Sống mạnh mẽ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi dungnanlamlai, 13/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3648 người đang online, trong đó có 403 thành viên. 16:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87059 lượt đọc và 2004 bài trả lời
  1. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    26 châm ngôn cuộc sống
    [​IMG]


    1. Phẩm cách của một người được đo bởi
    những gì người ấy cống hiến cho đời.
    2. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.
    3. Tương lai xây nền trên sự lựa chọn hôm nay.
    4. Bạn không thể thay đổi quá khứ,
    nhưng có thể phá huỷ hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.
    5. Nếu cứ tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai,
    bạn sẽ không có gì để cảm tạ cho ngày hôm nay.
    6. Kiên nhẫn là khả năng đạp thắng khi đang tăng tốc.
    7. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.
    8. Mỗi phút nổi giận,
    bạn mất đi 60 giây hạnh phúc không thể lấy lại được.
    9. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất
    cho những ai biết nhẫn nhịn.
    10. Để thoát khỏi gian nan, hãy đi xuyên qua nó.
    11. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận biết được.
    12. Tiếng cười rọi sáng cuộc đời.
    13. Tiếng cười là điệu nhạc của tâm hồn.
    14. Nụ cười không phát sóng âm nhưng luôn làm rung động
    15. Điều quan trọng cho cha mẹ là… sống theo những gì họ dạy.
    16. Điều tốt nhất cho con cái là… cha mẹ yêu thương nhau.
    17. Mọi người cần được yêu thương hơn nữa… khi họ bất xứng.
    18. Tình thương là món quà lớn... Có thể cho bất cứ lúc nào.
    19. Hãy yêu thương đi... chắc chắn bạn sẽ được đáp lại.
    20. Tình yêu thương vững chãi khi phủ rễ trên những xung đột.
    21. Yêu thương có thể chia mãi mà không bị giảm.
    22. Lời nói không làm rạn xương, nhưng có thể làm trái tim tan vỡ.
    23. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.
    24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh,
    nhưng không phụ thuộc vào họ.
    25. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có,
    tin cuộc sống về những gì bạn cần.
    26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai có thể,
    với những gì bạn có, và ở nơi bạn đang đứng.
    Catbuiphudu, tom68, themoon14075 người khác thích bài này.
  2. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Thành công là gì?

    [​IMG]

    Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

    Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

    Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

    Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

    Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

    Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.

    Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

    Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

    Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

    Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
  3. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Chiếc gương và cửa sổ.

    [​IMG]

    Có một phú ông tên Hạo Tường luôn cảm thấy trong cuộc sống của mình thiếu thốn một cái gì đó, nên ông quyết định lên đường tìm thiền sư để tham hỏi.
    Khi gặp thiền sư: “Thưa ngài! Tôi có rất nhiều tiền, muốn thứ gì thì có thứ đó nhưng lại không cảm thấy vui và hạnh phúc được”. Vị thiền sư mời ông ta đứng trước một cửa sổ được làm bằng kính và hỏi ông thấy được những gì qua ô cửa kính đó. “Dạ, con thấy những đoàn người tất bật, hối hả qua lại trên những con đường, có khi bằng phẳng, có khi gập gềnh, khúc khuỷu nữa”.
    Thiền sư chẳng nói gì và mời ông ta đứng trước một chiếc gương soi, hỏi ông thấy gì qua chiếc gương đó. “Con thấy chính mình…”.
    Thiền sư ôn tồn nói: “Chiếc gương được làm bằng kính, cửa sổ cũng được làm bằng kính, nhưng cửa sổ thì trong suốt nên có thể thấy được bên ngoài, có thể nhìn được người, cảnh vật xung quanh ta nhưng chiếc gương thì phủ một lớp sơn phía sau hoặc một tấm gỗ nên chỉ có thể nhìn được mình mà thôi, khi trong con người mình có thể gỡ bỏ đi lớp sơn hay tấm gỗ kia thì lúc đó con sẽ nhìn thấy người khác, lúc con nhìn thấy người khác con sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì đang có”.
    Lời bạt: Bạn có là người hạnh phúc không? hay là người luôn bận rộn với cuộc sống hiện đại này? Hoặc ta cảm nhận cuộc sống mình mỗi ngày một vui hơn? Mỗi ngày chúng ta chạy danh cầu lợi. Ở đâu đó, chúng ta đã có một góc của sự bình yên và hạnh phúc nhưng chưa bao giờ thay đổi góc độ nhìn để dung nạp, tha thứ cho người khác. Chỉ khi nào ta hiểu được hai chữ “dừng bước”. Ta đứng lại để tiếp nhận người khác đang tồn tại, họ hiện hữu trong sự tương quan của ta, ta dừng lại để nhìn, để hiểu và để thương. Khi thương được mọi người ta sẽ thương chính mình.
  4. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc.​

