Snow nhận định thị trường ngày 17

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Snow-Snow, 16/04/2012.

3510 người đang online, trong đó có 189 thành viên. 00:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3660 lượt đọc và 77 bài trả lời
  1. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Thứ Hai, 16/4/2012 20:27 GMT+7
    ACB: 7.000 tỷ đồng cho vay cá nhân, hộ gia đình
    16/04/2012 | 10:53:00

    Kể từ ngày hôm nay (16/4), Ngân hàng Á châu (ACB) thực hiện giảm lãi suất cho vay trung bình đến 2%/năm so với lãi suất đang áp dụng từ đầu năm 2012. Đây là đợt giảm lãi suất cho vay lần thứ hai trong vòng 30 ngày qua của ACB nhằm hỗ trợ khách hàng.

    Bên cạnh đó, ACB cũng đã quyết định dành hạn mức tín dụng lên đến 7.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình.

    Trong kế hoạch kinh doanh tín dụng cá nhân, đối với các sản phẩm/khách hàng mục tiêu, ACB còn xây dựng nhiều chương trình đặc thù để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng vay như: “Tích lũy từ lương, dựng xây tổ ấm” dành cho các khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ lương vay mua nhà hoặc xây dựng - sửa chữa nhà để ở với ưu đãi lãi suất giảm thêm đến 1%/năm; chương trình “Hoàn lại vốn vay kinh doanh đã góp” nhằm chăm sóc các khách hàng hiện hữu đang vay bổ sung vốn kinh doanh với mức ưu đãi lãi suất giảm thêm đến 1,8%/năm.

    Trước đó, từ đầu tháng 3/2012, ACB đã triển khai các chương trình “Bó sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân”, với 2 bó sản phẩm ưu đãi “Hỗ trợ Kinh doanh trọn gói” và “Hỗ trợ An cư trọn gói”. Như vậy, ACB là ngân hàng đầu tiên xây dựng và triển khai các bó sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân theo chiến lược kinh doanh mới, với phương châm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

    Với các bó sản phẩm này, ngoài việc cung cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu mua nhà hoặc bổ sung vốn kinh doanh, ACB còn tư vấn và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác với lãi suất/phí ưu đãi hấp dẫn. Việc sử dụng bó sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng với nhiều ưu đãi và tiện ích hấp dẫn so với các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ.

    Đặc biệt, Ngân hàng Á châu đã gia tăng hạn mức cho vay đối với nhóm sản phẩm cho vay tín chấp bao gồm cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp và cho vay thấu chi tín chấp. Theo đó, đối với sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp, khách hàng có thể vay đến 500 triệu đồng thay vì hạn mức cũ là 300 triệu đồng. Với sản phẩm cho vay thấu chi tín chấp, hạn mức vay đã được ACB điều chỉnh từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng./.
  2. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    ITC nếu đúng giá trị thật hơn 50.000 đ/1 cp

    Intresco đã thực hiện thành công 3 dự án cao ốc ở quận 2, TP.HCM là An Cư, An Khang và Thịnh Vượng, đem lại hiệu quả cao và hiện có quỹ đất lớn ở những vị trí thuận lợi, trong đó có 70% diện tích quỹ đất đang phát triển thuộc các quận của TP.HCM. Năm 2009, giá trị quỹ đất của Intresco đã được Colliers, một tổ chức định giá BĐS uy tín trên thế giới, định giá vào khoảng 180 triệu USD. Công ty hiện sở hữu quy mô vốn lớn (690 tỷ đồng vốn điều lệ, 1.900 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lên đến 2.800 tỷ đồng).

