Sóng bánh vẽ---sự thật 100%-----thị trường bước vào giai đoạn " tăng rất mạnh"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luotsong2080, 10/12/2012.

2917 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 05:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4260 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Ưu tiên hỗ trợ phát triển nhà giá thấp

    Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp để phục vụ cho đại đa số người dân có nhu cầu.
    [​IMG]
    Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Chính phủ nên ưu tiên hỗ trợ cho phân khúc nhà xã hội và nhà giá thấp
    “Nợ nở ra, tài sản co lại”

    Báo cáo vừa công bố của Ủy ban Kinh tế Quốc hội trích dẫn số liệu Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến thời điểm 30/9/2012, nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và dịch vụ khoảng 19,25%, đứng thứ hai trong cơ cấu nợ xấu của toàn ngành kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản như vay kinh doanh bất động sản, vay đầu tư sản xuất - kinh doanh và thế chấp bằng bất động sản… chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ. Hơn nữa, nợ xấu bất động sản kéo theo sự trì trệ của 2 ngành quan trọng là xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.

    Báo cáo cho biết, với một nền kinh tế đang điều chỉnh sau một giai đoạn tăng trưởng nóng dựa trên tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thì những lĩnh vực nóng và vay nợ nhiều như bất động sản sẽ phải điều chỉnh mạnh là điều tất yếu.

    Nếu nhìn vào bảng cân đối tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang niêm yết với số liệu được cập nhật theo quý thì có thể thấy, ở nhiều doanh nghiệp, nợ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản được dự báo còn tiếp tục điều chỉnh từ trạng thái giá bong bóng để trở về mức cân bằng dài hạn, giá trị tài sản sẽ phải co lại đáng kể, trong khi giá trị của các khoản nợ sẽ tiếp tục nở ra. Quá trình kéo dài của tình trạng “nợ nở ra, tài sản co lại” sẽ làm không ít các doanh nghiệp bị cạn vốn và phá sản, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

    Ưu tiên hỗ trợ nhà ở giá thấp

    Theo Ủy ban Kinh tế, do quy mô của các tài sản “độc hại” hiện nay đã ở mức đáng kể, nên các giải pháp cần thực hiện nhanh chóng để có thể “hãm phanh” quá trình “nợ nở ra, tài sản co lại”. Tuy nhiên, có nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện các giải pháp giải quyết nợ xấu của lĩnh vực bất động sản.

    Thứ nhất là sự sai lệch lớn trong quan hệ cung - cầu. Một số chuyên gia đã đưa ra hình tượng về hai hình kim tự tháp ngược nhau khi nói về quan hệ cung - cầu bất động sản, trong đó, nguồn cung các sản phẩm nhà ở trung và cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi nguồn cầu lại rất lớn đối với nhà ở bình dân.

    Thứ hai là sai lệch lớn trong kỳ vọng của các doanh nghiệp bất động sản. Tình trạng đầu cơ diễn ra trên diện rộng và kéo dài đã làm sai lệch hoàn toàn các tín hiệu thị trường, tạo ra kỳ vọng sai lệch “giá bất động sản chỉ có tăng chứ không thể giảm”. Cho dù thị trường đã bị đóng băng một thời gian khá dài, song không ít doanh nghiệp vẫn cho rằng, khó khăn của thị trường chỉ là tạm thời và giá đã chạm đáy, nên sẽ nhanh chóng hồi phục.

    Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh trên thị trường bất động sản có khả năng còn kéo dài, do không ít doanh nghiệp vẫn găm hàng để chờ một sự “giải cứu” từ phía Nhà nước. Đây là một kỳ vọng hoàn toàn sai lệch, vì với quy mô hiện nay của nợ xấu trên thị trường bất động sản, Nhà nước không đủ khả năng giải cứu, kể cả nếu muốn. Hơn nữa, Nhà nước cũng không thể chấp nhận giải cứu vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức, làm cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng vì “lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo”, tạo ra mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.

    Để giải quyết nợ xấu, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, Chính phủ cần đưa ra một thông điệp rõ ràng là sẽ không có một sự giải cứu nào đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trung và cao cấp, mà hoàn toàn để thị trường quyết định và đào thải. Nhưng bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần ưu đãi chính sách để ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp để phục vụ cho đại đa số người dân có nhu cầu, đồng thời giúp tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giải quyết tồn kho và giảm nợ xấu ở các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cần minh bạch và giám sát chặt chẽ việc thực thi, kể cả từ phía các cơ quan của Quốc hội, để các hỗ trợ này được thực hiện hiệu quả và công bằng

Chia sẻ trang này