Sóng BĐS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi itcstar, 28/03/2012.

7864 người đang online, trong đó có 1119 thành viên. 14:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1186 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Cứ cười đi, mai mốt không chừng bác cũng được phân phối một suất ở khu đó, rồi lại nhảy cẫng lên vì sướng :)):)):))
  2. minhduc2003

    minhduc2003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2011
    Đã được thích:
    2.096
    Cứ thử giảm thật mạnh như chứng khoán xem , cổ phiếu 50 ngàn giảm còn 5 ngàn thì sẽ có giao dịch ngay thôi chứ giảm 30-40% thì ít quá
  3. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Trước kia thì cá ăn kiến, còn bây giờ thì kiến ăn cá. Lần lượt từ ngân hàng, BĐS,...Cứ có tiền ngồi rình là OK thoai..
  4. CKmiss68

    CKmiss68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyên làm bằng Đại Học, Cao Đẳng, Cấp 3, phôi bằng 100% của bộ
    có bang điểm , hồ sơ gốc , sao y công chứng, uy tính, chất lượng,
    Giao hàng tân nơi , xem hài lòng mới nhận tiền, không đặt cọc trước
    Ai có nhu cầu liên hệ Mr. Phong số DT 01693976886
  5. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Ơ hay. Em là em té BĐS lướt sóng ~ 10 năm 1 lần.
    BĐS đã tăng ~ 6,000% - 10,000% & đang là đỉnh cao nhất .
    Lướt sóng TTCK 6 tháng - 1 năm / lần nhanh hơn ... \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
    TTCK thì nằm vùng đáy & sàn Ha cách đáy đến ~ 6 lần . Tức sàn Ha phải tăng ~ 600% thì mới bằng đỉnh cũ thì dại gì đâm đầu vào BĐS \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  6. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Hì hì, chọc ngoáy tý xả tress thôi chứ em biết bác đang tơ tưởng Ta Dê Nàng từ lâu, dễ gì mà bỏ nhể. Nhưng phải nói phó nháy Minh Tuấn tỉa được tấm hình đáng giá.=))=))=))
  7. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Tôi mà là phóng viên thì còn có nhiều tấm như thế nầy hoặc hơn thế nầy nhiều & phải lên hàng ngàn tấm. Ai đời có 1 vài tấm bao giờ ...
    Cp than thì đi bằng 2 chân rồi : Chia tiền ra 2 cp TC6 & TDN chứ không đi 1 chân mỗi Ta Dê Nàng như trước nữa [:D][:D][:D]
    Tiếc là mua TC6 giá trên 12,000 . Cũng không sao, về lâu dài vẫn còn quá rẻ ...
    [:D][:D][:D]
  8. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
  9. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    @traidep: Bác đầu tư ở đây có tiềm năng nè.

    Địa ốc 'chết', đất nghĩa trang vẫn sốt giật mình


    Đỏ mắt như tìm đất mộ.
    Với thực trạng giá đất nghĩa trang hiện nay ở Hà Nội, một nhân viên công chức, làm việc cặm cụi, ăn dè hà tiện cả đời may ra họ chỉ tích góp đủ mua cho mình một “căn nhà” ở… nghĩa trang.
    Giá ngất ngưởng

    Câu chuyện về “quá tải” dường như đã trở nên quen thuộc với người dân Hà Nội, từ bệnh viện, trường học, hàng ăn đến đường xá, nhà ở,… thậm chí cả nơi yên nghỉ.

    Với dân công chức nhà nước, hưởng mức lương theo đúng quy định, thì việc mua được một căn nhà để ở lúc sống dường như là giấc mơ xa vời. Một phép tính đơn giản, với gia đình hai vợ chồng trẻ và một con nhỏ, lương theo đúng hệ số 2,34 là khoảng 2 triệu đồng/tháng/người. Trừ đi các khoản phí, còn khoảng 1,7 – 1,8 triệu đồng/tháng/người. Tính chung cả hai vợ chồng là khoảng 3,5 triệu đồng/tháng.

