Sóng Cách Cách, sóng thần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 28/03/2012.

8970 người đang online, trong đó có 1216 thành viên. 11:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5128 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Doanh nghiệp đang lãi gần 500 đồng/lít xăng
    Bản thân Cục trưởng Cục Quản lý giá cũng thừa nhận thời điểm tăng giá xăng dầu (ngày 20/4), các doanh nghiệp đã không còn bị lỗ.
    Khi Việt Nam tăng giá xăng dầu bán lẻ cũng là lúc giá xăng dầu thế giới bắt đầu đà giảm liên tục. Nhiều nước trên thế giới cũng nhanh chóng điều chỉnh giảm giá bán lẻ mặt hàng này. Đây không phải lần đầu tiên giá xăng dầu trong nước lạc điệu so với thị trường thế giới và các quốc gia trong khu vực.


    Lãi gần 500 đồng/lít xăng


    Ngày 20/4, giá bán lẻ xăng A92 tại Việt Nam tăng 900 đồng/lít, lên mức cao nhất 23.800 đồng một lít. Các loại nhiên liệu khác cũng leo thang lên mức kỷ lục từ trước tới nay, với mức tăng 400 - 600 đồng. Quyết định này được Liên bộ Tài chính - Công Thương đưa ra sau hàng loạt đơn đề nghị xem xét giá của các doanh nghiệp và thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, giá nhập thành phẩm tăng cao.


    Tuy nhiên, cũng tại thời điểm đó, giá dầu thô giao theo các hợp đồng tương lai vừa trải qua một thời gian ổn định và giảm nhẹ, do căng thẳng giữa Iran và phương Tây phần nào dịu bớt. Tại thời điểm Việt Nam tăng giá xăng, dầu thô đã giảm giá xuống dưới 103 USD một thùng sau khi lên tới gần 130 USD một thùng vào đầu tháng 3.

    Tại thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Singapore, giá xăng dầu thành phẩm tháng 4 cũng giảm 2 – 3% so với tháng 3. Vậy tại sao trong lúc giá xăng tại các thị trường đều giảm thì tại Việt Nam lại tăng? Hiện các doanh nghiệp xăng dầu đã có lãi chưa, và giá xăng dầu thế giới cần giảm hoặc đứng giá bao nhiêu phiên nữa thì giá bán lẻ trong nước mới được giảm?

    Theo một lãnh đạo của Công ty dầu khí TP HCM (Saigon Petro), nếu tính theo giá xăng dầu nhập khẩu mới thì so với giá bán lẻ hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp đầu mối đang lãi hơn 300 - 500 đồng mỗi lít xăng. Còn nếu tính trung bình nửa tháng qua, các doanh nghiệp mới chỉ hòa vốn.

    Hầu hết các doanh nghiệp đầu mối vài ngày nhập xăng dầu thành phẩm về 1 lần. Tại Saigon Petro, cứ 2 đến 3 ngày, doanh nghiệp lại nhập khẩu hàng mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu mối buộc phải tuần thủ quy định luôn duy trì lượng hàng tồn kho nhất định. Lượng hàng tồn kho đối với sản phẩm xăng A92 và A95 của Saigon Petro thông thường là 40.000 m3 tấn. Vì thế, không thể lấy giá của lô hàng nhập khẩu mới nhất để tính giá bán lẻ cơ sở.

    Đại diện Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Năm, cho hay, sau khi điều chỉnh giá vào ngày 20/4, so sánh giữa giá cơ sở và giá bán lẻ thì kinh doanh xăng dầu đã có lãi. Mức độ lãi tùy thuộc vào từng mặt hàng. Đối với xăng, mức lãi khoảng vài trăm đồng mỗi lít. Nhưng đây là cách tính nếu lấy chi phí định mức cũ là 600 đồng mỗi lít, còn tính thực tế thì mức lãi mặt hàng xăng không đáng kể, bởi chi phí kinh doanh thực tế lên tới gần 900 đồng/lít.

    Một số đơn vị kinh doanh xăng dầu khác cũng thừa nhận bắt đầu có lãi, nhưng luôn biện hộ bằng lý do gánh nặng từ khoản lỗ trước đó vẫn còn rất lớn.

    Đai diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Cục trưởng Nguyễn Tiến Thỏa cũng thừa nhận tại thời điểm điều chỉnh tăng giá xăng dầu hôm 20/4, các doanh nghiệp đầu mối không còn bị lỗ.

