Sóng Cách Cách, sóng thần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 28/03/2012.

8937 người đang online, trong đó có 1223 thành viên. 11:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5128 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. THANNUI

    THANNUI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2012
    Đã được thích:
    49
    PVV tuần này sẽ lên trên 10K đấy
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Sẽ nới thêm dòng tín dụng



    Hàng loạt quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và loại bỏ hàng loạt các đối tượng ra khỏi danh sách hạn chế cho vay là các chỉ dấu rõ nét nhất cho động thái nới lỏng tín dụng từ phía NHNN. Thị trường có thể có thêm chỉ dấu mới nếu bản dự thảo thay thế thông tư 13 tới đây được thông qua.

    Động thái vĩ mô mới

    Dù NHNN vẫn giữ duy trì tỉ lệ an toàn vốn ở mức 9%, một số tổ chức đầu tư sớm nhận thấy những thay đổi mang tính kỹ thuật để nới lỏng dòng tín dụng từ dự thảo thông tư thay thế thông tư 13 vừa được NHNN công bố. Nếu được thông qua và có hiệu lực từ 1.6 tới, dự thảo sửa đổi thông tư 13 quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD sẽ bãi bỏ nhiều điều khoản hạn chế cho vay CK. Cụ thể, hệ số rủi ro đối với khoản cho vay, đầu tư kinh doanh BĐS, CK sẽ giảm từ 250% xuống 150% và đây là một động thái nới lỏng rõ rệt nhất, dù hệ số rủi ro này vẫn còn cao hơn so với mức 100% trước khi thông tư 13 ra đời. Theo nhiều đánh giá, với mức điều chỉnh này, các TCTD sẽ có thêm “room” để tăng tín dụng trong hai lĩnh vực CK và BĐS, hoặc không phải thu hồi bằng mọi giá để đáp ứng yêu cầu tỉ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu của NHNN. Dự thảo cũng bổ sung “tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức” vào tổng tiền gửi của các TCTD và thay đổi này sẽ nâng đáng kể tổng tiền gửi của NH lên bởi tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức được cho là rất lớn. “Với việc nâng tổng tiền gửi lên, điều này ngầm hàm ý sẽ đồng thời nâng mức cho vay so với trước dù không chính thức điều chỉnh tỉ lệ cho vay trên huy động” – phân tích của một tổ chức đầu tư nhận định.

    Cũng theo các đánh giá trên, việc nới lỏng tín dụng cho BĐS có thể coi là một gói kích cầu khi lĩnh vực BĐS có mối quan hệ mật thiết với rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác trong nền kinh tế như xây dựng, vật liệu xây dựng, giải quyết nợ xấu NH. Chính vì vậy, việc mở tín dụng cho BĐS sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho, tạo ra sự chu chuyển vốn cho nền kinh tế và khi lĩnh vực này được tháo gỡ phần nào, nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ (đặc biệt là nợ xấu NH). Đáng lưu ý, nếu giải quyết khéo có thể thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế (hiện đang chỉ ở mức 4% do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ vừa qua). Với các tác động trên, những thay đổi trong Thông tư 13 được đánh giá sẽ là động thái vĩ mô quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường CK, BĐS nói riêng sau khi lạm phát hạ nhiệt.

