Sóng Cách Cách, sóng thần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 28/03/2012.

7258 người đang online, trong đó có 903 thành viên. 13:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5132 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. ca1080

    ca1080 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    9
    Bản Việt không thấy có kế hoạch lên sàn nhỉ[r24)]
  2. Ken2012

    Ken2012 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Có pác nào múc VCB với em không?:-bd
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Kinh tế Vĩ mô Tuần 16 – 20/04: Dự trữ ngoại hối vượt bậc, đã sẵn sàng để nới rộng tín dụng
    Thanh khoản các NHTM đã có bước cải thiện vượt bậc, sự ổn định trên thị trường tiền tệ đã trở lại và sẵn sàng cho một giai đoạn nới rộng tín dụng.
    I. KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

    Mỹ: Ổn định hệ thống tài chính tiếp tục là mục tiêu trọng tâm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Theo đó, ông Ben Bernanke đã đưa ra khuyến nghị các ngân hàng cần tăng cường nguồn vốn để ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào của thị trường.

    Chỉ số tâm lý tiêu dùng Michigan trong tháng 4 tuy sụt giảm so tháng trước và kỳ vọng của giới chuyên gia, nhưng vẫn giữ được ở mức cao với 75.7 điểm.

    Trong tháng 3/2012, mức thâm hụt ngân sách liên bang vẫn duy trì ở mức cao với 198.2 tỷ USD. Như vậy, tổng thâm hụt ngân sách trong 6 tháng đầu năm tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 10/2011) là 779 tỷ USD, giảm 6.1% so với khoản thâm hụt 829.4 tỷ USD cùng kỳ năm 2011.

    Trong khi đó, chỉ số giá nhập khẩu trong tháng 3 cũng bật tăng mạnh lên 1.3%, cao hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá sản xuất trong tháng lại đứng yên, không điều chỉnh tăng/giảm; và chỉ số giá tiêu dùng cũng chỉ tăng 0.3%.

    Điểm tích cực là thâm hụt thương mại trong tháng 2 bất ngờ giảm mạnh, đứng ở mức 46 tỷ USD, thấp hơn nhiều so con số 52.5 tỷ USD trong tháng trước và cũng thấp hơn dự báo của các chuyên gia.

    Trong tuần tới, nền kinh tế Mỹ sẽ đón nhận một số dữ liệu kinh tế quan trọng như doanh số bán lẻ, số nhà xây mới, doanh số bán nhà đã qua sử dụng, sản xuất công nghiệp trong tháng 3, dự trữ thương mại trong tháng 2.

    Châu Âu: Những lo ngại về khả năng kiểm soát tình hình tài chính của Tây Ban Nha và Ý là lý do chính khiến cho chi phí vay mượn của hai Chính phủ này đã tăng vọt.

    Cụ thể, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý tăng lên 5.69%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Bân Nha tăng lên sát 6%, mức cao nhất trong hơn 3 tháng.

    Một lần nữa, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tìm cách trấn an thị trường khi cho biết họ sẽ không từ bỏ các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp nhằm giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone.

    Tuy nhiên, ECB cũng nêu rõ quan điểm rằng cơ quan này chỉ có thể hỗ trợ, và chính phủ các nước phải có trách nhiệm giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng và ổn định tình hình tài chính của đất nước.

    Không quá bi quan, một báo cáo chung của 3 cơ quan thống kê Pháp, Đức và Ý nhận định nền kinh tế khu vực đồng tiền chung EUR sẽ thoát khỏi suy thoái vào cuối mùa Xuân và bắt đầu phục hồi nhẹ vào mùa Hè năm nay.

    Theo báo cáo này, tăng trưởng GDP khu vực Eurozone sụt giảm 0.2% trong quý 1/2012, thấp hơn mức sụt giảm 0.3% trong quý 4/2011. Trong 3 tháng tiếp theo, Eurozone được dự báo phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng 0% và đà phục hồi này được duy trì trong ba tháng kế tiếp với tỷ lệ tăng trưởng dự kiến đạt 0.1% trong mùa Hè với sự hỗ trợ của gia tăng xuất khẩu.