    Trước thời điểm Bộ Tài chính cho phép tăng giá xăng dầu 1 tuần thì giá các hợp đồng dầu thô giao tương lai trên thế giới đều giảm. Do vậy, tại thời điểm điều chỉnh giá doanh nghiệp có thể hòa vốn.

    Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ký giao dịch theo hợp đồng giao ngay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cũng chủ yếu chốt với đối tác về lượng, còn về giá thì ít “dám” mà chờ đến lúc giao dịch mới tính toán với nhau.

    Hơn nữa, việc điều chỉnh giá hiện nay đang được thực hiện theo Nghị định 84, tức là tính bình quân 30 ngày, do đó không căn cứ giá tính trong riêng 1 tuần hay 10 ngày. Vì vậy, giá xăng dầu vẫn phải điều chỉnh tăng.

    Xăng dầu lạc nhịp 1 chiều

    Theo vị lãnh đạo của Saigon Petro, Nhà nước không nên điều hành giá xăng theo kiểu lấy lãi bù lỗ, mà cần để cho giá xăng chạy theo cơ chế thị trường. Khi giá thế giới tăng thì để cho giá bán lẻ trong nước tăng luôn và ngược lại, khi giá quốc tế giảm nên điều chỉnh giá xăng dầu giảm tương ứng. Còn việc kiềm chế giá thì nên dùng các phương án khác như thuế, phí, quỹ bình ổn… Vị này đưa ví dụ, tại thị trường Singapore, chỉ cần giá thế giới lên xuống 4 cent, giá bán lẻ đã được điều chỉnh theo ngay.

    Thực tế, văn bản đề nghị xem xét giá bán lẻ đã được Saigon Petro và một số đơn vị khác gửi tới Bộ Tài chính từ đầu tháng 4, khi giá thế giới tăng liên tục. Tuy nhiên, đến ngày 20/4, quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước mới chính thức được đưa ra. Khi đó, giá xăng dầu trên thị trường thế giới đã bắt đầu giảm.

    “Việc điều chỉnh giá do vậy chậm hơn thế giới nên khiến dư luận hiểu không chính xác, nhiều ý kiến không đồng tình”, vị này nói.

    Nhiều người thắc mắc, giá xăng dầu được điều hành theo cơ chế thị trường thì sao không mạnh dạn để cho các doanh nghiệp tự làm, tự quyết định giá, tự cạnh tranh và tự chịu? Một số doanh nghiệp đầu mối cũng mong muốn được điều chỉnh giá bán lẻ trong nước theo biến động hiện tại của giá thế giới.

    Hiện cách tính giá xăng dầu và lỗ lãi bao nhiêu cũng không được các doanh nghiệp công khai. Trước đây, trên website của Petrolimex có đưa ra bảng tính cụ thể, nhưng bây giờ họ cũng không công khai thông tin này. Thậm chí, trong những bản tin thị trường định kỳ của Petrolimex, khi nêu giá xăng các nước trong khu vực cho người tiêu dùng tiện so sánh, doanh nghiệp này cũng chỉ đưa ra bảng giá tại những nước có giá xăng bán lẻ cao hơn. Còn tại các nước giá thấp hơn, doanh nghiệp không nêu ra. Như xăng A95 ở Malaysia hiện chỉ ở mức 1,9 Ringgit, tương đương 12.890 đồng/lít.

    Thực tế, nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã giảm giá xăng ngay khi giá dầu thô thế giới giảm. Có quốc gia trong vòng hơn 1 tuần qua đã điều chỉnh giảm giá xăng dầu tới 2 lần như Philippines. Đợt giảm giá thứ nhất là hôm 15/4, trước khi Việt Nam tăng giá xăng tới 5 ngày.

    Người tiêu dùng trong nước khi biết những thông tin này thì không khỏi chạnh lòng và mất niềm tin. Vì sao giá thế giới giảm, các nước giảm giá bán lẻ ngay, còn Việt Nam thì không? Vì sao các nước làm được, Việt Nam lại không làm được? Có phải chỉ do thời gian theo dõi và đối soát giá kéo dài (theo Nghị định 84), do sự chậm chân của doanh nghiệp trên sân chơi hàng hóa quốc tế hay còn nguyên nhân nào khác? Giá xăng dầu tại Việt Nam luôn lạc nhịp so với giá thế giới, nhưng thật buồn thay sự lạc nhịp này chỉ là 1 chiều, khi giá thế giới và các nước giảm, Việt Nam lại bất ngờ tăng, trong khi đó hầu như chưa có lúc nào giá thế giới và các nước tăng mà Việt Nam lại điều chỉnh giảm.

