Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

2987 người đang online, trong đó có 167 thành viên. 00:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35205 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Tôi lại đang phải múc thêm Cụ à.
    Tôi chưa muốn nó lên chút nào
    Chiều qua ra cửa hàng của Vinamilk thấy mới tăng giá bán đường Vietsugar lên 24k/1kg rồi
    Kiểu này cuối năm thì đường cực khan nhé
    --- Gộp bài viết, 14/03/2021, Bài cũ: 14/03/2021 ---
    --- Gộp bài viết, 14/03/2021 ---
    Tình hình này cổ đông mía đường cứ phải cầm 3 năm thoải mái nhỉ
    ankhue_ac, nmc84Superboy1202 thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Đường đi còn dài lắm mới được nửa đường
    --- Gộp bài viết, 15/03/2021, Bài cũ: 15/03/2021 ---
    Kiếm được một siêu phẩm đã khó giữ được khó hơn gấp 10 lần nhé các CỤ
    --- Gộp bài viết, 15/03/2021 ---
    Chúc mừng cổ đông SLS
    ankhue_ac, Superboy1202theOptimist thích bài này.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Vì sao cổ phiếu ngành đường được định giá ở mức cao lịch sử?
    Thanh Long - 09:04 15/03/2021
    (VNF) - Mức định giá cao lịch sử của cổ phiếu ngành đường đang phản ánh kỳ vọng của thị trường về chu kỳ hồi phục của ngành mía đường và khả năng áp thuế tự vệ đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan.
    [​IMG]
    Vì sao cổ phiếu ngành đường được định giá ở mức cao lịch sử?
    Dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chu kỳ hồi phục của ngành đường, vốn bắt đầu từ cuối năm 2019, đẩy giá đường quay trở lại mức thấp nhất 10 năm.

    Tuy nhiên, giá đường hồi phục rất nhanh sau đó. Giá đường trung bình năm 2020 vẫn cao hơn 9,6% so với năm 2019, trong khi giá mua mía tại thời điểm cuối năm 2019 ở mức thấp, giúp các doanh nghiệp trong ngành gia tăng đáng kể biên lợi nhuận gộp.

    Trong đó, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE: SBT) và Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La (HNX: SLS) đều ghi nhận biên lãi gộp tăng ấn tượng lần lượt 6 điểm% và 6,8 điểm%, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum (HNX: KTS) tăng 1,6 điểm%, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (HoSE: LSS) tăng 0,4 điểm%.

    Riêng Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) ghi nhận biên lãi gộp giảm mạnh 7,3 điểm%, trái ngược với kết quả chung do sản lượng giảm mạnh đến 40% và chỉ hoạt động dưới 40% công suất luyện đường trong vụ.

    Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI trong báo cáo phân tích công bố mới đây, mặc dù giá đường thế giới đã điều chỉnh mạnh sau khi lập đỉnh ngắn hạn vào cuối tháng 2/2021, giá đường vẫn còn dư địa tăng khi nhu cầu toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ trong các tháng sắp tới.

    Cụ thể, SSI cho rằng đường là thực phẩm thiết yếu và nhu cầu đối với mặt hàng này ít nhạy cảm với dịch Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vẫn thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung đường, khi đường sản xuất trong nước dự kiến niên vụ 2020/2021 chỉ đạt 600 nghìn tấn (giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái, theo ước tính mới nhất của hiệp hội mía đường VSSA).

    Nhóm chuyên gia của SSI ước tính nhu cầu tiêu thụ đường trong nước vẫn ổn định với mức tăng trưởng khoảng 3-5%/năm và đạt mức 2,2 triệu tấn trong năm 2021. Do vậy, nguồn cung trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu. Phần còn lại nhiều khả năng sẽ được bù đắp bởi đường luyện ngoài vụ từ đường thô nhập khẩu; đường lậu, tuy kỳ vọng giảm, nhưng vẫn tiếp diễn; và đường nhập khẩu chính ngạch chịu thuế.

    Bên cạnh đó, việc Bộ Công Thương đưa ra quyết định áp dụng tạm thời mức thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá ở mức 48,88% với đường tinh luyện và 33,88% với đường thô nhập khẩu từ Thái Lan, có hiệu lực trong vòng 120 ngày kể từ ngày 17/2/2021 và có khả năng áp dụng hồi tố 90 ngày (trước ngày 17/2/2021), cũng là yếu tố khiến nguồn cung đường trong nước thiếu hụt, từ đó giá đường nội địa có thể tiếp tục tăng mạnh, nhờ vậy, các nhà sản xuất đường có thể gia tăng biên lợi nhuận gộp và cải thiện lợi nhuận.

