Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

4567 người đang online, trong đó có 548 thành viên. 22:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35199 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Đang rình
    --- Gộp bài viết, 22/03/2021, Bài cũ: 22/03/2021 ---
    Đang phải tập trung chiến SHB, nhờ các cụ đập SLS sâu sâu tý quay về múc hết luôn
    --- Gộp bài viết, 22/03/2021 ---
    Chặn 130 hay quá @Superboy1202
    Superboy1202 thích bài này.
  2. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    :D đang chờ giảm sâu tí để xúc thêm đây bác :D
  3. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Người trồng mía Đông Gia Lai lợi nhuận gấp đôi so với trước
    Thứ Hai 22/03/2021 , 08:23 (GMT+7)
    Với giá thu mua mía nguyên liệu của Nhà máy Đường An Khê hiện nay, người trồng mía ở các huyện Đông Gia Lai có lãi tăng gấp đôi so với trước đây.

    Nông dân có lãi, vùng nguyên liệu mía Đông Gia Lai sẽ khôi phục
    Vùng mía Đông Gia Lai 'tan tác' sau hai cơn bão
    Kế sách 'đối phó' với ATIGA của Nhà máy Đường An Khê

    Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, đơn vị trực thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi, còn khoảng 20 ngày nữa là nhà máy kết thúc niên vụ ép 2020 - 2021. Tính đến nay, Nhà máy Đường An Khê đã thu mua được khoảng 850.000 tấn mía nguyên liệu, chủ yếu từ vùng nguyên liệu mía Đông Gia Lai, gồm các huyện KBang, Đăk Pơ, Kông Chro và TX An Khê và một ít tại Bình Định.

    “Với giá thu mua mía hiện nay, niên vụ này người trồng mía ở vùng nguyên liệu Đông Gia Lai có lợi nhuận tăng gấp đôi so với trước đây”, ông Nguyễn Hoàng Phước khẳng định.

    Theo ông Lê Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTXNN Tú An 2 (TX An Khê, Gia Lai), đơn vị đang trồng 100 ha mía nguyên liệu, giá thu mua mía nguyên liệu của Nhà máy Đường An Khê trong niên vụ này là cao vượt quá mong đợi của người trồng mía trên địa bàn. Thêm vào đó, năm nay nhờ mưa thuận, từ tháng 5/2020 đã có mưa kéo dài đến tháng 11/2020, nên năng suất mía trong vùng đạt bình quân khoảng 70 tấn/ha, cao hơn mức dự kiến 10 tấn/ha nên người trồng mía lãi to.

    [​IMG]
    Với giá thu mua mía nguyên liệu trong niên vụ ép 2020 - 2021 người trồng mía Đông Gia Lai có lãi gấp đôi so trước đây. Ảnh: Vũ Đình Thung.



    Ông Bộ cho biết thêm, năm nay Nhà máy Đường An Khê thu mua mía với giá 980.000 đồng/tấn mía thuần 10 CCS (chữ đường) tại ruộng. Nhà máy sẽ hỗ trợ chi phí vận chuyển từ bến bãi về đến nhà máy tùy theo cự ly xa gần, bình quân 130.000 đồng/tấn, cộng với chi phí trung chuyển 30.000 đồng/tấn mía thuần qua cân, 40.000 đồng/tấn mía gối vụ. Riêng đối với mía sạch, có tạp chất dưới 2%, sẽ được nhà máy hỗ trợ thêm 20.000 đồng/tấn.

    “Với năng suất đạt 70 tấn/ha và với giá thu mua nói trên, sau khi trừ chi phí, người trồng mía còn lãi 40 triệu đồng/ha, mức lãi gấp đôi so với trước đây”, ông Bộ phấn khởi cho hay.

    Hiệu quả của cây mía trong niên vụ này đã khiến người trồng mía ở HTXNN Thượng Giang (huyện Tây Sơn, Bình Định) có chút chạnh lòng. Bởi, trước đây Thượng Giang là 1 trong những địa phương trồng mía nhiều nhất tỉnh Bình Định với 300 - 400 ha. Thế nhưng sau khi Nhà máy Đường Bình Định giải thể, mặc dù Nhà máy Đường An Khê vẫn xuống tận nơi thu mua nhưng người dân ở đây đã dần quay lưng với cây mía, hiện chỉ còn rất ít diện tích mía đứng trên đồng nên ngành chức năng không màng thống kê.

    [​IMG]
    Tính đến nay Nhà máy Đường An Khê đã thu mua được khoảng 850.000 tấn mía nguyên liệu. Ảnh: Vũ Đình Thung.

