Snow nhận định thị trường ngày 4 tháng 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Snow-Snow, 03/05/2012.

6139 người đang online, trong đó có 570 thành viên. 20:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6585 lượt đọc và 159 bài trả lời
  1. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
  2. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    TTF sàn phiên nữa, chắc chủ thớt mai cũng té thôi.....;))
  3. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    9h55 Có 132 người đang vào chủ đề này, trong đó có 42 thành viên: BMW_VERTU, bullha2003, Redcash, dangduc65, moichoichung, cahoi_2012, huyevn, tuuyendinh, ThieuGiaSaigon, thecoolboss75, chuki, TRUONGND91, f1966, oidaooi, Tonytrader, hongducken, duyentuan, f319haihd, lucanus, baolongpco, available, Nhingimay, hdtrang, Ttvn04, khotruc, Pinkfloyd_jp, roses_in_snow_84, nutnoi, sonhaepu, khanhhd89, cavienchien, hpgroup, minhthao2006, matrixck009, hungub, hoangdactuan198, goalgoal123, Reng262, hoailinhbtt, Manu68, Langtucaumay, lastchienbinh

    kỷ lục topic của sn
  4. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291

    TTF: Quý 2 sẽ phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 20%
    Dự kiến vào quý 2/2012, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%.
    Theo đó, công ty sẽ phát hành 6,562,277 cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2011.

    Nội dung này đã được ĐHĐCĐ thường niên của công ty thông qua vào ngày 27/04 vừa qua.

    Về kế hoạch kinh doanh, năm nay công ty đặt chỉ tiêu doanh số hợp nhất trên 3,000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng hợp nhất từ 40-59 tỷ đồng.phụ thuộc vào việc giảm tồn kho. Đặc biệt, năm nay công ty không đầu tư mở rộng và sẽ tiếp tục chủ trương này cho đến khi lãi suất cho vay của ngân hàng giảm còn 12-13%/năm.

    Công ty vẫn tiếp tục kế hoạch sáp nhập CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành và CTCP Ván Công nghiệp Trường Thành vào công ty mẹ (TTF).

    Đại hội cũng thống nhất HĐQT nhiêm kỳ 2012 - 2017 gồm 9 thành viên, bao gồm: ông Võ Trường Thành (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc), bà Diệp Thị Thu, ông Nguyễn Nhân Nghĩa, bà Ngô Thị Hồng Thu, ông Lã Giang Trung, bà Phạm Thị Huyền, ông Võ Diệp Văn Tuấn, ông Tạ Văn Nam và ông Đinh Văn Hóa.

    BKS gồm bà Nguyễn Minh Thanh (Trưởng ban), ông Hoàng Anh Tú và bà Trần Lâm Thúy Quyên.

    Kết thúc năm 2011, công ty ghi nhận 3,015 tỷ đồng doanh số, lãi sau thuế hợp nhất hơn 11 tỷ đồng.

    Như Ý (*********)

    he he tớ tham như mõ tiền vào tay tớ , không thoát, nếu tớ tham, tớ đã bán 11,7, 12,1 rồi hi
  5. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    TTF đổi mới rồi HDQT biết sửa sai, cái này rất quan trọng... khi nào FL.. sẽ có tin hỗ trợ tiếp.. tin càng về sau càng nặng ký
  6. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Gỡ khó về kiểm soát sản phẩm thủy sản xuất khẩu
    03/05/2012 | 08:02:00

    Trước thực trạng một số Thông tư, Quyết định được ban hành sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7/2011) đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, ngày 2/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp thay đổi chính sách cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

    Từ phản ánh của các doanh nghiệp ngành thủy sản, Vasep đã kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bốn vấn đề là: Cần thay đổi cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm phù hợp với luật an toàn thực phẩm, thông lệ quốc tế và giảm giá thành cho doanh nghiệp theo hướng kiểm soát điều kiện sản xuất là chính, không áp dụng việc lấy mẫu kiểm nghiệm bắt buộc lô hàng làm điều kiện để cấp Chứng thư xuất khẩu;

    Không yêu cầu các doanh nghiệp phải có chứng thư của nhà nước khi phía nhập khẩu không yêu cầu, cũng như không áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm mang tính trừng phạt và vượt quá các nội dung sau này của Luật an toàn thực phẩm; Đề nghị xã hội hóa công tác kiểm nghiệm nhằm kịp thời phục vụ xuất khẩu; Cần thay đổi các kiểm soát kháng sinh và các yếu tố rủi ro an toàn thực phẩm theo hướng kiểm soát đầu nguồn thay vì kiểm tra lô hàng như hiện nay.