    Do sản lượng mía niên vụ 2020-2021 được dự báo ở mức thấp, chỉ luyện được khoảng 600 nghìn tấn đường, đây sẽ là cơ hội để các nhà máy đường gia tăng công suất luyện đường thô ngoài vụ.

    Các nhà máy có vị trí địa lý gần nguồn nhiên liệu sinh khối ngoài bã mía (phế phẩm nông nghiệp như vụn gỗ, vỏ trấu) sẽ có lợi hơn về chi phí sản xuất ngoài vụ. Hiện tại, nhà máy đường An Khê của QNS và một số nhà máy đường của SBT có vị trí địa lý thuận lợi như vậy, và có khả năng luyện đường tối đa lên tới 300 ngày/năm. Ngoài ra, LSS cũng có khả năng mua bã mía và dăm gỗ để luyện đường ngoài vụ tối đa thêm 2 tháng.

    Hiện tại, định giá của các doanh nghiệp đường trong nước đã vượt mức trước Covid-19 và đang được giao dịch ở mức cao hơn so với P/E trung bình trong quá khứ (trừ SBT đang giao dịch ở mức P/E thấp hơn trung bình 3 năm giai đoạn 2018-2020 chủ yếu do EPS trung bình giai đoạn này rất thấp).

    "Mức định giá cao lịch sử đang phản ánh kỳ vọng của thị trường về chu kỳ hồi phục của ngành mía đường và khả năng áp thuế tự vệ đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan", nhóm chuyên gia của SSI nhấn mạnh.
    theOptimist thích bài này.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    SSI Research: Giá đường nội địa vẫn còn dư địa tăng giúp doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận

    SLS của Mía đường Sơn La từ vùng giá 72.400 đồng/cp lên 125.600 đồng/cp, tương ứng 74%. Cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn cũng tăng từ vùng giá 8.000 đồng/cp lên 13.750 đồng/cp, tăng 71%. Đường Kon Tum (HNX: KTS) cũng có mức tăng giá cổ phiếu trên 50% tính từ đầu năm.

    Đà tăng giá của cổ phiếu mía đường có thể được hỗ trợ bởi đà tăng của giá bán đường và khả năng áp thuế tự vệ với đường nhập khẩu từ Thái Lan. Theo SSI Research, giá đường thế giới đã tăng 11% kể từ cuối năm 2020 và tăng 56% từ mức đáy thiết lập vào tháng 4/2020. Trong khi đó, giá đường nội địa đã tăng từ mức 13.500 – 14.000 đồng/kg vào thời điểm cuối năm 2020 lên mức 15.000-16.500 đồng/kg vào cuối tháng 2.

    Đường là thực phẩm thiết yếu và nhu cầu ít nhạy cảm với dịch Covid-19. Việt Nam sản xuất niên vụ 2020/2021 ước đạt khoảng 600.000 tấn, giảm 34% so với vụ trước trong khi nhu cầu tăng ổn định khoảng 3-5% và đạt khoảng 2,2 triệu tấn. Theo đó, nhu cầu trong nước mới đáp ứng khoảng 30%, phần còn lại được bù đắp bởi đường nhập khẩu (nhập lậu hoặc chính ngạch chịu thuế), báo cáo SSI Research nhận định.

    Tuy nhiên, tháng 5/2020, khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam tăng mạnh, riêng 11 tháng đầu năm lên tới 1,29 triệu tấn, tăng 330%. Mới đây, Bộ Công Thương sau quá trình điều tra đã ra quyết định áp dụng tạm thời mức thuế tự vệ và chống bán phá giá ở mức 48,88% với đường tinh luyện và 33,88% đường thô nhập từ Thái Lan, có hiệu lực trong vòng 120 ngày kể từ 17/2 và có khả năng áp dụng hồi tố 90 ngày.

    Đồng thời, thống kê mới nhất của tổ chức đường thế giới, vụ 2020/2021 thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 4,8 triệu tấn đường, cao hơn mức ước tính trước đó là 3,5 triệu tấn.

    Do vậy, SSI Research nhận định giá đường nội địa vẫn còn dư địa tăng trưởng do giá đường nội địa đang thấp hơn so với các nước trong khu vực từ 30-40%, chi phí nhập khẩu chính ngạch sẽ tăng khoảng 4.000-4.500 đồng/kg đường khi mức thuế 48,88% được áp dụng và hiện tại đang là thời điểm chính vụ nên nguồn cung chưa bị thiếu hụt rõ rệt. Theo đó, giá đường có thể lên đến 17.000 đồng/kg, tiệm cận với mức giá đường nội địa của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là thời điểm giữa năm khi các nhà máy kết thúc vụ ép mía. Điều này sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất đường gia tăng biên lợi nhuận, cải thiện lợi nhuận gộp.

