Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

4884 người đang online, trong đó có 584 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35194 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    theOptimist, ankhue_acConCaSacNuoc thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Chờ mãi chẳng chỉnh sâu nhỉ, đành nhặt túc tắc vậy
    138nam đã loan bài này
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Mía đường đã dễ thở nhưng vẫn ốm yếu!
    Ngành mía đường đã có những dấu hiệu hồi sinh nhờ việc áp thuế với đường Thái Lan. Nhưng đường nhập khẩu vẫn đang làm chủ thị trường nội địa.

    Áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời với đường Thái Lan
    Lượng đường nhập khẩu đã áp đảo đường sản xuất trong nước

    [​IMG]
    Các nhà máy đường đã tăng giá mua mía cuối vụ 2020/21 sau khi có thuế CBPG và CTC tạm thời với đường Thái Lan. Ảnh: VSSA.

    Sản lượng thấp kỷ lục
    Theo báo cáo của các Nhà máy đường (NMĐ), vụ ép 2019/20, sản lượng mía nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt 7,662 triệu tấn mía (so với kế hoạch dự kiến đầu vụ là 9,75 triệu tấn theo kế hoạch của các NMĐ, hay hơn 11 triệu tấn theo báo cáo của các địa phương).

    Như vậy, đây là vụ có sản lượng mía tiêu thụ, đưa vào chế biến thấp nhất trong 19 vụ gần đây (tính từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu sản xuất là vụ 1999/2000), dẫn đến số lượng nhà máy hoạt động thấp nhất, chỉ còn 29 nhà máy hoạt động trong vụ 2019/2020.

    Nguyên nhân chính là giá đường xuống thấp do tác động cạnh tranh quyết liệt của các loại đường giá rẻ có nguồn gốc nước ngoài, đường nhập lậu và gian lận thương mại, kéo theo giá mía xuống thấp. Dù các NMĐ đã cố gắng hết sức để kìm hãm đà tụt giảm giá mía, nhằm duy trì vùng nguyên liệu, nhưng không ngăn được tình trạng nông dân bỏ cây mía, chuyển đổi sang cây trồng khác.

    Chưa dừng lại ở đó, trước sức ép khốc liệt của lượng đường nhập khẩu tăng đột biến trong năm 2020 (đạt 1,384 triệu tấn, gấp gần 4 lần so năm 2019) do Việt Nam thực hiện cam kết ATIGA, sản lượng mía nguyên liệu đưa vào chế biến trong vụ 2020/21 lại tiếp tục giảm mạnh.

    Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), từ đầu niên vụ đến hết tháng 3/2021, toàn ngành đã ép được 5,806 triệu tấn mía, sản xuất được 611.767 tấn đường. So sánh cùng kỳ vụ 2019/2020 sản lượng mía ép chỉ đạt 76,6% và sản lượng đường đạt 84,6%. Ước tính sản lượng đường của vụ 2020/2021 sẽ đạt khoảng trên dưới 700.000 tấn, thấp hơn vụ trước 2019/2020.

    Sản lượng trên dưới 700 ngàn tấn chỉ bằng gần một nửa so với vụ 2013/2014 là vụ có sản lượng cao nhất từ trước tới nay (gần 1,6 triệu tấn) và hầu như chắc chắn sản lượng mía đường vụ 2020/2021 sẽ chiếm lấy vị trí thấp kỷ lục của vụ 2019/2020.

    Số liệu sản xuất nêu trên đã bộc lộ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam phải gánh chịu trước sự tàn phá của nguồn đường phá giá có nguồn gốc nhập khẩu trong nhiều năm liên tiếp, cộng với tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây tại các vùng sản xuất mía.

    Dấu hiệu hồi sinh
    Chính vì vậy, việc Bộ Công Thương ban hành quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9/2/2021 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam, chẳng khác nào chiếc phao cứu sinh đối với ngành mía đường.

    Thông tin từ VSSA cho thấy, ngay sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, các NMĐ đã điều chỉnh tăng giá bán đường. Nhờ vậy, đến cuối tháng 2, giá đường sản xuất trong nước đã thiết lập mặt bằng giá mới giá bán buôn đường kính trắng ở mức 16.400-17.000 đồng/kg, đường tinh luyện 17.800-18.000 đồng/kg …

    Đồng thời, các NMĐ đã tăng giá mua mía cho nông dân nhằm thể hiện sự chia sẻ và áp dụng các biện pháp khuyến khích để hy vọng người nông dân quay lại với cây mía. Giá mua mía trong giai đoạn cuối vụ 2020/2021 được các nhà máy đường điều chỉnh tăng lên thêm từ 150.000 – 250.000 đồng/tấn so với vụ 2019/2020. Tính đến cuối tháng 3/2021, nhiều NMĐ trong nước đã điều chỉnh giá mua mía lên mức trên 0,9 - 1,15 triệu đồng/tấn.

    Vẫn lép vế trước đường nhập khẩu
    [​IMG]
    Đường sản xuất trong nước vẫn khó tiêu thụ do đường nhập khẩu đang làm chủ thị trường. Ảnh: TL.

    Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường đường trong nước vẫn đang bị chi phối bởi đường nhập khẩu. Nguyên nhân là do một lượng đường khá lớn đã được nhập về Việt Nam trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG và CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Tháng 1 năm nay, lượng đường nhập khẩu là 120.510 tấn, tháng 2 là 163.881 tấn. Đây là những khối lượng rất đáng kể trong bối cảnh khủng hoảng container trên thế giới. Nhờ có khối lượng lớn và ưu thế giá rẻ (chỉ chịu thuế nhập khẩu 5%), đường nhập khẩu đang chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường trong nước, khiến cho đường sản xuất trong nước đang rất khó tiêu thụ.

