Sóng Cách Cách, sóng thần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 28/03/2012.

7516 người đang online, trong đó có 920 thành viên. 13:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 5132 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    NHNN chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các DN
    NHNN yêu cầu các TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ, tiếp tục xem xét cho vay mới với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.
    NHNN chiều nay đã có thông báo về giải pháp điều hành lãi suất và tín dụng trong thời gian tới.

    Theo đó, NHNN điều chỉnh giảm 1% các mức lãi suất chủ chốt (như lãi suất tái cấp vốn xuống 13%/năm, lãi suất chiết khấu xuống 11%/năm, trần lãi suất xuống 12%/năm đối với kỳ hạn trên 1 tháng và 4%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 1 tháng).


    Về điều hành, NHNN yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa.


    Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.


    Các TCTD phải tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiện khách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạ chế rủi ro phát sinh và đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, quyết liệt xử lý nợ xấu, không được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ chưa phù hợp với quy định của pháp luật nhằm che dấu nợ xấu.


    NHNN vẫn bảo lưu quan điểm kiểm soát dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích (chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng) dưới 16% tổng dư nợ cho vay:

    - Đối với dư nợ cho vay chứng khoán được loại trừ dư nợ cho vay người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần IPO;

    - Dư nợ cho vay BĐS được loại trừ nhu cầu vốn xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà khoản vay được trả nợ bằng nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công của khách hàng vay; xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà cho thuê, xây dựng các công trình dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị (bao gồm cả các công trình hoàn thành trong năm 2012 và sau 2012 – trước đó khoản này chỉ áp dụng đối với các công trình hoàn thành trong năm 2012);

    - Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng loại trừ nhu cầu vốn để xây dựng, mua nhà để ở trả bằng tiền lương; mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập và chữa bệnh trong nước.
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    NHNN chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các DN
    NHNN yêu cầu các TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ, tiếp tục xem xét cho vay mới với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.
    NHNN chiều nay đã có thông báo về giải pháp điều hành lãi suất và tín dụng trong thời gian tới.

    Theo đó, NHNN điều chỉnh giảm 1% các mức lãi suất chủ chốt (như lãi suất tái cấp vốn xuống 13%/năm, lãi suất chiết khấu xuống 11%/năm, trần lãi suất xuống 12%/năm đối với kỳ hạn trên 1 tháng và 4%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 1 tháng).


    Về điều hành, NHNN yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa.


    Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.


    Các TCTD phải tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiện khách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạ chế rủi ro phát sinh và đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, quyết liệt xử lý nợ xấu, không được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ chưa phù hợp với quy định của pháp luật nhằm che dấu nợ xấu.


    NHNN vẫn bảo lưu quan điểm kiểm soát dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích (chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng) dưới 16% tổng dư nợ cho vay:

    - Đối với dư nợ cho vay chứng khoán được loại trừ dư nợ cho vay người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần IPO;

    - Dư nợ cho vay BĐS được loại trừ nhu cầu vốn xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà khoản vay được trả nợ bằng nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công của khách hàng vay; xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà cho thuê, xây dựng các công trình dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị (bao gồm cả các công trình hoàn thành trong năm 2012 và sau 2012 – trước đó khoản này chỉ áp dụng đối với các công trình hoàn thành trong năm 2012);

    - Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng loại trừ nhu cầu vốn để xây dựng, mua nhà để ở trả bằng tiền lương; mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập và chữa bệnh trong nước.
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Mỗi quý, trần lãi suất có thể giảm 1%
    10:06 | 06/04 0 Bài bình luận



    PGS - TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho rằng, giải pháp tốt nhất hiện nay là nhanh chóng hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp, từ đó “hạ nhiệt” lạm phát.


    Theo ông, tại sao các DNNVV khó tiếp cận vốn, ngay cả khi ngân hàng đã mở cửa cho vay và mặt bằng lãi suất đã được giảm dần?