    Lãi suất nhìn từ trái phiếu

    Thực tế cho thấy, cùng với các đợt điều chỉnh giảm lãi suất của nHNN, lãi suất trên thị trường trái phiếu cũng có xu hướng điều chỉnh giảm bám sát với xu hướng giảm lãi suất thị trường tiền tệ và sự cải thiện thanh khoản NH. Số liệu phân tích cho thấy, lợi suất trái phiếu chính phủ liên tiếp giảm từ trung tuần tháng 12.2011 và đến thời điểm cuối tháng 3.2012, lãi suất trái phiếu 5 năm chỉ ở mức 11,44%, giảm thấp hơn so với mức thấp nhất trong vòng 1 năm (mức 11,86% của tháng 3.2011) trong khi đó các kỳ hạn dưới 5 năm chủ yếu xoay quanh mức 10,5 - 11,5% và đặc biệt kỳ hạn 7 năm, lợi suất chỉ khoảng 9,5%. Cùng thời điểm trên thị trường liên NH, theo số liệu theo dõi của một tổ chức đầu từ, lãi suất bình quân qua đêm ngày cũng ở mức 10,98%/năm, 1 tuần ở 10,13%/năm và 1 tháng ở 12,03%năm. Đáng lưu ý, dù NHNN liên tục hút ròng vốn trên thị trường mở (OMO) với giá trị lên tới 120.000 tỉ đồng trong tháng 2 và tháng 3, giao dịch trên thị trường liên NH vẫn sôi động. Lãi suất thỏa thuận giữa các NH trên thị trường liên này cũng giảm rất mạnh, thậm chí tuần đầu tháng 3, lãi suất qua đêm liên NH giảm về 9,66% và các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần chỉ quanh 10%/năm.

    Trên cơ sở các giao dịch trái phiếu trong 3 tháng đầu năm, một phân tích cho thấy, sự cải thiện tích cực của thanh khoản và độ tín nhiệm của các ngân hàng, xu hướng giảm lãi suất, nhu cầu và sự kỳ vọng tăng giá trái phiếu làm cơ sở đáng tin cậy cho lựa chọn đầu tư trái phiếu. Đáng lưu ý, giá trị trái phiếu đến hạn trong quý I/2012 đạt mức đáo hạn cao nhất so với các quý khác trong năm, lên tới 40.000 tỉ đồng và chiếm tới 53% tổng giá trị trái phiếu đến hạn cả năm 2012 (75.000 tỉ đồng). Một trong các diễn biến quan trọng cùng với xu hướng giảm của lãi suất thị trường là nhu cầu nắm giữ trái phiếu càng tăng dần trong khối các NHTM, đưa tỉ lệ sở hữu trái phiếu lên tới 90% tổng khối lượng toàn thị trường. Khối lượng trúng thầu càng tăng dần sau khi mức CPI tháng 2, tháng 3 được công bố thấp hơn so với dự báo.
  3. TichTa

    TichTa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    1.394
    tháng 5/2012 TT:
    - VNI chính thức vượt 500
    - HNX chính thức vượt 86-90
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Nokia chính thức vào Việt Nam
    14:33 | 23/04 0 Bài bình luận




    Hôm nay (23/4), Nokia chính thức khởi công nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Khu công nghiệp - đô thị VSIP Bắc Ninh và ghi tên Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu của mình.


    Được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 11/2011, với tổng vốn đăng ký 302 triệu USD và trên thực tế, cũng đã động thổ xây dựng nhà máy từ đầu tháng 2/2012, song những thông tin liên quan tới Dự án Nhà máy Sản xuất điện thoại di động (ĐTDĐ) Nokia tại Bắc Ninh gần như được giữ bí mật đến phút cuối cùng. Suốt nửa năm qua, không hề có bất cứ thông tin nào liên quan đến Dự án này được cung cấp cho giới truyền thông, cho dù trong bối cảnh luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang giảm sút, cả địa phương lẫn cơ quan quản lý về FDI đều muốn “ghi điểm” bằng những dự án lớn, trị giá hàng trăm triệu USD.

