Sóng Cách Cách, sóng thần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 28/03/2012.

7258 người đang online, trong đó có 903 thành viên. 13:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5132 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Amata sẽ đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam

    Ông Vikrom Kromadit - người sáng lập ra tập đoàn phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Amata Corp của Thái Lan, cho biết Amata sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam sau khi đã thành công với dự án KCN Amata ở Đồng Nai.

    Ông Vikrom Kromadit cho biết như trên vào ngày 28-3 tại Đồng Nai nhân chuyến đi Caravan xuyên qua các quốc gia châu Á (Thái Lan-Lào-Campuchia-Việt Nam-Trung Quốc –Mông Cổ) của ông.
    Ông Vikrom Kromadit cũng xác nhận Amata đang theo đuổi dự án phát triển khu đô thị công nghiệp mới tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai với quy mô lớn, tuy nhiên ông chưa thể tiết lộ thông tin chi tiết về dự án vì còn sớm.
    Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề cuộc gặp gỡ trên, ông Huỳnh Ngọc Phiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Amata Việt Nam, cho biết dự án khu đô thị công nghiệp mới dự kiến sẽ được chính quyền tỉnh Đồng Nai xác định địa điểm thực hiện vào tháng tới với diện tích 1.300 héc ta. Từ đó công ty sẽ có phương án về thiết kế quy hoạch, phát triển dự án để xin cấp phép đầu tư. Ông Phiên cũng nói thêm dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 20 tỉ đô la Mỹ (trong đó vốn cho phát triển hạ tầng khoảng 500 triệu đô la Mỹ) dự kiến sẽ phải đến giữa năm 2013 mới bắt đầu thực hiện. Amata sẽ kêu gọi các nhà đầu tư vào phát triển từng hạng mục của dự án khu đô thị công nghiệp mới này.
    Ông Phiên cũng lưu ý về tính cấp thiết phát triển dự án mới này, vì hiện nay khu công nghiệp Amata hiện hữu không còn nhiều đất cho các nhà đầu tư mới cần diện tích đất lớn. "Một số nhà đầu tư Nhật cần diện tích vài chục héc ta, họ muốn đặt nhà máy tại khu công nghiệp Amata, nhưng đành phải chuyển đi nơi khác", ông Phiên nói và cho biết dự án khu đô thị công nghiệp mới này sẽ hiện đại hơn cả dự án hiện hữu bên Thái Lan.
    Ngoài ra, hiện Amata Việt Nam cũng đang phát triển khu thương mại tại khu công nghiệp Amata hiện hữu ở thành phố Biên Hòa. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng gần 20 héc ta ngay tại mặt tiền khu công nghiệp Amata và trên quốc lộ 1A .
    Dự án hoàn chỉnh sẽ cần tổng vốn đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ, bao gồm khu thương mại, khu dân cư, khách sạn, trường học quốc tế, bệnh viên, khu giải trí, dịch vụ ...
    Theo ông Phiên, dự án này ra đời nhằm cung cấp những dịch vụ cần thiết cho hơn 25.000 người đang làm việc tại khu công nghiệp Amata và góp phần cung cấp thêm một tiêu chuẩn sống mới cho cư dân của thành phố Biên Hòa.
    Công ty cổ phần Amata Việt Nam là một liên doanh giữa Công ty Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa và Bangpakong Industrial Park 2 Company (Thái Lan). Amata đã đầu tư 60 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam.
    Quốc Hùng
    TBKTSG
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Tiền đang chảy vào VN như thác đổ [-X[-X[-X
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Tháng 6, lãi suất sẽ giảm sâu

    28-03-2012 10:17:26


    Có thể đến tháng 6/2012, lãi suất cho vay sẽ giảm sâu hơn so với hiện nay.


    (ĐTCK) PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế TP. HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, yêu cầu bức thiết nhất của nền kinh tế hiện nay là gỡ nút thắt về lãi suất, giảm áp lực cho doanh nghiệp. ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Ngân về vấn đề này.
    Đâu là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế hiện nay, thưa ông?
    Tăng trưởng kinh tế quý I/2012 đạt thấp, đặt thách thức cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm nay. Thách thức nằm ở những vấn đề hiện hữu như lãi suất còn cao, thanh khoản ngân hàng chưa ổn định, nợ xấu ngân hàng cao… Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là lãi suất cao, khiến nền kinh tế trở nên thiếu vốn, đặc biệt là khu vực tư nhân - chủ yếu vay vốn từ ngân hàng.
    Theo thống kê của NHNN, dư nợ tín dụng đã giảm liên tục trong 3 tháng liền và tính đến ngày 20/3, giảm 2,13% so với cuối năm 2011; tổng vốn huy động tăng 1,56% và tổng phương tiện thanh toán tăng 1,44% so với cuối năm trước.