    Với mức lương như thế này, việc lo đủ chi tiêu cho gia đình đã là vô cùng khó khăn, chưa tính đến tiền thuê nhà và các khoản tiền khác phải chi trả như: tiền học cho con, tiền ma chay cưới hỏi,….

    Lo cho cuộc sống đã vô cùng chật vật, vì vậy đối nhiều cặp vợ chồng làm công chức ở Hà Nội, có một căn nhà nhỏ vẫn chỉ là một giấc mơ.

    Nhà ở lúc sống đã không có được, nhà ở lúc chết, xem ra cũng không mấy dễ dàng. Giá đất tại một số nghĩa trang ở Hà Nội luôn khiến nhiều người phải giật mình.

    Tại một số nghĩa trang ở Hà Nội như Mai Dịch hay Văn Điển- những nơi được coi là khu “VIP” cho người âm, giá đất mộ thường ngang ngửa với giá đất ở của người sống. Mỗi m2 đất tại đây, nếu tính đủ các chi phí gồm cả phần đất, phí cải táng,…giá cũng rơi vào khoảng trên 25 triệu đồng/m2, nếu mua qua cò đất, giá ít nhất cũng tầm 30 triệu đồng/m2.

    Tại một số nơi khác như nghĩa trang Quán Dền (Nhân Chính, Thanh Xuân), nghĩa trang Láng Hạ (27 Vũ Ngọc Phan),…giá đất “mềm” hơn một chút, thông thường dao động từ khoảng 18 – 20 triệu đồng/m2.

    Như vậy, với mỗi phần mộ “VIP” khoảng 4 – 4,5 m2, giá thường từ 120 – 130 triệu đồng. Các phần mộ khác rẻ hơn cũng khoảng 80 – 90 triệu đồng/m2.

    Với các gia đình khá giả, đây không phải là số tiền lớn. Nhưng với những gia đình công chức, đấy không phải là khoản tiền nhỏ.

    Anh Hải, một công chức ở Hà Nội nhẩm tính, mỗi tháng thu nhập 2 vợ chồng anh khoảng 6 triệu đồng, trừ đi tất cả các chi phí, mỗi tháng 2 vợ chồng anh “đút lợn” nhiều lắm cũng chỉ 1 triệu đồng.

    Với mỗi suất đất giá tại thời điểm như hiện nay, thì hai vợ chồng anh phải đi làm 80 năm, tức là cả đời người thì mua nổi một suất.

    “Đất đắt thế này, chắc gia đình tôi có ai yên nghỉ, phải đưa về quê mai táng. Chứ ở Hà Nội lấy đâu ra chỗ để chôn”, anh Hải nhăn nhó.

    Khan hiếm!

    Điều đáng nói, mặc dù giá cao, nhưng việc tìm được một phần đất để chôn cất người nhà ở Hà Nội lại không hề dễ.

    Kể về câu chuyện tìm đất cho bố vợ, anh Thái (nhà ở Láng Hạ, Hà Nội) chỉ biết thở dài “Tưởng chỉ khó đất cho người sống, ai dè đất cho người chết còn khó hơn”.

    Bố vợ anh Thái hiện đã liệt toàn thân do tai biến mạch não, theo lời các bác sỹ, gia đình chuẩn bị sẵn tâm lý vì cụ có thể ra đi bất cứ lúc nào.

    Chính vì vậy, từ hôm đưa cụ về nhà, ngoài thời gian chăm sóc cụ, hai vợ chồng anh Thái chạy đôn chạy đáo đi mua sẵn một phần đất ở nghĩa trang cho cụ.

    Ban đầu nghĩ việc mua một suất đất ở nghĩa trang không mấy khó khăn, nên vợ chồng anh quyết định đặt mua ở nghĩa trang Văn Điển. Tuy nhiên, do quá tải nghĩa trang này đã không nhận hung táng từ năm 2010.