    Càng đáng “khoe” hơn, khi đây được xem là một trong những dự án thuộc diện được chờ đợi của Việt Nam, không chỉ vì vốn đầu tư lớn, mà còn vì đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

    Nhiều thông tin cho rằng, chuyện Nokia giữ bí mật thông tin có thể liên quan tới việc tập đoàn sản xuất ĐTDĐ hàng đầu thế giới này, vào năm ngoái, đã đóng cửa một số nhà máy sản xuất ĐTDĐ và sa thải hàng nghìn công nhân. Nokia có vẻ cũng đang gặp khó khăn, khi thị phần, đặc biệt là dòng điện thoại thông minh, đang bị thu hẹp dần. Thậm chí, quý I năm nay, tập đoàn sản xuất ĐTDĐ này của Phần Lan lỗ khoảng 1,34 tỷ euro. Việc tập đoàn này lựa chọn Việt Nam là điểm đến được cho là một sự chuyển hướng sản xuất sang khu vực châu Á, để tận dụng nhân công giá rẻ.

    Tuy nhiên, điều quan trọng là, với Việt Nam, đây là một dự án có ý nghĩa. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Việt Nam đã góp phần khẳng định sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm vào đó, khi được tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn này, năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ được nâng cao.

    “Nhà máy tại Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt trong chuỗi giá trị toàn cầu của Nokia và hoạt động đầu tư của Nokia tại Việt Nam sẽ đóng góp cho tăng trưởng, cũng như chiến lược phát triển của Nokia trên toàn cầu”, chính ông Juha Putkiranta, Phó chủ tịch cấp cao của Nokia, đã phát biểu như vậy khi cùng với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư tại Việt Nam vào đầu năm ngoái.

    Vào thời điểm đó (tháng 3/2011), Nokia kỳ vọng sẽ nhận được giấy chứng nhận đầu tư trong quý II/2011 để có thể bắt đầu khởi công xây dựng trong nửa cuối năm 2011. Nếu mọi việc suôn sẻ, dự kiến, khoảng tháng 3 - tháng 4/2012, sản phẩm ĐTDĐ đầu tiên mang nhãn hiệu Nokia sẽ chính thức được xuất xưởng tại Việt Nam. Tuy nhiên, dự án này cuối cùng vẫn chậm nhịp, nên tới hôm nay mới có thể khởi công và khả năng, đến năm 2014, mới bắt đầu đi vào hoạt động.

    Theo kế hoạch, phần lớn sản phẩm của nhà máy Nokia Bắc Ninh sẽ được xuất khẩu, với tỷ trọng tăng dần (dự kiến, tăng từ mức 80% của năm đầu tiên đi vào hoạt động lên 92% trong năm kế tiếp và lên tới 95% một năm sau đó, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định). Công suất của nhà máy khi đó có thể đạt 45 triệu sản phẩm/quý, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 nhân công.

    Những vướng mắc xung quanh chuyện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư được cho là một trong những lý do khá cơ bản để dự án của Nokia chậm thêm một nhịp. Ban đầu, khoảng tháng 6/2011, chủ trương của Chính phủ là Nokia sẽ chỉ được hưởng ưu đãi là một doanh nghiệp chế xuất. Theo quy định hiện hành, ĐTDĐ không được xếp vào danh mục công nghệ cao, nên Nokia sẽ không thể được hưởng ưu đãi như đối với một doanh nghiệp công nghệ cao như đề xuất của họ. Tuy nhiên, theo thông tin của Báo Đầu tư, đánh giá cao tầm quan trọng của dự án, cuối cùng, Chính phủ đã cho phép Nokia được hưởng các ưu đãi như một doanh nghiệp công nghệ cao. Tất nhiên, kèm theo quyền lợi này, Nokia cũng phải cam kết một loạt vấn đề liên quan tới tỷ lệ doanh thu, số lượng lao động dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D), lương nhân công…

    “Nokia phải đảm bảo theo đúng các quy định của Luật Công nghệ cao”, một lãnh đạo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết. Ông này cũng không giấu nổi niểm vui khi hôm nay, Dự án Nhà máy sản xuất ĐTDĐ của Nokia chính thức thành hình, hứa hẹn sẽ tác động lớn tới kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như trong thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm.

