Sóng lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vannghe, 23/01/2016.

5062 người đang online, trong đó có 464 thành viên. 20:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 282410 lượt đọc và 2213 bài trả lời
  1. vannghe

    vannghe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    27.980

    MỘNG ẢO

    Đã bao đêm em nằm khắc khoải
    Tự hỏi lòng biết phải làm sao
    Người thương ngày ấy nơi nao
    Có nghe nhung nhớ cồn cào đến em?

    Hạnh phúc mới êm đềm xứ lạ
    Bao bóng Hồng ôm cả vào tay
    Tình như áo mới đổi thay
    Để hoa tàn héo đắng cay suốt đời

    Còn nữa không để em chờ đợi
    Ôm bóng hình anh bởi thủy chung
    Vẫn mong hai đứa tương phùng
    Đôi ta chung mộng sánh cùng bên nhau
    @vannghe 21/07/2016

    [​IMG]

    @SuSuCaRot út Cọp ngày nào giờ nơi đâu?
    [​IMG]
    Last edited: 21/07/2016
  2. vannghe

    vannghe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    27.980
    ẢO MỘNG

    Này anh ạ cuộc đời là thế đó
    Miệng tuy cười mà lệ nhỏ trong tim
    Hình bóng xưa em mãi miết đi tìm
    Anh ở đâu, sao vẫn chìm bóng dáng?

    Đêm cũng qua, bình minh trời lại sáng
    Người đi rồi vẫn thấp thoáng đâu đây
    Thu lại về trĩu nặng những áng mây
    Mang nỗi sầu cho hàng cây lá đổ

    Một mình em lê gót dày trên phố
    Nghe ồn ào như sóng vỗ trong tim
    Đưa mắt tìm bóng ai cứ ẩn chìm
    Anh ở đâu? vẫn im lìm bóng dáng

    Cứ như thế sống qua ngày đoạn tháng
    Xác ở đây, hồn lảng vãng trời nao
    Ngày ngơ ngẩn, tối hạnh phúc chiêm bao
    Trong giấc mơ...vẫn- dạt dào - sánh bước
    @vannghe 22/07/2016
    [​IMG]
    Last edited: 22/07/2016
  3. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    61.742
    9999 ITA:D
    dancaychoitrungCongtringuyen1971 thích bài này.
  5. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
    Chợt thấy lòng mình bao vấn vương
    Vàng lá bay bay khắp nẻo đường
    Vô tình giẫm lên mùa thu cũ
    Gợi lại trong lòng nỗi nhớ thương...
    vannghebongcomay thích bài này.
  6. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
    Dự án BĐS nhộn nhịp đổi chủ, lộ diện "thế lực" mới

    [​IMG]
    Thị trường BĐS đang chứng kiến một cuộc đổi chủ mạnh mẽ ở các dự án BĐS, khiến lĩnh vực này trở thành “miếng bánh” của những “tay chơi” mới nổi.

    M&A bất động sản đang bùng nổ, nhưng khác hẳn với những cơn “sóng ngầm” trước đây, đó là các thương vụ đều ở quy mô lớn, có độ phức tạp cao. Nói như ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam –chuyên về tư vấn chuyển nhượng dự án BĐS, thì “hết nạc sẽ vạc đến xương”, tức là trước đây bên mua thường lựa chọn những dự án “hoa hậu”, thì nay họ đã bắt đầu tìm đến những siêu dự án “chết lâm sàng” để hồi sinh.

    Theo ông Cần, đó đều là những dự án có độ phức tạp cao về tính pháp lý, một “khúc xương khó nhằn” bởi dự án đình trệ lâu năm lại dính kiện tụng triền miên. Điển hình như thương vụ Usilk City mới đây, phải là những chủ đầu tư bản lĩnh mới dũng cảm mua lại những dự án tai tiếng. Đó là một xu hướng hướng M&A BĐS mới trên thị trường.

