Sóng ck đang vỗ bờ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xgame09, 12/03/2013.

2619 người đang online, trong đó có 195 thành viên. 06:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5645 lượt đọc và 131 bài trả lời
  1. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
  2. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    CHÚC MỪNG CÁC CỤ HÔM NAY VÀO HỌ NHÀ CHỨNG , [r2)][r2)][r2)]
    CHÂN SÓNG CK , HCM LÀ VUA CK TRONG NĂM NAY :-bd:-bd:-bd
  3. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Ai nắm nhiều cổ phiếu HCM nhất?
    Nguồn tin: NDHMoney | 10/01/2013 8:48:45 CH
    In tin |
    Lưu vào sổ tay |
    RSS |
    Chia sẻ Facebook

    Theo báo cáo tình hình quản trị năm 2012 của CTCP Chứng khoán TP. HCM (HCM – sàn HOSE) vừa được công bố, các lãnh đạo của HCM chỉ sở hữu chưa đến 1% vốn của công ty.

    Trong đó, Chủ tịch HĐQT HCM Đỗ Hùng Việt chỉ giữ 94.375 cổ phiếu HCM, tương đương 0,09% vốn; Tổng Giám đốc Johan Nyvene sở hữu có 345.333 cổ phiếu HCM, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,34%; ông Trịnh Hoài Giang - Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc nắm 259.708 cổ phiếu, tương đương 0,26%; ông Lê Công Thiện - Quyền Phó Tổng Giám đốc nắm 107.300 cổ phiếu, tương đương 0,11%...

    Trong khi đó, Quỹ đầu tư Dragon Capital Markets Limited (Dragon Capital) đang nắm giữ hơn 31,4 triệu cổ phiếu HCM, tương đương 31,16% vốn điều lệ; Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC) đang sở hữu 30 triệu cổ phiếu HCM, tương đương gần 30% vốn điều lệ HCM. Hai tổ chức trên nắm giữ khoảng 61% vốn của HCM.

    Năm 2012, HCM ước doanh thu đạt 550 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011 và lợi nhuận sau thuế ước đạt 245 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2011 và vượt 7 % kế hoạch năm.

    HCM dự tính năm 2012, doanh thu của công ty sẽ đạt 550 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm nay ước đạt 245 tỷ đồng, bằng 107% so với kế hoạch cả năm và tăng 27% so với năm 2011.

