Sống chết mặc bay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 01/07/2012.

5166 người đang online, trong đó có 513 thành viên. 23:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 105934 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. VertuC

    VertuC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Đã được thích:
    7
    Các cụ rôm rả qué, e đang đi kiểm định con công nông cũng vào hóng tí :D
  2. hastock168

    hastock168 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    809
    công nông của bác là BMW hay Bentley thía :-bd:-bd:-bd
  3. VertuC

    VertuC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Đã được thích:
    7
    Lada 2105 cụ ơi...=))
  4. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Có cụ nào để ý đến cái công bố con số thu ngân sách chỉ đạt 346k tỷ đồng, bằng 46.7% năm không? và mục tiêu các cụ ấy bẩu giữ nguyên sẽ thu cho đủ... Có nghĩa là mấy tháng còn lại các cụ ấy phải thít, xiết, tăng, tích cực thu cái gì đó hoặc là phải phát hành giấy lộn thêm nhiều... Như vậy, chính sách các kỳ tới còn khó dự đoán ná.... Thu mà k đủ có kít mà chi ra kích cái lọ cái chai... mà thu thít xiết, tăng gì đó thì lại ảnh hưởng đến tình hình kt hàng loạt chú... mệt nhẩy?
  5. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Có cái bài này tìm đc đọc thấy hay hay, thú vị và có tý kiến thức hữu ích, copy cho ae đọc chơi... về quỹ đầu toi thôi nhé

    9.-ETFs-vs-index-funds.png
    Một phiên bản đầy đủ chi tiết của bài này được đăng trên Tạp chí chứng khoán(UBCK NN), số ra ngày 15/06. Dưới đây xin đăng lại để các bạn VF ngồi đọc khi rảnh rỗi. Bài dài, lắm số liệu, bảng biểu, và cũng nhiều tâm sự vì rơi vào cái vùng trũng Quỹ Đầu Tư.

    Ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở. Đây là thông tư đầu tiên quy định về việc huy động vốn thành lập, quản lý quỹ mở, hoạt động của Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức khác liên quan đến hoạt động quản lý quỹ mở. Bước đi này đã từng bước mở ra cơ hội cho sự ra đời của các quỹ đầu tư chỉ số trong tương lai không xa. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực trạng các quỹ đầu tư ở Việt Nam và viễn cảnh của Quỹ đầu tư chỉ số Việt Nam trong tương lai.
    Quỹ đầu tư chỉ số ( Index Fund) là một dạng quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số của một thị trường nào đó ( 2 dạng phổ biến là quỹ tương hỗ (Mutual Fund) và quỹ ETFs( Exchange-traded fund)). Mục đích của các quỹ này là giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận tương tự với chỉ số của thị trường mà họ đang kinh doanh ( ví dụ ở Mỹ là S&P 500 Composite Index, ở Anh là FTSE 100 Index…). Mặc dù ngày 06/02/2012 Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã chính thức công bố chỉ số VN30-Index, nhưng ở Việt Nam, hiện nay chưa có quỹ đầu tư chỉ số nội địa nào để lựa chọn VN30- làm tham chiếu (Benchmark).
    1. Tổng quan các quỹ đầu tư ở Việt Nam
    Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000, tính tới nay đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm. Với các nhà đầu tư tổ chức thì có lẽ thời điểm đánh dấu sự bùng nổ là những năm 2006-2007.
    Năm đó, Việt nam là một trong những thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất trên thế giới, có rất nhiều bài báo quốc tế nói về thị trường Việt Nam với 2 chữ “Tăng trưởng”. Rất nhiều quỹ đầu tư dạng đóng được thành lập và huy động vốn, cung cấp các cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một điều khá mới mẻ với nhà đầu tư trong nước khi họ tiếp cận với khái niệm các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.
    Thời kỳ đỉnh điểm đó, các chứng chỉ quỹ được giao dịch ở mức giá trên giá trị tài sản ròng/ chứng chỉ quỹ (NAV) rất cao. Con số 6 tỷ USD, chính là tổng tài sản các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006-2007.
    Nhưng chỉ ngay sau đó 1 năm, năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hĩnh vĩ mô xấu đi nhanh chóng, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến chu kỳ giảm mạnh. Đó là giai đoạn mà các quỹ đầu tư ở Việt Nam phải chứng kiến rất nhiều khó khăn. Lạm phát cao, VND mất giá, chính sách thắt chặt tiền tệ đột ngột, doanh nghiệp chịu lãi vay cao. Tất cả những điều này làm cho giá cổ phiếu trượt dốc một cách nhanh chóng. Hệ quả là giá các chứng chỉ quỹ đóng cũng bị giảm và giao dịch với mức chiết khấu cao, gía thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản ròng (NAV).
    Trong năm 2009,thị trường chứng khoán Việt nam phục hồi mạnh nhờ vào các gói kích thích kinh tế(Gói kích cầu) của Chính phủ. Mặc dù giá của các chứng chỉ quỹ có phục hồi nhẹ, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn kém hấp dẫn so với các thị trường mới nổi khác trong khu vực (Indonexia, Philipine và Malaixia) và điều này tiếp tục ảnh hưởng làm giá trị thị trường chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm khiến mức chiết khấu tiếp tục duy trì tại mức cao so với NAV.
    Từ đó tới nay, giá các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam vẫn đang có mức chiết khấu khá cao so với NAV. Điều này chỉ ra rằng, rất khó để quay lại thời kỳ đỉnh cao của các quỹ đầu tư, việc huy động các quỹ đóng tiếp theo để đầu tư vào Việt Nam là một thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý quỹ.