    Sở dĩ DNNVV khó tiếp cận vốn vay là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. Hiện tín dụng đã giảm mạnh và trong năm nay, dư nợ tín dụng chỉ được tăng trưởng ở mức tối đa 17%. Bên cạnh đó, thanh khoản của các ngân hàng trong hệ thống cũng không đồng đều. Ngân hàng thừa vốn không dám hạ lãi suất để đẩy mạnh cho vay, vì sợ ngân hàng nhỏ hút khách hàng gửi tiết kiệm. Trong khi đó, nhà băng nhỏ khó giảm lãi suất và phải kiểm soát tín dụng. Hậu quả là, áp lực lãi suất còn cao vẫn là rào cản đối với DNNVV.

    Mặt bằng lãi vay cao đang khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, chỉ trong quý I/2012, tại địa phương này đã có 931 doanh nghiệp khóa mã số thuế để giải thể. Số doanh nghiệp gửi thông báo ngừng hoạt động đến Cục Thuế TP.HCM lên đến con số 5.012, bao gồm cả các đơn vị chờ làm thủ tục giải thể, phá sản, tạm dừng hoạt động có thời hạn… Còn trên cả nước, tính đến nay, đã có khoảng 2.200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể. Vì thế, giải pháp tốt nhất hiện nay là phải nhanh chóng hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp, từ đó cũng có thể “hạ nhiệt” lạm phát.

    Để giảm được lãi vay thỏa thuận trong bối cảnh hiện nay, cần những giải pháp gì, thưa ông?

    Theo tôi, muốn giảm được lãi suất cho vay, trước hết, phải cắt giảm trần lãi suất huy động, đồng thời, chính sách thuế cũng cần tính toán lại… để có thêm các giải pháp kích cầu và tăng sức mua. Phải triển khai đồng bộ các giải pháp đó, chứ không thể chỉ kỳ vọng vào chính sách tiền tệ. Ngược lại, nếu chưa làm được các vấn đề trên mà giảm lãi suất, thì sẽ kích thích lạm phát trở lại khi lượng tiền đưa ra thị trường nhiều hơn.

    Thực tế, lãi suất cho vay không giảm như kỳ vọng khi đã hạ trần lãi suất huy động?

    Trần lãi suất huy động đã được cắt giảm và theo lộ trình sẽ hạ dần trong thời gian tới, nhưng tình trạng vượt trần vẫn có. Thực tế, với quy định trần 13%/năm hiện nay, không phải nhà băng nào cũng chấp hành. Do đó, muốn giảm được lãi vay, đòi hỏi phải xử lý nghiêm những ngân hàng “lách” trần lãi suất tiết kiệm.

    Theo tôi, cũng cần chọn thời điểm thích hợp để bỏ trần lãi suất, bởi khi mặt bằng lãi suất ổn định, thì việc duy trì trần cũng không còn ý nghĩa. Còn nếu tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động tiền gửi, thì cũng nên có luôn trần lãi suất cho vay.

    Nhưng trần lãi suất huy động giảm tiếp sẽ khó thu hút tiền tiết kiệm, thưa ông?

    Chủ trương lạm phát trong năm nay sẽ được kiểm soát ở mức một con số và theo tôi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay sẽ xuống mức 9%. Lạm phát giảm sẽ là điều kiện tốt để cắt giảm lãi suất. Tôi cho rằng, từ nay đến cuối năm, trần lãi suất có thể giảm mỗi quý 1% và đến cuối năm chỉ còn 11%. Như vậy, khách hàng gửi tiền tiết kiệm vẫn đảm bảo lãi suất thực dương 2%. Trần lãi suất huy động giảm dần sẽ kéo theo lãi suất cho vay thỏa thuận giảm.

    Theo ông, liệu xu hướng lạm phát từ nay đến cuối năm có giảm như kỳ vọng?

    Nhập siêu trong quý I đã giảm. Nhập siêu 3 tháng đầu năm chỉ ở mức 250 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước là 3 tỷ USD. Thị trường ngoại tệ đang trong chiều hướng ổn định, tỷ giá khó biến động mạnh. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết cho vay ngoại tệ… Chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ chỉ tối đa 15 – 17%, thấp hơn so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng đã giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm. Đó là những yếu tố tác động tích cực đến CPI. Khi CPI giảm sẽ tác động tích cực đến lãi suất, góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn của nền kinh tế.