    Liên quan đến Hy Lạp, Thủ tướng Lucas Papademos đã từ chức vào ngày 11/04, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm vào ngày 6/5 tới. Quốc hội mới dự kiến sẽ được triệu tập vào ngày 17/05.

    II. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

    Nới lỏng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng, giải cứu bất động sản

    NHNN vừa có hàng loạt động thái chính sách quan trọng là: (1) Đồng loạt giảm 1% ở các lãi suất điều hành; (2) Loại mảng tín dụng bất động sản nhà ở và bán, cho thuê ra khỏi “không khuyến khích”; (3) Nhắc lại chủ trương cho phép tái cơ cấu các khoản nợ vay…

    Như ********* đã nhận định, NHNN đang định hướng nới lỏng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng và thúc đẩy khối doanh nghiệp hồi phục sau khủng hoảng. Đặc biệt, với việc loại trừ mảng tín dụng bất động sản quan trọng ra khỏi “không khuyến khích”, dòng tín dụng vào lĩnh vực quan trọng này gần như được cởi trói hoàn toàn và doanh nghiệp bất động sản đã chính thức được giải cứu.

    Đây là một thay đổi chính sách quan trọng và nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản và ngân hàng sẽ được hưởng lợi.

    Xem chi tiết nhận định của chúng tôi về chủ đề này tại đây.

    Dự trữ ngoại hối và thanh khoản ngân hàng cải thiện đáng kể

    Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự trữ ngoại hối của NHNN đã đạt khoảng 17 tỷ USD đến cuối quý 1/2012, xấp xỉ bằng mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008.

    Như vậy, nguồn dự trữ ngoại tệ này tương đương với 8 tuần nhập khẩu, một bước nhảy rất tích cực so với con số 3.5 tuần nhập khẩu ở đầu năm 2011. Theo thông lệ chung, dự trữ ngoại tệ của một quốc gia phải đạt 12 – 13 tuần nhập khẩu mới được xem là an toàn.

    Theo thông tin từ NHNN, trong thời gian vừa qua cơ quan này đã mua ròng tổng cộng khoảng 6 tỷ USD. Và như vậy, tổng lượng tiền NHNN đã bơm ra qua kênh ngoại tệ vào khoảng 130,000 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, từ giữa tháng 3/2012, NHNN đã phát hành tín phiếu với các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng và hút về khoảng 45,000 tỷ đồng. Hơn nữa, ở kênh trái phiếu Chính phủ, khối lượng phát hàng cũng khá lớn, vào khoảng 30,000 tỷ đồng từ đầu năm đến nay.

    Với các số liệu ước tính như trên, lượng tiền đồng bơm ròng của NHNN ra thị trường vào khoảng 55,000 tỷ đồng.

    Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được rằng tình hình thanh khoản của các NHTM đã được cải thiện mạnh mẽ trong thời gia qua. Theo thống kê của NHNN, lượng tiền gửi của các NHTM tại NHNN trung bình ở khoảng 60,000 tỷ đồng, cao hơn phần dự trữ bắt buộc trung bình khoảng 15,000 – 20,000 tỷ đồng và ổn định từ đầu năm đến nay.

    Cũng cần phải để ý thêm, tăng trưởng huy động vốn 3 tháng đầu năm chỉ tăng 1.56% so với cuối năm, trong khi tăng trưởng tín dụng lại giảm tới 2.13%.

    Tất cả điều này đang hàm ý rằng thanh khoản các NHTM đã có bước cải thiện vượt bậc, sự ổn định trên thị trường tiền tệ đã trở lại, và sẵn sàng cho một giai đoạn nới rộng tín dụng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến tỷ giá.

    III. TIN TỨC VĨ MÔ TRONG NƯỚC NỔI BẬT

    • Theo dự kiến, trong chương trình phiên họp thứ 7, sáng 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới.

    • Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1,050,000 đồng/tháng, tăng 220,000 đồng/tháng so với mức lương 830,000 đồng/tháng hiện đang áp dụng.

    • Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ được Bộ hỗ trợ 20% tổng mức phí bảo hiểm cho mỗi đơn hàng xuất đi.

    Theo đó, sẽ có 23 mặt hàng được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm, gồm có nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản như thủy sản, gạo, điều, cà phê … và nhóm dệt may, giày dép, điện tử, mây tre, gỗ…

    • Theo báo cáo của Ernst & Young và trung tâm Oxford Economics, về trung hạn, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi và vượt mục tiêu 6.5% khi khủng hoảng nợ công châu Âu lắng xuống. Tuy nhiên, rủi ro tăng trưởng trong ngắn hạn vẫn còn đáng lo ngại.

    Phòng Nghiên cứu *********

    finfonet
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Tiền ở đây chứ còn ở đâu nữa

    Nếu đề án Thành lập quỹ hưu trí tự nguyện được Bộ Tài chính "nhiệt tình" khai phá những ý tưởng sâu xa, đồng thời được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội "đồng thuận", cũng như nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp, thì những năm tháng sắp tới TTCK, vốn suýt chết đuối về thanh khoản trong năm 2011, sẽ chứng kiến thêm một dòng tiền mới bổ sung cho : tiền từ quỹ hưu trí.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tu...ng-khoan-.html
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Khối ngoại nói về “một năm tốt lành” của chứng khoán Việt Nam
    AN HUY

    16/04/2012 15:55 (GMT+7)

    Phần lớn lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm là của các nhà đầu tư trong nước, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang thể hiện rõ sự quan tâm. E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0)Trong mắt các nhà đầu tư ngoại, kinh tế Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ mấy năm gian khó và đang có những bước tiến tích cực. Chính sự khởi sắc này đang kéo các nhà đầu tư trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, báo Financial Times nhìn nhận.

    Điểm gây nhiều ấn tượng của Việt Nam đối với giới đầu tư ngoại thời gian này chính là sự tăng điểm của thị trường chứng khoán. Từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường có mức tăng điểm mạnh thứ ba trên thế giới, giao dịch cũng khởi sắc với khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày tăng gấp 4 lần.

    Phần lớn lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm là của các nhà đầu tư trong nước, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang thể hiện rõ sự quan tâm, bài báo mang tựa đề “Vietnam emerges from a tough few years” (tạm dịch: “Việt Nam trỗi dậy sau mấy năm gian khó”) của tác giả Fiona Rintoul nhận xét.

    Tác giả này cho biết, quỹ đầu tư chuyên về các thị trường sơ khai Templeton Frontier Markets đã tăng tỷ lệ vốn phân bổ vào thị trường Việt Nam lên 8,4%, đưa Việt Nam trở thành thị trường địa lý có mức phân bổ vốn lớn thứ 5 của quỹ này. Nhiều nhà đầu tư thị trường sơ khai khác cũng đang có bước đi tương tự hoặc dự tính sẽ thực hiện chiến lược như Templeton.

    “Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến với chúng tôi. Chúng tôi đang có thêm nhiều cuộc họp ở nước ngoài về thị trường Việt Nam”, ông Kevin Snowbal, CEO của quỹ công ty quản lý tài sản lâu năm thứ hai ở Việt Nam là Vietnam Asset Management, nói với Financial Times. Đây là quỹ có một quỹ đóng chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam niêm yết tại thị trường chứng khoán London.

    Vậy thay đổi gì đã diễn ra ở Việt Nam và liệu những thay đổi này có được duy trì?

    Sau 5 năm suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam (trong đó năm 2009 là một ngoại lệ), và sau quãng thời gian mà ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Dragon Capital, gọi là quãng thời gian “rất khắc nghiệt của nền kinh tế Việt Nam”, với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng của tập đoàn Vinashin vào năm 2010, sự khởi sắc của tình hình kinh tế Việt Nam năm nay có thể được nhìn nhận như một lẽ tự nhiên.

    Những các nhà quan sát tại Việt Nam lại cho rằng, có nhiều điều đáng nói hơn thế.