    Tìm đến nghĩa trang Quán Dền (Nhân Chính, Thanh Xuân), anh Thái cũng nhận được cái lắc đầu ngao ngán của người quản trang vì “nghĩa trang này không nhận người ngoài, chỉ dành cho người trong làng”.

    Dù sẵn sàng trả với mức giá cao gấp đôi, nhưng người quản trang ở đây vẫn từ chối vì “đất làng, không thể bán tùy tiện được”.

    Trong vai người đi mua đất cho người âm, chúng tôi tìm đến nghĩa trang Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Vừa đặt vấn đề muốn mua 1 suất đất ở đây, một thanh niên làm quản trang ở đây liên lắc đầu nói: “Hết chỗ và không nhận người ngoài”.

    Sau một hồi năn nỉ và có chút quà “chè thuốc”, thì anh quản trang ở đây mới chịu mách nước. Theo anh này, cách dễ nhất để có đất ở đây là tìm cò đất mà mua. Muốn tìm cò đất ở đâu thì ra các quán nước lề đường hoặc vào trong làng nói hỏi mua đất nghĩa trang, sẽ có người chỉ cho.

    “Mua như vậy, đất đắt đấy. Ít nhất cũng hơn tầm chục triệu/suất. Nếu chị cần gấp thì hãy mua”, anh quản trang cho biết.

    Xem ra, việc mua được một suất đất “âm” cho người quá cố ở Hà Nội còn khó hơn cả mua đất cho người dương. Chấp nhận mua đắt, tiền nhiều cũng không dễ gì chọn được một chỗ ưng ý.

    Theo Châu Anh
    VTCNews
  10. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Dự án bất động sản: Bán tháo cũng không dễ!
    Đầu ra cho sản phẩm khó khăn, nhiều chủ đầu tư phải rao bán dự án để lấy tiền trả nợ
    Trước những khó khăn về nguồn vốn và thị trường, nhiều chủ đầu tư dự án tại Hà Nội đang rao bán dự án bất động sản.

    Danh sách các dự án bất động sản tại Hà Nội chào bán đang ngày một dài, mà nguyên nhân chính là do chịu tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng đứng ở mức cao, đầu ra cho sản phẩm không có, doanh nghiệp bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn và buộc phải tính đến phương án bán dự án.

    Ế ẩm!

    Chủ đầu tư dự án hỗn hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ để bán trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) đang phải đôn đáo tìm đối tác tham gia thực hiện dự án, mà thực chất là mong muốn “bán đứt” nhằm thoát khỏi thị trường. Dự án có diện tích 4.000 m2, đã được phê duyệt gồm 2 tòa nhà 30 tầng với mật độ xây dựng 50%, đầy đủ pháp lý, giá chào bán 470 tỷ đồng, bao gồm cả tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là “vẫn có thể thương lượng”. Tuy nhiên, rao bán cả mấy tháng nay vẫn chưa tìm được người “thực sự nhiệt tình”.

    Một dự án khác có diện tích tương tự dự án trên, nằm trên đường chính Khu đô thị mới Cầu Giấy, được chào bán với giá 215 tỷ đồng, có thương lượng. Dự án khác nằm trên đường Phạm Hùng có diện tích 3.600 m2, số tầng không được quá 20, được chào bán với giá 88,9 tỷ đồng và cũng có thương lượng. Nằm trong Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, chủ đầu tư dự án có diện tích 2.700 m2, diện tích xây dựng 1.200 m2, mật độ xây dựng 45%, cao 25 tầng, đang chào bán với giá 92 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền sử dụng đất.

