Snow nhận định thị trường ngày 8 tháng 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Snow-Snow, 07/05/2012.

7663 người đang online, trong đó có 1045 thành viên. 14:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3358 lượt đọc và 47 bài trả lời
  1. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    VN-Index tăng mạnh thứ hai thế giới trong hơn 4 tháng đầu năm


    Với mức tăng ngoạn mục 35.5% từ đầu năm đến nay, VN-Index đã trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh thứ hai thế giới sau EGX 30 của Ai Cập.
    Theo The Telegraph, VN-Index phục hồi mạnh do đây là một trong những chỉ số giảm mạnh nhất châu Á năm 2011 trước lo lắng rằng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạ thấp lạm phát hai con số sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện lạm phát tại Việt Nam đang giảm và thị trường đang cải thiện.



    Việt Nam được xem là một thị trường sơ khai (frontier market) với quy mô còn nhỏ nên thường có mức độ biến động cao và đôi khi có thanh khoản thấp. Do đó, đà tăng mạnh từ đầu năm đến nay là không có gì bất ngờ nhưng thị trường Việt Nam thực sự mang lại cơ hội tăng trưởng.

    VN-Index tăng gấp 4 lần trong giai đoạn từ năm 2006-2008 và chạm mức cao kỷ lục trên 1,100 điểm trước khi sụp đổ trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Kỳ vọng hiện nay là Việt Nam sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất Trung Quốc khi chi phí lao động tại quốc gia này tăng cao. Giới đầu tư cho rằng cách tốt nhất để đương đầu với sự biến động tại các thị trường như Việt Nam là nên có quan điểm dài hạn.

    Chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới từ đầu năm đến nay là EGX 30 của Ai Cập với 36.1%, đứng ở vị trí thứ 3 là Karachi 100 của Pakistan với mức tăng 28.8%. Lần lượt xếp ở vị trí thứ 4 và 5 là Bucharest BET của Romania và OMX Tallinn của Estonia với mức tăng tương ứng 23.8% và 19.2%.

    Ở diễn biến ngược lại, General Market Index của Cộng hòa Síp sụt 24.7% và là chỉ số giảm mạnh nhất thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống ngân hàng nước này bị ảnh hưởng nặng nề do khoản thua lỗ liên quan đến việc xóa nợ cho Hy Lạp cũng như những khó khăn của nền kinh tế.

    Trong khi đó, khủng hoảng nợ châu Âu đã tác động mạnh đến chỉ số Ibex 35 của Tây Ban Nha với mức giảm khoảng 20% kể từ đầu năm đến nay. Số liệu gần đây cho thấy kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp chạm mức cao kỷ lục 24.4%, mức cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Chính phủ Tây Ban Nha thừa nhận quốc gia này đang khủng hoảng, do đó các nhà kinh tế không loại bỏ khả năng Tây Ban Nha có thể phải nhận tiền giải cứu từ các nhà cho vay quốc tế.

    Không có gì ngạc nhiên khi FTSE Mib của Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone, là chỉ số chứng khoán giảm mạnh thứ 5 trên thế giới. Đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là Colombo All-Share của Sri Lanka và Merval của Argentina với mức giảm lần lượt là 11.5% và 10.5%.

    4 tháng đầu năm 2012 cũng chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoán Campuchia. Chính thức mở cửa vào ngày 18/04 với cổ phiếu niêm yết duy nhất là Công ty Cấp thoát nước Phnom Penh (PPWSA), thị trường chứng khoán Campuchia đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ giới đầu tư. Tuy nhiên, hiện sự hào hứng của nhà đầu tư đã suy giảm phần nào khi cả CSX Index và PPWSA cùng lao dốc 8 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, với tuổi đời chưa tròn 1 tháng, còn quá sớm để có thể liệt kê Sở GDCK Campuchia (CSX) vào danh sách các thị trường giảm mạnh nhất trong năm nay.

    Theo Phước Phạm
  2. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    ẽ còn tăng điểm trong các phiên tới

    (CTCK Chợ Lớn - CLSC)

    Trên đồ thị kỹ thuật, các chỉ số tiếp tục đi lên về mặt điểm số với KLGD khớp lệnh giảm nhẹ. Tổng KLGD khớp lệnh đạt 186,36 triệu cp, so với 196 triệu cp của phiên trước, giảm 4,9%. Theo đó, KLGD khớp lệnh giảm 5,9% trên HOSE và giảm 3,9% trên HNX.

