Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

3112 người đang online, trong đó có 246 thành viên. 00:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35199 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Việt Nam thiếu khoảng 1,4 triệu tấn đường
    Ngọc Trìu11:32 10/03/2021
    Ước tính, sản lượng đường từ mía niên vụ 2020 - 2021 chỉ đạt khoảng 600.000 tấn so với nhu cầu là 2 triệu tấn
    Thông tin mới nhất từ ISO - Tổ chức Đường Quốc tế, thị trường đường thế giới niên vụ 2020 - 2021 sẽ thiếu hụt lên đến 4,8 triệu tấn đường. Mức dự báo này được cho là cao hơn hẳn so với con số 3,5 triệu tấn như dự báo trước đó do sự sụt giảm sản lượng ở Tây Âu và nhiều quốc gia khác như Iran, Pakistan, Thái Lan,… cùng những tác động từ khủng hoảng logistic toàn cầu.

    Trong khi đó, giá đường đang tăng mạnh. Hiện, giá đường trắng tại sàn London kỳ hạn tháng 7 hiện ở mức 460 USD/tấn, nếu về đến Việt Nam giá bán sỉ tương đương 17.500 đồng/kg (kể cả thuế và phí).

    Tổng nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam năm nay vào khoảng 2 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng sản lượng mía ép của Việt Nam dự kiến chỉ khoảng 600.000 tấn đường. Như vậy, dự báo sản lượng mía nội địa năm nay sẽ thiếu trầm trọng so với nhu cầu.


    Bên cạnh đó, việc thực thi ATIGA đã khiến các doanh nghiệp mía đường Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do đường lậu từ Thái Lan tràn vào. Minh chứng cho điều này, nhiều nhà máy đường tại Việt Nam không hoạt động được, diện tích trồng mía sụt giảm mạnh do người nông dân chuyển cây trồng khác.

    Mới đây, Bộ Công Thương ký quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với các mặt hàng đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan. Tuy nhiên, đường lậu chủ yếu qua đường biên giới Quảng Trị và Tây Nam, nhiều nhất là khu vực Bình Phước, Long An, An Giang và Đồng Tháp… vẫn không ngừng giảm.
    ankhue_ac thích bài này.
    138nam đã loan bài này
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Thiếu hụt gần 5 triệu tấn đường trên toàn cầu
    Đó là dự báo mới nhất của Tổ chức Đường Quốc tế dựa trên các dự báo về sản lượng và nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2020/21.

    Chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn TTC về 'nguy' và 'cơ' của ngành mía đường
    Ngành mía đường tìm lối thoát trong gian khó

    [​IMG]
    Toàn cầu sẽ thiếu hụt gần 5 triệu tấn đường trong niên vụ 2020/21. Ảnh: TL.

    Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong dự báo đưa ra vào cuối tháng 2/2020, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) nhận định rằng sản lượng đường thế giới sẽ đạt 169 triệu tấn, thấp hơn mức 171,1 triệu tấn dự báo trước đây.

    Sự sụt giảm này một phần là do điều chỉnh giảm dự báo sản lượng của Tây Âu, xuống 15,2 triệu tấn, so với 16,5 triệu tấn dự báo trước đó. Dịch bệnh và hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đường ở khu vực này

    ISO dự báo tiêu thụ đường toàn cầu năm 2020/21 sẽ ở mức 173,8 triệu tấn, thấp hơn mức 174,6 triệu tấn dự báo tháng trước, nhưng vẫn cao hơn 2,1% so với tiêu thụ ở mùa trước.

    Sự điều chỉnh này của ISO dựa trên đánh giá về tác động của chính sách hạn chế du lịch cũng như các lễ hội, không chỉ trong thời gian qua mà cả những tháng sắp tới. Thái Lan và Mexico vắng khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ đường.