    Được biết, HCM tiếp tục giữ đứng đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong quý 4 năm 2012 với 12,85%. Tuy nhiên, mới đây công ty vẫn phải đóng cửa một phòng giao dịch tại Hà Nội
  4. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    HCM GIÁ TRỊ ĐẲNG CẤP , VÀO SÓNG LÊN 3X [r24)][r24)][r24)][r24)]
  5. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    soi lại khoảng 8 phiên nay em nó giao dịch vùng đáy ko nổi 200k 1 phiên ^:)^^:)^^:)^^:)^
  7. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Chứng khoán H.S.C bộc bạch về 6 rủi ro của CTCK
    Nhắc đến thị trường chứng khoán năm 2012, các nhà đầu tư không tránh khỏi cái thở dài chán ngán bởi bức tranh không mấy sáng sủa về tình hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
    4 công ty rời bỏ thị trường, 11 công ty rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và 50% công ty báo lỗ, nguyên nhân xuất phát từ việc các công ty này xây dựng chiến lược kinh doanh chú trọng vào hoạt động tự doanh và cho vay ký quỹ tràn lan nhưng lại không có hoạt động quản trị rủi ro cần thiết.
    Là một thành viên của thị trường, Công ty Chứng khoán TPHCM – H.S.C (HOSE: HCM) có những chia sẻ về các rủi ro cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư chứng khoán trong bài tham luận cho “Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2013” do UBCK tổ chức vào sáng 09/01.
    Qua đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, H.S.C nêu ra 6 rủi ro cơ bản như sau:
    1. Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp, rủi ro vận hành
    Đây là loại rủi ro có mặt trong hầu hết hoạt động của CTCK.
    Rủi ro này xuất phát từ các nhân tố như đội ngũ nhân viên, hệ thống công nghệ của công ty, các tác động khách quan khác. Trong đó có một số trường hợp như nhân viên gian lận, môi giới giả mạo chữ ký khách hàng hay của công ty để rút tiền, đặt nhầm lệnh, tự doanh dùng tiền của công ty mua chứng khoán bên ngoài và bán lại cho công ty để ăn chênh lệch…
    Nếu không quản trị tốt rủi ro này CTCK sẽ phải đối diện với tổn thất về uy tín và tài sản.
    2. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà CTCK có khả năng không thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
    Rủi ro này nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ký quỹ (margin) cho khách hàng, nhiều công ty đã phải chấp nhận khoản lỗ lớn vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản. Cũng có ý kiến cho rằng nên kiện khách hàng ra tòa nhưng việc này thường tốn nhiều thời gian và phát sinh chi phí lớn.
    Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụ tốt để cạnh tranh và hỗ trợ cho cuộc chạy đua giành thị phần nhưng cần quản trị rủi ro này tốt để đảm bảo tránh được khoản lỗ lớn.
    3. Tiếp theo là rủi ro thanh toán, đó là việc CTCK bị thiếu hụt số dư tiền hay chứng khoán trên tài khoản để thanh toán cho các giao dịch trong ngày.
    CTCK vấp phải rủi ro này do cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao mà chưa đặt nặng yêu cầu quản trị rủi ro nên phải gánh chịu các khoản lỗ khi khách hàng mất khả năng thanh toán; cũng có trường hợp công ty muốn gia tăng lợi nhuận trong khi nguồn tài chính hạn hẹp bằng cách vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ, trường hợp này rủi ro của CTCK sẽ lớn hơn do sử dụng đòn bẩy tài chính; hay dùng tiền và chứng khoán trong tài khoản ít giao dịch để bù đắp giao dịch tạm thời, điều này hết sức rủi ro khi khách hàng giao dịch trở lại hay rút tiền.
    4. Rủi ro thanh khoản của thị trường, rủi ro này là rủi ro chung trên thị trường chứng khoán.
    Khi thanh khoản biến động bất thường và đột ngột thì rủi ro cho CTCK là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh, cho vay ký quỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và sản phẩm quyền chọn..
    5. Rủi ro thị trường là rủi ro do sự không ổn định, biến động bất thường của thị trường như sự thay đổi giá cả hàng hóa, sự biến động của lãi suất, sự không ổn định của tỷ giá, chính sách…
    Đây là rủi ro không thể loại bỏ được, CTCK cần phải có đội ngũ nhận định, phân tích, dự báo thị trường nhằm đưa ra phương án phòng ngừa hiệu quả. Thông thường các nhà đầu tư trên thế giới áp dụng phương án đa dạng hóa danh mục và vận dụng các sản phẩm phái sinh.
    6. Rủi ro cuối cùng được kể tên là rủi ro tuân thủ. Rủi ro này tính đến khía cạnh pháp lý và những văn bản pháp luật được ban hành trên TTCK.
    Các CTCK cần tuân thủ nghiêm ngặt để tránh đổ vỡ hệ thống. Hành vi một số CTCK bất chấp quy định chưa cho phép mà vẫn cho ra đời những sản phẩm dịch vụ như cho vay giao dịch ký quỹ trước đây đã gây ra tổn thất nặng nề là bài học lớn cần ghi nhớ. Ở một khía cạnh khác, với sự phát triển của thị trường, nếu hàng lang pháp lý để điều tiết được ban hành quá chậm cũng gây ra tổn thất đáng tiếc.
    Đội ngũ nhân viên rất chuyên nghiệp
  8. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    12/03/2013
    CÁI NÀY NẰM NHIỀU NHẤT Ở HCM VÀ SSI
    139 triệu USD đổ vào TTCK Việt Nam từ đầu năm
    Số liệu từ Thomson Reuters và các sàn giao dịch cho thấy từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã rót tổng cộng 139 triệu USD vào TTCK Việt Nam, gần bằng mức hút ròng 151 triệu USD trong cả năm 2012.
    * Dow Jones phá kỷ lục mới, S&P 500 tăng ròng rã 7 phiên
    Trong tuần kết thúc ngày 08/03, nhà đầu tư nước ngoài đã đổ thêm 8 triệu USD vào TTCK Việt Nam, nâng tổng mức rót ròng từ đầu tháng đến nay lên 23 triệu USD và ghi nhận sự chuyển biến đáng kể so với mức rút ròng 4 triệu USD trong tháng 2.
    Chuỗi xác lập kỷ lục liên tiếp của Dow Jones đã gia tăng sức hút của các loại tài sản rủi ro trên toàn cầu và thúc đẩy nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào các TTCK Đông Nam Á trong tuần qua.
    Dẫn đầu là TTCK Malaysia với mức hút ròng 361 triệu USD, nâng tổng lượng vốn nhận được từ đầu năm đến nay lên 1.8 tỷ USD, chỉ thấp hơn so mức 2.1 tỷ USD của TTCK Indonesia.
    Chỉ số Kuala Lumpur Composite Index của Malaysia đã giảm 2.2% trong năm 2013 và là chỉ số giảm điểm mạnh nhất châu Á. Nhà đầu tư trong nước bán ròng do tâm lý thận trọng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào giữa năm.
    Các nhà phân tích của Citi Research nhận định trong báo cáo công bố hôm 08/03 rằng nhiều khả năng phản ứng của thị trường đối với cuộc bầu cử tới sẽ không nghiêm trọng bằng cuộc tổng tuyển cử năm 2008. Được biết, khi đó thị trường giảm điểm mạnh trong ngày bầu cử đầu tiên.
  9. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    TÍN HIỆU ĐÁNH LÊN HỌ CHỨNG [r2)][r2)][r2)]
    Cổ phiếu công ty chứng khoán: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    Thời báo Kinh doanh - 11/03/2013 4:00:35 CH -
    Facebook |
    Twitter |
    Google Bookmarks |
    In tin |
    Gửi email |
    RSS
    Mã liên quan
    Giá Thay đổi
    SSI 18,00 -1,10%
    KLS 9,40 -2,08%
    VND 9,60 -2,04%
    Một thời, độ "hot" của cổ phiếu các công ty chứng khoán (CTCK) không kém gì cổ phiếu "vua" (tức cổ phiếu ngân hàng). Nhưng giờ đây tất cả chỉ là hoài niệm.