    [​IMG]

    Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn tất hay khi có gia đình, có công việc ổn định, nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng ta lại bi chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mình mong muốn.
    Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian Hạnh Phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vẫn chứa đựng nhiều thử thách , khó khăn và nghịch cảnh.Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận một thực tế và tin vào chính mình.Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
    Đừng trông đợi một phép mầu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền ,thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
    Đừng đợi đến mùa xân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy được hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là Hạnh Phúc.
    Đừng đợi đến những chiều thứ 7 hay những ngày cuối tuần, ngày nghỉ hay ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn .Tại sao không phải là lúc này ???
    Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình.Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá chuyến hành trình ấy. Hãy giành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai ! Nhưng chắc chắn là không bao giờ quá muộn- và thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người.
    Hãy làm việc say mê như thể bạn không còn cơ hội để làm lại một lần nữa.
    Hãy yêu chân thành và trọn vẹn như thể bạn chưa từng đau khổ vì tình yêu.
    Bạn hãy đón nhận cuộc sống với tất cả những điều binh dị, tinh khôi nhất của nó, như thể bạn chưa từng trải qua những năm tháng khổ đau, những phút giây tuyệt vọng. Như thể bạn vừa khám phá ra chính mình, khám phá được ý nghĩa thật sự của tình yêu,và hơn hết là điều bí ẩn giản dị nhất của HẠNH PHÚC...!
  5. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    … mỗi năm ít là một lần!

    [​IMG]

    “Một tinh thần minh mẫn, trong một thân thể tráng kiện”, đã là người thì ai ai (dù công khai tin nhận, hay âm thầm đồng ý) cũng cho rằng con người là một hợp thể duy nhất của hai phần: Tinh thần (linh hồn) và thể xác!
    Để phần thân xác được trẻ lâu chậm già, thường mạnh ít ốm, đẹp mãi chứ không “xuống cấp”, người ta đổ ra không biết bao nhiêu tiền của, sức lực và thời gian để duy trì “một thân thể tráng kiện”. Hằng năm (ít ra là vậy) người ta đi khám sức khỏe từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài. Có thể gọi đó là Kiểm tra sức khỏe thân thể - hay ngắn gọn hơn là

    KIỂM THÂN!

