Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

3187 người đang online, trong đó có 262 thành viên. 00:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35199 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    "Giải cứu" mía đường (Kỳ IV): Tin vui với ngành đường nội?
    07:34 22/02/2021


    Cạnh tranh bình đẳng

    Bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 21.9.2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước. Trải qua gần 5 tháng điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

    [​IMG]
    Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường thô xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.
    Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.

    Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

    Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.

    Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tác động kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước (gồm cả tạo điều kiện về nguyên liệu cho sản xuất), người tiêu dùng;

    Căn cứ trên thông tin thu thập, tính toán được trong quá trình điều tra, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các bên liên quan khác, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.

    Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức cao hơn.

    Trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan.

    Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào Quý II/2021.

    Cơ hội cho ngành đường trong nước

    Xung quanh câu chuyện áp thuế CBPG, CTC đường Thái Lan, ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trước đây, Hiệp hội Mía đường đề xuất mức thuế CBPG với đường Thái Lan là 38%. Mức đó được đưa ra dựa theo cách tính biên độ phá giá của WTO với những dữ liệu mà hiệp hội có. Đối với Bộ Công Thương, quá trình điều tra dựa trên nguồn độc lập. Mức thuế tạm thời 33,88% với đường thô mà Bộ Công Thương đưa hiện nay là hợp lý.

    Ông Lộc phân tích, cách đây 5 năm, một số nhà máy đã đầu tư rất mạnh vào máy móc để nâng công suất. Tuy nhiên, trong quá trình nâng công suất, đường lậu tràn vào Việt Nam quá nhiều làm diện tích mía giảm dần. Đáng chú ý, khi Việt Nam thực thi cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường (từ ngày 1/1/2020-PV), đường NK tràn vào càng nhiều dẫn đến các nhà máy chỉ hoạt động một nửa công suất. Số lượng nhà máy cũng giảm dần so với trước đây.

    Những năm vừa qua, các nhà máy chịu lỗ vì giá đường quá thấp, không đủ trang trải tiền mía. Nhiều hộ dân cũng rời bỏ cây mía. Năm ngoái, sản lượng mía đạt 750.000 tấn. Tuy nhiên, năm nay, do giá thấp, nhiều hộ bỏ vườn nên sản lượng dự kiến chỉ đạt trên dưới 700.000 tấn. Lượng mía này đáp ứng chưa đầy 50% nhu cầu của các nhà máy còn lại là khoảng 1,8 triệu tấn. Do đó, năm nay, Việt Nam vẫn sẽ phải NK khoảng 1 triệu tấn đường các loại để đáp ứng nhu cầu trong nước.

    "Vừa qua một số nhà máy đã tăng giá mía. Vì vậy, khi có quyết định áp thuế CBPG, CTC tạm thời đối với đường Thái Lan, các nhà máy rất mừng. Nếu không có quyết định này, giá đường sẽ vẫn tiếp tục ở mức thấp. Mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế mà Bộ Công Thương đưa ra. Do đó, quyết định này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng trong thời gian tới", ông Lộc nhấn mạnh.

    Được biết, mức thuế trên sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế CBPG, CTC ở mức cao hơn.

    Theo ông Trần Minh Hoàng-Trưởng phòng nghiên cứu phân tích VBCS, vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý II năm 2021. Cũng theo VCBS, sau khi mức thuế CBPG tạm thời có hiệu lực thì sản lượng đường thô nhập khẩu từ Thái Lan sẽ giảm mạnh và giá đường nội địa của Việt Nam có thể tăng giá.

    Điều này cũng đồng thời tạo tác động gián tiếp giúp các nhà máy đường tăng giá mía để khuyến khích nông dân phát triển và phục hồi trở lại vùng nguyên liệu trồng mía. Như vậy với mức thuế 33,88% thì giá đường nhập từ Thái Lan ước tính sẽ ngang hoặc cao hơn giá đường Việt Nam, giúp doanh nghiệp ngành đường hồi phục và giá đường trong nước có cơ hội tăng giá…

    Theo giới chuyên gia, những tháng đầu năm 2021 giá đường trong nước có xu hướng tăng do giá đường nhập khẩu chính ngạch giảm và việc điều tra chống bán phá giá đường xuất xứ từ Thái Lan. Đây cũng là bước đi sớm thích hợp giúp các doanh nghiệp và ngành đường trong nước qua cơn bĩ cực.