    Thùy Vinh
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thống đốc: Cởi trói gần như toàn bộ với lĩnh vực bất động sản





    Với TTCK Thống đốc cho rằng vẫn sẽ tăng trưởng bền vững mà không cần mở tín dụng từ vốn ngân hàng.
    Đại diện ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi phân tích tình hình hiện tại cũng như dự báo biến động của nền kinh tế, NHNN đã quyết định mở tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích cho vay bao gồm tín dụng chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.


    Với tín dụng tiêu dùng thì đã mở hết các loại dư nợ, chỉ trừ dư nợ tiêu dùng ở nước ngoài bao gồm du lịch, chữa bệnh, du học.


    Dư nợ tín dụng bất động sản cũng được mở với mọi loại hình vay bao gồm vay để mua bán nhà ở đầu tư, đầu cơ, để ở; mở cho vay xây dựng BĐS để bán, để ở.


    Với dư nợ cho vay chứng khoán không khuyến khích do đây là thị trường vốn dài hạn nên không thể sử dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư.


    Tuy nhiên Thống đốc tin rằng không cần vốn từ ngân hàng thì TTCK vẫn sẽ tăng trưởng được do thừa hưởng những yếu tố tích cực từ nền kinh tế như lạm phát và lãi suất giảm. Việc tăng của TTCK sẽ không nhanh nhưng sẽ bền vứng


    Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao lại mở tín dụng cho lĩnh vực BĐS, Thống đốc cho biết lĩnh vực BĐS rất rộng, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay BĐS chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng BĐS rất lớn, khoảng 60%. Do vậy phải từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng BĐS, nhất là khi nhu cầu nhà ở rất lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân tiếp cân.


    Mở tín dụng thì sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho BĐS, tạo ra chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nếu lĩnh vực BĐS được tháo gỡ một phần thì nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ như xi măng, sắt thép và giúp giảm nợ xấu trong ngân hàng.


    Đối với vấn đề nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%. Đối với nợ xấu tại một số TCTD cụ thể còn cao hơn nhiều. Các ngân hàng chủ động cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp do gặp nhiều khó khăn bởi nhiều lý do. Nếu không tháo gỡ thì các DN sẽ rất khó khăn, dẫn tới NH sẽ khó khăn. Do vậy NHNN chỉ đạo các NHTM tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp để DN vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.



    Thanh Hải - Khánh Linh
  5. uyen186

    uyen186 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    2
    Tin tốt ra dồn dập cũng cần có từoi gian để tiêu hoá,cứ lên từ từ là được,dựng đứng dựng ngược không bền.
  6. Linhanbinh

    Linhanbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2009
    Đã được thích:
    2
    :))
  7. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Lịch sự kiện thị trườngTỷ lệ ký quỹ cổ phiếu 9 Sự kiện kinh tế thế giới 2011Kết quả kinh doanh 2011 Lịch họp ĐHCĐ thường niên 2012 CafeBiz tuyển dụng tại Hà Nội & T.p HCM CafeF tiếp tục tuyển dụng tại T.p HCM & Hà Nội


    Tài chính quốc tế Kiểu đọc sách Thứ 5, 12/04/2012, 09:35 ."HNX-Index sẽ tăng gấp đôi trong vòng 1 năm tới"
    Đó là nhận định của Heather Manners, giám đốc đầu tư và quản lý quỹ Prusik. Ông cũng đánh giá “Việt Nam đang trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc với tư cách là cầu nối vào khu vực thương mại ASEAN.”
    Chỉ số chứng khoán trên sàn Hà Nội (HNX) sẽ gấp đôi giá trị trong vòng 14 tháng tới, so với mức thấp nhất trong tháng Một. Đó là nhận định của Heather Manners, giám đốc đầu tư và quản lý quỹ tại Prusik, công ty chuyên về cổ phiếu châu Á.


    Trở về từ chuyến thăm khu vực Đông Nam Á, Manners cho biết: “Việt Nam là một ví dụ điển hình của thị trường mới nổi với cả lãi suất và lạm phát đều đang giảm. Tôi đã bắt đầu mua cổ phiếu các công ty Việt Nam từ đầu năm và vừa mới đặt lệnh mua thêm.”


