1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sống chết mặc bay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 01/07/2012.

5574 người đang online, trong đó có 419 thành viên. 10:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 106214 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269
  2. Dongnat_Online

    Dongnat_Online Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Để Em gạch đầu dòng mấy cái Anh nhé. Sang Phường khác thì phải chém đẹp, chém tốt. Bẩu chúng nó ko được nghe một chiều.Phường/Xã Tao đang rất ổn. Ko được nghe đài nọ, loa kia chém linh tinh.

    Bây giờ Phường/Xã Tao đang đủ cả Thiên thời,Địa lợi, Nhân hòa. Phát triển rầm rầm.\:D/

    - Thiên thời : Năm 2012 là năm phường Tau Thủy & Mộc nắm vị trí chủ đạo trong phát triển. Mộc là cây cối, là mùa xuân đại diện cho sự sinh sôi nảy nở, Thủy là nguồn nước cung cấp & nuối dưỡng sự nảy nở tăng trưởng đó.[};- ( Chứ không phải bài ca khi mưa to thì thuyền Anh bơi trên con phố lớn đâu nhá.):)) .
    Nguy cơ lúc nào cũng triệt tiêu nhau. Trước nay nguy hiện hữu cả mấy năm rồi. ( Cái mà mấy ông nước ngoài bạn nghe đài Tây). Bây giờ nguy hết thì cơ sẽ thịnh. (Chứ không phải nguy làm chết sặc tiết ếch gượng dậy nhá Anh)[:D]
    => Thiên thời đủ cả.[};-

    Địa lợi: Cơ cấu đang diễn ra trên toàn nền kinh tế, đó là sự sắp xếp lại nền tảng, củng cố một hệ thống vững chắc hơn. Mọi thứ đang đi vào guồng chuyển động chung nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng gấp 2,3 lần mục tiêu đã đề ra.=)) ( Chứ không phải vì lợi ích nhóm mà chém, giết, cướp, hiếp ầm ầm đâu nhá).[:D]
    => Địa lợi rất oke.[};-

    -Nhân hòa: Lần đầu tiên nhân vật chủ chốt được yêu cầu nắm tất cả từ A-Z. Quyền lực trong Phường/Xã được tập trung. Mọi quyết sách được đưa ra kịp thời => không có tranh cãi.:)) ( Chứ không phải tạp chung rồi..:-ss )
    => Nhân hòa rất tốt.[};-

    Đấy gạch đầu dòng nó thế.[:D] Phường /xã mình hiện tại đang phát triển rầm rầm.[:D] Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa đủ cả \:D/. Ai cho phép mấy đài Phường bạn hót linh tinh.[r23)] Phải bảo vệ hình ảnh của địa phương khi đài địch hỏi Anh nhé.[r2)]Chém mạnh vào, nó chê quá thì dùng bạo lực.;)) Tẩn tợn vào => Loa phường khác tắt tiếng ngay.=))
  3. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    ông này làm trưởng ban văn hoá phường hay sao mà chém hay nhể
  4. Japan0105

    Japan0105 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/04/2012
    Đã được thích:
    28
    Để Em gạch đầu dòng mấy cái Anh nhé. Sang Phường khác thì phải chém đẹp, chém tốt. Bẩu chúng nó ko được nghe một chiều.Phường/Xã Tao đang rất ổn. Ko được nghe đài nọ, loa kia chém linh tinh.

    ==============

    Bác Dong lat chém vụ này luôn thế lào dé:

    “Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!”
    Trong một bài viết vừa đăng trên báo Financial Times, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus cho rằng, cải thiện tốc độ tăng trưởng đã bị suy giảm sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với Việt Nam. Cách nhìn của vị chuyên gia làm việc cho chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy School và hiện phụ trách chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp.HCM có phần thận trọng hơn so với những nhận định mà các nhà quan sát quốc tế khác về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay. VnEconomy xin giới thiệu nội dung bản lược dịch bài viết mang tựa đề “Hard grind for Vietnam” (tạm dịch: “Công việc khó cho Việt Nam”) này.