    Theo Đông Nhiên

    Đất Việt
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    “Nên đầu tư và giữ lại dài hạn”
    Cho rằng, thị trường trong tháng 5 sẽ đi ngang, bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, CTCK Bản Việt cho rằng, nhà đầu tư nên đầu tư và giữ dài hạn hơn là lướt sóng.
    Bà Quỳnh nói:


    Theo quan điểm của tôi, thị trường trong tháng 5 sẽ có xu hướng đi ngang nhiều hơn, sẽ có những “đợt sóng” nhỏ nhưng không mạnh như thời gian vừa qua. Bởi hiện nay, xét về các kênh đầu tư thì không có kênh nào sinh lời bằng chứng khoán nên sớm muộn gì thì nhà đầu tư vẫn quay lại với thị trường. Một điểm giúp TTCK giai đoạn này tương đối ổn định là do được hỗ trợ bở các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, trong tháng 5 này, nếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ thì không nên chạy đua theo các con sóng nhỏ mà nên đầu tư và giữ dài hạn, bởi lợi thế đang thuộc về các nhà đầu tư có sẵn hàng.


    Ngoài ra, dòng tiền hiện nay trên thị trường là khá “thật” nên tương đối ổn định. Bởi một số CTCK lớn như Thăng Long, SBS… thời gian gần đây đã hạn chế margin rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những CTCK cho khách hàng sử dụng hết margin. Do vậy, sẽ không có một con số tuyệt đối nhưng ngoài dòng tiền “thật” của NĐT xét về tổng dư nợ margin trên toàn thị trường hiện nay vẫn ở mức tương đối cao. Ngoài ra, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều dòng tiền nhàn rỗi sẽ đầu tư vào thị trường, tuy nhiên không phải trực tiếp trên thị trường mà thông qua các CTCK.


    Theo H.Vân

    ĐTCK
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Tăng định hướng cho sóng giảm lãi suất



    Chỉ trong một thời gian ngắn, mặt bằng lãi suất chứng kiến sự sụt giảm mạnh và đồng loạt trên nhiều thị trường khác nhau. Diễn biến này cho thấy với tính định hướng của các mức lãi suất chủ đạo ngày càng tăng lên, mặt bằng lãi suất sẽ dần lấy lại trạng thái vận động theo cung cầu.

    Chỉ dấu thanh khoản

    Số liệu phân tích từ hàng loạt các tổ chức đầu tư cho thấy, trong tuần qua, lãi suất liên ngân hàng (NH) tiếp tục giảm mạnh ở hàng loạt kỳ hạn. Trong đó lãi suất suất kỳ hạn qua đêm phổ biến ở mức 5-6%/năm, kỳ hạn 1 tuần dao động quanh 5,5-7%/năm, kỳ hạn 2 tuần khoảng 6-8% và kỳ hạn 1 tháng duy trì ở mức 9-10%/năm. Tính chung cho toàn bộ các kỳ hạn giao dịch, mặt bằng lãi suất liên NH tuần qua tiếp tục giảm khoảng 0,5-1% so với cuối tuần trước. Phần nhiều các ý kiến đánh giá đều cho rằng, thanh khoản tiền đồng của hệ thống NH đang khá dồi dào là lý do giải thích cho sự sụt giảm này. Đặc biệt khi NHTM bị hạn chế tăng trưởng tín dụng cũng như lượng khách hàng đáp ứng được điều kiện vay vốn, trong khi lượng tiền gửi có xu hướng tăng trong 3 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, dù thực hiện hút ròng trên thị trường mở (OMO) và bán tín phiếu NHNN lên tới 63.000 tỉ đồng, NHNN vẫn thực hiện mua vào khoảng gần 6,5 tỉ USD (tương đương với hơn 130 nghìn tỉ). Do đó theo các tính toán, lượng tiền còn dư thừa trong hệ thống cũng lên tới 67 nghìn tỉ đồng.