    Tuy nhiên, báo cáo SSI Research chỉ ra vẫn có những rủi ro nhất định cho doanh nghiệp mía đường là đường lậu không được kiểm soát hiệu quả, mức thuế tự vệ cao gây rủi ro đường lậu quay trở lại; thời gian áp thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá không đủ dài; thời tiết không thuận lợi; dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới giá hàng hoá thế giới và khiến giá đường giảm mạnh, giá đường trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến biên lợi nhuận của các nhà sản xuất bị co lại.

    Sản lượng mía niên vụ 2020-2021 được dự báo ở mức thấp là cơ hội để các nhà máy đường gia tăng công suất luyện đường thô ngoài vụ. Các nhà máy có vị trí địa lý gần nguồn nhiên liệu sinh khối ngoài bã mía (phế phẩm nông nghiệp như vụn gỗ, vỏ trấu) sẽ có lợi hơn về chi phí sản xuất ngoài vụ. Hiện tại, nhà máy đường An Khê của Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) và một số nhà máy đường của TTC Sugar (HoSE: SBT) có vị trí địa lý thuận lợi và có khả năng luyện đường tối đa lên tới 300 ngày/năm. Ngoài ra, LSS cũng có khả năng mua bã mía và dăm gỗ để luyện đường ngoài vụ tối đa thêm 2 tháng.

    Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI cho rằng TTC Sugar là doanh nghiệp hưởng lợi nhanh hơn các doanh nghiệp khác trong ngành khi có thuế tự vệ đối với đường Thái Lan. TTC Sugar là doanh nghiệp mía đường lớn nhất Việt Nam, đứng đầu về cả diện tích vùng nguyên liệu (28% tổng diện tích trồng mía cả nước), công suất luyện đường (40% công suất luyện đường trong vụ) và mạng lưới phân phối đủ tất cả các kênh bán buôn, bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại và kênh thương mại (40% thị phần). Doanh nghiệp này có khả năng tăng công suất luyện đường lên tới 300 ngày/năm sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối từ dăm gỗ và có sẵn mạng lưới phân phối đủ tất cả các kênh cùng hệ thống kho chứa lớn nhất cả nước. Trong trường hợp không có thuế tự vệ, TTC Sugar cũng sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn trong ngắn hạn, do có hoạt động phân phối thương mại và có thể nhập khẩu chính ngạch đường Thái Lan về phân phối trong nước.

    Doanh nghiệp đường lớn thứ 2 cả nước, Đường Quảng Ngãi cũng được hưởng lợi từ sự kiện áp thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan. SSI Research dẫn tiết lộ của ban lãnh đạo doanh nghiệp rằng doanh thu và lợi nhuận 2 tháng đầu năm tăng trưởng lần lượt 18% và 20%, chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của mảng đường và điện sinh khối. Sản lượng đường 2 tháng đạt 18.000 tấn, trong khi cả quý I năm trước là 17.000 tấn. Sản lượng sữa đậu nành giảm khoảng 2% do dịch Covid-19 tái bùng phát vào tháng 2.
  6. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Năm 2021 – Ngành mía đường Việt sẽ "ngọt ngào" trở lại?
    PV - 07:00 PM 16/03/2021

    Bình Luận 0


    VTV.vn - Ngành mía đường Việt Nam khởi đầu năm 2021 với nhiều tín hiệu tích cực về thị trường và quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với đường mía xuất xứ Thái Lan.
    Liên tiếp tin vui cho mía đường Việt đầu năm 2021

    Ngay sau khi hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5%. Không còn rào cản thuế, hàng nhập khẩu từ Thái Lan tràn vào Việt Nam theo đường chính ngạch với tổng lượng đường nhập năm 2020 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước với giá rẻ bất ngờ nhờ vào các biện pháp trợ giá cho doanh nghiệp từ chính phủ Thái Lan. Bên cạnh đó, còn một lượng lớn đường nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam chưa được kiểm soát cũng được đội lốt đường nhập khẩu để hưởng ưu đãi về thuế.

    Nói về điều này, bà Thục Đoan chủ doanh nghiệp thương mại Giải Pháp Việt chuyên phân phối đường nội địa cay đắng chia sẻ: "Nghề mía đường Việt Nam không còn vị ngọt vì thua trên chính sân nhà".

    [​IMG]
    Đường nội chịu thiệt hại nặng nề, khó khăn trong 2020

    Bước sang năm 2021, ngành mía đường Việt Nam liên tục đón nhiều tin vui. Giá đường trong nước có xu hướng tăng nhờ vào tác động tích cực của chiều tăng giá đường thế giới. Theo đó, từ đầu năm 2021, giá đường thế giới tăng giá nhiều phiên liên tiếp và thậm chí lên mức cao kỷ lục sau 3,5 năm. Giá đường thô tháng 3/2021 là 16,41 US cent/lb, tiếp tục tăng 3,6% so với tháng trước

    Tại thị trường trong nước, giá mua mía ở miền Nam và miền Trung đã tăng đến mức bình quân 950.000 đồng/tấn tại ruộng. Tại miền Bắc bình quân 900.000 đồng/tấn. Ngoài ra, ở một số địa phương giá mua mía đã tăng đến mức bình quân 1.100.000 đồng/tấn tại ruộng.