    Như một mối “nhân duyên”, cuối cùng thì cả hai “đại gia” sản xuất ĐTDĐ hàng đầu Việt Nam cùng chọn Bắc Ninh là điểm đến. Năm 2009, Samsung đã khánh thành nhà máy sản xuất ĐTDĐ, vốn đầu tư ban đầu 670 triệu USD, ở Khu công nghiệp Yên Phong. Sau một thời gian hoạt động thành công, với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 khoảng 5,8 tỷ USD, Samsung đã quyết định tăng vốn đầu tư lên 1,5 tỷ USD trong thời gian tới.

    Khi Samsung vào Việt Nam, dự án này được đánh giá là có tác động lan tỏa lớn tới đầu tư của Việt Nam, bởi sau đó, hàng loạt nhà đầu tư vệ tinh của Samsung đã tìm đến. Lần này cũng vậy, những kỳ vọng tương tự cũng được đặt ra với Nokia. Kỳ vọng càng lớn hơn, khi cả hai nhà sản xuất ĐTDĐ hàng đầu thế giới cùng đứng chân tại một điểm, thì càng tạo thêm lực hút kéo các nhà đầu tư vệ tinh tới.

    Nguyên Đức

    Đầu Tư
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bộ Chính trị đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8-9%
    Bộ Chính trị đặt mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát năm 2012 ở mức 8 đến 9%, ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng, chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

    Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 26/4 tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp cho ý kiến về một số vấn đề kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm 2012.

    Theo báo cáo của ban cán sự Đảng Chính phủ, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quanh Vinh trình bày, tình hình kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm 2012 đã có những bước chuyển biến, đạt được những kết quả tích cực bước đầu, đúng hướng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả.




    Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, CPI tháng 4 chỉ tăng 0,05% và tăng 2,6% do với cuối năm 2011. Sản xuất, kinh doanh trong điều kiện khó khăn vẫn có chuyển biến và duy trì tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu ước tăng hơn 22% so với cùng kỳ. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo. Nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế với ba lĩnh vực ưu tiên tập trung tái cấu trúc đang được triển khai tích cực.

    Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng cho rằng, tình hình vẫn đang nổi lên những khó khăn, thách thức như tăng trưởng kinh tế quý 1 chỉ đạt 4%, thấp hơn so với cùng kỳ và quý 4/2011. Lãi xuất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc giải thể cao, nợ xấu của doanh nghiệp tăng cao, thu ngân sách nhà nước thấp hơn nhiều so với tiến độ. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn, nhất là ở vùng sâu vùng xa.

    Bộ Chính trị cho rằng, nguyên nhân khách quan của những hạn chế yếu kém trên là do tác động tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, thâm hụt ngân sách diễn ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan được nêu ra là do tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và việc làm, thu nhập của người lao động.

    Ngoài ra thời tiết không thuận lợi cùng với dịch bệnh gia tăng cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế. Việc quản lý, điều hành thực hiện các chính sách ở một số Bộ, ngành, địa phương có lúc có nơi chưa thực sự quyết liệt, đồng bộ.

    Trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm và những tồn tại đặt ra, Bộ Chính trị cho rằng, từ nay đến cuối năm tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, phải kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đặt ra; đồng thời thường xuyên cập nhật phân tích, đánh giá sâu sắc, đầy đủ hơn tình hình thực tế để có những giải pháp phù hợp, đảm bảo thực hiện hài hòa mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.

    Bộ Chính trị đặt mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát năm 2012 ở mức 8 đến 9%, ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng, chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

    Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và duy trì tăng trưởng ở mức 6% trở lên. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, tăng cường phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên và môi trường.../.

    Đặng Linh
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không đặt vấn đề Nhà nước định giá điện, xăng dầu.

    Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, Bộ Công thương góp ý về dự thảo Luật giá, vừa trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đạt được thống nhất cao.
    Về mặt hàng điện, Bộ kiến nghị Nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát, bán buôn, truyền tải, phân phối, phí dịch vụ điều độ hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
    Bộ Công thương cho rằng việc Thủ tướng phê duyệt giá bán điện bình quân sẽ không còn phù hợp khi thị trường điện cạnh tranh ra đời, việc Thủ tướng phê duyệt giá bán điện bình quân sẽ không còn phù hợp.
    Đồng thời, Bộ Công thương cũng không đồng tình với quy định hàng hóa dịch vụ thuộc doanh nghiệp có vị trí độc quyền… sẽ thuộc diện Nhà nước định giá trong dự thảo Luật giá. Bởi nếu doanh nghiệp đạt được vị trí độc quyền hay thống lĩnh tự nhiên nhờ đạt được lợi thế cạnh tranh cao thì hàng hóa, dịch vụ của họ không thể do Nhà nước định giá.
    Ngoài ra, Bộ Công Thương đề nghị không đưa mặt hàng xăng, dầu thành phẩm vào danh mục Nhà nước được định giá; vì việc này đồng nghĩa với vô hiệu hóa Nghị định 84/2009 về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
  7. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    CK tăng 22%: Bỏ vàng, rút tiết kiệm đổ vào cổ phiếu?
    Mặc dù các yếu tố vĩ mô mới chuyển từ trạng thái xấu sang bớt xấu nhưng dường như chứng khoán hiện là lựa chọn tốt nhất. Đang có dấu hiệu, dòng tiền nóng từ nhiều kênh đổ dồn vào cổ phiếu.




    Dòng tiền nóng?

    Ầm thầm đi lên gần như liên tục từ trước Tết Nguyên đán với mức tăng tổng cộng 22%, TTCK Việt Nam sáng 28/2 đã có một phiên quay đầu giảm mạnh (-1,44% trên HOSE và -3% trên HNX) với áp lực chốt lời rất lớn.

    Hàng trăm triệu cổ phiếu đã được tung ra bán ồ ạt ngay khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh liên tục.

    Chung cuộc, phiên giao dịch sáng 28/2/2012 đã chứng kiến hàng loạt những kỷ lục về giao dịch như: có mã giao dịch cao kỷ lục mọi thời đại (HBB của Habubank với 40 triệu cổ phiếu), khối lượng và giá trị giao dịch cao nhất trong hàng năm qua.

    Cụ thể, tổng cộng trên hai sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội đã có 257 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với trị giá hơn 2.700 tỷ đồng.

    Giao dịch trên riêng sàn Hà Nội đạt 135,7 triệu cổ phiếu, tương đương 1.020 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

    Sàn HOSE "khiêm tốn" hơn với 121,7 triệu cổ phiếu, tương đương 1.726 tỷ đồng, nhưng cũng đủ để được ghi nhận là mức cao nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây và cao thứ 3 từ trước đến nay.

    Áp lực chốt lời trong phiên giao dịch 28/2 được dự báo từ trước khi mà trong cả tuần trước các nhà đầu tư đã ồ ạt tranh mua cổ phiếu. Hàng loạt mã có 4-5 phiên tăng trần liên tiếp là cơ sở để các nhà đầu tư chốt lời.

    Thị trường giảm là tất yếu nhưng có thể thấy sức cầu cổ phiếu không hề nhỏ. Hơn 2.700 tỷ đồng đã được tung ra để hấp thụ hàng loạt cổ phiếu với mức giá đã tăng trên 20%.

    Các mã được tập trung mua nhiều nhất là nhóm ngân hàng với HBB được giới đầu tư mua vào hơn 40 triệu cổ phiếu, EIB thỏa thuận 32 triệu cổ phiếu.

    Có thể nhận thấy, bên bán xả hàng ồ ạt để chốt lãi trong khi bên mua vẫn đang tích gom hàng giá thấp.

    Chốt phiên, khá nhiều mã blue-chips giảm sàn như chứng khoán SSI, ITA... nhưng cũng không ít các mã tiếp tục tăng giá, thậm chí tăng trần như STB của Sacombank (trần), EIB của Eximbank (+0,6%), HBB của Habubank (+3,64%), SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (+2,35%)...