    Song theo một tổ chức đầu tư, tình trạng thanh khoản cải thiện chủ yếu tập trung ở nhóm các NH tốt nhất và là những thành viên chính của thị trường liên NH. Trong khi đó với các NH nhỏ, gặp khó khăn trong huy động cũng như trả nợ khi vay vốn, chưa thể tham gia hoặc không là thành viên chính thức của thị trường. Chính vì vậy, “việc lãi suất liên NH hạ cũng chưa thực sự phản ánh hiện trạng chung của hệ thống NH hay lãi suất liên NH chưa phát huy vai trò một lãi suất chỉ báo tốt trong điều hành chính sách lãi suất”, một tổ chức đầu tư nhận định. Không chỉ đích danh song tổ chức trên đưa thông tin, cho đến thời điểm hiện tại khi trần lãi suất hạ 2% từ 14% xuống 12%, một số NH vẫn có hiện tượng huy động vượt trần do những khó khăn thanh khoản. Theo đó, bài toán về cải thiện thanh khoản sẽ cần tiếp tục được thúc đẩy tích cực trong mối liên hệ chặt chẽ với nhu cầu tái cấu trúc NHTM. Trong thời điểm hiện nay, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế và sáp nhập là 3 phương án tăng vốn phổ biến nhất cho NH hiện nay. Khi đưa nhận định này, tổ chức đầu tư nói trên cho rằng, nên có sự can thiệp của NHNN để lộ trình tái cấu trúc được minh bạch và mang tính định hướng. “Đến khi đó, các lãi suất điều hành cũng sẽ đưa đến chỉ báo tốt hơn về xu hướng thị trường, hơn là ý nghĩa mệnh lệnh hành chính”.

    Củng cố xu hướng hạ lãi suất

    Cùng với thanh khoản ngân hàng, diễn biến thực tế của lạm phát trong thời gian tới đây sẽ là yếu tố quan trọng tác động tới xu hướng giảm lãi suất trên thị trường. Chính vì thế, thông tin CPI tháng 4 ở mức thấp (dự báo dưới 0,16%) sẽ tiếp tục hỗ trợ cho xu hướng hạ lãi suất. Một đánh giá cho rằng, tính đến khả năng điều chỉnh tăng các yếu tố đầu vào như điện, xăng dầu và than, lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn của năm 2012 và khả năng sẽ hạ về mức 8-9% cuối quý II là hoàn toàn khả thi khi giá lương thực thực phẩm thế giới chưa ra khỏi chu kỳ điều chỉnh. Thêm vào đó, trên một số thị trường khác, xu hướng lãi suất thực tế cũng đang trở nên rõ ràng hơn. Cùng với xu hướng sụt giảm của mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất trên thị trường liên NH, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28 ngày (1 tháng) và 91 ngày (3 tháng) trên thị trường mở cũng ghi nhận sự giảm mạnh trong tuần qua. Cụ thể, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 1 tháng giảm 2,51%/năm từ mức 10%/năm xuống mức 7,49%/năm và lãi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng cũng giảm 0,5% từ mức 10,75%/năm xuống 10,24%/năm. Đáng chú ý, dù lãi suất liên tục giảm, nhiều NH vẫn tiếp tục mua vào tín phiếu và diễn này cho thấy việc đầu tư vào trái phiếu vẫn đang được nhiều NH lựa chọn trong bối cảnh thanh khoản tiền đồng đang dồi dào và hoạt động cho vay chưa có sự cải thiện rõ rệt.

    Tương tự trên thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), lãi suất TPCP kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm tuần qua giảm lần lượt 9 điểm, 32 điểm, 31 điểm và 37 điểm. Theo một đánh giá, thực tế này là kết quả rất khả quan của quá trình điều hành chính sách vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều tiết lạm phát của Chính phủ. Ngay đợt điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu ngày 20.4 vừa qua, được dự báo sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp làm tăng CPI thêm khoảng 0,3% song chưa gây áp lực lớn lên lạm phát. Nhiều nhận định tin rằng, tình hình lạm phát trong thời gian ngắn tới đây sẽ tiếp tục giữ được sự ổn định ở mức thấp và lãi suất TPCP vì thế được kỳ vọng sẽ còn giảm nhẹ trong các tuần tới. Với một loạt các dấu hiệu tích cực trên đây, các lãi suất chủ chốt của chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò định hướng với lãi suất thị trường tiền tệ, phản ánh thực chất diễn biến cung – cầu của thị trường tiền tệ và để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu vay của DN.
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu “đua” nhau giảm

    Ngày 20/4, giá xăng dầu trong nước đồng loạt được điều chỉnh tăng thêm từ 400 đồng - 900 đồng/lít. Ngay sau đó, giá xăng dầu thành phẩm tại Singapore, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, lại giảm từ 2,14% đến 2,43%.
    Xăng A92 tại Việt Nam đang có giá 23.800 đồng/lít.