    Đã qua thời “ăn no mặc ấm”, và giai đoạn “ăn ngon mặc đẹp” cũng đang bị lướt qua dần, ngày nay người ta chú trọng hơn đến “ăn khỏe mặc mốt”. Đúng vậy, tiêu chuẩn của việc ăn uống đã biến thiên từ việc đáp ứng nhu cầu bản năng sinh tồn, sang bậc hai là thưởng thức những nhu cầu thường nhật đó, rồi con người thời đại đang vượt qua những nhu cầu sinh tồn như ăn như uống lên mức làm khỏe đẹp cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ.
    Do nhu cầu sống khỏe sống đẹp và việc áp dụng y tế dự phòng, mà các bác sĩ khuyên nhủ rằng: Mỗi năm khám sức khỏe tổng quát một lần!
    Khám tổng quát nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh tật để từ đó có phương án điều trị kịp thời đúng thuốc, hoặc nếu may mắn không có dấu hiệu ốm đau thì việc khám tổng quát cũng giúp cho người ta biết tăng cường sức khỏe và phòng tránh nguy cơ bệnh tật thông qua bồi bổ những yếu tố cần thiết cho cơ thể!
    Khi đi khám tổng quát, người ta không được khám chi tiết tận “chân tơ kẽ tóc” (vì lãnh vực liên quan đến vẻ đẹp của tóc, chúng ta nên dành riêng cho các spa, các tiệm uốn tóc…), nhưng cũng coi như được khám toàn bộ thân thể từ trong ra ngoài, từ trên cao xuống dưới thấp, thật kỹ càng với biết bao là dụng cụ: thô sơ như dao, kéo…; hiện đại tỉ như: máy đo điện tâm đồ, siêu âm màu, xquang kỹ thuật số, máy đo loãng xương…
    Bên cạnh những y cụ phong phú và tinh vi, hiện đại, người đi khám còn được các bác sĩ tài giỏi cố vấn: ăn gì uống gì để bồi bổ cơ thể. Thời gian gần đây, chúng ta thấy quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng một loại thực phẩm mới lạ: thực phẩm chức năng [1] để bồi bổ cơ thể mạnh khỏe tráng kiện.
    Ngoài ra, bác sĩ còn khuyên chúng ta thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, và họ cũng đưa ra nhiều yêu cầu cụ thể cho từng đối tượng: nên tập luyện những gì, theo thời lượng thích hợp để thân thể cường tráng.
    Nói vậy để thấy rằng người ta không ngại đầu tư thật nhiều tiền của cũng như thời gian để thân thể có được sắc đẹp và vóc dáng hoàn mỹ.
    Nhưng dường như cũng không hiếm người quên bẵng đi một phần rất quan trọng làm nên con người tổng thể và hài hòa, toàn diện: Tâm hồn hay gọi chính xác hơn là Linh hồn! Khá nhiều người quên lãng việc chăm sóc sức khỏe tâm hồn, mà chúng ta gọi là Kiểm Tâm!