    Như vậy, các chỉ số cũng bức phá lên trên các vùng đỉnh cũ (475-480 điểm đối với VNI và 81-82,5 điểm đối với HNX- xem đồ thị). Đồng thời trên đồ thị candlestick, cả VNI và HNX đều hình thành những cây nến tích cực dạng Long White Candle.

    MACD đã cho tín hiệu mua trở lại, trong khi RSI đã bức phá lên khỏi các đường kháng cự. Do đó, chúng tôi cho rằng, có lẽ các chỉ số sẽ còn tăng điểm trong các phiên tới. HNX-Index có thể tiến lên vùng gần 90 điểm trong khi VNI đối diện với mức kháng cự gần 500 điểm.



    Nên theo đuổi chiến lược mua và nắm giữ

    (CTCK BIDV - BSC)

    Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 9,99 điểm (+2,1 %) lên 486,31 điểm; HNX-Index tăng 2,52 điểm (+3,1%) lên 83,79 điểm. Khối lượng giao dịch giữ ở mức cao với 100,5 triệu (thỏa thuận 8,5 triệu) trên HOSE và 99,4 triệu đơn vị (thỏa thuận 5,08 triệu) trên HNX. Tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn đạt xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.

    Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị ròng 43 tỷ đồng trên HOSE và 20,5 tỷ đồng trên HNX. Các mã bluechip tiếp tục được mua vào trên diện rộng, tuy nhiên cũng có những mã bị bán ra mạnh như MBB, PHR, VIC, STB.

    Thị trường tiếp tục có 1 phiên giao dịch khởi sắc, tuy nhiên vẫn có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và thậm chí giữ các mã trong cùng nhóm. Trong khi HBB và SHB bên sàn HNX tăng trần, các mã ngân hàng trên sàn HOSE như STB, VCB, CTG chỉ tăng nhẹ STB, EIB đứng giá, MBB còn giảm điểm.

    Nhóm bất động sản sau đợt tăng nóng vừa qua vẫn chưa có dấu hiệu thu hút lại được dòng tiền. Các mã như SJS, DIG, ITC, LCG, NTL đều mất điểm. Nhóm chứng khoán bên sàn HOSE như SSI, BSI, AGR tăng khá mạnh; dù vậy KLS và BVS bên HNX vẫn tỏ ra khá yếu.

    Phiên 7/5, cả 2 chỉ số đã chính thức vượt mức đỉnh ngắn hạn. Mức kháng cự tiếp theo sẽ ở quanh mức 90 điểm đối với HNX-Index và 520 điểm đối với VN-Index. Thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục hưởng lợi từ các động thái chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Do vậy, các nhà đầu tư nên theo đuổi chiến lược mua và nắm giữ trong giai đoạn này.



    Chỉ mua đối với các chiến lược lướt sóng

    (CTCK ACB - ACBS)

    VN-Index tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp ngày 7/4. Áp lực chốt lời giữa phiên chỉ có thể khiến VN-Index điều chỉnh nhẹ vào giữa phiên. Nhiều cổ phiếu đóng cửa tăng trần cho thấy lực cầu mạnh trên toàn thị trường.

    Đóng cửa ở mức 486,31, VN-Index đã vượt vùng kháng cự 470-480. Quan trọng hơn, breakout này kết thúc xu hướng giảm kéo dài hai năm vừa qua và cho thấy một xu hướng tăng dài hạn mới.

    Tuy nhiên, như trong các bài phân tích trước, chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng và muốn thấy VN-Index tăng điểm trong các phiên tiếp theo để khẳng định breakout nói trên.

    Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ khuyến nghị mua đối với các chiến lược lướt sóng hoặc dài hạn. Với các chiến lược ngắn hạn, nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội tốt hơn.

    Trong thời gian tới, VN-Index có thể tiến tới vùng kháng cự tiếp theo là 520-530.

    Tương tự VN-Index, HNX-Index cũng có phiên tăng mạnh và đóng cửa vượt vùng kháng cự dài hạn 79-82.

