Sống mạnh mẽ. ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi dungnanlamlai, 24/08/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7314 người đang online, trong đó có 1051 thành viên. 15:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 99193 lượt đọc và 1917 bài trả lời
  1. Sinh doi

    Sinh doi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    489
    [​IMG]

    --- Gộp bài viết, 14/09/2014, Bài cũ: 14/09/2014 ---
    [​IMG]

    --- Gộp bài viết, 14/09/2014 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

  2. haobui688

    haobui688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2014
    Đã được thích:
    75.604
    Last edited: 14/09/2014
  3. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.323
    Cả nhà @ Sống mạnh mẽ ngủ ngon nhé!@};->:D<

    [​IMG]


    [​IMG]
    Last edited: 15/09/2014
  4. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    --- Gộp bài viết, 15/09/2014, Bài cũ: 15/09/2014 ---
    --- Gộp bài viết, 15/09/2014 ---
    --- Gộp bài viết, 15/09/2014 ---
    Anh ui, của chị SS gửi anh ạ. @};-:)

    "Nhắn giúp c với anh KVT là mọi người đang bơ vơ lắm, rất mong anh quay lại nha."

    Các anh chị cứ nhắc anh hoài, anh có hắt hơi nhiều thì cũng đừng có nhầm bị cảm cúm nha anh. @};-:))
  5. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    --- Gộp bài viết, 15/09/2014, Bài cũ: 15/09/2014 ---
    --- Gộp bài viết, 15/09/2014 ---
  6. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    5 loại trí tuệ để đạt được bất kỳ điều gì bạn muốn

    Tạo hóa đã trao tặng cho con người khả năng tuyệt vời nhất đó là thay đổi tư duy của mình để trở nên hiểu biết hơn, trí tuệ hơn. Nhà Phật có phân ra 5 loại trí tuệ mà mỗi con người nên biết và hướng đến để có cuộc sống thành công, hạnh phúc đích thực và đạt được bất kỳ điều gì bạn thực sự mong muốn.

    [​IMG]

    Trí tuệ thứ nhất: Đại viên cảnh trí

    Đại viên cảnh trí là trí tuệ có đặc điểm giống như tấm gương: phản chiếu mọi thứ, thấy rõ mọi thứ nhưng không phản ứng gì hết. Khi con người có được loại trí tuệ này tức là trong đầu biết hết sự việc nhưng không phản ứng, không bị phản ứng. Đây là loại trí tuệ rất quan trọng bởi vì khi con người không biết thì hành xử không đúng, còn nếu biết mà vẫn bị phản ứng thì là sai.

    Để có trí tuệ loại này, cần có hiểu biết và sự thiền định đúng đắn, giống như khi một người ở chỗ đông người thì bản thân người đó như một tấm gương phản ánh được tất cả nét mặt, nụ cười của những người xung quanh mà không đánh giá tốt, xấu, hay, dở,… Trí tuệ loại này là chỉ ghi nhận mọi việc thông qua các giác quan.

    Trí tuệ thứ hai: Pháp giới thể tánh trí

    Pháp giới thể tánh trí là trí tuệ hiểu bản chất của mọi việc. Giống như trong câu chuyện “Tái ông mất ngựa”, một việc xấu đến với ông lão, ông nói là: “Chắc gì đã là tai họa”, tiếp đó, việc tốt đến, ông bảo: “Chắc gì đã là tốt”. Khi hiểu mọi việc tốt - xấu chỉ mang tính tương đối tức là chúng ta hiểu bản chất chứ không hiểu kiểu hình thức.

    Trí tuệ hiểu bản chất sẽ giúp bạn không bị lừa bởi vẻ bên ngoài và hiểu tốt, xấu cũng chỉ là tương đối. Do đó, loại trí tuệ thứ nhất (Đại viên cảnh trí) giúp bạn nắm thông tin mà không phản ứng, còn loại trí tuệ thứ hai (Pháp giới thể tánh trí) giúp bạn không mắc kẹt vào thông tin, không bắt buộc một việc chưa biết rõ là tốt hay là xấu theo kiểu suy nghĩ của mình.

    Trí tuệ thứ ba: Diệu quan sát trí

    Diệu quan sát trí là loại trí tuệ phân biệt, tức là trong mỗi hoàn cảnh, tình huống khác nhau, bạn vẫn biết được cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Trí tuệ phân biệt giúp con người có khả năng phân biệt mọi việc một cách đúng đắn và không bị mắc lừa.