    Ở quy mô lớn hơn, chủ một dự án tại quận Hà Đông rao bán dự án gần 6 héc-ta bao gồm biệt thự, liền kề và căn hộ, có phê duyệt quy hoạch 1/500, có quyết định giao đất, đã giải phóng mặt bằng và san nền. Tuy mức giá không được tiết lộ, nhưng theo một nguồn tin đáng tin cậy thì mức giá chỉ bằng một nửa so với thời điểm đất khu vực Hà Đông lên cơn sốt hồi năm 2010.

    Không ít chủ đầu tư có dự án nằm ở ngoại thành hoặc địa phương khác cũng đang phải rao bán. Ví dụ, một dự án nghỉ dưỡng cao cấp có diện tích 8 héc-ta tại Ba Vì đang được chào bán với giá 50 tỷ đồng. Hay một resort tại Mũi Né - Phan Thiết, với khách sạn cao cấp, đầy đủ nội thất tiêu chuẩn 4 sao và đang kinh doanh tốt với 100 phòng, đang được chào bán với giá 115 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mặc dù chủ đầu tư hứa hẹn với các nhà môi giới về một tỷ lệ “hoa hồng” hấp dẫn khi các thương vụ mua bán thành công, nhưng các dự án trên vẫn chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng.

    M&A sẽ nhộn nhịp

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho số lượng các dự án bất động sản chào bán ngày càng tăng, trong đó có 3 nguyên nhân cơ bản sau:

    Thứ nhất và cũng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các doanh nghiệp đã vay tiền của ngân hàng, huy động vốn của khách hàng để mua đất làm dự án, rồi ứng vốn của nhà thầu hoặc bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi để xây dựng. Nhưng do đầu ra cho sản phẩm không có, nên doanh nghiệp không có doanh thu để trả lãi ngân hàng và trả nhà thầu, nên buộc phải bán dự án.

    Thứ hai, có nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn trước đây kiếm lời dễ dàng từ bất động sản, nên tham vọng mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này bằng cách lấy tiền lãi của dự án đã bán để đầu tư tiếp vào các dự án khác. Trong bối cảnh hiện nay, do không có tiền để đầu tư nhiều dự án cùng một lúc, nên doanh nghiệp buộc phải tìm cách bán bớt một số dự án.

    Nguyên nhân thứ ba có tỷ lệ không nhỏ là nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, nhưng lại nhảy vào thị trường này lúc sốt bằng cách lấy tiền lãi từ ngành nghề kinh doanh chính để mua dự án, bây giờ không triển khai được và buộc phải bán dự án để quay lại ngành nghề kinh doanh chính hoặc cứu doanh nghiệp khi ngành nghề kinh doanh chính cũng khó khăn.

    Trao đổi với phóng viên, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn bất động sản Sohovietnam cho biết, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và buộc phải bán dự án là cơ hội thuận lợi để các nhà đầu tư mua được dự án tốt với giá hợp lý. Những doanh nghiệp có tiền mặt đang sẵn sàng lùng mua những dự án bất động sản có vị trí đẹp, đã có mặt bằng sạch, pháp lý rõ ràng; sau đó dần hoàn thiện các thủ tục và đợi thị trường khởi sắc sẽ khởi động dự án.

    Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE nhận định, hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trong năm 2012, qua đó tăng tính thanh khoản và khả năng cạnh tranh của thị trường bất động sản trong những năm tới. Tuy nhiên, ông Marc Townsend khuyến nghị: “Người bán thường có thói quen chào mức giá cao hơn nhiều so với mức chấp nhận, sau đó nếu có đơn vị hỏi mua sẽ thương lượng. Đây là một sai lầm. Vì nếu người mua nhận thấy sự bất hợp lý (hay sau khi làm các tính toán cần thiết) sẽ không dành thời gian tiếp cận dự án và cơ hội sẽ bị bỏ qua. Hãy đặt vị trí mình là người mua rồi hãy đưa ra mức giá chào bán hoặc nhờ tư vấn độc lập định giá”.
    Theo Minh Nhật
    ĐTCK

Chia sẻ trang này