượt khó trong thời điểm hiện nay là sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo nguồn vốn và ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay, mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm.

    Cơ quan quản lý tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí nhập khẩu tại cảng…; thực hiện kế hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu và dịch vụ một các hợp lý, tránh tăng chi phí dồn dập.

    Một số chuyên gia còn có những gợi ý đáng chú ý cho doanh nghiệp như phải có chiến lược định vị thị trường và sản phẩm trong tình hình lạm phát hoặc thiểu phát, nghiêu cứu về phân khúc tiêu dùng, thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng, hướng đến các mô hình hiện đại cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh./.

    Mỹ Phương
  5. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Chỉ là ko lên nhanh thôi chứ ko thể xuống giá 9 được. Nếu nó lình xình ko tăng thì giữ lại 1 phần cho trung hạn. Cón lại thoái nếu có cơ hội khác tốt hơn:)>-
  6. mechungkhoan11

    mechungkhoan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2011
    Đã được thích:
    8.092
    Từ 12 về 10 cũng mệt rồi.
  7. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Phối hợp chặt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ

    Ngày 11/5, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) và Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đã tổ chức Hội thảo Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

    Ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phát biểu nhấn mạnh: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ quan trọng trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào, nhất là trong thời điểm nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

    Hai chính sách này tuy có những chức năng riêng, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia. Sự phối hợp giữ hai chính sách này nhằm đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật của nền kinh tế thị trường, khai thác được động lực to lớn của nền kinh tế thị trường phục vụ phát triển.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, sự phối hợp này sẽ gặp phải những vấn đề phức tạp về mức độ, thời điểm, cách thức và cơ chế vận hành nhằm nhận được những tác động qua lại, cùng chiều và tối ưu nhất của hai chính sách này nhằm đồng thời phục vụ hai mục tiêu: ổn định và phát triển. Vấn đề cơ bản là cần phối hợp hai chính sách này như thế nào cho hợp lý và tối ưu.

    Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, sự phối hợp của hai chính sách này là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ nhằm góp phần thực hiệncó hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm, kiểm soát lạm phát và bảo đảm tăng trưởng bền vững trong bối cảnh Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

    Theo đó, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, thận trọng và liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn, còn chính sách tài khóa được hoàn thiện theo hướng bảo đảm thống nhất, minh bạch và công bằng.

    Các chuyên gia đều cho rằng, về cơ bản, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2008 -2011 đạt được sự nhất quán về mục tiêu điều hành, cùng mở rộng để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và cùng thắt chặt để kiểm soát lạm phát.

    Theo Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, sự phối hợp của hai chính sách vĩ mô này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa nhịp nhàng. “Lúc chính sách tiền tệ lại quá chặt, tài khóa lại mở rộng quá; có lúc tín dụng mở rất nhanh nhưng tài chính lại mở chậm. Liều lượng và mức độ sử dụng các công cụ từng thời kỳ giai đoạn chưa tạo ra sức mạnh kết hợp tổng thể.”

    Phó giáo sư, tiến sĩ Tô Kim Ngọc và Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Tuấn Nghĩa, Học viện Ngân hàng đồng quan điểm khi cho rằng hai chính sách này chưa có sự phối hợp trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn, sự phối hợp trong việc sử dụng các công cụ còn hạn chế.

    Do vậy cần có sự cân đối ngân sách lành mạnh và tích cực để đảm bảo tính bền vững của ngân sách. Chính sách tài khóa cần thực hiện quyết liệt hơn, đặc biệt là trong vấn đề giảm chi tiêu công; tránh tình trạng chính sách tài khóa duy trì theo hướng “bảo thủ” trong khi chính sách tiền tệ liên tục đảo chiều ở mức độ cao theo những biến động của nền kinh tế.

    Ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính cho rằng, để giữ ổn định an ninh tài chính cần phải phối hợp đồng đồng bộ. Cụ thể là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ (thời gian, khối lượng, lãi suất…), tránh gây nên sự bất ổn cho thị trường tài chính và nền kinh tế như những năm qua.

    Bên cạnh đó, cũng cần điều chỉnh cân đối chi ngân sách nhà nước thường xuyên và chi đầu tư, tinh giảm bộ máy hành chính… góp phần giảm thâm hụt ngân sách và nâng cao tính an toàn cho tài chính quốc gia.

    Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ nay đến năm 2020, hai bên cần thiết lập cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên, tin cậy giữa các đơn vị chức năng của hai cơ quan để kịp thời nắm bắt.

    Bộ Tài chính cần cung cấp thường xuyên, kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin liên quan đến quá trình hoạch định, điều hành chinh sách tiền tệ, nhất là điều hành lượng tiền cung ứng, lãi suất, như: Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch điều hành thu, chi ngân sách nhà nước hàng quý; kế hoạch bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước…

    Phía Ngân hàng Nhà nước cũng cần cung cấp thường xuyên, kịp thời cho Bộ Tài chính các thông tin liên quan trực tiếp đến quá trình theo dõi, nắm bắt và hoạch định, điều hành chính sách tài khóa./.
  8. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Bình thường. BKC từ 20 về 15 còn chưa say sóng.:)>-
    Một khi đã kỳ vọng tốt thì cứ xuống là mua vào.
  9. mechungkhoan11

    mechungkhoan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2011
    Đã được thích:
    8.092
    Đánh MG khối lượng lớn thì say thật đó.
  10. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Ko magin. CP nóng mà chơi magin thì bay TK lúc nào ko biết. Nhưng nếu mua Giá cao ko magin xuống thấp ma gin có khi lại được.:)>-

Chia sẻ trang này