    Để nhìn nhận rõ về bức tranh các quỹ đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng báo cảo của LCF Rothschilds( một công ty chứng khoán nổi tiếng tại London) chuyên về các quỹ đóng ở thị trường mới nổi.
    Căn cứ vào báo cáo mới nhất của LCF Rothschilds vào ngày 16/04/2012 thì hiện tại Việt Nam đang có 32 quỹ đầu tư có tên tuổi và công khai thông tin đang hoạt động ở Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều quỹ đầu tư và nhà đầu tư tổ chức khác hoạt động ở trên thị trường, nhưng LCF Rothschilds không thể thu thập được số liệu trong báo cáo. Tuy nhiên, 32 quỹ đầu tư này có quy mô rất lớn, và gần như mang tất cả các đặc tính đại diện cho tất cả các quỹ đầu tư khác.
    Theo báo cáo này, thì đa số các quỹ hoạt động ở thị trường Việt Nam đều có thời gian hoạt động từ 5-10 năm. Một số quỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán AIM/ London SE, Frankfurt SE, hoặc giao dịch dạng OTC trên thị trường chứng khoán Ai Len. Có rất nhiều dạng tài sản được đầu tư, gồm : cổ phiếu,trái phiếu, đầu tư vốn trực tiếp (Private Equity), bất động sản, cơ sở hạ tầng và nguồn tài nguyên.
    Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư này tại thời điểm 16/04/2012 là: 4,1 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, so với lúc đỉnh cao có tổng tài sản lên tới 6 tỷ đô thì tại thời điểm này rõ ràng tính trung bình các quỹ ngoại đã thua lỗ hơn 31%.
    Trong cơ cấu các loại tài sản được đầu tư thì hiện hiện tại lĩnh vực Bất Động Sản vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất ( 40%), thứ 2 là chứng khoán ( 24%), thứ 3 là các loại tài sản hỗn hợp (23%), cuối cùng là góp vốn cổ phần tư nhân (8%) và hạ tầng ( 5%). Rõ ràng là trong tình trạng thị trường bất động sản đóng băng kéo dài từ 2011 tới nay thì giá trị danh mục đầu tư các quỹ bất động sản bị giảm là điều dễ hiểu.
    Với ngành quản lý quỹ, người ta thường nhìn vào Mức chiết khấu ( Discount to NAV, là mức chênh lệch giữa giá các chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng của chứng chi quỹ) để xem xét tương lai của quỹ. Nếu mức chiết khấu âm lớn điều đó cho thấy tương lai không tốt đẹp của quỹ, ngược lại nếu mức chiết khấu lớn hơn không cho thấy tương lai của quỹ đó rất tốt. Số liệu dưới đây cho thấy mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi khá tốt nhưng giá trị chiết khấu vẫn còn âm rất lớn.
    q1.png
    ( - Các quỹ không niêm yết thì không công bố mức chiết khấu)
    Trong số các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài, 2 quỹ có quy mô lớn nhất là Vinacapital Vietnam Opportunity Fund do Vinacapital quản lý với 779 triệu USD và Vietnam Enterprise Investment Ltd của công ty quản lý quỹ Dragon Capital là quỹ có quy mô lớn nhất với 411 triệu USD. Tiếp theo đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là hai quỹ ETFs đang hoạt động ở Việt Nam đó là Market Vectors Vietnam ETF, 340 triệu USD ( do Vaneck quản lý) và FTSE Vietnam Index ETF, 321 triệu USD ( do Deutsche Bank quản lý ).
    Gần như tất cả các quỹ trên đều có mức chiết khấu Âm, đặc biệt là quỹ DWS Vietnam Fund do Deutsche Bank quản lý âm tớ mức -40.6%, chỉ duy nhất FTSE Vietnam Index ETF có mức chiết khấu dương bằng 2.2. Tất cả các con số trên cho thấy, các nhà đầu tư thuộc các quỹ đầu tư nước ngoài đang khá thận trọng với thị trường chứng khoán Việt Nam.
    q2.png