    Theo ông Trần Đình Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTXNN Thượng Giang, niên vụ này Nhà máy Đường An Khê vẫn xuống Tây Sơn (Bình Định) thu mua mía nguyên liệu với giá cao, sau một thời gian dài bị thua lỗ với cây mía, đến năm nay người trồng mía trên địa bàn mới thấy được đồng lãi. “Năm nay giá mía tăng cao nên có một số hộ trong HTX có dự định sẽ quay lại với cây mía, vì trồng mía ít tốn công chăm sóc hơn trồng các loại cây ngắn ngày khác. Tuy nhiên, phần đông nông dân vẫn theo hướng phát triển cây ngô sinh khối. Bởi, hiện kênh Thượng Sơn đã đi vào hoạt động và cung cấp nước rất tốt, tạo thuận lợi cho nông dân canh tác cây ngắn ngày”, ông Thọ chia sẻ.

    Theo Tổ thu mua nguyên liệu mía của Nhà máy Đường An Khê tại Bình Định, trong niên vụ ép 2020 - 2021, lượng mía thu mua tại tỉnh này chỉ khoảng 4.500 tấn, chủ yếu tại huyện Tây Sơn và một ít tại xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn). Giá thu mua mía nguyên liệu tại ruộng ở Bình Định trong niên vụ này là 1,1 triệu đồng/tấn, vì do đường vận chuyển về nhà máy xa nên người trồng mía được hỗ trợ thêm 240.000 đồng/tấn tiền vận chuyển.

    [​IMG]
    Để giảm chi phí đầu vào trong sản xuất mía để nông dân có lãi nhiều hơn, không con đường nào khác là phải cơ giới hóa đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu hoạch. Ảnh: Vũ Đình Thung.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, để nâng cao giá trị cây mía, nhà máy đã xây dựng những giải pháp cụ thể về giống mía, cơ giới hóa, phân bón, nước tưới. Đặc biệt, nhà máy không ngừng đầu tư nâng công suất ép và hoàn thiện máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả thu hồi đường từ mía; đầu tư dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE từ đường thô để cung cấp vào các siêu thị cao cấp và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả trong chế biến, tinh luyện.

    Nhà máy Đường An Khê còn ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đồng ruộng để nâng cao hiệu quả điều hành vùng nguyên liệu; ban hành cơ chế chính sách nhân giống mía, chính sách mua mía nguyên liệu theo từng loại giống mía nhằm khuyến khích người sản xuất chuyển đổi theo định hướng cơ cấu giống mía phù hợp; tối ưu hóa trong quản lý sản xuất, giảm tối thiểu chi phí trong từng công đoạn chế biến nhằm hạ giá thành sản phẩm đường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

    “Để giảm chi phí đầu vào trong sản xuất mía giúp nông dân có lãi nhiều hơn, không con đường nào khác là phải cơ giới hóa đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu hoạch, theo đó, phải lựa chọn giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với cơ giới hóa”, ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê.
    ankhue_ac thích bài này.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Đạp tiếp đi nào
  5. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Đạp hẳn về 100 cho múc mới ngon :D
    138nam thích bài này.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Lựa thôi, xem cung có nhiều ko
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Ai còn ai mất
    Superboy1202 thích bài này.
    138nam đã loan bài này
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Người trồng mía kêu cứu
    Bài & ảnh: VIẾT ĐOÀN, CHÍ KIÊN, DUY TÂN

    Thứ Năm, 08-04-2021, 15:32


    [​IMG]Người trồng mía Tây Ninh đang gặp nhiều khó khăn trước tình trạng DN nhập khẩu đường mía từ Thái-lan.
    Trong số báo 1169, ngày 29-3, Thời Nay đã có bài “Cuộc chơi” dành cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu đường ?”. Từ những vấn đề báo nêu, chúng tôi tiếp tục nhận được một số ý kiến, phân tích của các chuyên gia trong và ngoài ngành mía đường. Với tính toán ngân sách nhà nước có thể mất đi khoản thu lên đến 5.379,4 tỷ đồng, đã có ý kiến cho rằng: Việc thực thi Quyết định 2466/QĐ-BCT và Quyết định 477/QĐ-BCT để ngỏ những lổ hổng, tiếp tay cho hành vi trục lợi chính sách của DN nhập khẩu đường. Đồng thời việc chênh lệch 15% trong áp dụng thuế chống bán phá giá giữa đường tinh và đường thô đang có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người trồng mía trong nước (?).

    Lỗ hổng về chính sách

    Quyết định số 2466/QĐ-BCT ngày 21-9-2020 của Bộ Công thương mang lại kỳ vọng theo đuổi cuộc cạnh tranh trên sân nhà đã làm nhen nhóm hy vọng cho nhiều nhà máy, vùng nguyên liệu đường sẽ vượt qua khó khăn, cạnh tranh công bằng. Tại quyết định này cũng nhấn mạnh nguyên tắc hồi tố, áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu, cụ thể “Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp, chống phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá, có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá, có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước”. Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 16-2-2021 về việc áp dụng thuế chống trợ cấp, chống phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái-lan.

    Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia mía đường, việc thực thi Quyết định 2466/QĐ-BCT và Quyết định 477/QĐ-BCT đã để ngỏ những lổ hổng, tiếp tay cho hành vi trục lợi chính sách của một số ít DN nhập khẩu đường. Trong đó, các quyết định này đã thể hiện quy định thiếu rõ ràng về hiệu lực của biện pháp chống bán giá và trợ cấp, khiến các DN nhập khẩu đường giá rẻ từ Thái-lan “tranh thủ” gia tăng quy mô nhập khẩu ngay cả trong giai đoạn điều tra. Cụ thể, nhập khẩu đường từ Thái-lan tăng mạnh, năm 2020 là hơn 1,33 triệu tấn (tăng gấp nhiều lần năm 2019), ngân sách có thể thất thu lên đến 5.379,4 tỷ đồng (như phân tích trong bài viết trước) thì có thể nói, hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trở nên rất ít. Thậm chí, Quyết định 477/QĐ-BCT cũng “máy móc” nhắc lại quy định về hồi tố theo khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương. Ở đây, Bộ Công thương “có thể” quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước (?).

    Ngược lại, quyết định cần nêu quan điểm rõ ràng, dứt khoát và không trái với Luật Quản lý ngoại thương để ngăn chặn làn sóng nhập khẩu mang tính trục lợi. Thực tế cho thấy, với Quyết định số 477/QĐ-BCT chỉ hồi tố trong thời gian 90 ngày thì đã có hàng triệu tấn đường phá giá và được trợ cấp nhập khẩu từ trước tháng 9-2020 “nằm ngoài” phạm vi hồi tố theo Luật Quản lý ngoại thương. Hậu quả của sai sót này không chỉ khiến biện pháp tự vệ mất đi hiệu quả, mà còn bị nhiều DN trục lợi.

    Chỉ trong vòng 5 tháng (từ tháng 10-2020 đến hết tháng 2-2021) các DN vẫn ồ ạt nhập khẩu đường mía, số lượng lên đến hơn 826,2 nghìn tấn, với giá trị khoảng hơn 8.500 tỷ đồng và chủ yếu có nguồn gốc từ Thái-lan. Những DN nhập khẩu chính vẫn là Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar), Công ty TNHH Một thành viên Vilitas Thái Bình, Công ty CP Thương mại & Dịch vụ Cuộc Sống Việt, Công ty CP Đường Việt Nam (Vietsugar)… Như vậy, ngay cả khi đã có quyết định điều tra và đến khi có Quyết định 477/QĐ-BCT thì có đến hơn 449 nghìn tấn đường được DN nhập khẩu trong tháng 10 và tháng 11-2020 “nằm ngoài” việc hồi tố; tương đương tổng số tiền hơn 4.647 tỷ đồng (giá nhập khẩu bình quân khoảng 450 USD/tấn). Với mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp 41,38% thì có thể ngân sách thất thu hơn 1.922,9 tỷ đồng.

    Thua thiệt vẫn là người trồng mía

    Một vấn đề đặt ra: Những khó khăn, thiệt hại của người trồng mía và DN sản xuất đường trong nước sau khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (Atiga) từ ngày 1-1-2020 với thuế nhập khẩu đường chỉ còn 5%, liệu các cơ quan chức năng và Bộ Công thương có biết (?).

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 đồng loạt nhiều DN sản xuất mía đường trong nước đã gửi đơn kêu cứu lên Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các bộ, ngành liên quan về những khó khăn, thiệt hại từ việc nhập khẩu đường Thái-lan. Trong đó, ngày 8-1-2020, nhiều DN cùng với Hiệp hội Mía đường đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Công thương về vấn đề này. Tại phiên họp, Bộ Công thương đã đưa ra quan điểm áp dụng biện pháp tự vệ theo Luật Quản lý ngoại thương 2017 trong việc nhập khẩu đường. Biện pháp này dễ áp dụng nhưng các nước khác thường áp dụng ngược lại. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 6-2020 Bộ Công thương mới có thông báo rất khó áp dụng biện pháp tự vệ và sau đó thống nhất chuyển sang điều tra để chống bán phá giá. Và đến tháng 9-2020 Bộ Công thương mới có Quyết định 2466/QĐ-BCT đưa vào điều tra.