    Đặc biệt là quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) của BCT ban hành ngày 9/2/2021. Theo đó, các sản phẩm đường nhập khẩu vào nước ta có xuất xứ từ Thái Lan sẽ bị áp mức thuế CBPG và CTC lần lượt là 48.88% với đường tinh luyện và 33.88% với đường thô. Thông tin này, ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất mía đường, mang lại kỳ vọng tăng trưởng ngọt ngào cho ngành mía đường Việt trong năm mới.

    Theo ông Lê Trung Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco), quyết định đánh thuế chống bán phá giá đối với đường Thái Lan là thông tin được tất cả các doanh nghiệp mía đường mong mỏi, "nhiều nhà máy sẽ thoát khỏi bờ vực phá sản do duy trì được dòng tiền vì có thể bán được hàng, không bị tồn kho cao".

    Áp thuế chống bán phá giá tạm thời với đường Thái Lan đã đủ gỡ khó cho mía đường Việt?


    Sau gần một năm với đầy biến động gây thiệt hại đáng kể, việc Việt Nam bắt đầu thực hiện áp dụng PVTM được các chuyên gia đánh giá là việc làm đúng đắn, kịp thời, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc áp dụng mức thuế cao hơn cho đường tinh luyện sẽ mang về 5 cái lợi: Thứ nhất, giá đường tăng sẽ giúp giá thu mua mía nguyên liệu tăng, nông dân đảm bảo thu nhập và có lãi để tiếp tục đầu tư cho cây mía. Thứ hai, doanh nghiệp ngành đường có dư địa phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhân công và bao tiêu được toàn bộ sản phẩm cho nông dân trồng mía. Thứ ba, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm đường chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe. Thứ tư, thị trường đường được bình ổn sẽ giúp ổn định chất lượng, giá cả đường nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng đường làm nguyên liệu như bánh kẹo, sữa, nước giải khát,… Và cuối cùng, Nhà nước được tăng thu ngân sách nhờ vào các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các nhà máy đường khi họ ổn định sản xuất và hoạt động hiệu quả.

    [​IMG]
    Nông dân trồng mía kỳ vọng niên vụ 2020 – 2021 giá mía nguyên liệu tăng

    Anh Vũ Văn Hào, một nông dân trồng mía tại tỉnh Sơn La cho biết: "Hiện nay, giá mía nguyên liệu bán cho các nhà máy đường đạt trên 900.000đ/ tấn. Bà con rất phấn khởi và hy vọng mức giá này được duy trì trong thời gian tới. Mong chính sách mới của nhà nước sớm thúc đẩy giá đường trong nước để nông dân có thể sống được nhờ cây mía".

    Tuy nhiên, để ngành mía đường Việt Nam có thể thực sự phục hồi sản xuất và cất cánh, theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chính sách Nông nghiệp: bên cạnh việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời; về dài hạn cả nhà nước và các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt những giải pháp chiến lược như: sàng lọc, tái cơ cấu và tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất hoạt động hiệu quả, năng suất; đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nhằm tối ưu hóa quy mô, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía và phế phụ phẩm.

    Với những tín hiệu tích cực từ thị trường và chính sách, cùng những nỗ lực vươn lên từ cả doanh nghiệp và nông dân, ngành mía đường Việt nam được kỳ vọng sẽ từng bước khôi phục sản xuất nội địa trong năm 2021 và mở ra triển vọng tăng cao vị thế cạnh tranh trên bản đồ mía đường quốc tế.
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Ngọt rồi, chờ hết tồn đống đường Thái năm trước là tới hồi Thái lai ngay
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Cụ dự EPS bao nhiêu năm nay
  9. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Em dự 25-35k :D
    138nam thích bài này.
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    bị mất đoạn đầu năm vẫn còn tồn đường Thái giá thấp nên năm nay có lẽ thế là hợp lý, Năm sau thì mới là bứt tốc
    Tháng 7 này mà chia tầm 90-100% tiền mặt thì ngon, mà nó chia thì đơn giản quá
    --- Gộp bài viết, 17/03/2021, Bài cũ: 17/03/2021 ---
    Chờ BCTC Quý này để vượt 150
    ankhue_acSuperboy1202 thích bài này.

Chia sẻ trang này