    Như vậy, sẽ thiếu hụt 4,8 triệu tấn đường vụ 2020/21 trên toàn cầu, nhiều hơn so với dự báo thiếu hụt 3,5 triệu tấn được đưa ra trước đó.
    ankhue_ac thích bài này.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  4. ankhue_ac

    ankhue_ac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2020
    Đã được thích:
    1.334
    Em đang hóng phiên thứ 2 (hàng T3 về) có chỉnh tẹo nào không sẽ múc thêm bác à.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Phiên nay là hàng thứ 2 về rồi đó
  6. ankhue_ac

    ankhue_ac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2020
    Đã được thích:
    1.334
    Em nhầm xíu. Mai đã là phiên hàng T3 của bữa tăng trần ngày 09/03 rồi.
    Cứ canh me thôi bác ạ. Vì chưa chắc SLS đã chỉnh mạnh khi mà sóng ngành mía đường là quá chắc chắn.
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Giá này PE năm tới là 5
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Có nên đầu tư cổ phiếu ngành mía đường?

    14/03/2021 06:30:09

    Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2021, nhiều mã cổ phiếu ngành mía đường đã lội ngược dòng ngoạn mục từ nhóm cổ phiếu kém hấp dẫn sang hấp dẫn.


    Trên thị trường chứng khoán, nếu so về tuổi đời thì mía đường là một trong những nhóm cổ phiếu kỳ cựu trên sàn với thâm niên hàng chục năm. Tuy nhiên, dấu ấn mà nhóm cổ phiếu này tạo ra lại vô cùng mờ nhạt, thỉnh thoảng mới có một "con sóng" không dài và cũng thua kém nhiều so với các nhóm cổ phiếu “tân binh” khác.

    Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hấp dẫn này này của nhóm cổ phiếu mía đường như không có doanh nghiệp nào có vốn hóa, hoạt động kinh doanh hoặc thương hiệu vượt trội.
    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành mía đường tăng trưởng ngoạn mục.

    Hay như việc mối liên quan giữa các doanh nghiệp trong ngành mía đường khá rời rạc, mô hình kinh doanh của mỗi đơn vị mỗi khác nên khó tạo ra hệ tham chiếu để đánh giá toàn bộ ngành khiến hiệu ứng không thể lan tỏa trong từng cổ phiếu.

    Ngoài ra, số lượng mã chứng khoán của ngành này cũng không nhiều, dòng tiền chỉ đổ vào một cách đơn lẻ và có chọn lọc dẫn đến thanh khoản thấp.

    Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021 đến nay, cổ phiếu mía đường đang có những biến động khá tích cực với nhiều mã tăng trưởng mạnh.

    Có thể kể đến như cổ phiếu LSS của CTCP Mía đường Lam Sơn ghi nhận mức tăng hơn 64% từ mức giá 7.860 đồng/cp lên 12.900 đông/cp chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2021. Cũng trong thời gian này, cổ phiếu SLS của CTCP Mía đường Sơn La cũng kịp thời tăng cho mình gần 75% thị giá, KTS của CTCP Mía đường Kon Tum tăng 36,4%, QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi tăng hơn 7,6%, SBT của TTC Sugar cũng tăng hơn 9%...

    Hỗ trợ mức tăng trưởng này tất nhiên là đến từ việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường thô từ Thái Lan và việc giá đường thế giới đang tăng "phi mã".

    Giá đường thế giới hiện ở mức cao nhất trong 3 năm qua, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá đường trắng tại sàn London kỳ hạn tháng 7 hiện đang ở mức 460 USD/tấn, nếu về đến Việt Nam giá bán sỉ tương đương 17,500 đồng/kg (kể cả thuế và phí). Giá đường thế giới được dự báo còn tăng, có thể lên hơn mức 500 USD/tấn (chưa bao gồm thuế, phí và premium) do nhu cầu tăng mạnh hậu Covid và thiếu hụt nguồn cung.

    Biến động lợi nhuận của doanh nghiệp ngành mía đường luôn phụ thuộc lớn vào giá đường do mặt hàng kinh doanh chủ yếu là đường trắng và đường tinh luyện, trong khi các phụ phẩm chưa được đẩy mạnh.

    Theo đó, với kỳ vọng giá đường sẽ tiếp tục tăng trưởng trong niên vụ 2020-2021, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dự báo sẽ tích cực, từ đó tác động đến giá cổ phiếu.

    Tác giả: Minh Khuê
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Tiếp tục ra tay chặn đứng 'lối vào, đầu ra' của đường lậu
    [​IMG]Gốc
    Đường nội trong thời gian dài đã bị tổn hại nghiêm trọng từ đường lậu. Nhận định vấn nạn này sẽ gia tăng mạnh trở lại trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa đề nghị yêu cầu tăng cường kiểm soát, đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng này.