    Nhộn nhịp mua - bán dự án “chết lâm sàng”

    Tại Tp.HCM, Novaland nổi lên với chiến lược mua sắm dự án “chết”, trong năm 2015 tập đoàn này đã nâng số dự án sở hữu lên con số 25, có tới 2/3 trong số này được Novaland đang triển khai xây dựng. Có thể kể tới như Sunrise Cityview, Sunrise Riverside, Golden Mansion, Newton Residence, The Park View, Duxton Residence…

    Mới đây, Trường Lộc Phát và Phát Đạt đã mua lại Dự án 132 Bến Vân Đồn từ Nguyễn Kim và Devt, JSC, giá trị thương vụ này được Jones Lang Lasalle tiết lộ hơn 40,4 triệu USD; Capitaland mua lại Dự án Thảo Điền Plot từ Công ty Thanh Niên, giá trị thương vụ này không được tiết lộ.

    Nhiều đại gia khác cũng tranh thủ mua sắm dự án, như Đất Xanh chi 61 tỉ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu gần 100% chủ đầu tư dự án Opal Tower ở Thủ Đức; Hay Công ty căn nhà mơ ước cũng chi 110 tỉ đồng mua một dự án trên đường Huỳnh Tấn Phát (Quận 7)…

    [​IMG]
    Thị trường Hà Nội cũng đang diễn ra không kém phần sôi động, với những cuộc đổi chủ và hồi sinh dự “chết”. Điển hình là cuối năm ngoài, đại gia Hải Phát nhảy vào thâu tóm tòa 105 CT2 Usilk City của Sông Đà Thăng Long, cam kết với khách hàng sau 27 tháng thi công sẽ bàn giao nhà. Thực tế, đến nay dù chưa thu thêm một đồng nào từ khách hàng, nhưng Hải Phát đã rót vào dự án 500 tỉ đồng để xây phần thân lên đến tầng 33 trên tổng số 35 tầng của tòa nhà này.

    Trước đó, từ một bãi đất hoang của dự án Castle Plaza (Hồ Tùng Mậu), TNR Holdings đã nhảy vào vực dậy dự án từ cuối 2014, đại gia này cũng đã rót hàng nghìn tỉ đồng vào dự án, đến nay 9 tòa chung cư cao 40 tầng lần lượt mọc lên. Dự án Nam An Khánh sau khi được chuyển nhượng một phần cho Techcom Developer đã tái xuất dưới diện mạo hoàn toàn mới là khu biệt thự Vinhomes Thăng Long.

    Còn tại Đà Nẵng, việc chuyển nhượng dự án cũng diễn ra rầm rộ. Những thương vụ lớn mới đây phải kể tới như mảnh đất vàng “đắp chiếu” của HUD ngay bãi biển Mỹ Khê đã về tay “ông trùm” KCN PPC An Thịnh, hiện đang được khởi động xây dựng Tổ hợp Ánh Dương Soleil Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng;

    Một dự án “khủng” khác ở Đà Nẵng là World Trade Centre Đà Nẵng có tổng mức đầu tư ở thời điểm công bố là 325 triệu USD, sau 10 năm bất động cũng đang được chuyển nhượng lại…

    Những “thế lực” mới

    Có thể thấy xu thế M&A bất động sản mạnh mẽ, rầm rộ đã kéo theo cục diện về những “ông trùm” trên thị trường dần thay đổi. Những cái tên vang bóng một thời như HUD, Vinaconex, Sudico, công ty dòng họ BĐS dầu khí,… đang nhường lại “sân chơi” cho các nhà phát triển địa ốc tư nhân trong nước, tiềm lực mạnh như VinGroup, SunGroup, Novaland, BRG, Đại Quang Minh, BimGroup, FLC, CEO Group, TNR Holdings, và những “tay chơi” nước ngoài như Capitaland, Keppel Land, hoặc mới đây có sự tham gia của Gaw Capital Partners và Creed Group.