    Trí tuệ phân biệt cần phải rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày vì con người phải sai lầm, phải va vấp, phải có kinh nghiệm sống và rút ra được những bài học mới có được sự phân biệt đúng sai chuẩn nhất.

    Trí tuệ thứ tư: Bình đẳng tánh trí

    Bình đẳng tánh trí là loại trí tuệ mà có thể nhìn nhận mọi người, mọi vật đều đáng trân trọng như nhau. Bình đẳng ở đây còn được hiểu là mình đối xử bình đẳng với mọi người, vì thực ra về bản chất, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau.

    Trí tuệ thứ năm: Thành sở tác trí

    Thành sở tác trí là loại trí tuệ giúp mỗi người hoàn thành bất kỳ những gì mình muốn, làm được bất kỳ điều gì cần làm.

    Thành sở tác trí rất quan trọng, đặc biệt đối với những người làm doanh nhân, lãnh đạo… để có thể làm được những điều cần làm nhưng không có 4 trí tuệ kia thì không thể làm được.

    Trong 5 loại trí tuệ nói trên, thực ra không thể chỉ có 1 loại được mà cần có cả 4 loại còn lại. Mỗi người cần phải chuẩn bị tâm thái đầy đủ mới có thể hoàn thành được bất kỳ điều gì cần làm. Ví dụ: Trước khi có được trí tuệ hoàn thành bất kỳ những gì bạn muốn, bạn cần làm (Thành sở tác trí) thì cần phải phân biệt được cái gì cần làm, cái gì không (Diệu quan sát trí). Và nếu muốn có trí tuệ phân biệt (Diệu quan sát trí) phải có trí tuệ biết rõ bản chất (Pháp giới thể tánh trí), nếu không bạn sẽ phân biệt sai, trong hoàn cảnh này thì đúng nhưng trong hoàn cảnh khác lại sai. Còn nếu không có trí tuệ tấm gương (Đại viên cảnh trí) thì rất dễ bị phản ứng sai lầm.
    (St)
  7. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    8 loại sức mạnh giúp bạn có tất cả mọi thứ

    Trong bản thân mỗi người luôn tồn tại những loại sức mạnh vô hạn giúp con người giải thoát khỏi sự u tối, thiếu hiểu biết để đến với một thế giới mới tốt đẹp hơn. Khai mở được những sức mạnh này, bạn sẽ có tất cả mọi thứ: sự bình an, yêu thương, tự trọng, hạnh phúc, hài lòng, trung thực và hiểu biết.

    [​IMG]

    8 loại sức mạnh được biểu hiện ở những dạng thức sau đây:

    1. Sức mạnh đặt một dấu chấm hết (đóng gói)

    Sức mạnh này xuất hiện khi bạn nhận ra những việc mà bạn đã làm sai do bị vận hành, điều khiển bởi ham muốn, tức giận, ngu dốt. Khoảnh khắc mà bạn nhận ra bạn đang bị điều khiển bởi những hành động sai đó, đã đặt một dấu chấm hết cho toàn bộ sai lầm quá khứ. Và sự hiểu biết sẽ đến với bạn.

    Khả năng chấm dứt suy nghĩ mông lung, trí tưởng tượng miên man hay hành động lãng phí,... được xem là sức mạnh ở dạng thức này.

    2. Sức mạnh khoan dung/nhẫn nhịn,

    Sức mạnh này xuất hiện khi chúng ta chấp nhận những tình huống khó chịu bên ngoài. Thông thường để loại bỏ khó chịu, bực bội, chúng ta tìm cách thay đổi hoàn cảnh bên ngoài. Đây là cách làm sai lầm. Chỉ cần chúng ta quyết định không cố thay đổi ngoại cảnh mà hướng vào thay đổi bản thân tức là chúng ta đang vận dụng sức mạnh khoan dung, nhẫn nhịn.

    Trong cuộc sống thường nhật, bạn có rất nhiều cơ hội để rèn luyện khả năng khoan dung, nhẫn nhịn như trong các tình huống bị chỉ trích, phỉ báng, tiếng ồn, cơn đau thể xác,… Mức độ chấp nhận và chịu đựng hoàn cảnh sẽ phá bỏ rào cản bạn tiếp cận sức mạnh này.