    Bản tin thị trường xăng dầu số 52 ra ngày 4/5 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - một kênh cập nhật thông tin giá xăng dầu thế giới - cho biết: Giá dầu thô trên thị trường thế giới tháng 4 giảm từ 2,61% đến 3,22% so với tháng 3. Cụ thể, tính bình quân và so với tháng 3, giá dầu WTI còn 103,46 USD/thùng, tức giảm 2,77 USD/thùng. Dầu Brent đạt 120,43 USD/thùng, giảm 4,01 USD/thùng.
    Giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore - thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, tháng 4 cũng giảm theo giá dầu thô. Trong đó, dầu FO giảm mạnh nhất tới hơn 18 USD (tương đương 2,43%), còn 730,19 USD/tấn. Xăng RON 92 trung bình tháng 4 đạt 131,36 USD, giảm 2,32%; Dầu hỏa, DO cũng giảm lần lượt là 2,14% và 2,22%, tương ứng còn 133,26 USD/thùng và 135,02 USD/thùng.
    Còn tại Việt Nam, vào ngày 20/4, Liên Bộ Tài chính- Công Thương đã quyết định tăng giá xăng A92 thêm 900 đồng/lít, lên 23.800 đồng/lít (vùng 1); các loại nhiên liệu khác cũng tăng 400 - 600 đồng mỗi lít.
    Cũng tại bản tin số 52 (mới nhất) của Petrolimex, theo thông tin thu thập được và quy đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá ngày 27/4, giá bán lẻ mặt hàng xăng RON 92 tại Lào 28.402 đồng/lít; Campuchia 27.853 đồng/lít; Singapore 27.853 đồng/lít và Trung Quốc 27.760 đồng/lít.
    Theo đó, xăng RON 92 đang bán tại Việt Nam thấp hơn Lào 5.502 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 4.935 đồng/lít, thấp hơn Singapore 13.114 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.860 đồng/lít.
    Còn theo các Bản tin thị trường xăng dầu của Petrolimex trước đó, nhiều nước trong khu vực đã giảm giá bán lẻ xăng dầu. Cụ thể, theo Bản tin số 50 ra ngày 4/4, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore trong tháng 2 của xăng A92 là 128,63 USD/thùng và tăng lên 134,48 USD/thùng trong tháng 3. Lúc đó, giá bán lẻ xăng A 92 quy đổi về VND theo tỷ giá ngày 30/3 tại Lào là 28.460 đồng/lít; tại Campuchia là 29.202 đồng/lít; tại Singapore là 36.469 đồng/lít; tại Trung Quốc là 27.685 đồng/lít.
    Tại Bản tin thị trường xăng dầu số 51 ra ngày 16/4, Petrolimex cho biết, giá dầu thô trên thị trường thế giới nửa đầu tháng 4 tiếp tục tăng rồi giảm nhẹ, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore nửa đầu tháng 4 cũng tăng rồi giảm nhẹ với mức giảm 0,11% đến 1,16%. Giá bán lẻ xăng A92 quy đổi về VND tại Lào ngày 16/4 là 27.568 đồng/lít; tại Campuchia là 27.460 đồng/lít; tại Singapore là 36.238 đồng/lít; tại Trung Quốc là 27.502 đồng/lít.
    Với thị trường Việt Nam, sau khi Liên Bộ Tài chính- Công Thương quyết định tăng giá xăng dầu vào ngày 20/4 vừa qua, nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối cho biết đãc có lãi nhưng gánh nặng từ khoản lỗ trước đó vẫn còn rất lớn. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, lỗ lũy kế của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện khoảng 5.000 tỷ đồng, nhưng lại chưa có hướng xử lý.



    Theo An Hạ - Dân Trí
    Mr. Nguyen Dinh Hanh
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    EVN bác thông tin xin tăng giá điện

    > Dân phải trả tiền phí… “phá” rừng!

    TP - Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 14-5, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri, cho biết ông rất ngạc nhiên với thông tin một số báo đưa về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình Bộ Công Thương 3 phương án tăng giá điện:

    5%, 10% và tăng trong khoảng 5-10%. Theo ông Tri, đây là thông tin không đúng và lãnh đạo tập đoàn đang cho kiểm tra lại xem ai là người đưa thông tin sai, gây hoang mang dư luận.