    Về số lượng, cổ phiếu chứng khoán có mặt trên sàn khá đông đảo, không hề thua kém các ngành khác. Còn về chuyện làm ăn khó khăn, thua lỗ thì chứng khoán cũng không tệ hơn bất động sản hay một số ngành khác. Nhưng có thể thấy sự yếm thế của cổ phiếu chứng khoán.

    Công ty "rỗng ruột"

    Thế nhưng, nếu xem xét kỹ lưỡng hơn một chút, sẽ không quá khó để tìm ra nguyên nhân lý giải cho sự tụt dốc này. Công ty bất động sản dù khó, nhưng ít ra cũng có tài sản, cũng còn một chút gọi là căn cơ, dù trong thực tế, nhiều khi lãnh những khoản nợ lớn hơn nhiều lần. Cũng tương tự như vậy, khoáng sản dù sao cũng là hoạt động khai thác, sản xuất, dòng tiền ít nhiều ổn định.

    Còn CTCK có gì? Khi CTCK đã "yếu" thì sự suy yếu có thể nói là yếu toàn diện: làm ăn thua lỗ, mất người, sang nhượng khách hàng cho công ty khác rồi dẫn đến bán ra danh mục đầu tư, tài sản, chỉ còn giấy phép, nhưng hiện giờ giấy phép cũng không phải là hàng hiếm nữa.

    Như vậy, thì dù thị trường chứng khoán có phục hồi, nhiều CTCK yếu vẫn hoàn yếu, không thể cựa quậy gì. Nó khác với thị trường bất động sản phục hồi, các công ty trong ngành còn có thể cải thiện tình hình. Chưa kể, CTCK cũng là một dạng doanh nghiệp trong mắt của nhiều người là "đặc biệt", vì vậy lâu lâu lại xảy ra một vụ CTCK mất thanh khoản, lãnh đạo CTCK bị bắt, hay bị hủy niêm yết, chắc chắn dư chấn sẽ rất lớn. Nói tóm gọn, những yếu tố "căn cơ" của công ty chứng khoán gần như không còn để thị trường, nhà đầu tư, cổ đông có thể trông đợi, bám víu.

    Hiện nay, nói đến những cổ phiếu chứng khoán còn thu hút được nhà đầu tư thì số lượng chỉ đếm trên đầu một bàn tay với những cái tên: SSI, VND, KLS… Nhưng thực ra, tính đại diện cho ngành của 3 cổ phiếu này cũng không thực sự rõ ràng. Chứng khoán HSC (HCM) cũng là một công ty lớn, hoạt động tốt nhưng cổ phiếu này so về tính thanh khoản và độ ưa chuộng trên thị trường khó có thể sánh với ba mã vừa nêu.