    Chỉ số của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ tại Việt Nam, HNX, đã giảm 87% so với mức cao nhất trong năm 2007 xuống mức thấp kỷ lục trong tháng Một năm nay. Ngày 10/4 vừa qua, ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố cắt giảm lãi suất huy động xuống còn 12%.


    Manners cho biết lúc này vẫn là thời điểm thích hợp để mua vào những cổ phiếu trên thị trường Việt Nam dù đã tăng mạnh trong đầu năm nay.


    Ông cho biết: “Việt Nam là một thị trường mới nổi đúng nghĩa. Toàn bộ môi giới đều là người bản địa, những thông tin về các công ty niêm yết còn chắp vá, tiếng Anh không phổ biến và xe máy lạng lách khắp mọi nơi. Bạn chưa thấy Merrill Lynch hay bất cứ ngân hàng đầu tư lớn nào.” Vì vậy, vẫn còn rất nhiều cơ hội tại đây.


    Giám đốc điều hành và quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management, Kevin Snowball trong bài phỏng vấn với Citywire Global nhận định, một đồng USD yếu và đồng nhân dân tệ mạnh đang làm lợi cho kinh tế Việt Nam.


    Snowball nói: “Nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục tăng giá và chi phí tăng cao, gấp 3-4 lần tại Việt Nam thì làn sóng nhu cầu thuê ngoài từ sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam.”


    Manners cho rằng sức hấp dẫn của Việt Nam không đến từ công cuộc tái cấu trúc trong nước hay mối liên hệ thương mại với Trung Quốc mà là từ quan hệ trong ASEAN: “Đừng để bị phân tâm bởi Trung Quốc. Điều khiến Việt Nam thực sự hấp dẫn chính là liên hệ thương mại và những phát triển gần đây của khu vực ASEAN. Bạn có thể thấy cổ phiếu Campuchia được giao dịch trên sàn Malaysia hay sàn Thái Lan niêm yết cổ phiếu Việt Nam.”


    Ông cũng đánh giá “Việt Nam đang trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc với tư cách là cầu nối vào khu vực thương mại ASEAN.”

    Lan Hương
    Theo TTVN/Citywire Global
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Cùng Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam được Ernst & Young dự báo tăng trưởng đứng đầu khu vực châu Á vào năm 2013.

    Trong báo cáo mới nhất về “Các thị trường tăng trưởng nhanh” phối hợp với Trung tâm Oxford Economics thực hiện, Ernst & Young nhận định khu vực các thị trường này sẽ tăng trưởng 5,3% trong 2012. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm nay được dự báo sẽ ở mức 5,7%.

    Với tốc độ trên, Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc (8,2%), Indonesia (6,2%) và Ấn Độ (6,1%). Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2013 sẽ vượt Indonesia, đạt 7,1%, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ nhờ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

    Nền kinh tế Việt Nam đã mở rộng 6% trong quý IV/2011, kéo tốc độ tăng trưởng cả năm lên 5,9%, cao hơn đôi chút so với dự báo bất chấp việc cắt giảm ngân sách và tăng lãi suất được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, theo E&Y, tình hình sẽ thay đổi trong năm nay, khi thị trường châu Âu còn yếu và lạm phát tăng chậm trong nửa đầu năm sẽ tạo điều kiện cho các chính sách nới lỏng tiền tệ.

    Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh hơn dự báo trong năm 2011 nhưng nhập khẩu cũng tăng nhanh có nghĩa là việc giảm giá VND có nhiều tác động lên lạm phát hơn là thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại. E&Y nhận định dấu hiệu này sẽ giúp các nhà quản lý quyết tâm hơn trong việc làm chậm lại tốc độ giảm giá VND trong năm 2012-2013. E&Y dự báo thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ liên tục giảm từ 2,2% GDP năm 2011 và có thể đạt thặng dư 0,2% GDP vào năm 2015...
  9. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Nhận định thị trường của công ty chứng khoán tuần từ 16 - 20/4

    (NDHMoney) Giới thiệu nhận định của một số công ty chứng khoán về diễn biến giao dịch tuần từ 16 - 20/4.