    “Có một số diễn biến trong năm ngoái đang bắt đầu có tác động tích cực sang năm nay. Quan trọng nhất trong số đó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ”, ông Johan Kruimer, Giám đốc điều hành của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) nhận xét.

    Từ khi nhậm chức vào năm ngoái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có nhiều nỗ lực để kiềm chế tăng trưởng tín dụng. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giảm còn 12% từ mức 28-29% trong các năm trước. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cũng hạ nhiệt xuống mức 14% và đang tiếp tục xu hướng giảm trong năm nay.

    “Kết quả là, tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam đã lần đầu tiên ổn định sau nhiều năm. Lần giảm giá gần nhất của đồng VND là vào tháng 2/2011”, ông Kruimer nói.

    Trên thực tế, theo ông Snowball, VND là đồng tiền có tỷ giá giữ ổn định nhất trong năm ngoái. Ở một quốc gia mà người dân “giữ nhiều vàng vật chất nhiều hơn bất kỳ nơi đâu trên hành tinh” vì không tin vào tiền giấy - theo lời ông Snowball - thì đây thực sự là một chuyển biến lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

    “Chúng tôi đã kiếm được lợi nhuận từ tiền VND trong năm nay, lần đầu tiên trong 6 năm. Đây quả là một sự ngạc nhiên thú vị”, ông Scriven phát biểu. Nhà đầu tư này đã sống ở Việt Nam từ trước khi nơi đây có thị trường chứng khoán và đồng sáng lập nên Dragon Capital vào năm 1994.

    Những thay đổi về chính sách tiền tệ mới chỉ là một phần trong nỗ lực cải cách rộng lớn hơn của Việt Nam, bao gồm cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp quốc doanh. Đích đến của việc cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh sẽ là cổ phần hóa, nhưng ban đầu, nhưng mục tiêu ban đầu của việc cải tổ này là cắt giảm 10% chi phí và rút lui khỏi những mảng đầu tư không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp.

    Theo đánh giá của Financial Times, tất cả những cải cách này của Việt Nam dường như sẽ đi đúng hướng, mặc dù Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. Động thái cắt giảm lãi suất gần đây là một bằng chứng về sự lo ngại đối với tăng trưởng. Giới phân tích cho rằng, quyết tâm chính trị của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ dẫn tới những hành động quyết đoán, tới cùng.

    “Chính phủ Việt Nam cần đứng sau chương trình cải tổ kinh tế này. Và có bằng chứng thuyết phục rằng họ quyết tâm làm điều đó”, ông Scriven nói.

    Ngoài ra, còn phải kể tới những nhân tố tích cực chưa bao giờ mất đi trong nền kinh tế Việt Nam. Đó là sức cạnh tranh của Việt Nam ở những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cao su và hồ tiêu; dân số trẻ, có học thức của Việt Nam; và quá trình công nghiệp hóa đã thú hút những công ty lớn của thế giới như Intel tới Việt Nam mở nhà máy.

    “Tất cả đang báo hiệu cho một năm tốt lành”, ông Scriven nói, nhất là khi giá cổ phiếu ở Việt Nam đang thấp hơn 70% so với đỉnh cao đạt được vào năm 2007.

    Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn nhảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này cũng gặp phải một số vấn đề.

    Ông Snowball cho biết, một phần nhiều số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã được rót vào hai quỹ tín thác (ETF) đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, điều này càng làm gia tăng mức độ biến động của thị trường. Năm ngoái, chỉ số FTSE Vietnam của quỹ DB-X Trackers đã giảm 52%, so với mức giảm 30% của chỉ số VN-Index (bao gồm cả những công ty mà khối ngoại không thể mua cổ phiếu).

    Ngoài ra, cũng có những công ty niêm yết mà các quỹ ETF không thể tiếp cận do tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đã kịch trần giới hạn cho phép 49%. Bởi vậy, Vinamilk - công ty mà ông Snowball cho là công ty tốt nhất Việt Nam và đã đạt tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức kịch trần - không nằm trong chỉ số FTSE Vietnam của các quỹ tín thác. Tuy nhiên, cổ phiếu của Vinamilk có tên trong danh mục của quỹ PXP Vietnam, một quỹ thành lập năm 2003.