    Các quỹ đầu tư sản phẩm cố định đa số chọn trái phiếu, tiền gửi để đầu tư. Các quỹ bất động sản thì có quỹ Vinaland Limited và Aseana Properties có mưc chiết khấu cao kỷ lục trên 50%.

    q3.png

    Chúng ta có 5 quỹ đầu tư nội địa đang niêm yết và quỹ có tài sản lớn nhất là VF1 do Vinafund(VFM) quản lý với 78 triệu USD. Các quỹ nội địa đa số có mức chiết khấu gần 30%, trừ VFMVFA(Quỹ đầu tư năng động của VFM) là có mức chiết khấu thấp nhất -22%.



    Đối với các quỹ ngoại, các tên tuổi lớn nhất thị trường như Vinacapital, Dragon Capital, Indochina Capital đã đại diện gần như hết khối ngoại. Ngược lại, với khối các quỹ nội thì báo cáo Rothschilds chưa phản ánh hết được quy mô. Ngoài các công ty quản lý quỹ có trong báo cáo của Rothschild thì Việt Nam còn có các quỹ đầu tư kha nổi tiếng và tài sản lớn nhưng lại không thuộc thành phần quỹ đại chúng như Bảo Việt Fund, SSI Asset Management, FPT Capital.Vì vậy, trên thực tế tổng tài sản các quỹ nội địa quản lý sẽ cao hơn nhiều so với trong báo cáo của Rothschild.

    2) Áp lực thoái vốn và chuyển đổi mô hình hoạt động

    Như đã đề cập ở trên, đa số các quỹ hoạt động ở Việt Nam đều có thời hạn từ 5-10 năm. Và nếu như 2006 là đỉnh điểm của dòng vốn ngoại từ các quỹ, thì từ 2011 các quỹ sẽ bị áp lức thoái vốn theo thời gian.

    q4.png

    Và chúng ta thấy áp lực này gia tăng từng năm, đạt đỉnh điểm vào năm 2013. Đây quả thực là một thách thức với các quỹ vì họ chỉ có 3 sự lựa chọn
    - Đóng quỹ đúng thời hạn, họ sẽ phải thanh lý quỹ để trả lại tiền cho nhà đầu tư
    - Xin gia hạn được hoạt động thêm ( thường sẽ được thêm 2 năm)
    - Chuyển đổi quỹ đóng thành quỹ mở ( nhà đầu tư nào muốn rút tiền thì rút, ai muốn tiếp tục cứ tiếp tục)
    Như vậy, quỹ đầu tư nào cũng sẽ phải đối mặt với áp lực này khi tới thời hạn. Nếu như điều kiện vĩ mô tốt lên, tỉ giá ổn định, thị trường chứng khoán theo đó tăng điểm trở lại thì chắc chắn áp lực thoái vốn sẽ ít đi. Ngược lại, mọi việc sẽ trở nên rất tồi tệ, nhà đầu tư không còn muốn ở lại và lượng tiền phải rút khỏi thị trường năm 2011 lên tới 914 triệu USD.

    q5.png


    Cho tới thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5/2012, có vẻ mọi việc đang diễn ra khá suôn sẻ, và chắc chắn các công ty quản lý quỹ đang rốt ráo tìm đủ mọi cách để thuyết phục nhà đầu tư ở lại với thị trường Việt Nam.