    2. KIỂM TÂM

    Giáo hội Công giáo có một điều luật hay gọi đúng tên là một lời khuyên hữu ích: “Mỗi năm xưng tội ít là một lần!”, tương tự như việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi năm vậy!
    Thân thể cần được khám (ít là một lần trong năm) để phát hiện cũng như phòng tránh những bệnh tật, đồng thời tìm kiếm những phương pháp điều trị, bồi bổ cơ thể cách hợp lý.
    Mỗi khi phạm lỗi, phạm tội là mỗi lần nguy cơ “bệnh tật-cái xấu” xâm chiếm tâm can và hủy hoại vẻ đẹp tâm hồn của chúng ta. Lời khuyên “mỗi năm xưng tội ít là một lần” xem ra chỉ là biện pháp phòng tránh tối thiểu, chứ không đủ để đáp ứng nhu cầu của một người biết tận tâm chăm sóc sức vóc tâm linh.
    Cho nên, đối với tâm hồn, chúng ta cần thực hiện kiểm tâm đều đặn và thường xuyên hơn. Ít là đôi mươi phút trước khi đi vào giấc điệp, sau một ngày vất vả lao động hay học tập, chúng ta nên xét mình: ngày hôm nay, tôi đã làm được điều gì tốt, đẹp và hữu ích cho cho tha nhân cũng như bản thân? Tôi cần loại trừ những hành vi, lời nói và suy nghĩ tiêu cực nào khiến tôi mất vui hay gây phiền lòng người khác?
    Kiểm tâm mỗi tối là tốt, nhưng nếu thiếu phương thế tinh vi để nội soi thì việc kiểm tâm khó đạt kết quả chính xác. Đâu là những phương thế hiệu nghiệm giúp kiểm tâm?
    Trước hết, chúng ta cần đến ánh sáng Lời Chúa, vì “Lời Thiên Chúa là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; Lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người ” (Dt 4,12). Chỉ nhờ ánh sáng Lời Chúa, việc siêu âm tâm hồn mới chuẩn xác và việc cải hóa nội tâm mới hiệu nghiệm!
    Thế nhưng, Lời Chúa được diễn đạt bằng ngôn ngữ của con người, mà ngôn ngữ nào, dù phổ thông đến đâu, cũng vẫn bị giới hạn như chính thân phận bất toàn và hạn hẹp của con người, nên phương thế cần thiết bổ trợ cho Kiểm tâm, chính là những giáo huấn của Hiền Thê Chúa Kitô! Khi học hỏi và đối chiếu những gì mình đã suy nghĩ, hành động và ứng xử với lời chỉ bảo của Mẹ Hội Thánh, thì điện Tâm đồ của chúng ta sẽ cho thấy những bất thường và thất thường của con tim còn bị chi phối nhiều bởi thất tình và lục dục [2].
    Tuy nhiên, các phương thế kể trên chỉ mới là điều kiện cần, để cho đủ, chúng ta còn phải đến với các Bác sĩ chuyên khoa để học biết xem phải “ăn gì, uống gì, tập gì” cho Tâm được mạnh khỏe, dẻo dai và đẹp! Bác sĩ giỏi nhất, đáng tin cậy nhất, không ai khác hơn là Chúa Thánh Thần, Thầy dạy Chân Lý.
    Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chạy đến với các môn sinh nối nghiệp vị Lương Y-xuất chúng: các linh mục, những vị linh hướng hay đồng hành thiêng liêng, hoặc những người bạn đạo đức!
    Ngoài Lời Chúa, sự soi sáng và dìu dắt của Thánh Thần, giáo huấn của Mẹ Hội Thánh, sự đồng hành của các vị linh hướng…, chúng ta còn cần đến các “thực phẩm chức năng” là các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Giao hòa. Những “lương thực thần linh” do Chúa Giêsu tặng ban này vừa bồi bổ cho sức khỏe và vẻ đẹp của Tâm, vừa chữa lành và hồi phục cho Tâm sau những tổn thương do sai phạm và vấp ngã.
    Tóm lại, lời khuyên “mỗi năm ít là một lần” rất thực tế cho việc Kiểm Thân cũng như Kiểm Tâm. Tuy nhiên, để Thân-Tâm tránh bị lão hóa và được khỏe-đẹp, thì “một lần trong năm” cũng là “ít” phải không nào?!
    -----------------------------------
    [1] Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. (xem "thực phẩm chức năng").
  6. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Tâm ngọt sinh trái ngon

    [​IMG]