    Có thể nói, thuế CBPG, CTC giúp mía đường Việt Nam vượt qua các khó khăn ngắn hạn về phá giá, nhập lậu, cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên về dài lâu, để mía đường Việt Nam có thể "chuyển mình", phát triển mạnh mẽ cần nghiêm túc tính toán chuyện đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, canh tác…

    Ở góc độ này, ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phân tích, một số vấn đề chính mà ngành mía đường đang phải đương đầu gồm: Giá trị lợi nhuận từ cây mía không đủ đảm bảo mức sống khiến nông dân không còn mặn mà; canh tác nhỏ lẻ, manh mún, quá trình sản xuất chưa được cơ giới hoá nên khả năng khai thác còn yếu. "Chúng ta cần một chiến lược đầu tư đúng đắn vào công nghệ", ông Nam nói.

    Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng từ cây mía cũng là giải pháp quan trọng không ít lần được các chuyên gia đề cập tới. Tham khảo từ Thái Lan, trong bối cảnh XK khó khăn cùng khủng hoảng y tế trong đại dịch, nhiều nhà máy của Thái Lan đã chuyển đổi một phần chức năng sang sản xuất ethanol trong nước rửa tay và cồn sát khuẩn.

    Trong khi đó tại Việt Nam, các DN vẫn chưa tận dụng hết được các phụ phẩm từ cây mía. 4 triệu tấn bã mía hiện nay chỉ dùng để đốt phát điện, chưa được khai thác triệt để sản xuất bột giấy hay bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường; 0,7 triệu tấn mật rỉ phần lớn dùng làm thức ăn gia súc và khoảng nửa triệu tấn bã bùn cũng đang bị lãng phí.

    Nói như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thì, nếu nhà máy sản xuất đường được trang bị công nghệ cao, công suất tốt thì có thể tập hợp các nhóm trên thành sản phẩm có giá trị, góp phần gia tăng lợi ích kinh tế cho cây mía cũng như củng cố thu nhập cho người nông dân.
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021, Bài cũ: 22/02/2021 ---
    Dòng tiền thông minh sẽ tìm được điểm đỗ
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021 ---
    @Superboy1202
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021 ---
    Giá vẫn rẻ mạt quá, công ty rất đơn giản dễ hiểu đúng mô hình của các chuyên gia đầu tư giá trị
    Superboy1202 thích bài này.
  2. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    SLS sẽ lên 150k sớm thôi bác :D
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Khẳng định luôn "Bán là thua..."
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021, Bài cũ: 22/02/2021 ---
    Đi đến đâu chắc đến đó
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021 ---
    Nay ngon đó, con này đáng mua thứ 2 của họ nhà đường sau SLS
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Minh oan cho mía đường

    Thứ Hai, 22-02-2021, 10:35
    Facebook Email Bản in +
    [​IMG]Doanh nghiệp mía đường phấn khởi với quyết định áp thuế với đường nhập khẩu được nhận trợ cấp.
    Sau một thời gian điều tra nghiêm túc, tuân thủ đúng các quy định của WTO và pháp luật Việt Nam, mới đây, Bộ Công thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.


    Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, quyết định này đã minh oan cho ngành mía đường khi lâu nay, nhiều ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của ngành rất kém.

    Khẳng định lại sức cạnh tranh của mía đường Việt Nam

    Trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước, Bộ Công thương bắt đầu điều tra vụ việc với ngành mía đường vào ngày 21-9-2020. Trải qua gần năm tháng điều tra, Bộ Công thương kết luận ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Đồng thời quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với mía đường có xuất xứ Thái Lan ở mức 44,88% với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô.

    [​IMG]
    Cơ giới hóa giúp tăng năng lực cho ngành mía đường.
    Ông Nguyễn Văn Lộc cho biết, các doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội rất phấn khởi với quyết định này, bởi quyết định này là minh chứng rõ ràng cho thấy những ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường rất kém, không chịu đầu tư mà chỉ đi xin cơ chế lâu nay vẫn áp vào ngành mía đường là không đúng.

    “Thực tế, không ít nhà máy đường trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết với nông dân để sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh. Song, những gian lận về trợ cấp, bán phá giá đã được kết luận sau quá trình điều tra nghiêm túc mới chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngành mía đường “lao đao”, ông Nguyễn Văn Lộc cho hay.

    Trước đó, vào năm 2020, kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN theo quy định tại Hiệp định ATIGA (Hiệp định tự do trong khu vực ASEAN), tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, gấp đôi lượng đường sản xuất trong nước. Trong đó, một lượng đáng kể được nhập từ Thái Lan. Giá đường nhập khẩu ở mức rất thấp, gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước. Nếu như trước đây, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mía đường vào khoảng 1,5-1,6 triệu tấn thì đến nay giảm chỉ còn một nửa. Tuy nhiên, kể cả khi giảm rồi cũng không thể cạnh tranh được với mức giá quá thấp của đường nhập khẩu. Thị phần khoảng hai triệu tấn đường trong nước phần lớn thuộc về đường nhập khẩu.