    “Hiện EVN chưa trình bất cứ phương án tăng giá điện nào cả. Nếu cần thiết, tập đoàn sẽ đề nghị ******* vào cuộc tìm hiểu và xử lý”- Ông khẳng định.

    Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, ông Đinh Thế Phúc cho biết, vẫn chưa có chủ trương tăng giá điện trong thời điểm hiện tại.

    Phạm Tuyên
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/57715...-dien-tpp.html
  7. vimuahp

    vimuahp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2009
    Đã được thích:
    317
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Vài lời
    Tôi không có nhiều THÌ GIỜ ĐỂ VIẾT BÀI , và cũng không hay làm chim lợn khi đã bán xong hàng ...
    Dẫu vậy mỗi khi topic này không xuất hiện thì đó cũng có nghĩa là tôi đã ra hàng ...
    Và khi topic này xuất hiện thì cũng có nghĩa là tôi đã vào hàng lại ...
    Theo tiêu đề thì có nghĩa là tôi đã ra hàng từ tuần trước 100% cash , và hôm nay tôi lại post bài
  9. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.177
    [r2)]
    Hôm nay múc mạnh được ko bác
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Tài khóa sẽ mở van cho tín dụng
    Chính sách tiền tệ gần như đã “hết bài” trong tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế. Bằng chứng là, ngân hàng liên tục hạ lãi suất, nhưng tín dụng vẫn tắc.
    Mọi hy vọng của doanh nghiệp, ngân hàng đang dồn vào chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách nới lỏng đầu tư công.
    PGS-TS. Bùi Tất Thắng, quyền Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định, đã đến lúc Chính phủ ra tay cứu sản xuất và không loại trừ phải viện đến một gói kích cầu đủ độ. Điều này có nghĩa là, phải chấp nhận nợ công có thể tăng lên. Đây là vấn đề khó chấp nhận, nhưng là tình thế buộc phải lựa chọn.

    Trong thực tế, chúng ta từng tung ra gói kích cầu nhưng hiệu quả không cao. Vì vậy, để tìm được sự đồng thuận về một gói kích cầu mới, cần phải trả lời được chính xác câu hỏi: Ai sẽ được cứu? “Giải đáp đúng câu hỏi này, có thể sẽ là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh hiện nay. Dĩ nhiên, về phía ngân hàng, tiếp tục giảm lãi suất là việc bắt buộc. Không có lý do hợp lý nào để giải thích cho việc doanh nghiệp chết hàng loạt, trong khi ngân hàng vẫn sống khỏe”, PGS-TS. Bùi Tất Thắng nói.

    Tương tự, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho rằng, để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, Chính phủ cần có những gói kích cầu để tăng tổng cầu. Trong đó, ưu tiên trước mắt là phải “nới” đầu tư công. Dĩ nhiên, Chính phủ cũng phải cam kết giám sát quản lý, thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công.

    Tuy nhiên, giải pháp rót vốn trở lại cho đầu tư công gây ra rất nhiều tranh cãi. TS. Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đặt vấn đề, gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng của Chính phủ cũng có thể hiểu là gói kích cầu, nên nếu tiếp tục tăng đầu tư công, thì lấy nguồn ở đâu để cân bằng ngân sách?.

    Trái với lo lắng này, nhiều ngân hàng cho rằng, chỉ khi kích thích tổng cầu, mà khả dĩ nhất hiện nay là tăng đầu tư công, thì tín dụng mới khai thông, sản xuất, kinh doanh mới được kích hoạt. Một khi doanh nghiệp phục hồi, nguồn thu của Nhà nước sẽ tăng.

    Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách tiền tệ đã gần như hết dư địa. Bằng chứng là, thời gian qua, lãi suất liên tục giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn không muốn vay, vì không có đầu ra. Trong bối cảnh này, chính sách tài khóa cần ra tay tích cực để hỗ trợ DN.

    TS. Đào Minh Tú, Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước cho rằng, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế coi ngân hàng là nơi có trách nhiệm giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp. Song để làm được điều này, cần hàng loạt chính sách khác như tài khóa, quản lý giá, lập quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa...




    Theo Hà Tâm

    Báo Đầu tư

Chia sẻ trang này