    Chợt nhớ lại một chuyện đọc trong sách xưa, kể về một vị đạo sĩ mang ơn một người nên muốn tặng cho thuật biến than thành vàng ròng. Người này ngẫm nghĩ một chút rồi hỏi thuật này có giá trị trong bao lâu. Vị đạo sĩ cho biết là 500 năm. Nghe vậy, không chút đắn đo, người này lập tức trả lời rằng: “Vậy là sau 500 năm nữa vàng sẽ trở lại thành than, và người ôm số vàng đó sẽ vô cùng khổ đau vì mất mát và tiếc của. Cảm ơn tiên sinh, nhưng tôi không nhận thuật này vì tôi không muốn cho người khác phải khổ đau, cho dù là sau 500 năm!”
    Câu chuyện thật ngắn gọn và súc tích, trong đó hai điều làm cho độc giả chú tâm nhất, phải kể đến hai cụm từ “ngẫm nghĩ một chút” và “không chút đắn đo”.
    “Ngẫm nghĩ” không phải để tính thiệt hơn cho bản thân, mà là “lo” cho cái được và cái mất của tha nhân. Chẳng buồn nghĩ cách tận dụng thuật lạ để trục lợi cho bản thân, cũng không tưởng tượng chuỗi ngày hưởng thụ “thành quả, lợi lộc” kiếm được từ thuật lạ, nhưng lại ưu tư cho tha nhân sẽ gặp ưu sầu khi vàng trở lại thành than (dẫu là những tha nhân mà bản thân không hề biết, chắc chắn không hề gặp!).
    “Không đắn đo” để đưa ra một quyết định có lợi cho tha nhân, đó là “trái ngon” sinh ra từ “tâm ngọt”. Tâm có ngọt cũng là nhờ hằng ngày hằng giờ Tâm được gieo những hạt giống tích cực-lạc quan-hướng tha, được tưới bằng nước yêu thương-bao dung-xả kỷ.
    Tâm đã ngọt thì ta chẳng phải mất nhiều thời gian để ngẫm nghĩ, chỉ cần “một chút” thôi là đã có thể đưa ra một quyết định dứt khoát: tất cả vì niềm vui và hạnh phúc của tha nhân!
    Vâng, “cây tốt thì sinh quả tốt” (Mt 7,17), vị ngọt của Tâm có thể đậm đà thêm mỗi ngày do những gì chúng ta gieo trồng và chăm sóc trên mảnh đất “Tâm”:
    Nếu bạn gieo thành thật bạn sẽ gặt lòng tin.
    Nếu bạn gieo lòng tốt bạn sẽ gặt thân thiện.
    Nếu bạn gieo khiêm tốn bạn sẽ gặt cao thượng.
    Nếu bạn gieo kiên nhẫn bạn sẽ gặt chiến thắng.
    Nếu bạn gieo cân nhắc bạn sẽ gặt hòa thuận.
    Nếu bạn gieo chăm chỉ bạn sẽ gặt thành công.
    Nếu bạn gieo tha thứ bạn sẽ gặt hòa giải.
    Nếu bạn gieo cởi mở bạn sẽ gặt thân mật.
    Nếu bạn gieo chịu đựng bạn sẽ gặt cộng tác.
    Nếu bạn gieo niềm tin bạn sẽ gặt phép màu.
  7. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Cuộc Sống không cho ai quá nhiều.


    [​IMG]

    Ở một đất nước giàu có của Châu Âu, có một cô ca sĩ rất nổi tiếng. Tuy mới chỉ 30 tuổi nhưng danh tiếng cô đã vang dội khắp nơi, hơn nữa cô có một người chồng như ý và một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Một lần, sau khi tổ chức thành công một đêm diễn, cô ca sĩ cùng chồng và con trai bị đám đông người hâm hộ cuồng nhiệt bao quanh. Mọi người tranh nhau chuyện trò với cô. Những lời lẽ tán tụng khen ngợi tràn ngập cả sân khấu.

    Có người khen cô tuổi nhỏ chí lớn, vừa tốt nghiệp đại học đã bước chân vào nhà hát tầm cỡ quốc gia và trở thành nữ ca sĩ trụ cột của nhà hát. Có người tán tụng rằng mới có 25 tuổi mà cô đã được lựa chọn là một trong 10 nữ ca sĩ có giọng háy opera xuất sắc nhất thế giới. Có người lại ngưỡng mộ cô có người chồng tuyệt vời, một cậu con trai kháu khỉnh, dễ thương.

    Trong khi mọi người thi nhau bà luận, cô ca sĩ này chỉ im lặng lắng nghe, không thể hiện thái độ gì. Khi mọi người nói xong cô chậm rãi nói: “Trước tiên, tôi cảm ơn những lời ngợi khen của mọi người dành cho tôi và những người trong gia đình tôi. Tôi hy vọng có thể chia sẻ niềm vui này với mọi người. Nhưng các bạn chỉ nhìn thấy một số mặt trong cuộc sống của tôi còn một số mặt khác, các bạn vẫn chưa nhìn thấy. Cậu con trai của tôi mà mọi người khen là bé kháu khỉnh, đáng yêu, thật bất hạnh, nó là 1 đứa trẻ bị câm. Ngoài ra, nó còn có một người chị tâm thần và thường xuyên bị nhốt ở nhà.”