    Nhiều đại gia ngoài ngành đang đổ tiền vào bất động sản

    Những đại gia lĩnh vực khác coi BĐS là “tay trái” thì giờ đang mạnh tay rót tiền. Điển hình như ông chủ Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ, tỷ phú người Ninh Bình - Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy), đại gia Hà Tĩnh - Phạm Hoành Sơn,…

    Tôn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ và ông chủ ThaiGroup Nguyễn Đức Thụy đang tấn công vào mảng BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn thì một số đại gia ngoài ngành khác lại nhăm nhe vào BĐS nhà ở.

    Mới đây, Tôn Hoa Sen công bố rót 1.200 tỉ xây khách sạn 4 sao ở TP Yên Bái, đồng thời thành lập 4 công ty con BĐS nghỉ dưỡng gồm Hoa Sen Yên Bái, Hoa Sen Hội Vân, Hoa Sen Vân Hội và Hoa Sen Quy Nhơn. Ông Lê Phước Vũ còn có tham vọng xây dựng cao ốc chọc trời, cao nhất TP Quy Nhơn. Còn trước đó, bầu Thụy thâu tóm khu đất vàng 3,5ha trên đường Đào Duy Anh (Hà Nội) để xây khu tổ hợp khách sạn cao cấp, đầu tư vào dự án khu nghỉ dưỡng quy mô tới 300ha tại Phú Quốc.

    Cuộc đua BĐS còn có sự góp mặt của loạt đại gia thủy sản, nông nghiệp, cáp viễn thông. Đơn cử như Đức Long Gia Lai chuyển trọng tâm làm 3 dự án BĐS có tổng mức đầu tư 4.000 tỷ ở Sài Gòn, Samco thâu tóm Dự án Công viên Đầm Sen; Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (SSN), Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex), Sao Mai An Giang cũng nhảy vào BĐS với hàng loạt dự án tại Tp.HCM…

    Hết thời dầu khí, giờ đến đại gia thủy sản đua nhau rót tiền làm địa ốc

    [​IMG]

    Sức hấp dẫn của thị trường bất động sản đang khiến những đơn vị ngoài ngành có lợi thế về quỹ "đất vàng" đang đổ xô nhảy vào đầu tư, hợp tác đầu tư các dự án bất động sản trước thực trạng ngành chính gặp khó khăn.
    Có những doanh nghiệp tưởng như chỉ chuyên tâm đầu tư vào lĩnh vực thương mại - sản xuất như cao su, tôn thép, phân bón và mới đây nhất là các '"đại gia" ngành thủy sản lại đang nhòm thị trường địa ốc với những kế hoạch lớn.

    Câu chuyện đầu tư ngoài ngành không còn mới mẻ gì, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, bất động sản vốn dĩ đem lại những khoản lợi nhuận hấp dẫn khi thị trường "nóng". Thực trạng này dễ nhận thấy ở thời kỳ những năm 2006-2011, khi đó "nhà nhà làm BĐS, người người làm BĐS", đặc biệt là các DN họ dầu khí được xem như các đại gia giàu có đã mạnh tay rót tiền vào các dự án.

    Tuy nhiên, khi thị trường xảy ra bong bóng thì những ông chủ dự án "trên giấy", những DN "tay không bắt giặc" hay những DN còn non kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực địa ốc đã phải nhận "quả đắng", thậm chí có nguy cơ phá sản. Công ty CP Địa ốc Dầu khí, Tổng Công ty Xây lắp dầu khí, Công ty CP BĐS xây lắp dầu khí...đều trong tình trạng kinh doanh bết bát.

    Nay thị trường phục hồi trở lại, dường như câu chuyện đầu tư ngoài ngành với BĐS lại đang lặp lại với ngành thủy sản. Mới đây, tại ĐHCĐ năm 2016, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (SSN) đã thông tin tới cổ đông thay đổi chiến lược kinh doanh tập trung vào bất động sản để khai thác quỹ đất đang quản lý.