    3. Sức mạnh hòa tan/dung chứa

    Vận dụng sức mạnh hòa tan, dung chứa tức là để cho những trải nghiệm khổ đau trong quá khứ biến mất hoàn toàn và chúng không thể tái diễn trở lại trong tâm trí. Điều đó có nghĩa là nó không còn gây ấn tượng gì với bạn giống như một vật được ném xuống biển, nó sẽ mất hút vào biển cả và không bao giờ thấy lại.

    Để làm điều đó, bạn thay đổi bản thân bằng những trải nghiệm mới mẻ, vui vẻ và ấn tượng, dần dần nó sẽ xóa sạch những trải nghiệm cũ trong quá khứ.

    4. Sức mạnh phân biệt

    Sức mạnh này chính là khả năng nhận ra các ảo tưởng dày đặc trong bản thân mỗi người. Bởi vì trong quá trình sống, con người có xu hướng bảo vệ mình trước những mối nguy hiểm rình rập từ những điều nhỏ nhất. Để phá vỡ vòng bảo vệ này, cần nhận ra những động cơ ẩn đằng sau suy nghĩ, hành động, cảm xúc đó. Chỉ cần quan tâm và quan sát bản thân, bạn có thể vận dụng được sức mạnh này.

    5. Sức mạnh quyết định

    Nhiều khi, chúng ta rơi vào tình huống phải lựa chọn giữa 2 hành động khác nhau. Và ta có thể nhận biết được hành động nào là sai, hành động nào là đúng. Nhưng do thói quen trong quá khứ, chúng ta vẫn chọn hành động sai. Vì thế, việc quyết tâm ngăn chặn hành động sai, củng cố hành động đúng và thực hiện ngay hành động đó, chính là sức mạnh quyết định.

    Đây còn gọi là khả năng sử dụng ý chí. Khi ý chí mạnh mẽ thì suy nghĩ, lời nói, động cơ, hành động của chúng ta sẽ thay đổi.

    6. Sức mạnh đối mặt

    Khả năng kiên định duy trì điều đúng, bất chấp những miếng mồi ngon của cám dỗ bên ngoài, được gọi là sức mạnh đối mặt. Bởi vì, sống trong thế giới này, con người ta rất dễ bị cám dỗ bởi dục vọng và lòng tham. Khi nhận ra dục vọng, lòng tham không thể đem lại hạnh phúc và ta dám dũng cảm vượt qua thì sức mạnh đối mặt sẽ được phát triển. Sức mạnh này nếu được duy trì liên tục trong mọi tình huống sẽ giúp bạn trở thành người chiến thắng ở bất cứ đâu.

    7. Sức mạnh hợp tác

    Khi hành động của chúng ta giúp ích được nhiều người dù bản thân phải hy sinh sự thoải mái riêng tư hay lợi ích vật chất cá nhân, đó được gọi là sức mạnh hợp tác.

    Ví dụ như bạn muốn giúp ích cho một người nghiện rượu, thay vì cung cấp rượu cho anh ta uống, bạn tìm cách ngăn chặn họ uống rượu quá nhiều dù họ không trân trọng điều đó và bạn thấy không thoải mái. Hành động đó chính là sức mạnh hợp tác nên có.

    8. Sức mạnh rút lui

    Đứng trước những đối tượng cám dỗ, kích thích giác quan như thức ăn, lời nói ngon ngọt,… rất có khả năng bạn sẽ bị lôi kéo. Trong tình huống như vậy, chúng ta vẫn rút lui hoàn toàn khỏi những cám dỗ đến từ giác quan đó thì đó là sức mạnh rút lui. Thực tế là chúng ta không thể dừng việc sử dụng các giác quan được, nhưng nếu sử dụng sức mạnh rút lui, sẽ giúp cắt đứt các trải nghiệm giác quan thông thường.

    Khi bạn khéo léo sử dụng được 8 loại sức mạnh này, bạn sẽ có tất cả mọi thứ: sự bình an, yêu thương, tự trọng, hạnh phúc, trung thực và hiểu biết.

    Theo “Tỉnh thức” (Creator' Wisdom)
  8. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    Tứ vô lượng tâm - Chìa khóa của tình yêu thực sự

    Tình yêu và mặt kia của yêu là ghét cũng giống như 2 mặt của một đồng xu, hết yêu là sẽ ghét, thậm chí lật mặt, hận thù ngay lập tức. Làm thế nào để yêu thương trọn vẹn trong tất cả các mối quan hệ tình cảm là điều không dễ. Thực hành “Tứ vô lượng tâm” sẽ là chìa khóa mở cánh cửa tình yêu thực sự.