    Trên các sàn giao dịch, các nhà đầu tư có những đánh giá khác nhau. Một số cho rằng, đây là phiên phân phối đỉnh, trong khi số khác quả quyết thị trường vẫn đang trong xu hướng đi lên, phiên 28/2 là điều chỉnh tất yếu sau một đợt tăng dài.

    Bỏ vàng, tiết kiệm nhảy vào chứng khoán?

    Trái ngược với sự sôi sục của các nhà đầu tư, các CTCK tỏ ra khá thận trọng. Trong hàng chục phiên gần đây, cho dù thị trường liên tục tăng trong nghi ngờ, khá nhiều CTCK vẫn đưa ra những cảnh báo về một đợt tăng quá đà.

    Mặc dù vậy, một số CTCK cũng cho rằng kỳ vọng của các nhà đầu tư vào TTCK hiện đang còn rất lớn.

    CTCK BIDV (BSI) nhận định ngày 28/2 cho rằng, rủi ro T+4 đối với các nhà đầu tư muốn mua vào là không nhỏ nhưng lực cầu vào thị trường vẫn khá mạnh bất chấp những nghi ngại thị trường có thể đảo chiều do áp lực cung lớn từ tuần trước. Điều này chứng tỏ kỳ vọng vào thị trường của các nhà đầu tư vẫn còn rất lớn. BSC cho rằng để duy trì được kỳ vọng này thị trường sẽ cần thêm những thông tin mới hỗ trợ trong thời gian tới.

    CTCK Kim Eng (KEVS) qua phân tích kỹ thuật cho rằng, thị trường đang ở mức quá mua, xu hướng tăng của thị trường dù vẫn còn duy trì nhưng đã bớt phần nào sự tích cực hơn trước. Tuy nhiên dấu hiệu bán ra vẫn chưa xuất hiện nên các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ chứng khoán nhưng cần xem xét giải ngân thận trọng hơn và nên ưu tiên tập trung vào những mã chứng khoán có xu hướng tăng giá tốt đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng của thị trường.

    Bất kể là nhận định, đánh giá như thế nào, trên thực tế, dòng tiền đã chảy rất mạnh vào TTCK trong thời gian vừa qua. Từ mức giao dịch chỉ 200-300 tỷ đồng/ngày thì hiện nay giao dịch đã vượt lên trên 1.000 tỷ đồng/phiên/sàn.

    Nó cho thấy là lượng tiền trong dân vẫn khá dồi dào và nó hoạt động theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng hay chính là sự thông minh của dòng tiền.

    Trong vài tuần gần đây, hiện tượng giá vàng trong nước liên tục thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới quy đổi (từ mức chênh 3-4 triệu đồng/lượng xuống giờ còn khoảng 1 triệu, thậm chí dưới 1 triệu đồng/lượng) cho thấy vàng hiện không còn hấp dẫn như trước. Vàng được bán ra nhiều và rất có thể đã chảy vào chứng khoán.

    Bất động sản trầm lắng chưa có tín hiệu hồi phục gần đây cũng cho thấy dòng tiền vẫn đang nằm ngoài kênh đầu tư này.

    Trong khi đó, lãi suất ngân hàng giảm khiến nhiều người đã và đang tính tới việc rút ra.

    Trong thời gian tới, nhiều khả năng lãi suất sẽ còn giảm và hơn thế nữa với các mức tăng trưởng tín dụng được khống chế ở mức 0%, 8%, 15% và 17% đối với các ngân hàng từ nhóm IV-I, nhiều ngân hàng không tính chuyện huy động nhiều khi mà đầu tư vào chứng khoán, bất động sản vẫn là nỗi sợ hãi trong năm qua. Hơn thế, một số ngân hàng được cấp tăng trưởng tín dụng cao còn lo ế tín dụng.