    Vậy theo ông, muốn lãi suất sớm hạ, cần phải làm gì?
    Muốn hạ lãi suất, trước hết phải giải quyết vấn đề thanh khoản ngân hàng. Hiện thanh khoản của nhiều ngân hàng đã được cải thiện, nhưng còn một số vẫn yếu kém. NHNN đang từng bước giải quyết vấn đề này bằng cách cho hợp nhất, sáp nhập trên tinh thần tự nguyện trước. Kế đến, phải tập trung xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
    Trong tháng 4 tới, NHNN sẽ có biện pháp xử lý các ngân hàng có thanh khoản yếu kém, đồng thời có phương án xử lý nợ xấu của hệ thống cũng như việc hợp nhất, sáp nhập các nhà băng yếu kém. Sau khi giải quyết được các vấn đề trên thì trần lãi suất huy động có thể được gỡ bỏ. Hiện tại, trần lãi suất vẫn cần được duy trì và phải được thực hiện nghiêm.
    Gần đây, nhiều người cho rằng, các ngân hàng không giảm lãi suất cho vay dù trần lãi suất huy động đã được giảm 1%. Tình trạng này có thể có, nhưng không phổ biến, do yêu cầu từ chính thực tế: lãi suất cao, nhiều khách hàng sẽ không vay; bản thân ngân hàng cũng không muốn cho vay với lãi suất cao, vì doanh nghiệp chấp nhận lãi cao tiềm ẩn rủi ro mất khả năng trả nợ, khiến nợ xấu ngân hàng tăng lên.
    Tôi cho rằng, ách tắc lớn nhất hiện nay đối với việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng chính là tình trạng “vượt rào” lãi suất huy động. Lãi suất chưa thể hạ vì chi phí huy động thực tế vẫn cao hơn mức trần 13%/năm. Vì vậy, để giảm được lãi vay, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, NHNN cần có giải pháp xử lý mạnh hơn đối với các ngân hàng vượt trần lãi suất huy động13%/năm.

    Khi nào lãi suất cho vay có thể giảm đồng loạt và giảm sâu hơn hiện nay, thưa ông?
    Theo tôi, có thể đến tháng 6/2012, lãi suất cho vay sẽ giảm sâu hơn so với hiện nay (nếu giải quyết xong các vấn đề trên). Lãi suất huy động sẽ về 10%/năm và lãi suất cho vay còn khoảng 14 - 16%/năm.
    Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang trong chiều hướng giảm, tổng cầu cũng giảm. Nhập siêu trong 3 tháng đầu năm chỉ ở mức 250 triệu USD so với cùng kỳ năm trước là 3 tỷ USD. Thị trường ngoại tệ đang trong chiều hướng ổn định, tỷ giá khó biến động mạnh. Đồng thời, NHNN tiếp tục siết cho vay ngoại tệ… là những yếu tố tác động tích cực đến CPI. CPI giảm sẽ tác động tích cực đến lãi suất.
    Khi lãi suất giảm sẽ giải quyết được các vấn đề khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng lãi suất giảm để vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, lãi suất giảm sẽ kích thích thị trường chứng khoán. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn qua thị trường này cũng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thay vì lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, chịu lãi suất cao.

    Thùy Vinh thực hiện
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Đợt này Tây mua rất thông mình, mua được nhiều mà không hề đẩy giá.
  5. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.823
    Khôn cũng chết ,Dại cũng chết ,Biết thì sống
  6. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.823
    cơ hội cho Tây giải ngân ...Rồi nó chốt lãi bán cho ta
  7. vayno100

    vayno100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2011
    Đã được thích:
    90
    Cứ xuống là tây nó múc, lên nó xả
    Nhưng đợt này em thấy nó mua nhiều lắm và giữ nhiều lắm
    Không bít nó có hỗ trợ gì trong trung hạn
    Mình nhỏ lẻ thấy nghi lún
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Tuần sau TT tăng khủng khiếp đó bạn :-bd
  9. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Mark Mobius: Chứng khoán Việt sẽ tăng mạnh hơn các thị trường Đông Nam Á
    Thứ Sáu, 06/04/2012 | 07:28

    Theo Mark Mobius, còn quá sớm để đầu tư vào Myanmar

    Mark Mobius, một trong những nhà đầu tư thị trường mới nổi nổi tiếng nhất thế giới, nhận thấy cơ hội mua vào cổ phiếu giá rẻ tại các thị trường chứng khoán Đông Nam Á. Ông dự báo chứng khoán Việt Nam sẽ tăng mạnh hơn so với các thị trường khác trong khu vực.