    Đợt nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây, được thực hiện trong bối cảnh lạm phát giảm mạnh, đã làm dấy lên những hy vọng rằng một thời kỳ tốt đẹp mới của nền kinh tế không còn quá xa. Tuy nhiên, tái khởi động tăng trưởng sẽ không diễn ra dễ dàng như thế.



    Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong tháng 5 đã giảm xuống dưới mức 7% so với cùng kỳ năm trước, từ mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm ngoái. Phản ứng trước sự đi xuống của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tuần trước cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ đầu năm, với lãi suất tái cấp vốn hạ về mức 10%. Trước đó, trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm trần lãi suất huy động từ 12% về 9%.

    Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát thông qua sự phối hợp giữa thắt chặt mục tiêu tín dụng và tài khóa. Lãi suất của các khoản vay thương mại đã đạt đỉnh trên 20%, các dự án đầu tư công đã bị hoãn lại, những biện pháp xử phạt mạnh tay đã được áp dụng cho hoạt động giao dịch ngoại tệ “chợ đen”. Những biện pháp này đã giúp bình ổn giá cả và tỷ giá, nhưng cũng khiến tăng trưởng kinh tế suy giảm từ 6,8% trong năm 2010 xuống còn 4,4% trong 6 tháng đầu năm nay.

    Các doanh nghiệp trong nước hy vọng, sự nới lỏng tín dụng sẽ cho phép họ đảo các khoản vay cũ và sẽ tiếp sinh lực cho thị trường bất động sản vốn đang là một “nạn nhân” lớn của sự thắt chặt tín dụng.

    Tuy nhiên, quan điểm lạc quan này đã bỏ qua những khoản nợ khổng lồ mà các doanh nghiệp đã tích tụ trong khoảng thời gian 5 năm qua. Các công ty Việt Nam giờ nặng nợ đến nỗi việc giảm nợ sẽ mất thời gian hơn 1 năm, thậm chí là 2 năm.

    Tỷ lệ của tín dụng ngân hàng so với GDP của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ năm 2005-2010, từ mức 62% lên 136%. Đợt vay nợ ồ ạt đầu tiên chủ yếu là kết quả không được trù tính từ trước của những dòng vốn chảy mạnh vào Việt Nam trong các năm 2007 và 2008. Ngân hàng Nhà nước đã rơi vào thế bị động và không đủ mạnh tay trong việc hút tiền về, dẫn tới sự gia tăng của các khoản vay bằng đồng nội tệ.

    Đợt tăng trưởng tín dụng thứ hai là có chủ đích. Đó là một phần trong một gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam khi bóng đen khủng hoảng tài chính che phủ kinh tế toàn cầu vào năm 2009. Đến năm 2010, một gói kích thích quy mô nhỏ khác được tung ra nhằm tạo sự hưng phấn trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 1/2011.

    Việc thắt chặt tín dụng diễn ra sau đó cho thấy các công ty Việt Nam đã trở nên phụ thuộc tới mức nào vào dòng vốn tín dụng dễ dãi. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có một câu nói đùa nổi tiếng rằng, thủy triều hạ là lúc mọi người biết ai đi bơi mà không mặc đồ bơi. Ở Việt Nam, có lẽ doanh nghiệp nào cũng trong tình trạng “đi bơi mà không mặc đồ bơi”.

    Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 12 công ty nhà nước của Việt Nam đang gánh tổng số nợ 219 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 công ty có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt quá 10 lần. Vụ gây sửng sốt nhất là vào tháng 6 vừa qua, Chính phủ công bố thông tin về việc tập đoàn Vinalines đang nợ 2,1 tỷ USD, bên cạnh nắm giữ một đội tàu thuyền mất giá và buông lỏng quản lý tài chính tại các dự án phát triển cảng biển. Hai quan chức cao cấp của Vinalines đã bị bắt giữ, trong khi cựu chủ tịch của tập đoàn này còn đang bỏ trốn.