    Điều đáng chú ý là trong khi đường nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh (theo Agromonitor, đường nhập khẩu từ Thái Lan ở mức gần 90 ngàn tấn trong tháng 2 đã giảm còn hơn 20 ngàn tấn trong tháng 3), thì đường từ các nước ASEAN khác như Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia lại tăng mạnh so với thời gian trước khi có quyết định điều tra.

    Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu từ 5 nước này từ 360-25.593 tấn/tháng. Từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, đã tăng vọt lên ở mức từ 39.505-52.525 tấn/tháng. Lượng đường nhập khẩu tăng vọt từ các nước nói trên, cũng đang góp phần không nhỏ khiến cho đường nội địa không tiêu thụ được.

    Điều đáng nói là 5 quốc gia ASEAN đang bùng nổ về xuất khẩu đường sang Việt Nam lại không phải là quốc gia xuất khẩu đường đúng nghĩa, mà bản chất là các quốc gia nhập khẩu đường, đặc biệt là nhập khẩu đường từ Thái Lan với tỷ lệ lớn.

    Số liệu từ Tổ chức Đường Thế giới (ISO), cho thấy, từ 2013 đến 2019, cả 5 quốc gia này đều có lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan lớn hơn lượng đường sản xuất trong nước. Chẳng hạn, trong giai đoạn nói trên, sản lượng đường bình quân của Indonesia là 2,363 triệu tấn/năm, thì đường nhập khẩu từ Thái Lan là 2,484 triệu tấn/năm.

    Thông tin từ ngành mía đường cho thấy, trong tháng 3 nhu cầu đặt mua đường từ 5 nước ASEAN nói trên vẫn rất cao. Mà theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mức giá đường nhập khẩu từ 5 quốc gia này trong thời gian qua đều chỉ tương đương hoặc thấp hơn giá đường Thái Lan cùng kỳ.

    Bởi vậy, VSSA đang đặt ra nghi vấn về việc đã xuất hiện dấu hiệu của lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Nay lại nhặt thêm đc chút
    --- Gộp bài viết, 14/04/2021, Bài cũ: 14/04/2021 ---
    Ai còn SLS bán 125 mình cân hết cho
    138nam đã loan bài này
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Sắp diễn ra phiên tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan
    Ngày 12/5 tới, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan...


    [​IMG]
    Đường trong nước vẫn bị đường nhập khẩu chi phối


    MẠNH ĐỨC

    14/04/2021 14:45

    Buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan căn cứ theo Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

    Theo đó, buổi tham vấn sẽ diễn ra tại Bộ Công Thương, theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngôn ngữ sử dụng tại buổi tham vẫn là tiếng Việt.

    Cục Phòng vệ thương mai đề nghị các Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các Bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt.

    Đặc biệt, Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, các Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật. Thời hạn gửi đăng ký tham gia và nội dung tham vấn trước ngày 5/5/2021 (theo giờ Hà Nội).

    Ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ban hành quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.
    Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, từ đầu niên vụ đến hết tháng 3/2021, toàn ngành đã ép được 5,806 triệu tấn mía, sản xuất được 611.767 tấn đường. So sánh cùng kỳ vụ 2019/2020 sản lượng mía ép chỉ đạt 76,6% và sản lượng đường đạt 84,6%. Ước tính sản lượng đường của vụ 2020/2021 sẽ đạt khoảng trên dưới 700 nghìn tấn, thấp hơn vụ trước 2019/2020.

    Sản lượng trên dưới 700 ngàn tấn chỉ bằng gần một nửa so với vụ 2013/2014 là vụ có sản lượng cao nhất từ trước tới nay (gần 1,6 triệu tấn) và hầu như chắc chắn sản lượng mía đường vụ 2020/2021 sẽ chiếm lấy vị trí thấp kỷ lục của vụ 2019/2020.

    Số liệu sản xuất nêu trên đã bộc lộ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam phải gánh chịu trước sự tàn phá của nguồn đường phá giá có nguồn gốc nhập khẩu trong nhiều năm liên tiếp, cộng với tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây tại các vùng sản xuất mía.

    Trước thực trạng này, ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ban hành quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, kể từ khi quyết định 477 được ban hành đến nay, thị trường đường trong nước vẫn đang bị chi phối bởi đường nhập khẩu. Nguyên nhân là do một lượng đường khá lớn đã được nhập về Việt Nam trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Cụ thể, trong tháng 1/2021, lượng đường nhập khẩu là 120.510 tấn, tháng 2 là 163.881 tấn. Đây là những khối lượng rất đáng kể trong bối cảnh khủng hoảng container trên thế giới. Nhờ có khối lượng lớn và ưu thế giá rẻ (chỉ chịu thuế nhập khẩu 5%), đường nhập khẩu đang chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường trong nước, khiến cho đường sản xuất trong nước đang rất khó tiêu thụ.
    ankhue_ac thích bài này.
    138nam đã loan bài này
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Cùng chờ BCTC Quý này xem tăng trưởng bao nhiêu % Lợi nhuận nào
    --- Gộp bài viết, 15/04/2021, Bài cũ: 15/04/2021 ---
    ~o)~o)
    --- Gộp bài viết, 15/04/2021 ---
    đầu tuần sau có báo cáo quý rồi
    138nam đã loan bài này
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Ông nào đã từng làm chủ DN hoặc từng làm Kế toán trưởng thì biết nỗi khổ nhất là lách để né thuế TNDN vì nó rất là lớn. Nhưng đối với SLS thì lại được miễn thuế này nên cực kỳ ngon ko cần phải né thuế gì cả và cũng giảm hẳn hiện tượng đẩy LN ra ngoài vì ra ngoài là ăn nay quả thuế 20%. Đó chính là lý do SLS là ngon nhất ngành đường

Chia sẻ trang này