    Tuy nhiên đã đến lúc họ phải thay đổi khi có sự xuất hiện của các quỹ mở, đầu tư theo chỉ số như ETFs. Trong nỗ lực tạo ra hành lang pháp lý cho các quỹ mở, ETFs ra đời ở Việt Nam, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 183 để giúp cho các quỹ đầu tư sắp phải tới hạn đóng quỹ có thêm sự lựa chọn : trở thành quỹ mở.

    Rõ ràng quỹ mở sẽ là xu thế tất yếu, và ETFs sẽ là một sản phẩm có sức cạnh tranh lớn nhất trong tương lai không xa ở thị trường Việt Nam.

    3) ETFs xu thế tất yếu trên thế giới

    ETF( Exchange-traded fund) ra đời ở Mỹ từ năm 1993, bắt đầu biết tới ở châu Âu những năm 1999. ETF là một loại sản phẩm mô phỏng giá trị một chỉ số chứng khoán, chỉ số hàng hóa hoặc một rổ các loại tài sản hỗn hợp, và nó cũng được giao dịch trên sàn giao dịch như một loại hàng hóa. Dưới đây là một số hình ảnh mô phỏng về sự bùng nổ của ETFs trên thế giới.

    q6.png

    Nguồn : vfpress.vn

    Mặc dù mới ra đời chưa tới 20 năm, nhưng tốc độ phát triển của ETFs đáng để tất cả các nhà quản lý quỹ phải kinh ngạc.

    q7.png





    Như vậy, tổng tài sản của các ETFs ở Mỹ đã lên tới hơn 1 ngàn tỷ đô USD vào cuối năm 2011, và lên tới mức 1.6 ngàn tỷ USD trên thế giới. Với những điểm nổi trội so với các quỹ tương hỗ như sau:
    - Giá của ETF thay đổi theo ngày, giống như giá chứng khoán, nó được giao dịch mua/ bán, trong khi quỹ tương hỗ thì tính toán tài sản ròng (NAV) hàng ngày.
    - ETF được quản lý bị động, nghĩa là công ty quản lý quỹ không cố phải mua cổ phiếu nào đó vì mục đích làm cho ETF tốt hơn chỉ số thị trường (INDEX). Giá trị tổng tài sản quản lý của ETF là điều đánh giá nó hoạt động có tốt không chứ không phải hoạt động mua bán đánh giá quỹ đó có tốt hay xấu, đồng nghĩa với việc công ty nào có nhiều ETFs với quy mô lớn thì họ càng uy tín.

    - Vì là quản lý bị động, nên chi phí hoạt động cũng như chi phí quản lý vốn luôn rẻ hơn các quỹ tương hỗ. Muốn mua ETF, nhà đầu tư chỉ cần trả tiền mua và phí môi giới mua /bán. Quỹ tương hỗ sẽ lấy phí nhiều hơn cho mỗi lần bạn tham gia rút tiền hoặc nộp tiền. Theo thống kê, phí trung bình của quỹ tương hỗ khoảng 1.23% của tài sản quản lý, còn ETF chỉ khoảng 0.55% mà thôi.
    Sức hút của ETFs rất hấp dẫn ở chỗ: gần như phá bỏ mọi rào cản cho NDT vào các kênh đầu tư tưởng chừng như rất khó khăn, ví dụ: vàng, dầu, nông sản. Nhà đầu tư thông qua ETF có thể đầu tư đủ các loại hàng hóa, mà họ sẽ không cần phải nghĩ tới nơi tích trữ nó. Ở thị trường Mỹ, nhà đầu tư hoàn toàn có thể giao dịch ETF như một cổ phiếu ( mua, bán khống,...)