    Giá như hoạt động vay nợ bất cẩn chỉ nằm trong khu vực quốc doanh, thì tình hình dù tệ cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ngay cả các công ty ngoài quốc doanh ở Việt Nam cũng đang ngập trong nợ nần. Những con nợ lớn nhất là các công ty bất động sản, nhưng ở những ngành khác đã xảy ra những vụ vỡ nợ “ngoạn mục”, trong đó đáng kể nhất là vụ vỡ nợ của công ty xuất khẩu thủy sản Bianfishco. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, một nửa thành viên của hiệp hội đang đối mặt nguy cơ phá sản và kêu gọi Chính phủ can thiệp, thiết lập mức giá tối thiểu, đồng thời tung cho một gói hỗ trợ 200 triệu USD. Báo chí Việt Nam cũng liên tục đăng tải những lời kêu gọi giúp đỡ tương tự từ các ngành khác.

    Sau một thời gian cho vay thoải mái trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, các ngân hàng giờ đây lâm cảnh thiếu vốn và bị nợ xấu đè nặng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình mới đây phát biểu trước Quốc hội rằng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện tương đương 10% GDP. Phần lớn các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng, con số 10% này, tuy đã là đáng báo động, vẫn chưa phản ánh đầy đủ thực tế nợ xấu trong các ngân hàng của Việt Nam.

    Hiện các ngân hàng không còn đủ sức để tạo ra một cuộc bùng nổ tín dụng mới cho dù Chính phủ có nới lỏng mục tiêu tín dụng. Những ngân hàng cổ phần gặp khó khăn đang tìm mọi cách để thu hẹp quy mô của bảng cân đối kế toán và thấy ngày càng khó tìm nguồn vốn mới khi trần lãi suất huy động bị hạ xuống. Những ngân hàng mạnh hơn thì có tiền, nhưng lại đối mặt với một thị trường mà ở đó không có mấy khách hàng muốn vay tiền mà lại chưa đầm đìa nợ. Nhiều ngân hàng sẽ bằng lòng với việc tìm kiếm lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ trong quá trình giảm dần nợ xấu.

    Chính phủ Việt Nam hiện đang chuẩn bị vốn cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tốc độ của quá trình giảm nợ sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kế hoạch tái cấu trúc này sẽ được thực hiện ra sao và được cấp vốn như thế nào.

    Nhưng cho dù việc tái cấu trúc sẽ được thực hiện làm sao, thì đó cũng là một quá trình mất thời gian. Trong thời gian đó, sẽ còn có thêm những vụ vỡ nợ lớn, sẽ còn có thêm những nỗi đau. Mặc dù Việt Nam vẫn thường có sự điều chỉnh linh hoạt trước những thay đổi, những nỗ lực để đẩy nhanh tăng trưởng trong điều kiện hiện tại sẽ chỉ đồng nghĩa với sự trở lại của lạm phát và mất ổn định tỷ giá đồng tiền.

    Thực hiện phá sản có trật tự sẽ giúp ích nhiều hơn là Chính phủ chìa tay cứu giúp. Sự can thiệp yếu ớt về pháp lý và chính trị có thể sẽ làm giảm tốc độ của quá trình giảm nợ. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 142/183 quốc gia ở tiêu chí về khắc phục khả năng thanh toán nợ. Nếu Chính phủ Việt Nam muốn giúp các doanh nghiệp, thì đây chính là một vị trí tốt để bắt đầu.