    Image
    Ảnh: Đức Long.
    Đây vẫn là giai đoạn thích hợp để lựa chọn các cổ phiếu blue chips
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)

    Trong một xu hướng tăng, chúng tôi cho rằng việc thị trường xuất hiện 1-2 phiên điều chỉnh là không quá lo ngại. Những phiên này có thể là cơ hội tốt để nhà đầu tư thực hiện cơ cấu lại danh mục và gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu với mức giá hợp lý. Thị trường tuần tới nhiều khả năng tiếp tục có diễn biến tích cực, tuy nhiên sự phân hóa và đổi nhóm cổ phiếu dẵn dắt có thể xảy ra.

    Không loại trừ một phần dòng tiền sẽ chốt lời ở các mã bất động sản và tìm kiếm cơ hội ở các nhóm khác. Theo quan điểm của BVSC, đây vẫn là giai đoạn thích hợp để lựa chọn các cổ phiếu blue chips, các cổ phiếu có cơ bản tốt cho chiến lược mua và nắm giữ.

    Nhà đầu tư nên thật cẩn thận trước các tín hiệu mua vào trong thời gian tới
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB - ACBS)

    Nếu vượt qua 470-480, VN-Index sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư ngắn và dài hạn. Theo đó, về dài hạn, VN-Index có thể hồi phục về vùng kháng cự 520-530 hoặc thậm chí chinh phục lại đỉnh năm 2009 ở 633 điểm. Tuy nhiên, 470-480 là vùng kháng cự mạnh tồn tại hơn 1 năm qua. Do đó, các bẫy tăng điểm có thể sẽ xảy ra đặc biệt là sau khi thị trường đã tăng khá nóng trong thời gian qua. Nhà đầu tư nên thật cẩn thận trước các tín hiệu mua vào trong thời gian tới.

    Tương tự VN-Index, HNX-Index cũng đang tạm dừng trước vùng kháng cự quan trọng 79-82 của chỉ số. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là lần thứ 3 vùng này được kiểm nghiệm nên nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ.

    Nếu tình huống trên xảy ra, HNX-Index có thể sẽ chuyển qua xu hướng tăng dài hạn và hướng tới vùng giá 95-100 hoặc xa hơn là 130-140.

    Đánh giá cao khả năng tiêp tục đi lên của VN-Index
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

    Nhìn chung, phiên giao dịch cuối tuần kết thúc trong sắc đỏ. Tuy nhiên, VN-Index vẫn có một tuần giao dịch khá thành công nhờ sự xuất hiện của thông tin tích cực hỗ trợ. Tín hiệu mua đã được phát đi khi VN-Index bứt phá thành công lên trên ngưỡng 460 điểm. Ngoài ra, dòng tiền vào thị trường có xu hướng mở rộng dần qua các phiên cũng cho tín hiệu khá tích cực về xu hướng trong ngắn hạn.

    Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế, chúng tôi đánh giá cao khả năng tiêp tục đi lên của VN-Index sau khi thực hiện kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ mới 455-460 điểm trong những phiên giao dịch tuần sau. Nhà đầu tư có thể tranh thủ giai đoạn điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục, tăng tỷ trọng nắm giữ với những cổ phiếu có dự báo kết quả kinh doanh khả quan.
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    CPI tháng 4 có thể tăng thấp hơn mức 0,16% của tháng 3/2012

    (NDHMoney) Các mô hình Leontief và ARIMA cho phép NDHMoney dự báo CPI tháng 4/2012 có thể chỉ tăng dưới mức 0,16% của tháng 3/2012.



    Ảnh: Getty

    >> CPI có thể về một con số từ tháng 5/2012

    Lạm phát năm có thể xuống dưới 11%

    Tổng cầu xuống thấp vẫn là nguyên nhân chính tác động kìm hãm lạm phát trong tháng 4. Ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng dầu từ tháng 3 không đáng lo ngại như dự báo, do diễn biến thay đổi quá nhanh.

    Các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt cho phép NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2012 có thể chỉ tăng dưới mức 0,16% của tháng 3/2012.

