Sốc...sốc....sốc tận óc. Còn hơn cả nữ sinh Ngô Quyền. Vào gấp....!!! (xin phép Mod giải trí cuối tu

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi trungvitlon, 23/09/2011.

3509 người đang online, trong đó có 254 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6108 lượt đọc và 89 bài trả lời
  1. nicoline

    nicoline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    62
    Cảm ơn chủ topic .=D>=D>=D>=D> Giáo dục VN đã có vấn đề từ thời bao cấp , đến giờ cũng chỉ mới kha khá hơn thôi .
    Thưa các bác , hệ thống GD hiện nay vẫn còn quá nhiều vấn đề , đơn cử như :
    - Nhiều gia đình ép con em họ thật giỏi thì sau 17 năm ra trường đầu óc cũng mụ mẫm , đầu óc ko còn chỗ trống để tư duy , để nghiên cứu sau ĐH ....
    - Nhiều em ra trường , làm việc với tui nước ngoài 15-20h/1 ngày thì ko đủ thể lực . do 17 năm ko được đào tạo sức khoẻ.
    - Nhiều con em thì ko biết lịch sử VN .
    - Nhiều con em thì nói tiến Anh giỏi hơn tiến Việt.
    ....... còn nhiều nhiều lắm.
    Hy vọng thêm việc này bộ GD ĐT sẻ chấn chỉnh nội bộ , làm tốt trách nhiệm với các thế hệ mai sau .
  2. Neu_boy

    Neu_boy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Đã được thích:
    164
    Nhiều bác ở đây chắc ít khi lên vùng cao, vùng núi sống nhỉ, không biết được trình độ giáo viên ở đó.
    Toàn là các học sinh yếu kém, thậm chí là dốt, cực kỳ dốt, ... không thi được đại học, cao đẳng thì đăng ký học những lớp ngắn hạn đi làm giáo viên vùng xa, vùng sâu, vùng núi. Những giáo viên này mà viết được cuốn tài liệu này thì em mừng chảy nước mắt vì thực tế họ không thể viết nổi một bài văn ra hồn, làm một con toán đúng nghĩa cơ. Đôi khi chỉ có mục đích là dạy cho biết đọc, biết viết và tính toán sơ đẳng thôi.

    Còn những người giỏi thì ở trên F319 hết rồi, các ông giỏi thì viết sách la liệt, bán đầy ra nhưng giá cao ngất, học sinh vùng núi, vùng sâu không tiền mà mua.

    Ai giỏi mà bị điều động về vùng đó tăng cường thì không ai về? Lấy đâu ra người giỏi mà làm.

    Học sinh bơi sông đi học, ai chẳng biết là nguy hiểm, nhưng không bơi thì họ biết làm sao? Chính quyền có tiền đâu mà xây, số hộ dân chỉ lèo tèo vài hộ, dăm ba chục cháu thôi, đầu tư vài tỷ làm cầu thì Chính quyền cũng bó tay.

    Chúng ta phê phán tài liệu này nhưng cũng ở mức độ vừa phải, làm gì phải xoắn lên theo kiểu như thảm họa.

    Bao nhiêu thảm họa V-pop, ca nhạc, .. toàn dân có học làm mà còn không sao kìa.

    Ảnh hưởng của nó còn sâu rộng hơn kìa.

    Làm gì mà chửi bới kinh thế, giỏi thì ngồi đọc kỹ, lọc ra những chỗ chưa hợp lý, dẫn chứng cụ thể ra để người ta còn sửa.
  3. Bangchucaibang6

    Bangchucaibang6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngất với bác [r2)][r2)][r2)]
  4. pro1one

    pro1one Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    34
    Nhờ giáo dục tốt mà chúng ta có nhiều bài văn rất ấn tượng, do học sinh viết, cấp một có, cấp ba có:

    Đề: Em hảy tả cây chuối trong vườn nhà em.

    Một học sinh viết; "Vườn nhà em không có chuối thưa cô nên em tả cây chuối vườn nhà bạn nó như thế này. thân nó chắc là tròn em đoán vậy. Lá nó to lắm có thể che cho năm đứa đi mưa..." Một học sinh khác: " Trước sân nhà em có một cây chuối. Chiều nào đi học về em cũng leo lên cành nó nằm hóng mát rất sướng..."

    Đề: "Bạn hãy nói lên tình cảm của mình trong buổi chia tay thầy giáo đã dạy mình". Một học sinh viết rất độc đáo:

    " Thầy giáo dạy em là người miền xuôi. Sau năm năm lên miền ngược dạy học, thầy chia tay chúng em để trở lại quê nhà. Hôm tiển đưa thầy có cả dân trong bản làng. Chúng em cùng tề tựu ở đầu bản trong buổi tiển đưa. Cả bản làng, ai cũng mến thầy, nên buổi chia tay rất cảm động. Riêng em, lặng lẽ đứng trông theo bóng thầy ra đi. Thầy chia tay chúng em, rồi đi xa dần, bóng thầy càng lúc càng bé...Em trông theo thầy, lòng rất xúc động. Mọi người ra về, riêng em vẫn đứng ở đầu bản, nhìn theo thầy cho đến khi bóng thầy khuất dần, chỉ còn nhỏ như một con chó, lúc ấy em mới ra về..."