    An Huy
  5. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    hehe, giờ mà nghe đài báo nhiều quá là loạn chữ... Cứ phải chơi hư chiêu, vô chiêu vô thức... nhắm mắt bịt tai dự đoán chương trình.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 12 công ty nhà nước của Việt Nam đang gánh tổng số nợ 219 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 công ty có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt quá 10 lần. Vụ gây sửng sốt nhất là vào tháng 6 vừa qua, Chính phủ công bố thông tin về việc tập đoàn Vinalines đang nợ 2,1 tỷ USD, bên cạnh nắm giữ một đội tàu thuyền mất giá và buông lỏng quản lý tài chính tại các dự án phát triển cảng biển. Hai quan chức cao cấp của Vinalines đã bị bắt giữ, trong khi cựu chủ tịch của tập đoàn này còn đang bỏ trốn.

    Rõ ràng từ đài địch nhé vì anh Vênh - BTr KHDT vừa lên TV chém là nợ có 1,36 lần thôi. Chỉ có điều anh cũng dẫn từ nguồn BTC mới đau
  7. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Bạn có quyền chém gió vì chém gió không bị đánh thuế.
    Tuy nhiên chém gió được cho là có hiệu nghiệm trong 1 khoảng thời gian mà thôi!
    Thời gian gần đây thời gian hiệu nghiệm của chém giảm giảm mạnh.
    Bằng chứng tối qua hùng hồn thế mà sáng này được 1 tiếng hưng phấn thôi!:((:((:((:((:((:((
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Thủ tướng: 'Tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất

    Tin tưởng triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ chuyển biến tốt hơn, Thủ tướng *************** yêu cầu kiên định các mục tiêu đã đề ra, đồng thời nhanh chóng khơi thông dòng vốn và tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất.

    Tình hình kinh tế 6 tháng và các giải pháp cho nửa còn lại của năm là trọng tâm phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong hai ngày qua (2-3/7) dưới sự chủ trì của Thủ tướng ***************. Đây cũng là phiên họp sơ kết 6 tháng, nên có sự tham gia của lãnh đạo ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thông qua hình thức họp trực tuyến.

    Theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt được kết quả khá toàn diện, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra trên tất cả các mặt như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội...

    Đáng chú ý là thành công trong kiểm soát lạm phát. Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ. Cổng thông tin điện Chính phủ cho rằng đây là cơ sở để Chính phủ có thể điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm.

    Mặt bằng lãi suất cũng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%... Trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện,…

    Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 685 triệu USD, bằng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng lý do là phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế bắt đầu có xu hướng cải thiện hơn trong quý II. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt khoảng 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%

    Ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào và lãi suất ở mức cao, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao… song 4 tháng gần đây có chiều hướng cải thiện, nhất là công nghiệp chế biến. Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần.

    “Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, website Chính phủ trích nhận định của Thủ tướng ***************.


    Thủ tướng *************** yêu cầu nhanh chóng khơi thông dòng vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

    Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại nhiều thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước; lạm phát có chiều hướng giảm ở mức thấp hơn so với định hướng điều hành; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay.

    Cho biết những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt trong đó có khó khăn về thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản như lúa gạo, cao su, cá tra…, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mong muốn sớm có chính sách hỗ trợ nông dân thông qua tái cơ cấu nợ, cho vay mới. Đồng thời ông đề xuất có chính sách hợp lý để hỗ trợ các hộ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh… Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ rừng,…

    Nhấn mạnh chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần nhưng chưa nhiều, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, nhất là qua xúc tiến thương mại ở thị trường ngoài nước và thị trường nội địa.

    Các Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh cho rằng cần phải có đánh giá tổng thể hệ thống tiêu thụ nông sản trên thị trường, qua đó xây dựng lại hệ thống các kênh tiêu thụ nông sản hợp lý hơn nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm của chỉ số giá tiêu dùng. …

    Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý trong xử lý nợ xấu cần phân tích tường tận cơ cấu nợ và việc xử lý không chỉ chờ đợi vào các giải pháp mang tính dài hạn mà phải áp dụng cả các giải pháp mang tính ngắn hạn và phải triển khai ngay từ lúc này.