    “Trước khi Hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc và khoảng 300 nghìn ha mía đường, 300 nghìn nông dân. Nhưng hiện nay, chỉ còn 25 nhà máy hoạt động và dưới 150 nghìn người nông dân. Sự sụt giảm mạnh về số lượng nông dân trồng mía và để lại hậu quả xã hội rất lớn. Bởi, ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, người nông dân chỉ có thể trồng cây mía, không có loại cây nào khác”, ông Nguyễn Văn Lộc cho hay.

    Do đó, mức thuế 44,88% với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô do Bộ Công thương đưa ra được đánh giá là con số tương đối hợp lý. Mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế này. Ông Nguyễn Văn Lộc khẳng định: “Chúng tôi tin rằng ngành đường Việt Nam hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với đường Thái Lan hay các quốc gia khác trong khu vực châu Á nói chung. Do đó, quyết định này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và sân chơi công bằng trong thời gian tới”.

    Thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết

    Quyết định tạm thời áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan được kỳ vọng sẽ chặn đứng đà lao dốc của ngành mía đường, đồng thời mang lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và người nông dân. Bởi khác với nhiều ngành sản xuất khác, sự liên kết trong ngành mía đường rất chặt bởi nhà máy sẽ không thể hoạt động nếu thiếu nguyên liệu, còn người nông dân nếu không bán mía cho nhà máy thì cũng khó có thể tiêu thụ được hết mía nguyên liệu.

    [​IMG]
    Vùng thâm canh cây mía đường trên đồng đất Lam Sơn.
    “Trong bối cảnh này, doanh nghiệp mía đường cần tận dụng cơ hội để xây dựng lại các chuỗi liên kết với người nông dân, hình thành lại vùng nguyên liệu chất lượng sau thời gian dài bị gián đoạn vì phải giảm công suất. Tuy vậy, việc khôi phục lại vùng nguyên liệu không thể ngày một ngày hai, mà phải cần đến ít nhất ba năm, nên trong ba năm này, doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm cho người nông dân nâng cao đời sống để gắn bó hơn với cây mía. Từ đó đôi bên cùng có lợi”, ông Nguyễn Văn Lộc kiến nghị.

    Nhờ tác động của việc đánh thuế đường nhập khẩu bán phá giá, vừa qua một số nhà máy đã tăng giá mía từ 200 nghìn đồng/tấn lên khoảng 1 triệu đồng/tấn. Đây được đánh giá là động thái kịp thời để hỗ trợ người nông dân yên tâm mở rộng diện tích mía. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, với đà này, cây mía có thể giúp người nông dân ở nhiều địa phương ổn định thu nhập cho gia đình và sẽ tránh được tình trạng phải giải cứu như nhiều loại nông sản khác.

    Về phía người tiêu dùng, đây là cơ hội để các sản phẩm mía đường Việt Nam lấy lại thị phần. Do đó, doanh nghiệp được khuyến cáo cần tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp để có thể chắc chân trên thị trường.
  5. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    Bài hát này hay quá
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Giá đường trong nước chắc chắn tăng. Theo số liệu gần nhất, sau khi Chính phủ áp thuế phòng vệ, giá đường bán buôn hiện nay đã tăng lên gần 18.000đ/kg so với giá 13.800đ/kg trong quý cuối năm 2020 (tương đương mức tăng 30% trong 2 tháng) và chưa có dầu hiệu dừng lại.

    Giá đường thế giới cũng không nằm ngoài xu thế tăng giá. Hiện giá đường thô lên cao nhất kể từ tháng 3/2017, đạt 17,79 US Cent/1b (giá kỳ hạn tháng 3/2021 tại sàn ICE). Nguyên nhân chính là do nguồn cung trong ngắn hạn của các quốc gia Brazil, Thái Lan, Ấn Độ bị thu hẹp và Trung Quốc tích cực nhập dự trữ.
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021, Bài cũ: 22/02/2021 ---
    Giá đường tăng hơn 4k/ 1 kg như bài báo trên thì EPS của SLS năm nay phải hơn 30k nhỉ
    @Superboy1202
    Superboy1202 thích bài này.
  8. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Đúng rồi bác :D . E ko ngờ giá bán buôn lên tận 18k/kg đó :D . SLS chỉ cần bán dc giá 14 đã lãi 300 tỷ rồi :D
    138nam thích bài này.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Superboy1202 thích bài này.
  10. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    138nam thích bài này.

Chia sẻ trang này