    Theo Vasep, hiện nay chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu đang trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp (doanh nghiệp) khi mức phí phải trả tăng trung bình 1,5-2 lần so với trước đây. Việc lấy mấu kiểm nghiệm lô hàng cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu đã khiến đa phần các lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phải chờ từ 7-10 ngày là một bất lợi lớn, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp khó khăn về vốn, tín dụng như hiện nay đồng thời làm giảm tính cạnh tranh so với các nước xuất khẩu thủy sản tương tự như Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp kiến nghị hay đổi cách tiếp cận kiểm soát.

    Đại diện một doanh nghiệp tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng, nhiều tiêu chuẩn khách hàng nhập khẩu không yêu cầu mà trong nước vẫn áp dụng cho doanh nghiệp, trong khi để đáp ứng thì có những tiêu chuẩn tính ra doanh nghiệp phải chi phí hơn 1 tỷ đồng một năm.

    Không những vậy, theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep, trước đây các doanh nghiệp chỉ cần làm tờ khai là có thể xuất khẩu nhưng hiện cơ quan chức năng yêu cầu phải có thêm chứng thư (health certificate) mới cho xuất khẩu khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí.

    Ông Minh kiến nghị, đối với các thị trường có quy định thì Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad) kiểm tra, nhưng những thị trường không yêu cầu thủ tục này thì cũng không nên ràng buộc và những thủ tục hành chính không mang tính quốc tế thì không nên áp dụng.

    Với giá trị xuất khẩu lên đến 6 tỷ USD, những sự cố nhỏ từ các thị trường theo ông Dương Ngọc Minh là điều không tránh khỏi. Tỷ lệ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm với thủy sản xuất khẩu hiện nay chưa đến 1:10.000, không đến mức phải dựng một hàng rào làm khó doanh nghiệp. Vì vậy không nên tự đặt rào cản kiểm tra và hải quan làm khó cho doanh nghiệp xuất trong nước vì bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu đều đủ nhận thức để phòng thủ khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính.

    Trước những bức xúc từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad cho rằng, số vụ cảnh báo của EU với các lô hàng từ Việt Nam nhiều hơn hẳn từ Hoa Kỳ hay Thái Lan, Indonesia…Một số nước láng giềng thực hiện việc kiểm tra còn khắc nghiệt hơn, chẳng hạn Singapore kiểm tra từng lô hàng để đảm bảo uy tín, Indonesia cũng chỉ cho xuất khẩu những lô hàng được sản xuất tại các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan thẩm quyền nhà nước công nhận...

    Cũng theo ông Nguyễn Như Tiệp thì phí kiểm tra hiện đang giữ nguyên mức từ năm 2002, nếu so với biến động của thời giá thì phí này rất thấp. Thêm vào đó, không phải quy định nào cũng giữ nguyên, nhiều quy định thuộc nhóm biện pháp xiết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm từ những vụ cảnh báo trước đây đã được gỡ bỏ.

    Ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, có hai loại chứng nhận là chứng nhận nhà nước và chứng nhận thương mại. Các doanh nghiệp muốn áp dụng hình thức chứng nhận thương mại (Nhà nhập khẩu yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu nào, chỉ thực hiện kiểm tra chỉ tiêu đó của doanh nghiệp), song phía Nafiquad chỉ có thể làm theo chứng nhận Nhà nước vì điều này lên quan đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia chứ không phải hai doanh nghiệp. Mục đích của việc kiểm tra là duy trì uy tín sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của cả quốc gia./.