    http://www.intresco.com.vn/ttskdetail.aspx?c=14&id=333
  3. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Khi nào tàu dừng. PM tớ nhé.
  4. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    he he giờ 12.600 đ

    giá trị thật 50.000 đ

    tớ chả biết khi nào tàu dừng cả, nếu có...........
    tham chiếu 1 phiên cho mọi người lên xuống thôi
  5. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    SAM gặp thị trường điều chỉnh
    sàn 4 phiên trắng bên mua .... hãy ghi nhớ lời tớ nói hôm nay, mua đuổi SAM cẩn thận...
  6. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    thank.
    Lực cầu NN quá mạnh chạy từ giờ đến cuối tuần.
    hehe. Đang trong TK +15%:)>-
  7. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    tớ đánh giá SAM là hàng đầu cơ..... nếu có SAM trong TK
    mỗi ngày đưa lệnh bán lên màn hình chờ.... TT có dấu hiệu điều chỉnh là Enter bán ngay
  8. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    20h30
    Có 56 người đang vào chủ đề này, trong đó có 24 thành viên: BMW_VERTU, nhanvuvietnam, financial, nqhu2, bangpd, cachephoarong, oidaooi, mcforever, redcap, amwaipa, khanhloan03, haitac2001, tonylfusa, PLAT, tigerstock6868, duongteo, bullist, tuannam177, hunglonely20, huyevn, thuonghang, khanhhd89, floriade, megatech
    20h54
    72 người đang vào chủ đề này, trong đó có 29 thành viên: BMW_VERTU, Songhuong999, sunday1, letforup, ngocanh163, NAMBINH113, Tan_khongbotay, moonlight11, mcforever, nhanvuvietnam, financial, bangpd, cachephoarong, oidaooi, redcap, amwaipa, khanhloan03, haitac2001, tonylfusa, PLAT, tigerstock6868, duongteo, bullist, tuannam177, hunglonely20, huyevn, thuonghang, khanhhd89, floriade
  9. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Chưa đồng thuận thu phí xuất khẩu cà phê
    16/04/2012 3:59

    Việc thu phí xuất khẩu cà phê để thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê (BHCP) đã được ông Đoàn Xuân Hòa, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT), nêu ra từ tháng 3.2011.

    Mục đích là giúp ngành cà phê sản xuất, kinh doanh một cách chủ động, mang tính căn cơ, lâu dài… Đến cuối năm 2011, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) có các quyết định ra đời Quỹ BHCP. Theo đề nghị của Vicofa, từ tháng 10 năm nay sẽ thu 2 USD/tấn cà phê xuất khẩu cho quỹ. Quỹ sẽ chi các hoạt động hỗ trợ: tái canh cà phê, lãi suất vay tạm trữ cà phê, áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu bị lỗ; mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại…

    Thế nhưng, việc thu 2 USD/tấn cà phê xuất khẩu đang có nhiều ý kiến trái chiều. Một số DN tán thành việc thành lập nguồn quỹ này, nhất là DN trồng cà phê. Ủng hộ quỹ này, ông Nguyễn Xuân Thái, Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk), phân tích hiện có đến 40-45% diện tích cà phê của nông hộ và DN đã già cỗi đang cần thay thế. Quỹ BHCP là sự hỗ trợ quan trọng cho việc tái canh, trẻ hóa vườn cây. Nếu không, chỉ khoảng 5 năm nữa sản lượng cà phê sẽ sụt giảm, mất đi thế mạnh trên thị trường xuất khẩu cà phê thế giới. Trong khi đó, một số DN khác chưa hoàn toàn “thông” với việc thu phí xuất khẩu 2 USD/tấn cà phê. Ông Phan Hùng Anh, Phó giám đốc Công ty TNHH Anh Minh, DN đứng thứ 5 về xuất khẩu cà phê của cả nước, cho rằng: “DN kinh doanh cà phê đang gặp nhiều khó khăn, việc thu phí xuất khẩu sẽ tạo thêm khó khăn chứ không phải thuận lợi. Và sẽ là bất hợp lý nếu như chỉ có DN trong Vicofa đóng phí, còn DN ở ngoài cũng xuất khẩu một lượng lớn cà phê lại không”.