    Mọi người đều ngơ ngác, sửng sốt nhìn nhau, dường như rất khó chấp nhận một sự thật như thế. Lúc này, cô ca sĩ mới điềm tĩnh nói với mọi người: “Tất cả những chuyện này nói lên điều gì? Có lẽ chúng nói lên một triết lý, đó là, Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá nhiều thứ bao giờ.”

    Thượng đế rất công bằng , ngài không cho ai quá ít, cũng không cho ai quá nhiều. Vì thế, đừng nên chỉ nhìn thấy hoặc ngưỡng mộ những thứ người khác có, mà nên nghĩ và trân trọng những thứ bạn đang có, cho dù đó không phải là những vinh quang tột đỉnh.

    Vậy nên, nếu ai hỏi bạn “Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng :”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này. “
  8. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Ba quy luật vàng của cuôc sống :
    - Ai giúp ta- Đừng quên họ.
    - Ai yêu thương ta- Đừng ghét họ.
    - Ai tin tưởng ta- Đừng lừa gạt họ
    Nên sửa lại là:
    - Ai giúp đỡ, ta đừng quên.
    - Ai yêu thương, ta đừng ghét.
    - Ai tin tưởng, ta đừng dối gạt.

    BA DẠY CON

    [​IMG]

    [0] Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy.

    [1] Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ.
    Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.
    Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại.
    Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó. Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng.
    Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con

    [1.5] Con không nhất thiết phải chăm sóc ba nửa cuộc đời còn lại, Ba cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của ba cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.

    [2] Trên đời này không có gì là nhất biến cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi.

    [2.5] Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất.
    Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.
    Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau, nên trong cuộc sống cho dù bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn.

    [3] Ba đã mua vé số trong 30 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằng muốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.

    [4] Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập.
    Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.

    [5] Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình.

    [x] Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trọng và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con
    cogiko, Catbuiphudu, minman6 người khác thích bài này.
  9. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Nỗi Lòng Tu-Đi

    Thích Nữ Trí Hải

    [​IMG]

    Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị chủ quăng bỏ ra ngoài bờ sông. Cạnh bờ sông có một vị sư già sống trong một am cốc nghèo nàn, ngày ngày đi khất thực để sống. Trông thấy con chó đói bệnh, vị sư động lòng từ mẫn, đem về săn sóc, chia sớt cho nó phần ăn hàng ngày sư xin được, tắm rửa, xức thuốc cho nó.
    Chẳng bao lâu nhờ sự tận tâm của sư mà con chó khỏi bệnh, lông lá mọc lại trên thân, trở thành một anh chó bảnh bao, dễ nhìn. Nhà sư đặt tên nó là "Tu Ði", có ý muốn thọ ký nó phát tâm tu hành để chuyển nghiệp chó. Nhưng từ khi khỏi bệnh, Tu Ði đâm ra ưa lêu lổng. Nó tìm gặm những cục xương của người ta vứt bên bờ sông, và bỗng thấy hết ưa mùi vị tương chao của nhà sư tốt bụng, người đã cứu tử nó. Ngày ngày nó đi tìm ăn những cơm thừa cá vụn nên đâm ra quen mùi trần tục.
    Một hôm nó đang ngồi bên bờ sông nghễnh mõm nhìn mống sang bên kia bờ, bỗng một làn gió từ bên ấy tắt qua, thơm phức mùi thịt xào hành mỡ. Nó tung mình nhảy xuống sông lội về hướng ấy. Khi nó lội đến giữa dòng thì nhà sư cũng vừa về tới am, không thấy Tu Ði ngài ra sông tìm. Thấy con chó thân yêu đang chới với giữa dòng theo tiếng gọi của dục vọng, nhà sư tha thiết gọi nó quay về:
    -Tu Ði! Con nỡ nào bỏ thầy già yếu cho đành? Con hãy mau quay về với thầy. Tu Ði, Nào có mùi vị gì nơi một mảnh xương khô của trần tục, con chỉ tự ăn nước bọt chính con tiệt ra đấy mà thôi. Hãy quay về, hỡi Tu Ði!
    Con chó nghe lời thầy gọi vội vã quay trở lại, nhưng nó vừa quay lưng với bờ kia thì bỗng một làn gió từ bên ấy hắt lại, tạt mùi thịt ngon lành vào mũi nó. Không cưỡng được, nó lại bơi trở lui về hướng thịt xào. Bên bờ này vị sư lại thiết tha khuyên nhủ. Con chó cầm lòng không đậu cũng quay lại, nhưng vừa muốn quay lại với thầy, thì gió lại đưa mùi thịt xào đến mũi nó, cứ thế Tu Ði quay qua lộn lại giữa giòng sông không thể quyết định được. Và cuối cùng nó bị chết chìm ngay giữa giòng.
    Kể xong câu chuyện, sư lui về tịnh thất nghỉ. Các đệ tử ngồi lại kháo nhau:
    - Huynh cho câu chuyện ấy có nghĩa gì?
    Một người nói:
    - Ðó là cái chết thảm khốc của một kẻ bội bạc, phận chủ.
    Người thứ hai:
    - Tai họa xẩy đến cho những kẻ nào không quyết đoán.
    Người thứ ba:
    - Các huynh nói đều đúng cả, nhưng theo tôi thì, thầy mình có ngụ ý. Con chó tượng trưng cho người khởi sự tu tập, tại gia hay xuất gia. Vị thầy là Phật tánh, lương tri sẵn có nơi mỗi người. Mùi thịt xào với làn gió là sự cám dỗ mời gọi của sắc thanh hương vị xúc pháp, tức sáu trần. Giòng sông tượng trưng cho sanh tử. Người nào đã thấm nhuần chút đạo lý, thì đạo lý ấy trong họ trở thành một thứ đại bổ hoặc kịch độc. Ðại bổ là khi sống thuận theo ánh sáng mình đã thấy, kịch độc là khi mình không cưỡng nỗi tiếng gọi của sắc trần mà quay lưng với đạo, chạy theo thanh sắc. Thỉnh thoảng tiếng gọi của lương tri nổi dậy, nên người ấy không thể nào dứt khoát chạy theo thanh sắc như người thế tục chưa từng biết đạo, mà cũng không thể quay về, cho nên phải chết chìm giữa giòng sông sanh tử.
  10. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Định mệnh và nghiệp quả.

    Định mệnh là gì?

    Một số người tin rằng những diễn biến xảy ra trong cuộc đời đã được an bài sẵn. Khoa chiêm tinh (astrology) tin rằng những diễn biến trên quả địa cầu và tánh tình con người đều bị ảnh hưởng bởi những vị trí ngôi sao trên trời. Nếu ta sanh vào ngày tháng nào đó thì sẽ bị dấu ấn của những vì sao ảnh hưởng lên tánh tình và những diễn biến trong cuộc đời. Những người đó tin rằng ngay khi sanh ra là định mệnh đã an bài rồi, không ai chạy khỏi hết. Thí dụ người tuổi Sửu thì trong cuộc sống sẽ trải qua những năm thuận và năm kị tuổi. Năm thuận và kị như những cái đèn xanh đèn đỏ của đời người. Năm thuận thì gặp đèn xanh nhiều, làm gì cũng êm xuôi và năm kị thì trường hợp ngược lại.
    Người đạo Ki tô giáo tin rằng những gì xảy ra cho họ là do ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa đặt đâu ta ngồi đó. Có người Chúa đặt vào hoàn cảnh giàu sang, còn người khác bị lâm vào hoàn cảnh nghèo đói. Ta không cãi ý Chúa được. Ta cần cầu nguyện để cho Chúa thương xót mà thay đổi hoàn cảnh cho ta. Có thể những hoàn cảnh khó khăn là những thử thách nên ta không nên than trời trách phận. Một số con chiên còn mang mặc cảm tội lỗi là mình đã làm gì khiến Chúa phật lòng nên Ngài mới đặt mình vào hoàn cảnh khổ sở.
    Người Phật tử thì tin rằng định mệnh là nghiệp. Mình đang ở hoàn cảnh xấu là do mình tạo nghiệp xấu từ kiếp trước. Mình nên "trả nghiệp" bằng cách chịu đựng một thời gian thì nghiệp sẽ hết. Khi cái nghiệp xảy ra thì mình không thay đổi được. Nhiều người cũng không muốn thay đổi vì e rằng làm như thế nghiệp sẽ nặng hơn. Giống như thiếu nợ thì phải trả cho chủ nợ, cứ khất nợ hoài thì nó chồng chất, mình sẽ trả không nổi. Có nghĩa là mình muốn thoát hoàn cảnh này thì sợ gặp phải hoàn cảnh xấu hơn nữa, như tục ngữ có câu: chạy ông mồ mắc ông mả.
    Những người tin hoàn toàn vào định mệnh thì sẽ rất thụ động. Nói đúng hơn họ sợ làm cái gì đó khác hơn để thay đổi hoàn cảnh, nên phải đứng yên cắn răng chịu đựng. Đó là những người rất lo âu trước cái vô định của cuộc sống nên thích tin vào một đường lối đã vạch định sẵn.