    Với những lợi thế rất rõ như vậy, chắc chắn từ nay trở đi các nhà đầu tư trên thế giới khi có ý định đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ nghĩ đầu tiên tới các quỹ ETFs. Sau đó nếu muốn tìm hiểu đầu tư sâu hơn, họ có thể tiếp cận các nhà quản lý chuyên nghiệp đã làm việc ở Việt Nam lâu năm như Vinacapital và Dragon Capital.

    Hiện tại ở Việt Nam đang có 2 quỹ ETFs, một là Market Vectors Vietnam ETF, có tài sản 340 triệu USD ( do Vaneck quản lý) và FTSE Vietnam Index ETF có tài sản 321 triệu USD ( do Deutsche Bank quản lý ). Như vậy rõ ràng 2 ETFs này đang trở thành thế lực rất lớn trên thị trường khi có tổng tài sản quản lý hơn 600 triệu USD. Điều khác biệt đó là 2 ETFs đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam này khá năng động, họ tham gia mua bán mạnh mẽ vào các kỳ đánh giá lại danh mục ( cuối các quý của năm ). Vì vậy, sự ảnh hưởng của ETFs lên thị trường chứng khoán là rất rõ ràng.
    Mới đây, Ishare( một trong 3 đơn vị quản lý ETFs lớn nhất thế giới) đã có thông báo đang thành lập 1 quỹ ETF để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính sự ra đời của các ETFs này đã tạo nên một sức ép rất lớn cho ngành quản lý quỹ đầu tư ở Việt Nam.

    Hai quỹ ETFs hiện tại đều đầu tư theo chỉ số mà họ thuê đơn vị tư vấn độc lập tạo nên, dựa trên các cổ phiếu nằm trên 2 sàn Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội. Với phí quản lý rẻ, đầu tư bị động dựa vào chỉ số, các quỹ này đang là sản phẩm giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam nhanh nhất. Các quỹ đầu tư nước ngoài theo dạng đóng hoặc mở truyền thống đang hoạt động ở Việt Nam mấy năm qua cũng có kết quả tương tự các ETFs, vì vậy chắc chắn tới kỳ đáo hạn quỹ, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giữ NDT.
    Như vậy xu thế quỹ đầu tư theo chỉ số của nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ phát triển vì nó đã chứng tỏ được sự linh động trong 2 năm qua. Còn với quỹ đầu tư nội địa thì sao?
    Trong xu thế các nhà đầu tư nội địa vẫn chưa có thói quen ủy thác tiền cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp và chính các tổ chức hiện tại cũng đang hoạt động kém hiệu quả thì việc các quỹ đang hoạt động như VF1,VF4,VFA, PRUBF1,MAFPF1 sẽ buộc phải tìm cách chuyển đổi mô hình. VFM chắc chắn sẽ là đơn vị đi tiên phong cho quỹ mở. Ngày 01/03/2012, theo thông tin từ VFM, họ đã nộp hồ sơ xin thành lập quỹ mở lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Và cũng theo VFM, họ sẽ chọn chỉ số VN30 để đầu tư, quỹ mở mang tên VFMVN30, và bản chất quỹ này có thể coi như một ETF trong nước. Như vậy có thể thấy, bước chuyển đổi đầu tiên sẽ diễn ra từ từ. Các công ty quản lý quỹ sẽ dần phải chấp nhận cạnh tranh về phí quản lý vì với quỹ mở thì phí sẽ thấp hơn nhiều ( hiện đa số các quỹ nội địa đang duy trì mức phí 1.5%-2% tổng tài sản quản lý).
    Bên cạnh đó, tại đại hội Nhà đầu tư của VF1 và VF4 đã cho thấy, việc chuyển đổi từ quỹ đóng sang quỹ mở sẽ vất vả hơn nhiều.
    Đó là phát sinh từ quy chế đầu tư của quỹ mở khác nhiều so với quỹ đóng. Muốn chuyển đổi thành công, họ sẽ phải tiến hành tái cơ cấu danh mục đầu tư, nhưng trên thực tế danh mục của các quỹ mà VFM đang quản lý có những khoản đầu tư OTC khó mà thanh lý được trong tình trạng hiện nay.Cũng theo thông tin từ quỹ EastSpring( Prudential cũ ) thì họ thấy quá trình chuyển đổi thành quỹ mở sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian.
    Hiện tại thông tư 183/2011/TT-BTC mới dừng lại ở bước đầu và còn muôn vàn khó khăn phía trước. Đơn cử, khó khăn về “room” cho Nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại room cho nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp niêm yết bình thường là 49%, ngân hàng là 30% và do Trung tâm Lưu ký chứng khoán giám sát giới hạn này. Nhưng với chứng chỉ quỹ mở, khi nhà đầu tư (NĐT) mua bán trực tiếp với công ty quản lý quỹ thì làm sao để giao dịch cho phù hợp với quy định quản lý vốn gián tiếp hiện tại?
    Khó khăn tiếp theo là điều kiện về hạ tầng công nghệ phục vụ cho quỹ mở/ETFs là rất yếu. Hiện tại không quá 3 ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ cho các công ty quản lý quỹ tiến hành nghiệp vụ quỹ mở. Theo VFM, NĐT chỉ mới có thể giao dịch chứng chỉ quỹ mở 2 tháng một lần, còn chưa thể rút ngắn hơn. Vậy trong khi quỹ ETFs giao dịch hàng ngày như cổ phiếu bình thường thì làm sao đáp ứng để xử lý giao dịch được? Và chúng ta lại phải tiếp tục chờ đợi các nút thắt này được tháo gỡ trong tương lai.