    Hiện ông vẫn đang mua vào cổ phiếu của Thái Lan và ưu tiên đầu tư nhóm cổ phiếu năng lượng và ngân hàng. Phát biểu tại một sự kiện ở Bangkok, ông cho biết: “Cổ phiếu Thái Lan không đắt và chúng tôi sẽ tiếp tục mua vào”.

    Mobius cho biết thêm, ông quan tâm đến lĩnh vực năng lượng, sản xuất và tiêu dùng tại Myanmar nhưng vẫn còn quá sớm để đầu tư vào quốc gia này.

    Được biết, Mark Mobius là Chủ tịch của Templeton Emerging Markets Group, tổ chức đang giám sát 50 tỷ USD tại các quỹ đầu tư thị trường mới nổi.

    Phước Phạm (*********)
    Finfonet
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Đọc sách | Thảo luận: 0 | AA A
    Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2011
    Sẽ hạ hệ số rủi ro cho vay BĐS và CK từ 250 xuống 150%?

    Dự kiến Thông tư sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 01/06/2012
    NHNN dự kiến hạ hệ số rủi ro với các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán từ 250% xuống 150%, đồng thời nâng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của ngân hàng từ 80% lên 95% và công ty tài chính từ 85% lên thành 100%.

    Đây là một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2011 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) đang được NHNN gửi các TCTD đóng góp ý kiến. Dự kiến Thông tư sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/06/2012.



    Một số điểm thay đổi của dự thảo Thông tư đáng chú ý:
    Vốn tự có được bổ sung thêm khoản mục thặng dư vốn cổ phần và dự phòng chung.
    Giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định. Thông tư mới quy định, nếu mức này thấp hơn 10% thì TCTD sẽ bị hạn chế về hoạt động, còn dưới 20% sẽ phải cơ cấu lại tổ chức.
    Tỷ lệ an toàn vốn. Trên cơ sở kế thừa Thông tư 13, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và an toàn vốn hợp nhất tối thiểu đều là 9%.
    Hệ số rủi ro với các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán hạ từ 250% xuống 150%.
    Nguyên nhân thay đổi trên được lý giải là do tình hình chứng khoán, bất động sản hiện nay có nhiều khó khăn, TCTD đã ý thức được mức độ rủi ro đối với các hoạt động này và đây cũng là những hoạt động thuộc danh mục NHNN không khuyến khích và yêu cầu giảm tỷ lệ xuống dưới 20% trong năm vừa qua.
    Dư nợ cho vay và tiền gửi được tính trên thị trường 1. Trong đó, dư nợ cho vay được loại trừ các khoản đầu tư vào trái phiếu được phép giao dịch với NHNN. Đây là động thái nhằm khuyến khích các TCTD nắm giữ trái phiếu được phép giao dịch với NHNN. Còn tiền gửi thì loại trừ tiền gửi của TCTD, chi nhánh NHNNg khác (tức là trừ tiền gửi có kỳ hạn, tiền vay của NH hoạt động ngoài lãnh thổ VN).
    Dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được nâng lên so với Thông tư 13 trước đó. Cụ thể, đối tượng ngân hàng cũng như chi nhánh NHNNg được nâng từ 80% lên 95%, công ty tài chính từ 85% lên thành 100%.
    Giới hạn cấp tín dụng cũng có một số nội dung sửa đổi đáng quan tâm như:
    Giới hạn cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu của NHTM, chi nhánh NHNNg không vượt quá tỷ lệ do NHNN quy định trong từng thời kỳ.
    Ngân hàng, chi nhánh NHNNg không được nhận uỷ quyền đại diện cổ đông đối với cổ phiếu mà khách hàng mua từ nguồn vốn vay hoặc có nguồn gốc từ nguồn vốn vay ngân hàng hay chi nhánh NHNNg.
    Góp vốn vào các doanh nghiệp. Ngân hàng (kể cả công ty con, công ty liên kết) không được góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp (bao gồm cả góp vốn vào công ty con và liên kết) không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng.
    Với công ty tài chính và các công ty con, liên kết của công ty tài chính thì tỷ lệ này lần lượt là 11% và 60%.
    Góp vốn vào TCTD khác và doanh nghiệp kiểm soát. Ngân hàng, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính mình.
    Công ty con, công ty con và người liên quan, công ty liên kết, công ty liên kết và người có liên quan, của cùng một ngân hàng hay công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau hay của chính ngân hàng/công ty tài chính.
    Ngân hàng, ngân hàng và người có liên quan, công ty tài chính, công ty tài chính và người có liên quan không được góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát chính mình.
    Ngân hàng, công ty tài chính đang là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát đó.
    Chỉ được phép mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác. Nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác không vượt quá 20% vốn của TCTD đó trừ trường hợp được NHNN chấp thuận hay chỉ định.
    LĐ (*********)
    finfonet




    Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2011
    Sẽ hạ hệ số rủi ro cho vay BĐS và CK từ 250 xuống 150%?