    [​IMG]


    Lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu đường. Ảnh: TL

    Đường nội “đứng ngồi chưa yên” vì đường lậu

    Ngành Mía đường Việt Nam đã có một khoảng thời gian dài “sống trong sợ hãi” trước nghịch lý sản lượng đường trong nước dư thừa, nhưng lại nhập siêu lên đến 884.285 tấn đường. Đây là con số lớn chưa từng có, sau gần một năm Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Đã có không ít doanh nghiệp trong ngành lao đao, đứng trước “cửa tử” cho đến ngày 9/2/2021, khi Bộ Công thương đã ký và ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô.

    Có thể thấy, quyết định này đã mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho đường Việt ở thị trường nội địa, cộng với việc giá đường, nhu cầu đường thế giới liên tục tăng thời gian qua đã giúp các nhà sản xuất, nông dân “hồi sinh” và mở ra tương lai triển vọng cho ngành mía đường Việt.

    Tuy nhiên, khó khăn chưa hết bởi doanh nghiệp vẫn còn phải đối mặt với những tổn hại không nhỏ từ đường lậu. Gian lận thương mại, đường lậu đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng.

    Trong nhiều năm qua, buôn lậu đường qua biên giới chưa bao giờ giảm nhiệt khi lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, triệt phá nhiều đường dây song vẫn chỉ như "muối bỏ biển", nhất là tại một số tỉnh Tây Nam như An Giang, Long An, Kiên Giang, Ðồng Tháp, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Bên cạnh đó, tình trạng đường cát nhập lậu cũng xuất hiện qua một số địa phương khu vực miền Trung và đường biển ở các địa phương như Hải Phòng, Thái Bình...

    Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) cho thấy, đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Lào, Campuchia vào nước ta qua biên giới các tỉnh Tây Nam.

    Chia sẻ về vấn đề này, ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng BCĐ 389 quốc gia cho biết, các đối tượng buôn lậu mặt hàng đường cát thường sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và liên tục biến hóa không ngừng… gây nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn, xử lý. Thông thường, đường cát lậu được tập kết dọc biên giới Lào, Campuchia, sau đó dùng các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy vào thị trường nội địa tiêu thụ. Thậm chí, các đối tượng còn thường xuyên sử dụng thủ đoạn “hô biến” đường lậu thành đường xuất xứ Việt Nam bằng cách bỏ bao bì của nước sản xuất, đóng nhãn mác Việt Nam.

    Kiểm soát chặt đường lậu qua biên giới

    Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá, trong thời gian tới hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt tại địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia.

    Bên cạnh đó, việc lẩn tránh phòng về thương mại, tức là gian lận về xuất xứ thông qua các loại hình nhập khẩu mặt hàng đường cát từ các quốc gia trong khối ASEAN sẽ gia tăng và tiểm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về trốn thuế.

    Vì vậy, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có công văn đề nghị Cơ quan Thường trực tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng thực tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình buôn lậu, vận chuyển nhằm kịp thời phát hiện, đấu tranh, bắt giữ và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt đường cát qua biên giới. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với mặt hàng đường cát nhập khẩu trên thị trường.

    Trước đó, để khắc phục và đấu tranh với tình trạng nhập lậu đường, BCĐ 389 quốc gia cũng đã đề xuất đưa yêu cầu truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường. Theo đó, hệ thống truy xuất cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR code nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm tra được tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng, đối phó hữu hiệu hơn vấn nạn đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu. Đồng thời, yêu cầu tiến hành điều tra, xử lý nghiêm những công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu; tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm...

    Về phía lực lượng quản lý thị trường (QLTT), ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian tới cần ngăn chặn lợi dụng hóa đơn chứng từ bán thanh lý đường nhập lậu bị tịch thu, hóa đơn mua bán đường trong nước, nhằm mục đích xoay vòng hóa đơn, hợp thức hóa cho các lô hàng đường nhập lậu khác.

    Tố Uyên
  10. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Sang tuần vượt 130 ko cụ? :D
    138nam thích bài này.

Chia sẻ trang này