    4. Lời kết
    Qua tìm hiểu thực trạng các quỹ đầu tư ở Việt Nam, chúng ta thấy áp lực thoái vốn là khá lớn, và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện vĩ mô cũng như sự hồi phục của thị trường chứng khoán trong tương lai. Bên cạnh đó, xu thế cạnh tranh của các quỹ mở và ETFs trên thế giới sẽ ép buộc các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam nếu muốn tồn tại và phát triển thì phải thay đổi.Xu thế các ETFs nước ngoài sẽ vào Việt Nam là điều không cần bàn cãi.
    Tương lai các quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam chắc chắn sẽ rồi cũng phát triển, nhưng thời gian nhanh hay chậm bao lâu thì khó ai có thể nói chính xác được.
    Một mặt hạn chế về pháp lý, mặt khác về hạ tầng công nghệ đang là rào cản ngắn hạn với các quỹ đầu tư nội địa. Hơn ai hết các công ty quản lý quỹ sẽ phải tham gia tích cực vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và kêu gọi đầu tư công nghệ để giúp ngành quản lý đầu tư ở Việt Nam phát triển. Một số đề xuất mang tính tích cực có thể tạo nên sự thu hút vốn cũng đã được đề xuất ví dụ như ưu đãi về Thuế cho quỹ mở. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn này, thay vì chờ các ưu đãi, công ty quản lý quỹ cần phải thực hiện nhiều biện pháp cầu thị hơn từ chính phía của họ như quản lý hiệu quả, giảm phí quản lý và các điều kiện khen thưởng ở các quỹ đang quản lý. Theo đó, từng bước nhà đầu tư trong nước sẽ tìm tới các quỹ, tiếp cận với cách đầu tư chuyên nghiệp như ở các thị trường đã đi trước chúng ta
  6. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    Hơn 23.000 tỷ đồng trả cổ tức trong 6 tháng
    23.162 tỷ đồng đã được các DN chốt chi trả cổ tức trong hơn 6 tháng đầu năm với tỷ lệ chia cổ tức bình quân trên vốn điều lệ là 11,23%.

    Trong bối cảnh gần 70% số DN trên cả nước bị thua lỗ trong quý I/2012, mức chia cổ tức ấn tượng của DN niêm yết đã thổi một luồng gió tích cực vào niềm tin của thị trường, công chúng đầu tư.

    Mức chia cổ tức vẫn ấn tượng


    Thiếu thanh khoản, khó khăn, thua lỗ… đó là những gì công chúng đầu tư đã và đang cảm nhận về nền kinh tế của Việt Nam nói chung, DN niêm yết nói riêng. TTCK vẫn được đánh đồng với thị trường niêm yết cổ phiếu của các DN ngành bất động sản, tài chính, chứng khoán, ngân hàng. Đó là lý do khiến NĐT có cái nhìn khá bi quan về TTCK khi các DN ngành bất động sản, chứng khoán trở nên khó khăn.