    Ở kịch bản này, do hiệu ứng tăng cao của tháng 4/2011, nên CPI so với cùng kỳ sẽ điều chỉnh rất mạnh, từ mức tăng 14,15% ở tháng 3/2012 xuống còn dưới 11% trong tháng này. Còn so với cuối năm ngoái, CPI tháng này dự kiến chỉ tăng dưới 2,7%.

    Như đề cập ở trên, tổng cầu xuống thấp có tác động khá lớn đến diễn biến lạm phát trong vài tháng gần đây.

    Biểu hiện dễ thấy là dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng tăng, trong khi tín dụng đưa vào nền kinh tế giảm.

    Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng khoảng 1,44% so với cuối năm trước. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng khoảng 1,5%. Nhưng, tổng dư nợ tín dụng tương ứng giảm 2,13%, một diễn biến khá hiếm trong nhiều năm gần đây.

    Trong quý 1/2012, hệ thống ngân hàng có biểu hiện dư thừa thanh khoản. Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại hệ thống các tổ chức tín dụng có hiện tượng nguồn vốn nhiều hơn sử dụng nguồn khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay đạt 60 nghìn tỷ đồng, cao hơn dự trữ bắt buộc là 15-20 nghìn tỷ đồng.

    Một bằng chứng khác là phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua khá thành công với mức lãi suất thấp cho kỳ hạn dài. Bên cạnh đó, ngay từ giữa tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu hút về trên 47.000 tỷ đồng.

    Tác động lên sức mua trên thị trường, tổng mức bán lẻ trong quý 1/2012 đã loại trừ yếu tố giá chỉ tăng ở mức khoảng 5% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với cùng giai đoạn các năm trước đây.

    Có thể cho rằng, cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán giảm nhanh là nguyên nhân chính khiến cho ảnh hưởng từ đợt tăng giá xăng dầu tháng 3, ước tác động trực tiếp khoảng 0,16% lên CPI tháng này, không dẫn đến việc tăng giá tâm lý dây chuyền, “tát nước theo mưa”, lên nhiều mặt hàng nhạy cảm khác.

    Chỉ số giá lương thực, thực phẩm và nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu khác không có nhiều biến động so với tháng trước. Riêng lương thực, do đầu ra xuất khẩu khó khăn, tồn kho lớn đã tác động rất tích cực đến diễn biến lạm phát trong vài tháng gần đây.

    Lãi suất có thể thực dương ngay trong tháng 4

    Điểm đáng chú ý nhất của tháng này là CPI so với cùng kỳ dự kiến xuống dưới mức trần lãi suất huy động vừa được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh xuống 12%/năm.

    Như vậy, nhiều khả năng đây là lần đầu tiên trong khoảng 1 năm qua, lãi suất huy động có hiện tượng thực dương. Thêm nữa, chênh lệch hơn 1% cũng nằm trong khoảng khuyến nghị mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tuyên bố cách đây ít ngày.

    Trên thực tế, lạm phát xuống thấp trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong quý 1/2012 không mấy khả quan, chỉ đạt mức khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái; số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động tăng rất mạnh; chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến ở mức 34,9% tại thời điểm 1/3 vừa qua, đã cho phép Chính phủ nới chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất và tăng trưởng.

    Trong vòng 1 tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh hạ mặt bằng lãi suất, mỗi lần giảm 1%, chính thức phát đi thông điệp nới lỏng chính sách tiền tệ.

    Liên quan đến lạm phát trong các tháng tới, với những diễn biến trong thời gian gần đây, khả năng CPI so với cùng kỳ sẽ tiếp tục giảm thêm vì hiệu ứng tăng cao năm trước còn kéo dài vài tháng nữa.

    Và thực tế đang cho thấy khả năng lạm phát sẽ về 1 con số vào tháng 5 tới, mà NDHMoney dự báo cách đây ít ngày, đang trở nên rộng mở.

    * NDHMoney vẫn để ngỏ khả năng CPI tăng trưởng âm trong tháng 4, tuy nhiên cần xác nhận diễn biến từ CPI Tp.HCM và Hà Nội để có thể đủ cơ sở. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến CPI trong ít ngày tới.


    Trần Lê Minh - NDHMone

Chia sẻ trang này