    Giới hạn quyền sở hữu của khối ngoại cũng có ảnh hưởng tới những nhà đầu tư trực tiếp mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, còn có những rào cản khác như việc gân như không thể mua được lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD của một công ty niêm yết trong một ngày; hay công tác nghiên cứu chứng khoán ở Việt Nam bị ông Snowball đánh giá là “nhìn chung còn yếu kém”.

    Trong khi đó, những nhà đầu tư chứng khoán trong nước ở Việt Nam thường có tư tưởng “lướt sóng” - theo ngôn ngữ của ông Kruimer thì “90% là những tay chơi bạc thuần túy” - cũng chẳng chịu làm gì để giúp thị trường bớt biến động hơn.

    Năm nay, quỹ tương hỗ (mutual fund) và quỹ lương hưu (pension fund) sẽ chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Kruimer không cho rằng vốn ngoại sẽ đổ mạnh vào thị trường Việt Nam và ông cũng không tin là trần sở hữu của khối ngoại sẽ sớm được nới rộng.

    “Nếu Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng kinh tế vừa phải trong 3-5 năm tới, giá chứng khoán sẽ phục hồi nhiều. Nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để trở lại thời kỳ đỉnh cao như năm 2007. Cá nhân tôi cho rằng, sẽ chẳng bao giờ trở lại được mức đỉnh đó, vì đó là mức giá phi lý”, ông Kruimer nhận định.
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020


    Theo đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020.
    Theo Chiến lược Tài chính đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt, phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020.

    Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ.

    Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP

    Cụ thể, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5-35% GDP. Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011-2015 là 22-23% GDP, giai đoạn 2016-2020 là 21-22% GDP.

    Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Tập trung phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020; dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 30% GDP vào năm 2020; tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2%-3% GDP vào năm 2015 và 3 - 4% GDP vào năm 2020.

    Bên cạnh đó, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, cân đối ngân sách tích cực. Giảm mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả trái phiếu chính phủ)và giai đoạn 2016-2020 tương đương 4% GDP.

    Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.

    Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược là phải nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia. Động viên hợp lý các nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí.

    Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    Đồng thời, thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm cho công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội.

    Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh....

    Thực hiện theo 2 giai đoạn và 9 chiến lược ngành

    Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được thực hiện theo 2 giai đoạn, tương ứng với Kế hoạch Tài chính- ngân sách 5 năm 2011-2015 và Kế hoạch Tài chính- ngân sách 5 năm 2016-2020.

    Chiến lược này được cụ thể hóa thông qua 9 chiến lược ngành: 1. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; 2. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; 3. Chiến lược phát triển kho bạc Nhà nước đến năm 2020; 4. Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; 5. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 6. Chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020; 7.Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 8. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; 9. Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

    Theo Thu Nga

    Chinhphu.vn
  7. uyen186

    uyen186 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    2
    Chờ mãi chưa thấy cách cách tạo sóng thần,Chắc cách cách cứ đưa lên hạ xuống kiếm 10 - 15% mỗi đợt thui.
  8. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
    hôm nay sẽ nhiều bác an 10-14% ngay trong phiên, sẽ có nhiêu ngươi khóc kẻ cười
  9. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Dẫu vậy chúng ta cũng chỉ nên chọn mua giá tốt :-bd:-bd:-bd
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Kiều hối “trực chờ” vào chứng khoán
    Kiều hối năm 2012 có thể đạt 12 tỷ USD và một trong những kênh đầu tư mà giới Việt kiều hướng tới là TTCK.
    Đó là nhận định của ông Nguyễn Tiến Thành, Tổng giám đốc Công ty Gardner&Partners Investment trong cuộc trả lời phóng vấn Báo Đầu tư Chứng khoán.




    Ông đánh giá về dòng kiều hối của Việt Nam hiện nay như thế nào?