    Chỉ báo RSI(14) cũng vượt đường xu hướng giảm của mình, củng cố breakout nói trên. Nhưng chỉ báo cũng đi vào vùng quá mua, cho thấy dấu hiệu tiêu cực.

    Nếu breakout trên là thật, chúng ta có thể kỳ vọng về một xu hướng tăng dài hạn mới của HNX-Index.

    Trong các phiên tới, HNX-Index có thể tiếp tục tăng điểm, hướng về mức giá mục tiêu 89.



    Đà tăng sẽ tiếp tục diễn ra

    (CTCK FPT - FPTS)

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 07/05, ngưỡng kháng cự mạnh 480 điểm đã bị phá vỡ khi VN-Index tăng 9,99 điểm lên mức 486,31 điểm, mức cao nhất kể từ đầu năm 2012 đến nay.

    Quan sát diễn biến giao dịch, có thể thấy tâm lý nhà đầu tư được cải thiện đáng kể nhờ thông tin hỗ trợ tích cực xuất hiện. Ngoài thông tin về việc Quốc hội sẽ xem xét về gói 29.000 tỷ đồng nhằm cứu doanh nghiệp do Bộ Tài chính đề xuất thì tin về việc đặt trần lãi suất cho vay 15%/năm đối với 4 lĩnh vực từ 08/05/2012 đóng vai trò động lực giúp nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào trong phiên giao dịch này.

    Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường đã giúp cho hàng loạt cổ phiếu tăng trần. Ngoài nhóm cổ phiếu khoáng sản, bất động sản giảm điểm trong phiên này thì hầu hết các nhóm chứng khoán, cao su, dầu khí... đồng loạt tăng mạnh đưa thị trường tăng điểm khá thuyết phục.

    Nhìn chung, diễn biến thị trường hiện đang ủng hộ cho xu thế hồi phục ngắn hạn. Thanh khoản được cải thiện cùng với tâm lý hưng phấn lên cao cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của người cầm tiền đã tăng lên. Theo đó, với tâm lý đầu tư đã được củng cố, khả năng cao đà tăng điểm của VN-Index sẽ tiếp tục diễn ra trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn có khả năng xuất hiện để kiểm tra lại xu hướng của VN-Index.



    Thực hiện chiến lược chốt lời từng phần

    (CTCK Bảo Việt - BVSC)

    Thị trường có phiên tăng điểm hưng phấn trên cả hai sàn khi VNINDEX bứt phá thành công qua đỉnh ngắn hạn tại xấp xỉ 480 điểm. Khá nhiều mã cổ phiếu dư mua trần về cuối phiên cho thấy hiện tượng “tiết cung” và đây cũng là nguyên nhân khiến khối lượng giao dịch sụt giảm nhẹ.

    Hiện tượng “tiết cung” tại nhiều mã trong phiên 7/5 cùng với lượng cổ phiếu T+3, T+4 tương đối lớn tại các mã dẫn đầu sẽ về tài khoản của nhà đầu tư có thể khiến hoạt động chốt lời gia tăng tại vùng giá cao trong một hai phiên tới.

    Tín hiệu cảnh báo đảo chiều sẽ xuất hiện nếu thị trường xuất hiện một phiên phân phối khối lượng lớn, xấp xỉ 130 triệu đơn vị cổ phiếu khớp lệnh trên mỗi sàn.

    Sau một nhịp hồi phục mạnh, đặc biệt là 2 phiên vượt đỉnh của 2 chỉ số vừa qua, BVSC tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư thực hiện chiến lược chốt lời từng phần cho danh mục trading tại các vùng giá cao trong phiên.

    Dựa vào các bước sóng Elliott, tỷ lệ chốt lời nhịp này có thể nâng lên trên mức trung bình nếu thị trường tiếp tục tăng mạnh trong một hai phiên tới. Nhà đầu tư có thể giữ lại một phần tỷ trọng danh mục ở mức trung bình thấp nhằm bám theo xu hướng chính chừng nào tín hiệu phủ nhận xu hướng tăng chưa xuất hiện.