    Liên Phương


    Dòng Thuỷ sản chuẩn bị tăng mạnh
  7. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    giờ về 10.2 thì còn lãi được bao nhiêu nữa.
    Mai chưa tăng mạnh đâu. cơ hội tiếp tục bình quân giá.:)>-
  8. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    TS Trần Hoàng Ngân: Đến lúc phải cứu doanh nghiệp
    21:56 | 03/05 0 Bài bình luận

    Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng, đã đến lúc Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Theo số liệu công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 4 tháng đầu năm, cả nước đã có khoảng 14.000 doanh nghiệp phá sản hoặc dừng hoạt động. Ông nhìn nhận như thế nào về con số này?

    Tôi thật sự lo lắng nếu con số này là đúng trên thực tế. Khi đó, đời sống của người lao động bị thất nghiệp sẽ gặp khó khăn. Nhưng tôi không bi quan, vì khi triển khai thực hiện Nghị Quyết 11/NQ-CP với giải pháp trọng tâm thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ theo hướng kiểm soát cung tiền và hạn mức tín dụng sẽ có một số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản.

    Vấn đề quan trọng hiện nay là Chính phủ cần có một đánh giá cụ thể nguyên nhân, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp bị phá sản và ngừng hoạt động để điều chỉnh chính sách hợp lý.

    Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp "chết" đã được mổ xẻ nhiều. Nhưng theo ông nguyên nhân quan trọng nhất là do đâu?

    Tôi cho rằng, sau một thời gian dài chúng ta chạy theo tăng trưởng cao và theo chiều rộng, chính sách tài khóa liên tục bội chi với tỷ lệ cao trên 5% GDP. Đầu tư công dàn trải không hiệu quả. Nợ công tăng nhanh trên 52% GDP, trong khi chinh sách tiền tệ nới lỏng với mức tăng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2000-2010 lên tới 29,4% một năm. Cùng với đó là nhập siêu liên tục với tỷ lệ cao trên 20% kim ngạch xuất khẩu, dự trữ ngoại hối suy giảm nghiêm trọng, lạm phát tăng cao và kéo dài trong 5 năm, tiền đồng mất giá nghiêm trọng,..

    Do đó, khi Chinh phủ ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng (chính sách tài khóa phải chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, cắt giảm và tăng giám sát đầu tư công…) khiến các doanh nghiệp đi theo dự án đầu tư công bị ngừng trệ hoặc phá sản.

    Mặt khác, chính sách tiền tệ chặt chẽ theo hướng ưu tiên kiềm chế lạm pháp, ổn định tỷ giá nên cung tiền và tín dụng tăng có giới hạn (năm 2011 khoảng 12%), lãi suất tăng cao… Từ đó tác động đến các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, chi phí trả lãi nhiều hơn, hạn chế món vay mới, sức mua trong nước và thế giới bị thu hẹp kéo hàng tồn kho tăng lên... làm chi phí đầu vào đắt đỏ dẫn đến thua lỗ và phá sản.

    Một nguyên nhân nữa là tình hình thị trường bất động sản bị đóng băng và giảm sút, nên các doanh nghiệp có mối quan hệ với ngành vật liệu xây dựng, bất động sản,.. cũng gặp khó khăn.

    Ngoài ra còn do nhiều yếu tố như: thành lập ảo, hoạt động theo thương vụ, mang tính môi giới, tổ chức quản trị kém, sử dụng vốn sai mục đích vay ngắn hạn đầu tư dài hạn, đầu tư dàn trải trái nghề (làm thủy sản nhưng lấy vốn vay làm bất động sản). Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp không dự báo được hết những biến động vĩ mô, cạnh tranh hàng hóa của Trung Quốc và các nước khác vào thị trường nước ta, điều chỉnh tăng các loại giá chủ lực như điện, xăng dầu làm tăng chí phí sản xuất, trong khi sức mua giảm...