    [​IMG]

    Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả

    Từ - Nền tảng của tình yêu

    Từ là mong muốn cho người mình yêu được hạnh phúc. Lòng từ mạnh mẽ có thể ở mức muốn người mình yêu được hạnh phúc còn mình có khổ một chút cũng cảm thấy không vấn đề gì. Một khi hai người nam nữ không yêu nhau nữa thì lòng Từ vẫn tồn tại. Nhưng nếu không có lòng “Từ” thì mối quan hệ nam nữ không còn, thậm chí biến thành hận thù. Do đó, lòng “Từ” là nền tảng của tình yêu.

    Bi - Tình yêu xuất phát từ tình thương

    Bi tức là lòng thương với người mình yêu. Điều này thường bắt đầu từ việc thấy người khác khó khăn, đau khổ thì nảy sinh lòng thương và mong muốn giúp đỡ người đấy thoát khổ.

    Hỷ - Tình yêu xuất phát từ niềm vui

    Hỷ là cảm xúc mình có thể vui theo khi thấy người yêu vui vẻ. Thậm chí, có lúc trong lòng mình rất bực bội nhưng khi thấy người yêu vui, mình có thể vui ngay theo người yêu. Do vậy, cái bực bội, khó chịu, bất hạnh đang có cũng có thể trở thành niềm vui. Khi tâm “Hỷ” mạnh mẽ, bạn có thể vui y như người kia được. Và tập tâm “Hỷ” có thể tập được với bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn.

    Xả - Bỏ qua, tha thứ dễ dàng

    Xả là khả năng tha thứ dễ dàng với những sai lầm của người yêu. Muốn “Xả” được không dễ nhưng mình phải hiểu rằng: Bản thân mình nhiều khi cũng làm điều sai lầm với người yêu mà mình lại đòi hỏi người ấy phải không làm gì sai với mình. Sự chờ đợi người yêu không được làm gì sai với mình là thiếu trí tuệ, hiểu biết và đó là điều mình phải giải quyết.

    Bạn tập tâm “Xả” bằng cách thầm chấp nhận. Tập ở trong tâm khi mỗi lần thấy khó chịu thì chấp nhận rằng, chuyện người yêu làm mình khó chịu có khả năng xảy ra tiếp dù cả hai đều cố gắng. Như vậy mình xả mong muốn đòi hỏi bằng cách chấp nhận là con đường để thực hành tâm “Xả” mạnh mẽ.

    Hành trình yêu thương thực sự

    Trong nhà Phật, Tứ vô lượng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả chính là cuộc hành trình yêu thương thực sự.

    Bạn có thể chọn một yếu tố mạnh mẽ nhất của bạn trong Tứ vô lượng tâm để thực hành bởi vì khi thực hành một yếu tố thì các yếu tố còn lại cũng sẽ phát triển dần lên. Thực hành liên tục Từ, Bi, Hỷ, Xả sẽ đem lại nhiều lợi ích trong các mối quan hệ của bạn:

    - Tập “Xả” đúng sẽ có Từ, Bi vì khi bạn giảm bớt mong muốn người khác làm cho mình, tức là bạn sẽ ít nghĩ đến mình hơn và tự nhiên sẽ nghĩ đến, quan tâm đến người khác nhiều hơn. Đó là nền tảng để mối quan hệ được tiếp tục tốt hơn.

    - Khi Tứ vô lượng tâm phát triển, bạn sẽ có khả năng thông cảm với người khác nhiều hơn, hiểu người khác sâu sắc hơn và cách nhìn về cuộc sống của bạn cũng trở nên trí tuệ hơn.
    (St)
  9. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    Chuyển hóa tâm thức để sống hạnh phúc từng ngày

    Sửa đổi bản thân, giống như nghệ thuật chỉnh dây đàn, bạn sẽ có kết hợp và giao thoa tốt nếu như khéo léo. Sửa đổi bản thân sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống một cách tích cực hơn.
    [​IMG]

    Mọi người hoàn toàn có thể dùng các trải nghiệm trong cuộc sống, kể cả những trải nghiệm thất vọng, giận dữ, đau đớn hay mất mát, thành cơ hội lớn để chuyển hóa chính bản thân mình.

    Chuyển hóa tâm thức tức là khi để Tâm tiếp xúc với đối tượng khác mà không bị ảnh hưởng, vướng mắc và ràng buộc chứ không chối bỏ. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bạn có một tình yêu và gặp phải những khúc mắc, khó chịu trong tình yêu thì đấy không phải là một cái nợ mà chính là cơ hội để giải thoát khỏi nó.