    Kỳ vọng bluechip sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường

    (CTCK Rồng Việt - VDSC)

    Dự kiến triển khai T+3 vào đầu tháng 6/2012 của UBCK vấp phải sự phản đối của các NĐT nước ngoài, một phần là do NĐT ngoại khó chấp nhận việc chuyển tiền ngày T+2 và nhận chứng khoán ngày T+3, nguyên nhân còn lại là do việc chỉnh sửa hệ thống của ngân hàng lưu ký phải kéo dài từ 3 - 6 tháng. Điều này nhiều khả năng sẽ khiến cho việc triển khai T+3 bị dời lại thay vì áp dụng vào đầu tháng tiếp theo.

    Không khí giao dịch hưng phấn tiếp nối từ phiên giao dịch cuối tuần trước giúp VNIndex và HNIndex tăng điểm bứt phá trong phiên giao dịch đầu tuần. Dòng tiền liên tục đổ vào các mã thuộc ngành chứng khoán, dầu khí, và nhiều mã khác thuộc ngành khoáng sản. Có thể nói, các biện pháp gần đây của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu giảm lãi suất và đề xuất giản, giảm thuế cho doanh nghiệp của Bộ Tài chính đã mang lại sự hưng phấn mạnh cho NĐT.

    Tâm lý giao dịch phiên 7/5 nhìn chung là tích cực ngoại trừ diễn biến ở các mã trụ cột. Chúng tôi kỳ vọng lực cầu mạnh ở các mã cổ phiếu còn lại sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường trong phiên giao dịch kế tiếp.



    Duy trì quan điểm tăng ngắn hạn

    (CTCK Kim Eng - KEVS)

    Thị trường tăng mạnh trên cả hai sàn nhờ các nhà đầu tư mở rộng khẩu vị rủi ro sau các thông tin hỗ trợ. Thanh khoản trên hai sàn tiếp tục ở mức cao cho thấy luồng tiền trên thị trường vẫn dồi dào.

    Chúng tôi duy trì quan điểm về xu hướng tăng giá ngắn hạn của cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index. Chúng tôi đã nhất quán với quan điểm này kể từ đầu tháng Tư.
  3. VSP_VSP

    VSP_VSP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Bia thôi tàu TTF đổi lái ............cho BVS hành trình 3x
    [r2)][r2)]
  4. VSP_VSP

    VSP_VSP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1
    chủ topic cho hỏi , bạn làm làm việc ở BVS ?
  5. VSP_VSP

    VSP_VSP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) thông báo nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2012.

    Doanh thu đạt 3.014 tỷ đồng và 11 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2011, ĐHCĐ thông qua không chia cổ tức năm 2011.

    Năm 2012, TTF lên kế hoạch dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và đạt lợi nhuận ròng từ 40 tỷ đến 59 tỷ đồng. Dự kiến EPS đạt 1.282 đồng trở lên.

    Định hướng năm 2012.

    + TTF đã đầu tư khép kín công nghệ từ trồng rừng đến chế biến – nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để sản xuất các dòng hàng đặc thù mang thương hiệu TTF.

    + Đưa thương hiệu ra thị trường thế giới thông qua mạng lưới bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng tại các nước như Mỹ, pháp, Anh quốc.

    + Không đầu tư mở rộng trong năm 2012 và cho đến khi lãi suất cho vay từ ngân hàng thương mại còn chừng 12 – 13%/năm. Tăng trưởng lợi nhuận từ 25 – 50%/ năm.

    Thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu năm 2012.

    Mục đích phát hành: Cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Dự kiến quý II/2012.

    Phương án phát hành :

    + Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu tại thời điển chốt danh sách cổ đông.

    +Tỷ lệ phát hành: 20% vốn điều lệ

    + Số lượng phát hành : 6.562.227 cổ phiếu

    + Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng

    + Tổng giá trị phát hành mệnh giá: 65,622 tỷ đồng

    Hồng Vân

    Theo TTVN/HSX
  6. esocola

    esocola Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    TTF năm nay là năm bản lề, từ năm sau giá sẽ >2x và trên con đường trở lại 7x của năm 2007 với vô số lời chào mua của tổ chức
    Các bác chịu khó đọc BCTN của TTF sẽ thấy tiềm năng là rất lớn
    Ngắn hạn về BV nhé
  7. VSP_VSP

    VSP_VSP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1
    bv là bao nhiêu hả bác ? :-o
  8. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    26

Chia sẻ trang này