    Vài bài điển hình cho vui.
  5. Bangchucaibang6

    Bangchucaibang6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Có ai chửi bới gì đâu, đang tranh luận mà bác.
  6. Bangchucaibang6

    Bangchucaibang6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Đề: Tả bầu trời.
    Trời sắp mưa, có mây đen đang kéo đến. Một đám mây đen xì giữa khoảng xanh lét.
    Đề: Tả người khách tới chơi nhà.
    Trong số những vị khách tới nhà, em nhớ nhất cụ ăn xin chiều qua. Cụ cao khoảng một mét tám mươi, tóc trắng như cước, da đỏ au au, tai to, mắt sáng như sao. Mẹ em hỏi cụ quê ở đâu, sao phải đi ăn xin cho khổ, cụ trả lời quê cụ bị bão lớn mất mùa, nên cả nhà phải chia nhau đi xin ăn trên toàn quốc. Mẹ em biếu cụ bò gạo và 5 nghìn, cụ cảm ơn, cười giòn tan và nhìn em trìu mến.
    Đề: Tả con đường đến trường.
    Nhà em ở ngay phía sau trường học nên hàng ngày em đến trường bằng cách leo qua bức tường rào phía sau trường cho nhanh.
    Đề: Tả con gà trống.
    Gà trống nhà em màu đỏ chót, nó lực lưỡng như một bác nông dân, chân to, chắc, khoẻ, móng đen chùi chũi, cựa dài nhọn hoắt như cây đinh ba đi soi ếch. Mỗi khi ăn no nó thường vươn vai cục tác rồi leo tót lên lưng một con gà mái.
    Đề: Tả cảnh chợ Tết.
    Trong chợ Tết, có những dãy đào quất đủ loại. Những cây đào to dành cho những người nhà to, những cây đào nhỏ dành cho những người nhà nhỏ.
  7. Bangchucaibang6

    Bangchucaibang6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Đề: Em hãy tả buổi sáng ở thành phố.
    Sáng nay em mở cửa sổ thấy hai người đạp xe đạp, em định tả nhưng hai người đạp nhanh quá nên em không tả được. Có lẽ họ vội đi mua ve chai vì em còn nhìn thấy sau xe là chiếc bao bố xẹp lép.
    Đề: Tả ông nội.
    Ông nội em năm nay đã gần 80 tuổi, tóc ông bạc phơ. Cứ đến chiều chiều là ông lại đạp xe đi đánh đề.
    Đề: Em hãy viết thư hỏi thăm các chú bộ đội ở Trường Sa.
    Nghe cô giáo nói, ở ngoài đó không có nước ngọt, các chú phải ngồi trong chậu tắm rồi lấy nước đó tưới cây. Tội nghiệp các chú quá! Em mong trời mưa to cho các chú tắm, bơi lội thoả thích để không bị ngứa ngáy.
    Đề: Tả con lợn.
    Nhà em có nuôi một con lợn, tai nó to bằng cái lốp xe đạp, mình nó to bằng cái nồi cơm điện. Ngày ngày mẹ em cho nó ăn, ăn xong nó lại nằm. Cái đuôi vừa to vừa dài bằng cái cổ tay bố em cứ ngoáy đi ngoáy lại để đuổi ruồi. Em rất yêu quý nó.
    Đề: Tả con gà trống.
    Nghỉ hè em được bố cho ra đơn vị chơi. Em rất thích con gà trống ở đơn vị bố em. Sáng nào nó cũng gáy gọi em dậy. Nó không thích nằm trong chuồng gà mà thích nằm trên bàn làm việc của chú Thai. Nó rất thích ăn lá giang vì cứ buổi sáng vào đuổi nó ra, chú Thai vừa dọn dẹp chỗ nó ị vừa nói nịnh nó: "Mày thích ăn lá giang à, tí nữa tao đi mua cho mày ngay". Chú Thai chưa kịp mua lá giang cho nó ăn thì nó đã bị làm thịt vì đội chú Thai chơi bóng chuyền cá độ bị thua.
  8. trungvitlon

    trungvitlon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Bác này hình có làm ở ngành giáo dục;))có vẻ biết nhều quá ! Đúng sách sai thì sửa. Thế còn hệ thống giáo dục sai thì theo bác có sửa được không?Bác vẫn cứ không chịu hiểu vấn để. Chuyện cuốn sách là rất nhỏ nhưng ẩn chứa đằng sau nó là cả một hậu quả mà con cháu chúng ta phải gánh vác
  9. Bangchucaibang6

    Bangchucaibang6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Càng sửa càng sai, sửa ít sai it, sửa nhiều sai nhiều, nó như cái áo vá ấy. [:D] Theo ngu kiến của em: GDVN phải có một cuộc cách mạng lớn mới thay đổi được.
  10. chuot_laitau

    chuot_laitau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    86
    Nó dậy con cháu mềnh thế này khéo bọn trẻ về nhà luyện cho ông bà cha mẹ 1 trận thì chít =))

Chia sẻ trang này