    Chỉ còn vài "đại gia"

    Với SSI, vị thế của cổ phiếu này thực ra không chỉ nằm trong ngành chứng khoán, dù cho SSI vẫn được nhiều người xem là CTCK hàng đầu hiện nay. Đây là một cổ phiếu nằm trong nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, có tính dẫn dắt. Như vậy, chỉ cần kỳ vọng chung về thị trường chứng khoán hồi phục, chưa cần thấy kết quả kinh doanh của SSI rõ ràng, thì cổ phiếu này vẫn có thể tăng giá.

    Về sau, tất nhiên khi chứng khoán tăng, SSI càng lãi nhiều thì chuyện tăng giá thêm là điều dễ hiểu. Hoặc như các ETF, các quỹ đầu tư theo chỉ số muốn chọn những cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu, SSI vẫn sẽ nằm trong danh sách. Tức là phạm vi lựa chọn của thị trường dành cho SSI là cực lớn.
    Nhưng cũng vì vậy mà khi SSI tăng, không có nghĩa là VND và KLS cũng tăng và ngược lại. Thực ra, với việc đem tiền mặt gửi ngân hàng, lâu lâu lại tham gia tự doanh, hoạt động của KLS (Chứng khoán Kim Long) không gắn kết một cách chặt chẽ với thị trường.

    Thành ra, khi thị trường chứng khoán hồi phục, không có nghĩa là hoạt động của KLS tốt lên một cách tương ứng. Cổ phiếu này tăng là có thể bởi đây là cổ phiếu có vốn hóa lớn tại sàn HNX, và được nhiều nhà đầu tư thích đánh ngắn hạn, lướt sóng ưa chuộng, vì vậy tạo nên sức cầu, giúp cho cổ phiếu tăng giá.

    Hoạt động của VND (Chứng khoán VN Direct) gắn với thị trường nhiều hơn, thị trường phục hồi, kỳ vọng công ty có lãi cũng tăng. Nhưng cũng như KLS, việc có những biến động mạnh, cho thấy cổ phiếu này thu hút rất nhiều sức cầu trên thị trường, mà ở đây không phải lực mua nào cũng xuất phát từ yếu tố cơ bản.

    Chính vì vậy, những biến động cũng hết sức khó lường. Cũng có đôi lúc cả VND và KLS có những biến động giống nhau, nhưng chưa chắc là sự "đồng điệu" về cùng ngành, mà chỉ là cả hai đều là những cổ phiếu trụ cột, mang tính dẫn dắt tại HNX.

    Câu hỏi "bao giờ cho đến ngày xưa" dành cho nhóm cổ phiếu CTCK thực ra cũng là để hoài niệm, nhắc lại chứ nếu xét theo thực tế thì chắc rất khó và có phần lạc quan thái quá. Một sự tiếc nuối cho nhóm cổ phiếu đã một thời đình đám, nhưng suy cho cùng, sự suy yếu này cũng là minh chứng đúng đắn cho thực chất yếu kém của công ty chứng khoán. Trường hợp CTCK yếu kém mà cổ phiếu vẫn hot, vẫn tăng giá, biến động mạnh mới là đáng lo.


    Khiêm An
  10. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    SBT sắp bán nốt 8,9 triệu cổ phiếu quỹ
    A- A A+ ‹Đọc›
    Giá bán dự kiến không thấp hơn 14.000 đồng/cổ phiếu, giá trị thu về tối thiểu 125 tỷ đồng.

    Ngày 5/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được tài liệu báo cáo giao dịch cổ phiếu quỹ của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh SBT.

    SBT sẽ bán tối đa toàn bộ 8,9 triệu cổ phiếu quỹ. Giá bán cổ phiếu quỹ dự kiến không thấp hơn 14.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá trị giao dịch tối thiểu 125 tỷ đồng.

    Công ty chứng khoán HSC được chỉ định thực hiện giao dịch. Thời gian dự kiến giao dịch: Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố thông tin giao dịch cổ phiếu quỹ nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch;

    Trước đó, SBT đã bán hơn 5,1 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ cuối tháng 12/2012 đến đầu tháng 1/2013 với giá trung bình 14.827 đồng/cổ phiếu, thu về khoảng 75,6 tỷ đồng.

    Giá đóng cửa phiên 8/3 của cổ phiếu SBT là 15.700 đồng/cổ phiếu. Giá trị giao dịch nếu thực hiện ở mức giá này là 140 tỷ đồng

Chia sẻ trang này