    Lý do là bởi hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản - mảng kinh doanh chính của công ty gặp khó do không có nhà máy chế biến, không chủ động được nguồn hàng, giá trị đơn hàng nhỏ lẻ, doanh số thấp, nguồn vốn kinh doanh hạn chế nên không mở rộng được thị phần.

    Lợi nhuận sau thuế của SSN cũng liên tục trồi sụt qua các năm. Đến hết năm 2015, lỗ lũy kế của SSN là hơn 22 tỷ đồng.

    Vì vậy, công ty đã thực hiện các dự án đầu tư, tìm kiếm đối tác tại các khu đất 678 Âu Cơ, P.14, Quận Tân Bình, TP.HCM (dự án Centa Park); cho thuê khu đất 665 - 667 Lò Gốm, Quận 6 và 1534 Võ Văn Kiệt, quận 6; hợp tác kinh doanh tại khu đất số 67 Phú Viên, Gia Lâm, Hà Nội.

    Ban lãnh đạo SSN còn có kế hoạch mở rộng quỹ đất thông qua việc mua lại cổ phần, nắm giữ 100% vốn tại Công ty Cổ phần Xuất Thương mại và Du lịch Sài Gòn (Sp.CO). Sp.CO đang quản lý và phát triển dự án tại khu đất có diện tích 8.000m2 tại đường Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, quận 2.

    SSN hiện còn đang đầu tư dự án Centra Park tại Tp.HCM có tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng, tổng số 1.544 căn, hiện dự án đang được thử tải móng cọc. Xây dựng cao ốc văn phòng tại 87 Hàm Nghi - Quận 1. Ngoài ra, SSN có dự định tiếp tục xây dựng dự án 665-667 Lò Gốm, quận 6, TP.HCM thành chung cư, và nhiều mảnh đất khác đang hoàn tất thủ tục pháp lý đầu tư dự án.

    Không chỉ có SSN, một đại gia thủy sản khác là Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex), cũng đang nhắm BĐS nhờ quỹ “đất sạch” lớn.

    Được biết, Seaprodex có vốn điều lệ 1,250 tỷ đồng, bề dày hoạt động lên đến 36 năm (1978) trong ngành thủy sản, cơ khí đóng tàu thủy sản… với nhiều công ty con cùng lĩnh vực. Là đơn vị Nhà nước nên khi Seaprodex tham gia sâu vào thủy sản bị vướng về xuất khẩu (bị đánh thuế cao -PV), và đây cũng là một trong những lý do khiến Seaprodex rẽ nhánh hoạt động sang lĩnh vực đầu tư - kinh doanh BĐS.

    Theo tìm hiểu, Seaprodex đang quản lý và sử dụng hơn 878.000 m2 đất tại 5 tỉnh thành trên cả nước. Tổng công ty đã lên kế hoạch đầu tư vào 6 dự án bất động sản là trung tâm thương mại và khách sạn.

    Mặc dù Seaprodex đã tham gia mảng cao ốc thương mại, văn phòng và khách sạn tại đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM cùng công CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục và còn nhiều bất động giữa hai bên.

    Theo tài liệu chúng tôi có được, tổng diện tích xây dựng dự án này khoảng 30.000 mét vuông. Trong đó,7 tầng đầu tiên sẽ dành cho khu vực văn phòng và các dịch vụ thương mại; 13 tầng còn lại sẽ dành cho khu vực khách sạn với 220 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao.

    Được biết, Khu nhà đất số 2-4-6 đường Đồng Khởi do Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam tiếp quản, quản lý sau ngày 30/4/1975. Sau đó, khu nhà đất được chuyển giao cho TP.HCM quản lý, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam ký hợp đồng thuê với Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM. Việc bán chỉ định này nhằm để Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đầu tư xây dựng trụ sở theo quy hoạch của TP.HCM.