    Rất nhiều tiếng kêu cứu đã được phát đi từ phía doanh nghiệp. Theo ông cần có giải pháp gì để giúp họ?

    Tôi nghĩ đã đến lúc Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Cụ thể nên tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn thời gian nộp thuế VAT đến cuối năm 2012. Giảm hoặc tạm ngưng thu các loại phí và lệ phí dự định thu trong thời gian tới.

    Ngoài ra, chúng ta cần có chính sách để khuyến khích đầu tư mới, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng hợp lý. Bên cạnh gói hỗ trợ về thuế, chinh sách tiền tệ sẽ được vận hành linh hoạt hơn, điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu, theo lạm phát cơ bản như Thống đốc đã từng phát biểu và đang tiến hành.

    Trên cơ sở mục tiêu lạm phát của kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 là 5-7% vào năm 2015, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cần mạnh dạn công bố định hướng chính sách lãi suất thời gian tới sẽ tiếp tục giảm sâu. Theo đó, lãi suất huy động nên hướng về mức 7-8% một năm, lãi suất cho vay 10-12% mỗi năm. Có như vậy mới khuyến khích doanh nghiệp vay vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động.

    Trường hợp, nếu do nguyên nhân khách quan phải tăng lãi suất thì Chính phủ có thể cấp bù chênh lệch lãi suất. Bằng cách này, doanh nghiệp mới mạnh dạn vay vốn đầu tư, còn người dân thì an tâm vay tiêu dùng mua nhà trả góp với lãi suất thấp và ổn định, góp phần nâng cao đời sống người lao động.

    Nhiều quan điểm cho rằng, một mặt phải có biện pháp hỗ trợ để cứu doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%. Hai mục tiêu này có vẻ mâu thuẫn nhau. Ý kiến ông thế nào?

    Quý I cho thấy nền kinh tế đang đình đốn, với những bất ổn tiềm ẩn. Tuy nhiên, để giải quyết mối nguy này, kinh tế Việt Nam đang đứng trước hai mâu thuẫn lớn: Để kiểm soát lạm phát thì tăng trưởng tín dụng và cung tiền cần phải giữ ở mức thấp, nghĩa là tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

    Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Trong khi, vấn đề cũng khá cấp bách hiện nay là phải cứu doanh nghiệp.

    Theo tôi, các giải pháp vĩ mô mà Chính phủ triển khai thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, lạm phát đã giảm tốc, trong 4 tháng đầu năm 2012, tăng bình quân 0,6% mỗi tháng. Bội chi ngân sách thấp, nhập siêu giảm sâu 4 tháng chỉ có 176 triệu USD, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể từ thâm hụt sang thặng dư góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

    Tỷ giá suốt những tháng qua ổn định làm tăng niềm tin ở tiền đồng. Thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trước nguy cơ đổ vỡ cuối năm 2011.

    Vì vậy, Việt Nam cần kiên định "toa thuốc" Nghị quyết 11 với mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng cần uống thêm thuốc bổ hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội.

    Muốn vậy, Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó quá trình tái cơ cấu ngân hàng cần thực hiện nhanh và hiệu quả để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém để khơi thông nguồn vốn. Khi có điều kiện thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động và giảm lãi vay. Ngoài ra, các nhà băng phải cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp có khả năng tồn tại.

    Song song đó là tái cơ cấu đầu tư đặc biệt là đầu tư công theo hướng tập trung, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và minh bạch tài chính của các tổng công ty nhà nước. Đây là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn góp phần tiết kiệm chi ngân sách đến mức có thể được để giảm sâu bội chi ngân sách theo kế hoạch. Thực hiện các giải pháp đồng bộ trên, chúng ta có thể cùng lúc đạt hai mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng ở mức hợp lý 5-6% một năm.

    Lệ Chi
  9. Snow-Snow

    Snow-Snow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    291
    @BMW_VERTU

    tớ ít khi khuyến nghị mua..
    hôm nay
    tớ khuyến nghị mai mua TTF
    còn khi nào tăng không quan trọng
  10. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    TKS.:)>-

Chia sẻ trang này