    Trong khi đó, Quyết định 477/QĐ-BCT quy định tách hai loại đường tinh luyện và đường thô được áp thuế chống bán phá giá chênh lệch 15% đã tạo kẽ hở để DN nhập khẩu đường thô. Đây là nguyên nhân quyết định sự tồn vong của các vùng nguyên liệu. Thực tế, trong cơ cấu chi phí sản xuất đường tinh luyện, đường thô chiếm đến 70% chi phí sản xuất đường trắng, trong khi phần lớn các khoản trợ cấp của Thái-lan tập trung vào khâu nguyên liệu, trồng mía tức là khâu sản xuất đường thô mà không trợ cấp xuất khẩu. Do đó, trên nguyên tắc, biên độ trợ cấp tính trên đường thô phải lớn hơn so biên độ trợ cấp tính trên đường tinh luyện, do giá đường tinh luyện cao hơn. Theo Báo cáo của Liên minh Mía đường Mỹ năm 2015, trước năm 2018, mỗi năm Thái-lan bỏ ra hơn 1,3 tỷ USD (tương đương 27.000 tỷ đồng) để trợ cấp trực tiếp cho giá thu mua mía và trợ cấp xuất khẩu.

    Một bài toán về chênh lệch 15% thuế chống bán phá giá được đặt ra, cụ thể, đường mía nhập khẩu có trợ cấp trợ giá của Thái-lan về đến Việt Nam trung bình khoảng 8.000 đồng/kg, nếu được áp thuế 48,88% sẽ là 11.910 đồng/kg; áp thuế nhập khẩu 5% thì giá đường sẽ là 12.505 đồng/kg. Đối với đường mía sản xuất trong nước có tỷ suất thu hồi 10 mía 1 đường thì giá mía nguyên liệu tương ứng là hơn 1,25 triệu đồng/tấn mía về đến nhà máy. Như vậy, với mức thuế phòng vệ 48,88%, giá thu mua mía tại ruộng không bao gồm cước vận chuyển sẽ tương đương khoảng 1,1 triệu đồng/tấn (cước vận chuyển bình quân 100 - 150 nghìn đồng/tấn) đủ để duy trì cây mía. Ngược lại, nếu áp dụng thuế chống bán phá giá 33,88% (cộng cả thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp) thì giá đường thô nhập về là 10.710 đồng/kg (tương đương 1,07 triệu đồng/tấn mía). Như vậy, mức độ chênh lệch khoảng 180 nghìn đồng/tấn mía. Với diện tích mía như niên vụ 2020 - 2021 khoảng 150 nghìn ha, năng suất bình quân khoảng 50 tấn/ha (tương đương 7,5 triệu tấn mía) nhân với độ chênh lệch 180 nghìn đồng/tấn thì người trồng mía trong nước thiệt hại 1.350 tỷ đồng/năm. Một số ít các DN nhập khẩu đường thô mà không duy trì nguồn nguyên liệu có lợi từ chính sách này. Cùng với đó, người trồng mía trong nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn (?).

    Liên quan TTC Sugar, DN nhập khẩu nhiều nhất đường mía có nguồn gốc Thái-lan, vừa qua Hiệp hội Người trồng mía Tây Ninh đã chính thức gửi văn bản lên UBND tỉnh, TTC Sugar và các sở, ngành liên quan về việc đề nghị TTC Sugar đền bù thiệt hại cho người dân khi thu mua không đúng hợp đồng đã ký với người trồng mía. Theo Hiệp hội Người trồng mía Tây Ninh, trong các vụ mía 2017 - 2018 - 2019 - 2020 TTC Sugar đã ký hợp đồng thu mua (bảo hiểm) không dưới 900 nghìn đồng/tấn nhưng vào vụ công ty chỉ thu mua cho dân với giá 700 - 750 nghìn đồng/tấn. Tình trạng này đẩy người trồng mía vào cảnh thua lỗ nặng, vỡ nợ. Trước đó, ngày 11-1-2021 TTC Sugar chuyển giao hơn 822,5 triệu đồng cho luật sư chi trả cho nông dân. Đây là số tiền được xác định đền bù cho 4/6 hộ dân đã có đơn khởi kiện TTC Sugar ra tòa (trong đó có hai hộ đã tự thỏa thuận) và tổng số tiền sáu hộ dân khởi kiện ban đầu là hơn 2,23 tỷ đồng. Với số tiền TTC Sugar đã chi trả được tính là 100 nghìn đồng/tấn, chỉ bằng 50% giá trị hộ dân khởi kiện.
    --- Gộp bài viết, 09/04/2021, Bài cũ: 09/04/2021 ---
    còn mỗi tôi với Cụ à
    ankhue_ac thích bài này.
  9. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Chắc vậy cụ ạ :D
  10. ConCaSacNuoc

    ConCaSacNuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/09/2020
    Đã được thích:
    1.137
    SBT thì sao bác? lái nhà TTC đánh chua quá em ói hết hàng rồi

Chia sẻ trang này