    Sao Mai An Giang (ASM), một cái tên cũng khá thành công với thị trường thủy sản, mới đây cũng bắt tay vào đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực BĐS với hàng loạt dự án lớn khắp cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất vẫn là khu vực miền Tây.

    Hiện Sao Mai An Giang đang nắm giữ trong tay 12 dự án BĐS đã và đang hoàn thành trong giai đoạn 2016-2018 như: Bệnh viện quốc tế Sao Mai (818, 5 tỷ đồng); Khu đô thị Sao Mai Bình Khánh 4 (1,7 nghìn tỷ đồng); Khu dân cư xã Lý Văn Lâm – Tp. Cà Mau (400 tỷ đồng); Khu đô thị mới Sao Mai xã Xuân Thịnh – Thọ Dân (407 tỷ đồng); Khu đô thị mới Sao Mai Lam Sơn – Sao Vàng (561 tỷ đồng); Khu đô thị mới Cồn Khương – Cần Thơ (700 tỷ đồng); Khách sạn 5 sao Sa Đéc…

    Lãnh đạo ASM tiết lộ, công ty này đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để mua một khu đất 20ha tại Bãi Trường, Phú Quốc và gần đây nhất được giao chủ trương đầu tư 2 dự án lớn ở thành phố Cần Thơ, một dự án khách sạn ở Cao Lãnh (Đồng Tháp).

    Mới đây nhất, ASM đã khởi công xây dựng Khu đô thị cao cấp Sao Mai huyện Triệu Sơn. Dự án này có qui mô diện tích hơn 51 hecta, được chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Trong đó giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống viễn thông và công viên cây xanh, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2017.

    Nhà cái đã lên tiếng:


    Ngày 25/7: Hội thảo “Sức hút cổ phiếu BĐS - góc nhìn từ cung cầu thị trường”

    CafeLand – 15h30 ngày 25/7 tới, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) phối hợp cùng Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc), Công ty TNHH CBRE Việt Nam và Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) tổ chức hội thảo “Sức hút cổ phiếu bất động sản - góc nhìn từ cung cầu thị trường”.
    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Hội thảo sẽ diễn ra tại hội trường tầng 11, Tòa nhà Exchange Tower, Sở GDCK Tp.HCM, số 16 Võ Văn Kiệt, quận 1.

    Hội thảo sẽ tập trung vào đánh giá diễn biến của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2016, cung cấp các thông tin về ngành bất động sản, cũng như đưa ra các nhận định về cổ phiếu bất động sản đáng quan tâm trên cơ sở góc nhìn từ cung cầu thị trường.

    Bên cạnh đó, tại hội thảo các nhà đầu tư sẽ được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đến từ CBRE Việt Nam, VietinBankSc, lãnh đạo TDH nhằm tìm kiếm các thông tin cho hoạt động đầu tư cổ phiếu cũng như đầu tư bất động sản.

    TUẦN SAU CỨ CANH CỔ PHIẾU BĐS MÀ XÚC : VIC SDI VCG SD2 KBC HDG HD2 NTL TDH NHA HAR ITA TIG SJS HBC DIC HDA CEO...
    Last edited: 23/07/2016
    vannghebongcomay thích bài này.
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    61.742
    Canh vào lại NTL với bác
    Congtringuyen1971 thích bài này.
  8. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
    NTL ngon đó BCM ơi. Nhưng phải chịu khó ôm lâu một chút nha, 3-5 tháng mà không x2x3 tài khoản mình đền cho BCM đấy :D
    FA của NTL khủng hơn NHA nhiều, mà giá hiện tại của NTL <giá NHA , bất hợp lý quá phải không BCM ?
    Last edited: 23/07/2016
    vannghebongcomay thích bài này.
  9. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
    Có lẻ TQ đã biết sợ và bắt đầu tôn trọng phán quyết của PCA rồi...
    Chúng ta phải tranh thủ tuần sau đánh chiếm cứ điểm đồi 682, tạo bàn đạp bao vây và tấn công tổng lực vào Bắc Kinh ở toạ độ 800 :))