    Chính phủ khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo.

    Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng *************** nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong những tháng cuối năm vẫn là kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

    Thủ tướng *************** yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

    Đồng thời, theo Thủ tướng, cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.

    Bộ Tài chính sẽ có nhiệm vụ tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách, kiểm soát kỹ lại nguồn thu; giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu đề xuất biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.

    Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng; phương án thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo cơ chế thị trường; dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống khủng bố; Tờ trình về dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai;…

    (Theo Chinhphu.vn)

    BÌnh loạn:

    Hô hô XK đạt 53 tỷ $, tăng 22% so với cùng kỳ nhưng éo nói nguyên văn là trong đó:

    - Riêng các DN FDI tăng mạnh còn DN trong nước giảm thảm hại. Nếu bỏ riêng XK dầu thô ra nữa thì éo còn gì để nói. Link: http://www.vinacorp.vn/news/xuat-khau-6-thang-dau-nam-doanh-nghiep-noi-duoi-suc/ct-525166.

    Trích link: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm tới nay, tăng trưởng xuất khẩu của các DN trong nước chỉ khoảng 4%/tháng, cá biệt tháng 1/2012 giảm mạnh, còn tháng 3 chỉ tăng 0,05%. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu của các DN FDI luôn ở mức 30-40%. Thậm chí, 6 tháng đầu năm, dù không tính dầu thô, thì khối DN này vẫn xuất siêu trên 830 triệu USD

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, gạo - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ đạt kim ngạch 1,688 tỷ USD, giảm 15,3% về giá trị và cũng giảm 9,4% về lượng. Các thông tin gần đây cho thấy, việc Thái Lan đang mở kho gạo dự trữ để bán cho các nhà nhập khẩu sẽ gây sức ép lên xuất khẩu gạo của Việt Nam, không chỉ về giá mà cả về lượng. Trong khi đó, có DN xuất khẩu gạo chỉ trông chờ vào các hợp đồng đã ký, bởi chưa có hợp đồng mới.

    Còn cá tra, cũng là một mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Sức mua của thị trường EU đã giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Sức mua giảm, giá giảm đã đành, cái khó của các DN xuất khẩu cá tra Việt Nam còn vì chính bản thân các DN đua nhau phá giá và tự làm khó mình.


    GDP thấp đã có lý do khách quan là kiềm chế lạm rồi nên các anh cứ thoải mái điều hành vì có có chiêu kiềm chế lạm phát rồi.


    Với KL của anh 3D thì có thể đoán chắc sẽ có điều chỉnh sâu KH tăng trưởng từ 6.5% xuống còn cỡ 5% vì lý do thì anh giải thích ở trên rồi. Phải kiềm chế lạm phát vài năm cho đến vài chục năm nên vỡ kế hoạch tăng trưởng là rất bình thường. Quan trọng không phải là tăng trưởng mà là kiềm chế lạm phát. Đấy là may chưa chém thêm về chất lượng tăng trưởng như nợ xấu, nợ ODA, thất nghiệp, giáo dục, y tế đều được cải thiện vượt bậc đấy nhé.


    Hôm qua cũng trên TV thấy nói trích số liệu từ bộ LD - TBXH nói tỷ lệ thất nghiệp là 2,21%. Kinh thật... VN quả là số 1 TG nhé. =))=))=))
  9. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Còn ngồi được mấy hôm nữa mà chém ác vậy :D. Đợt họp tổ dân phố vừa rồi có thấy ló mặt ra ăn chửi đâu.
  10. danghiep81

    danghiep81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2009
    Đã được thích:
    37
    Bâo giờ trắng bên mua, chỉ có thể dùng lệnh thị trường bán cho thằng mua ở mức giá thấp nhất mới mong thoát được thì sẽ là đáy phai không bác khongquen:p

Chia sẻ trang này