    Nhưng số liệu thống kê gần 500 lượt DN niêm yết chốt danh sách chia cổ tức bằng tiền trong khoảng thời gian từ 1/1/2012 tới nay lại cho thấy một bức tranh tươi sáng hơn rất nhiều so với những gì thị trường quan ngại trước đó. Tổng số tiền chia cổ tức tạm tính trong 6 tháng đầu năm đã lên tới hơn 23.000 tỷ đồng. Nhiều DN trong số này đã chia cổ tức tới lần thứ 3 cho năm tài chính 2011, với tổng mức chi trả cổ tức lên tới 40 - 50% vốn điều lệ như: TRC (50%), MEF (40%), CNG (60%), CAP (52%) …


    Đóng góp lớn nhất cho con số cổ tức bằng tiền mặt ấn tượng này chính là các ngân hàng thương mại. Trong đó, ACB chia cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền, giá trị lên tới hơn 1.875 tỷ đồng; VCB chia cổ tức tỷ lệ 12%, tổng giá trị hơn 2.780 tỷ đồng; EIB trả cổ tức 19,3%, giá trị hơn 2.384 tỷ đồng. Ngoài ra, phải kể đến các DN lớn như GAS với khoản trả cổ tức trị giá 2.274 tỷ đồng…



    Thống kê dữ liệu các DN thực hiện chia cổ tức từ đầu năm đến nay, một lần nữa cho thấy thực trạng khó khăn tài chính của nhóm DN ngành bất động sản, DN ngành cà phê, thủy sản. Các DN thuộc nhóm ngành này hầu như không chia cổ tức bằng tiền hoặc giữ tỷ lệ cổ tức rất thấp. Đối với các DN trong nhóm trên, việc chia cổ tức thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2012 chủ yếu là chia cổ phiếu, cách chia cổ tức không xuất phát dòng tiền ra. Trong khi đó, giống như nhóm ngân hàng, nhóm DN ngành cao su, nông nghiệp, lương thực – thực phẩm… tiếp tục duy trì mức chia cổ tức ổn định.


    Xét trong bối cảnh có tới gần 70% các DN trên toàn quốc bị lỗ trong quý I/2012, với tình trạng thiếu vốn, đình trệ sản xuất ở nhiều nơi, thì sự cố gắng của các DN niêm yết là điều đáng ghi nhận. Đây có thể được coi là thành quả của quá trình tăng năng lực tài chính do huy động vốn được từ các giai đoạn trước và việc minh bạch hóa trong quản trị, điều hành DN.
  7. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/07/xem-xet-3-thang-dieu-chinh-gia-dien-mot-lan/
    'Xem xét 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần'
    Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Nam Hải chiều nay cho biết, Bộ đang xem xét về việc điều chỉnh tăng hoặc giảm giá điện 3 tháng một lần theo đúng Quyết định 24.
    > Giá điện tăng 5% từ ngày 1/7
    > Giá điện 2012 không đủ bù lỗ cho EVN

    Cũng tại buổi họp báo định kỳ chiều 9/7 của Bộ Công thương, trả lời câu hỏi vì sao tăng giá điện vào ngày 1/7 trong bối cảnh các doanh nghiệp đang khó khăn, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực Đặng Huy Cường khẳng định, việc điều chỉnh giá này đã được sự giám sát của liên Bộ Công thương -Tài chính.
    Ảnh: Hoàng Lan
    Giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh 3 tháng một lần. Ảnh: Hoàng Lan.

    Theo Quyết định 24, giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần, trong trường hợp thị trường cho phép. Sau khi đăng ký điều chỉnh thì giá điện sẽ được tăng giảm theo cơ chế thị trường và biến động của thông số đầu vào. Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ cân nhắc từng thời điểm điều chỉnh và xin ý kiến thủ tướng.

    Trước thắc mắc về việc thông báo tăng giá điện vào lúc 8h tối thay vì tổ chức họp báo, ông Cường cho biết, đợt tăng giá điện hôm 1/7, Bộ không tổ chức họp báo bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có trách nhiệm công bố. "Dần dần giá điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Việc điều chỉnh giá điện dù tăng hay giảm cũng phải tuân thủ đúng quyết định", ông Cường nói.

    Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải bổ sung, việc điều chỉnh giá điện sẽ được cân nhắc từng bước, tránh đột ngột ảnh hưởng đến tâm lý người dân. "Bộ sẽ xem xét và cân nhắc tới việc 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần. Tuy nhiên, điều chỉnh ở đây được hiểu theo cả nghĩa giảm giá điện chứ không phải chỉ tăng giá", ông Hải nhấn mạnh.

    Xung quanh thị trường phát điện cạnh tranh, ông Cường cho hay, thị trường điện rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến trong nước nên Quyết định 26 đề ra 3 cấp độ là phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh. Bộ Công thương đã thành lập 3 tổng công ty phát điện và dự kiến sẽ tiến tới cổ phần hóa trong tương lại gần. Dù nằm trong EVN nhưng các doanh nghiệp này bình đẳng trong việc phát điện.

    Theo lãnh đạo Cục điều tiết điện lực, việc tái cơ cấu ngành điện hết sức nhạy cảm và cần tiến hành từng bước. Bộ trưởng Công thương cũng đã trả lời trước Quốc hội là sẽ đẩy nhanh mục tiêu này và dù ở cấp độ nào cũng phải đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện các nước trên thế giới vẫn chỉ dừng ở thị trường bán buôn cạnh tranh, còn để đạt đến thị trưởng bán lẻ cần rất nhiều công nghệ. "Khi chúng ta tiến tới thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh sẽ có những điều chỉnh phù hợp với lộ trình", ông Cường nói.

    Trước đó từ ngày 1/7, giá điện sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh đồng loạt được điều chỉnh với mức tăng bình quân 65 đồng lên 1.369 đồng mỗi kWh chưa bao gồm VAT (tương đương tăng 5%).

    Tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ vào hồi đầu tháng 7, câu chuyện EVN bất ngờ tăng giá điện cũng được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng "cần rút kinh nghiệm". Cái “không khéo” của ngành điện, theo đại diện của Chính phủ chính là việc không làm tốt khâu tuyên truyền, công khai lý do tăng giá.

    Hoàng Lan


    Các bác có tin là chúng nó sẽ có lần điều chỉnh giảm tử tế k?
  8. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.418

    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/79840/xoa-doc-quyen-dien--17-nam-vi-nhay-cam--phuc-tap.html


    Từ 1/7, giá điện bất ngờ tăng và được công bố vào buổi tối ngày cuối tuần. Các chuyên gia và người dân đều cảm thấy như thể Bộ Công Thương và EVN lén lút tăng giá điện. Xin ông cho biết, vì sao Bộ lại đồng ý tăng giá điện trong thời điểm này, khi nhiều DN đang suy yếu?
    - Việc điều giá điện vừa qua là hoàn toàn theo Quyết định 24 của Thủ tướng và theo Thông tư 31 của Bộ. Việc điều chỉnh này hoàn toàn có sự phối hợp với bộ Tài chính, giám sát của bộ Công Thương và hoàn toàn đều đúng luật. Thông tư 31 đã quy định, khi điều chỉnh giá thì EVN phải công bố công khai việc điều chỉnh giá điện.
    Về lâu dài, dần dần việc điều chỉnh giá điện theo thị trường là cứ 3 tháng điều chỉnh 1 lần, tất nhiên tùy theo tình hình kinh tế vĩ mô nữa. Rõ ràng, sự điều chỉnh giá điện đã thay đổi hẳn so với các đợt điều chỉnh giá điện những năm trước đây nên việc họp báo của Bộ Công Thương về giá điện sẽ chuyển cho đơn vị thực hiện là EVN.
  9. huylawyer

    huylawyer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    16
    Giờ giá điện cũng bắt chước giá xăng. Tăng xong rồi bẩu là làm theo đúng đúng luật. Luật quy định chứ em nào dám tự tăng đâu. mà luật ở đâu ra, từ mấy ông đó chứ đâu![r37)]
  10. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Hnay khối mã chạm ngưỡng giải chấp, tha hồ ngắm các chú giãy dụa chống đỡ các bác nhỉ? HBB đã về đáy cũ... loại cùi bắp thì rớt nhah vãi lọ, còn Bcs dư địa giảm còn khá quá..

Chia sẻ trang này