    Trung Quốc rút tên lửa HQ-9 khỏi Hoàng Sa
    LĐO N.V (THEO RFI, JANES.COM) 8:30 AM, 23/07/2016
    “Donald Trump sẽ không thay đổi chính sách với Việt Nam“
    Nga cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ vài tiếng trước đảo chính quân sự
    Du lịch ******** Thái Lan sắp “lâm chung“

    Quay về bờ đi, Bắc Kinh[/paste:font]Trung Quốc tức giận vì đảng của Donald Trump chỉ trích chính sách Biển Đông[/paste:font]Trung Quốc không mong Campuchia “đáp lễ” vì 600 triệu USD viện trợ[/paste:font]

    [​IMG]Tên lửa HQ-9.
    Theo trang mạng Janes.com, nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã rút tổ hợp tên lửa đất đối không HQ-9 ra khỏi đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
    Ngày 21.7, trang mạng Janes.com (chuyên về các tin tức an ninh - quốc phòng, có trụ sở tại London ) dựa trên các hình ảnh vệ tinh thu thập được vào ngày 10.7, cho rằng tổ hợp tên lửa HQ-9 đã được đưa về Hoa lục trên một tàu chiến.
    Theo hình ảnh vệ tinh của công ty không gian Châu Âu Airbus Defence and Space, tổ hợp tên lửa HQ-9 đã rời khỏi vị trí bờ bắc đảo Phú Lâm trùng với thời điểm quân đội Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận tại khu vực Hoàng Sa.
    Cuộc tập trận kéo dài một tuần lễ, ngay trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết về vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông hôm 12.7.
    Hình ảnh chụp được vào ngày 8.7 cho thấy nhiều bộ phận của tổ hợp tên lửa đã được tháo rời và được ngụy trang. Riêng ba xe phóng tên lửa TEL và một radar trinh sát loại 305A thì không được che phủ.
    Theo hình ảnh của ngày hôm sau, 9.7, một đoàn xe ắt hẳn có các xe phóng tên lửa TEL của tổ hợp HQ-9 có mặt trên đoạn đường dẫn đến cảng phía nam của đảo Phú Lâm.
    Theo trang mạng quốc phòng Janes.com, rất có thể Trung Quốc đưa tổ hợp HQ-9 về đất liền để bảo trì.
    Tổ hợp tên lửa HQ-9, có tầm bắn 200 km, được Trung Quốc bố trí tại Hoàng Sa kể từ đầu tháng 2.2016. Theo nhiều nhà quan sát, cùng với việc bồi đắp trên quy mô rất lớn nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, việc Bắc Kinh đưa HQ-9 đến Phú Lâm, Hoàng Sa, là bằng chứng mới về nỗ lực quân sự hóa các thực thể địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông, khiến tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.
    Quần đảo Hoàng Sa là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm và kiểm soát toàn bộ quần đảo này từ năm 1974.
    http://laodong.com.vn/the-gioi/trung-quoc-rut-ten-lua-hq9-khoi-hoang-sa-575644.bld
    bongcomay, vannghedancaychoitrung thích bài này.
  10. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
    Ngoài kia Tôi thấy có rất nhiều Pic hô hào rằng tuần sau vnindex tiếp tục đi viện ???
    Lúc này đã khác xưa rồi, thị trường dể sập như vậy sao ? BBs còn nắm cả một kho hàng thì sập cái nỗi gì ?
    Kịch bản xấu nhất cho tuần sau : vnindex sẽ test lại 640 một lần nữa rồi đi lên trong sự ngỡ ngàng của nhiều người, mốc hướng tới là chinh phục và vượt đỉnh 681.8 vừa qua. Không loại trừ khã năng thị trường sẽ xanh ngay đợt khớp lệnh ATO phiên đầu tuần.
    bongcomay, trunglph, vannghe1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này