    Việc đánh giá một thị trường là hấp dẫn hay không là rất khó khăn. Dòng tiền tự vận động và những người tham gia phải tự cảm nhận.

    Đợt tăng điểm kéo dài của TTCK vừa qua là khá bất ngờ bởi các yếu tố vĩ mô mới chuyển từ trạng thái xấu sang bớt xấu (lạm phát vẫn ở mức 16,44%, lãi suất thực trên thị trường vẫn 18-20%...). Mặc dù vậy, với những con mắt dài hạn, vĩ mô đang trên đà cải thiện. Tính trong 9 tháng đến 1 năm tới, tình hình sẽ thực sự tốt trở lại và mua dài hạn là một lựa chọn đúng đắn?

    Hơn thế, nếu Chính phủ thực hiện quyết liệt các chương trình tái cơ cấu (ngân hàng, CTCK...) và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngoại thì tình hình sẽ thay đổi 180%.

    Thực tế, trong thời gian vừa qua, chỉ có một yếu tố được khẳng định là tốt thật sự là tỷ giá ổn định. Giá USD tự do đã tiến về sát ngân hàng. Trong khi tỷ giá ngân hàng mua bán còn có xu hướng giảm gần đây.

    Trong một động thái mới nhất, Chính phủ vừa chỉ đạo xem xét giải pháp hỗ trợ TTCK. Cụ thể, phó thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Tài chính chỉ đạo UBCKNN có ý kiến về đề xuất ổn định TTCK của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Trong 16 giải pháp VAFI đưa ra có một số kiến nghị được các thành viên thị trường chú ý như loại ngay một số doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết ra khỏi các sàn giao dịch để tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ; Tiến hành việc tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi tài khoản của công ty chứng khoán nhằm tăng khả năng bảo đảm an toàn tài sản cho nhà đầu tư; Giảm số công ty chứng khoán từ 100 xuống còn 25 công ty để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các công ty chứng khoán.

    Đồng thời, ngành đầu tư chứng khoán nên được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như ngành công nghệ cao nhằm thúc đẩy sự phát triển lực lượng nhà đầu tư có tổ chức để đóng vai trò làm nòng cốt cho TTCKVN ; Mở room cho nhà đầu tư nước ngoài ở các ngành nghề không phải là ngành kinh doanh có điều kiện nhằm tăng sức hấp dẫn cho TTCKVN, tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng trong thu hút nguồn vốn giá rẻ...

    Đồng thời, bỏ thủ tục xin mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, thay vào đó là thủ tục đăng ký qua mạng với Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm loại bỏ những thủ tục rắc rối mất nhiều thời gian nhưng lại không có ý nghĩa cho công tác quản lý nhà nước; Cho nhà đầu tư được vay số chứng khoán vừa mua nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường , thúc đẩy phong trào đầu tư giá trị.

    Đây phải chăng là thông tin mới hỗ trợ trong thời gian tới, trên cơ sở lời hứa "có giải pháp phát triển TTCK" của Chính phủ. Một điều mà nhiều nhà đầu tư cũng cân nhắc là việc TTCK hồi phục trở lại sẽ rất thuận lợi cho việc tái cấu trúc ngân hàng và CTCK.

    Mạnh Hà

    DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
  8. Canslim_vn

    Canslim_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    6
    e đang ngắm con MAX, bác soi hộ xem có được không với, thanks bác[r2)]
  9. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014

    Lâu lắm rồi tôi không đánh sàn HNX NỮA chỉ còn 1 ít UNI , tôi sợ15 phút cuối
    Vạn nhất có điều gì xảy ra chỉ 2 phiênđiều chỉnh là mất cả lãi [-X[-X[-X[-X[-X
  10. tranvanthanhdn

    tranvanthanhdn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    65
    Cầu trời, sau dẹp luôn sàn HA, nhập chung vào HO, tinh giảm cán bộ, làm việc hiệu quả hơn không?![r23)][r23)][r23)]

Chia sẻ trang này