    Thu phí xuất khẩu thực chất là khoản gián thu đối với người trồng cà phê - Ảnh: T.N.Q

    Ông Phạm Ngọc Bằng, PGĐ Công ty TNHH ĐắkMan - Việt Nam, cho rằng việc lấy Quỹ BHCP để hỗ trợ cho những DN kinh doanh xuất khẩu thua lỗ như quy định trong quy chế quỹ là điều khó có thể chấp nhận, sẽ khiến DN ỷ lại, không công bằng đối với những DN khác. Vì thực chất việc thu phí xuất khẩu là khoản gián thu đối với người trồng cà phê, do DN phải hạ giá mua sản phẩm của nông dân. Vì thế, tốt nhất là dùng phần lớn quỹ thu được để đầu tư trở lại cho tái canh, hỗ trợ thành lập các tổ chức sản xuất của người trồng cà phê, nhằm bảo vệ vườn cây, đầu tư hoạt động chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê. Ông Bằng cũng cho rằng phương án của Vicofa về thu phí xuất khẩu cà phê cho Quỹ BHCP chưa được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, bàn bạc kỹ lưỡng trong hội viên của tổ chức này nên chưa thực sự được tất cả các DN “tâm phục, khẩu phục”.

    Trần Ngọc Quyền
  10. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    BĐS chưa hẳn đã khởi sắc đâu.

    Giá địa ốc khó giảm vì chính sách
    16/04/2012 3:52

    Nhiều doanh nghiệp (DN) bất động sản cho biết việc Sở Tài chính TP.HCM xác định tiền sử dụng đất bất hợp lý khiến hàng loạt dự án bị đình trệ, giá bán căn hộ không thể giảm được.

    Hiện nay tiền sử dụng đất (SDĐ) đối với các dự án kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP.HCM đang được tính theo phương pháp thặng dư. Theo đó, tổng doanh thu dự án sau khi trừ chi phí đầu tư, bao gồm tiền xây dựng, lãi vay ngân hàng, lợi nhuận 15%... còn lại là tiền SDĐ. Nhiều DN đang bức xúc vì tiền SDĐ tính theo cách này khiến giá căn hộ bị đẩy lên quá cao, muốn giảm xuống để bán nhanh cũng không được.




    Có cả ngàn dự án đang kẹt về tiền SDĐ do tiền SDĐ hiện nay tăng từ 3 - 10 lần so với trước đây. Số tiền này vượt quá khả năng thanh toán, sức chịu đựng của người dân, DN, khiến giá nhà đất không thể giảm xuống


    Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long

    Muốn 13,9 nhưng phải bán 17

    Theo quy định, trước khi triển khai thực đầu tư dự án, các DN BĐS gửi hồ sơ xin nộp tiền SDĐ. Sở Tài chính tính toán dựa trên kết quả thẩm định giá đất theo giá thị trường, từ đó tính ra doanh thu dự án, xác định tiền SDĐ theo phương pháp thặng dư nói trên.

    Sau khi được xác định tiền SDĐ, DN sẽ phải nộp toàn bộ một lần. Đây là cơ sở quan trọng để DN tính toán giá bán sản phẩm. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết hiện công ty ông đang chuẩn bị triển khai đầu tư dự án Lê Thành Twin Towers (Q.Bình Tân), giá bán - trong tình hình rất khó khăn của thị trường hiện nay - được công ty xác định từ 13,9 - 14,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên tiền SDĐ của dự án được Sở Tài chính xác định cao hơn nhiều so với dự kiến của công ty. Với kết quả đó, công ty phải bán đến 17 triệu đồng/m2 mới có thể có lời.

    “Vấn đề là giá 13,9 - 14,5 triệu đồng/m2 chúng tôi còn không bán được trong tình hình thị trường khó khăn như hiện nay thì làm sao có thể bán với giá cao như vậy?”, ông Nghĩa phân trần. Ngoài ra, Công ty Lê Thành cũng đang triển khai dự án Lê Thành Tân Tạo (Q.Bình Tân), với hơn 1.200 căn hộ, mức giá bán dự kiến khoảng 11 triệu đồng/m2. Theo ông Nghĩa, tình hình nộp tiền SDĐ của dự án này cũng sẽ tương tự, công ty sẽ không thể bán vói giá 11 triệu đồng/m2.

    Tổng giám đốc một tập đoàn BĐS tại TP.HCM cho hay, DN ông hiện đang kẹt 4 dự án ở các quận Gò Vấp, 12, 9. Trong đó, dự án 400 căn hộ ở quận 12 đã 3 năm nay vẫn chưa thể đóng tiền SDĐ. Lý do là công ty muốn bán với giá 12 - 13 triệu đồng/m2 để có thể tiêu thụ được hàng, nhưng với số tiền SDĐ Sở Tài chính xác định, công ty phải bán đến 16 triệu đồng/m2 mới có lời. “Với giá 12-13 triệu còn khó bán huống gì 16 triệu. 3 dự án còn lại của công ty cũng đang kẹt như vậy về tiền SDĐ, chúng tôi đã phải rút hồ sơ về”, vị lãnh đạo công ty này cho hay.