    Dự kiến Thông tư sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 01/06/2012
    NHNN dự kiến hạ hệ số rủi ro với các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán từ 250% xuống 150%, đồng thời nâng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của ngân hàng từ 80% lên 95% và công ty tài chính từ 85% lên thành 100%.

    Đây là một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2011 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) đang được NHNN gửi các TCTD đóng góp ý kiến. Dự kiến Thông tư sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/06/2012.



    Một số điểm thay đổi của dự thảo Thông tư đáng chú ý:
    Vốn tự có được bổ sung thêm khoản mục thặng dư vốn cổ phần và dự phòng chung.
    Giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định. Thông tư mới quy định, nếu mức này thấp hơn 10% thì TCTD sẽ bị hạn chế về hoạt động, còn dưới 20% sẽ phải cơ cấu lại tổ chức.
    Tỷ lệ an toàn vốn. Trên cơ sở kế thừa Thông tư 13, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và an toàn vốn hợp nhất tối thiểu đều là 9%.
    Hệ số rủi ro với các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán hạ từ 250% xuống 150%.
    Nguyên nhân thay đổi trên được lý giải là do tình hình chứng khoán, bất động sản hiện nay có nhiều khó khăn, TCTD đã ý thức được mức độ rủi ro đối với các hoạt động này và đây cũng là những hoạt động thuộc danh mục NHNN không khuyến khích và yêu cầu giảm tỷ lệ xuống dưới 20% trong năm vừa qua.
    Dư nợ cho vay và tiền gửi được tính trên thị trường 1. Trong đó, dư nợ cho vay được loại trừ các khoản đầu tư vào trái phiếu được phép giao dịch với NHNN. Đây là động thái nhằm khuyến khích các TCTD nắm giữ trái phiếu được phép giao dịch với NHNN. Còn tiền gửi thì loại trừ tiền gửi của TCTD, chi nhánh NHNNg khác (tức là trừ tiền gửi có kỳ hạn, tiền vay của NH hoạt động ngoài lãnh thổ VN).
    Dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được nâng lên so với Thông tư 13 trước đó. Cụ thể, đối tượng ngân hàng cũng như chi nhánh NHNNg được nâng từ 80% lên 95%, công ty tài chính từ 85% lên thành 100%.
    Giới hạn cấp tín dụng cũng có một số nội dung sửa đổi đáng quan tâm như:
    Giới hạn cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu của NHTM, chi nhánh NHNNg không vượt quá tỷ lệ do NHNN quy định trong từng thời kỳ.
    Ngân hàng, chi nhánh NHNNg không được nhận uỷ quyền đại diện cổ đông đối với cổ phiếu mà khách hàng mua từ nguồn vốn vay hoặc có nguồn gốc từ nguồn vốn vay ngân hàng hay chi nhánh NHNNg.
    Góp vốn vào các doanh nghiệp. Ngân hàng (kể cả công ty con, công ty liên kết) không được góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp (bao gồm cả góp vốn vào công ty con và liên kết) không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng.
    Với công ty tài chính và các công ty con, liên kết của công ty tài chính thì tỷ lệ này lần lượt là 11% và 60%.
    Góp vốn vào TCTD khác và doanh nghiệp kiểm soát. Ngân hàng, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính mình.
    Công ty con, công ty con và người liên quan, công ty liên kết, công ty liên kết và người có liên quan, của cùng một ngân hàng hay công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau hay của chính ngân hàng/công ty tài chính.
    Ngân hàng, ngân hàng và người có liên quan, công ty tài chính, công ty tài chính và người có liên quan không được góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát chính mình.
    Ngân hàng, công ty tài chính đang là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát đó.
    Chỉ được phép mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác. Nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác không vượt quá 20% vốn của TCTD đó trừ trường hợp được NHNN chấp thuận hay chỉ định.
    LĐ (*********)
    finfonet

Chia sẻ trang này