    Những năm gần đây, lượng kiều hối không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Theo thống kê dựa trên những số liệu chính thức của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối năm 1999 là 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 4% GDP; đến năm 2010 là gần 8 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP và đạt kỷ lục trên 9 tỷ USD vào năm 2011, chiếm khoảng 9% GDP.




    Theo ông, dòng kiều hối này được sử dụng vào những mục đích nào? TTCK có cơ hội đón nhận dòng tiền này hay không?


    Cách đây 5 - 7 năm, dòng tiền chủ yếu tập trung vào tiêu dùng. 5 năm trở lại đây, chất lượng cuộc sống nói chung của Việt Nam tăng lên. Đồng thời, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, Việt kiều làm ăn ở nước ngoài đã để ý nhiều hơn đến các cơ hội đầu tư sinh lời tại Việt Nam. Họ không chỉ gửi tiền về đơn thuần để phục vụ tiêu dùng, mà bắt đầu dịch chuyển sang các hoạt động đầu tư như bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn…


    Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2011, khoảng 50% lượng kiều hối đã đổ vào thị trường bất động sản. Kết quả này khá trùng khớp với cuộc khảo sát của chúng tôi đối với một nhóm Việt kiều tại Mỹ, Canada, châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc...


    Trong quá khứ, lượng kiều hối đầu tư vào TTCK rất nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy có hai lý do chính khiến các Việt kiều chưa mặn mà với TTCK Việt Nam. Thứ nhất, thị trường còn ở giai đoạn sơ khai, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính đầu cơ cao, mức độ hiểu biết của các NĐT Việt Nam tương đối thấp. Hệ quả là diễn biến thị trường thất thường, nhiều khi không phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản. Thứ hai, TTCK Việt Nam có nhiều “chiêu trò”, điển hình là đầu cơ làm giá, thông tin nội gián. Thậm chí, có những lãnh đạo doanh nghiệp tranh thủ nhiệm kỳ của mình để kiếm lời.


    Một số Việt kiều đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam chia sẻ, họ không có nhiều thời gian để có thể tự đầu tư thường xuyên. Nhưng đối với việc uỷ thác đầu tư, họ có cảm giác dễ bị lợi dụng nếu khoản tiền đầu tư đủ lớn. Bởi thực tế cho thấy, một số nhà quản lý tài sản ở Việt Nam dễ sử dụng tài sản của khách hàng để trục lợi. Khả năng phát hiện các hành vi này cũng như mức độ xử phạt còn hạn chế. Trong khi đó, tại các thị trường phát triển, vấn đề đạo đức kinh doanh rất được coi trọng và những trường hợp vi phạm như trên có thể bị đào thải khỏi ngành vĩnh viễn, thậm chí bị truy tố.




    Ông nhận định gì về dòng chảy kiều hối vào TTCK Việt Nam năm nay?




    Năm 2012 là một năm đặc trưng của tái cấu trúc TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đã có những tín hiệu tích cực thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ thành công đến đâu sẽ cần thêm thời gian để chứng minh. Nếu thị trường minh bạch hơn, hành lang pháp lý chặt chẽ hơn sẽ thu hút được sự quan tâm của dòng kiều hối nhiều hơn.


    Theo dự báo của chúng tôi, dòng kiều hối năm 2012 không dưới 12 tỷ USD, chỉ cần 10 - 20% trong số này được đầu tư vào TTCK cũng đã là một nguồn vốn rất đáng kể so với quy mô hiện tại của thị trường (vốn hoá thị trường năm 2011 khoảng trên 24 tỷ USD, chiếm trên 20% GDP), góp phần giúp TTCK Việt Nam trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp bền vững và ổn định hơn. Nói là dòng kiều hối trực chờ, nhưng sẽ cần một khoảng thời gian để những Việt kiều xa xứ tin tưởng và đầu tư tích cực hơn vào TTCK Việt Nam. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào tốc độ và mức độ thành công trong việc tái cơ cấu thị trường.


    Theo Quang Sơn
    ĐTCK

Chia sẻ trang này