    Vậy cách chuyển hóa tâm thức không phải là từ chối tình yêu hay tiền bạc mà là hãy sống và tồn tại cùng với nó để từ một cái Tâm vướng mắc thành Tâm không vướng mắc.

    Trong cuộc hành trình chuyển hóa tâm thức, phải đi qua 3 chặng đường: Từ chối, Hiểu biết và Chuyển hóa.

    Có thể ví dụ về điều này như sau: Bạn đang cần tiền và có một công việc giúp bạn kiếm ra nhiều tiền. Bạn chọn cách nào trong 3 cách sau:

    1. Nhiều tiền nguy hiểm lắm, thôi tôi chẳng kiếm

    2. Tìm hiểu: Tôi đang cần tiền, nếu công việc đó không xấu, tôi sẽ làm.

    3. Nếu tôi kiếm được nhiều tiền từ công việc đó, tôi giúp được cái gì, giúp cho ai?

    Chặng đường đầu tiên: Lựa chọn để từ chối hay đi tiếp

    Khi đứng trước một đối tượng, con người sẽ có 2 lựa chọn là từ chối hoặc đi tiếp. Từ chối là bước đi quan trọng mà ai cũng cần phải đi qua. Để khỏi vướng mắc, mọi người thường có xu hướng chọn cách tránh xa những thứ gây cám dỗ như: thuốc phiện, tiền bạc, các mối quan hệ,… Ai cũng từng từ chối những điều gây nguy hiểm cho mình và trải qua trường hợp đã thử từ chối mà không từ chối được.

    Từ chối, tránh tiếp xúc với đối tượng là cách an toàn nhưng chúng ta không biết được sự thật. Khi từ chối, bên trong mỗi người sẽ có xu hướng là phản ứng với đối tượng. Giống như một chiếc lò xo, bị nén chặt lâu dần, đến một ngày nó bật ra rất mạnh. Vì vậy, từ chối là bước đi quan trọng nhưng không đủ vì nó chỉ giải quyết vấn đề trong một số tình huống. Và còn cần cách khác cao hơn để giải quyết vấn đề trong các tình huống khác.

    Chặng đường thứ hai: Hiểu biết

    Hiểu biết là biết rõ sự thật là gì, biết nó xấu ở đâu, tốt ở đâu bằng việc tiếp xúc với đối tượng. Nó là nền tảng của con đường chuyển hóa. Muốn chọn chặng đường thứ 3 phải đi qua chặng đường thứ 2 này. Muốn chọn chặng đường thứ hai phải đi qua chặng đường thứ nhất - Từ chối. Vì từ chối có nghĩa là tách rời và tạo ra một khoảng không gian để ta quan sát và không bị quấn chặt vào vấn đề. Từ chối để tạo ra giữa vấn đề và mình một khoảng cách để hiểu vấn đề.

    Chặng đường thứ ba: Chuyển hóa

    Nếu có khả năng và cơ hội thì chuyển hóa là cách tốt nhất. Chuyển hóa là hiểu sự thật và có thể giúp cho người khác bằng chính sự thật ấy. Khi có sự hiểu biết đúng đắn, bạn sẽ không từ chối kiếm tiền, không từ chối cơn giận, không từ chối tình yêu,… vì bạn biết sự đè nén sẽ tích tụ dần như giọt nước làm tràn ly.

    Chuyển hóa là khi ta cần có kinh nghiệm để khơi lên trong ta sự hiểu biết và khả năng thông cảm với người khác. Và ta sẽ chuyển hóa để có ích cho mình và những người xung quanh. Khi hiểu được sự chuyển hóa thì tình yêu, công việc hay bất kỳ điều gì khác đều là nguyên liệu để chuyển hóa.

    Do đó, từ chối và hiểu biết là quan trọng nhưng mục tiêu phải là sự chuyển hóa. Bạn có thể sử dụng công việc, tình yêu,… để chuyển hóa. Con đường này cần có sự dũng cảm, khéo léo và trí tuệ sẽ cho ta thấy trong hoàn cảnh nào sẽ dùng cách nào cho phù hợp.
    (St)
    --- Gộp bài viết, 15/09/2014, Bài cũ: 15/09/2014 ---
  10. Sinhdoi

    Sinhdoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/08/2014
    Đã được thích:
    1.635
    --- Gộp bài viết, 16/09/2014, Bài cũ: 16/09/2014 ---
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này