    Lãnh đạo một công ty BĐS khác cũng chia sẻ, doanh thu của dự án được Sở Tài chính xác định dựa trên giá đất thẩm định theo giá thị trường. Các công ty thẩm định giá này là các công ty được Sở Tài chính công nhận và cho phép thực hiện. Hiện nay giá đất thị trường nhiều khu vực giảm nhưng giá thẩm định của các công ty này đưa ra vẫn quá cao, dẫn tới tiền SDĐ quá cao.


    Dự án Lê Thành Twin Towers (Q.Bình Tân) đang kẹt cứng vì nếu bán theo giá của công ty từ 13,9 - 14,5 triệu đồng/m2 thì không đủ tiền để đóng tiền sử dụng đất - Ảnh: D.Đ.Minh

    Cần điều chỉnh linh hoạt

    Hầu hết các DN BĐS tiếp xúc với chúng tôi đều cho rằng, thời gian qua khi thị trường khởi sắc, giá đất tăng cao, số tiền SDĐ nhà nước thu được rất cao. Nay khi thị trường đóng băng, hàng không bán được, DN không thể giữ giá cao như trước. Việc xác định tiền SDĐ theo giá thị trường cần tính toán lại cho phù hợp.

    Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh, cho biết do các vướng mắc này mà nhiều dự án của Đất Xanh không thể triển khai dù ông rất muốn. DN cũng đã rút lại các hồ sơ tiền SDĐ đã nộp do thấy không kham nổi tiền SDĐ quá nhiều.

    Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long, nhận định cách tính tiền SDĐ như vậy cũng khiến hàng chục ngàn hồ sơ nộp tiền SDĐ của người dân không thể hoàn tất. Theo ông, có cả ngàn dự án đang kẹt về tiền SDĐ do tiền SDĐ hiện nay tăng từ 3 - 10 lần so với trước đây. Số tiền này vượt quá khả năng thanh toán, sức chịu đựng của người dân, DN, khiến giá nhà đất không thể giảm xuống dù chủ trương, chính sách về giảm giá nhà đất được nhà nước đưa ra từ rất lâu.

    Bên cạnh đó, cách tính tiền SDĐ hiện nay - theo nhiều DN BĐS - không hợp lý ở chỗ các dự án kinh doanh được áp dụng cách tính thặng dư tiền SDĐ bằng doanh thu dự án trừ chi phí gồm (xây dựng, giải phóng mặt bằng, lãi vay, 15% lợi nhuận). Trong khi chi phí giải phóng mặt bằng DN thường trả cho người dân theo giá thị trường thì nhà nước chỉ khấu trừ cho DN theo bảng giá đất.

    Nhằm tạo sự minh bạch, dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin - cho, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea), cho rằng cần đưa ra một bảng giá đất sát giá thị trường và thu tiền SDĐ từ 10 - 20% theo bảng giá đất này, và thu cố định ít nhất từ 3 - 5 năm, không cần phải khấu trừ chi phí giải phóng mặt bằng cho DN. Điều này giúp DN dễ dàng tính toán được chi phí triển khai dự án và chủ động hoạch toán được giá bán, chiến lược kinh doanh.

    3 cách tính tiền sử dụng đất

    Theo quy định hiện hành, các phương pháp dùng để xác định tiền SDĐ gồm phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư, phương pháp chiết khấu dòng tiền. Tùy từng trường hợp cơ quan chức năng sẽ chọn phương pháp tính phù hợp. Thông thường, đối với nhà phố sẽ áp dụng phương pháp so sánh với những căn nhà cùng khu vực để xác định tính tiền SDĐ; đối với các dự án kinh doanh nhà có doanh thu, có chi phí thì áp dụng phương pháp thặng dư.

    Đình Sơn

Chia sẻ trang này