    Quyền lựa chọn

    Khi phân tích kỹ ta thấy rằng khoa chiêm tinh không có đưa ra một định mệnh không thể thay đổi. Con người có quyền chọn lựa ngày tháng tốt để bắt đầu công việc làm ăn quan trọng, chọn lựa chồng hay vợ hạp tuổi để tránh những mâu thuẫn về tánh tình. Ngoài ra dân gian có câu: cái đức thắng cái số. Nếu ta ăn ở hiền lành thì nếu gặp "năm tuổi" thì sự xui xẻo sẽ ít hơn. Ngày nay khoa học hiểu rằng mỗi người chúng ta đều có một nhịp điệu sinh hóa (bio rhythm) thay đổi theo sức hút các ngôi sao. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có nhịp điệu sinh hóa thấy rõ. Khi ta bắt đầu công việc quan trọng vào thời điểm nhịp sinh hóa cao thì dễ thành công hơn. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhịp sinh hóa không đáng kể so với ảnh hưởng của ý định (intention). Ngay khi ta ở giai đoạn nhịp sinh hóa cao mà có ý định xấu (tham lam, hờn giận) thì ý định sẽ làm biến đổi nhịp sinh hóa theo chiều xấu.
    Đạo Ki tô cũng thế, đề cao sự chọn lựa và ý định tốt. Chúa Jesus không lên án người đàn bà ngoại tình bị dân làng muốn chọi đá cho chết, như người dân làng thường tin là định mệnh của những người đàn bà ngoại tình. Ngược lại Chúa khuyên dân làng hãy dừng lại và có những lời khuyên đề cao sự tha thứ. Chúa khuyên chúng ta nên có ý định tốt và chọn lựa sự tha thứ để thoát khỏi định mệnh an bài. Khi hiểu được ý nghĩa câu chuyện này thì ta thấy rõ rằng ta có quyền chọn lựa 2 con đường: con đường buộc tội và con đường tha thứ. Con đường buộc tội là con đường của định mệnh: ta buộc tội và bị người khác buộc tội lại. Con đường tha thứ là con đường của giải thoát.
    Nghiệp trong Phật giáo cũng là một sự chọn lựa. Ta có quyền chọn lựa tạo dựng cơ sở của những nghiệp tốt, như cố gắng học hành để giúp ích xã hội. Ta có quyền chọn lựa nghiệp xấu như hút sách và rượu chè, như thế ta đạp phá những tiềm năng tốt. Thí dụ như uống rượu đến xơ gan làm sức khỏe suy tổn.. Thoạt đầu ta có sự tự do chọn lựa nhưng nếu ta chọn con đường rượu chè, xì ke ma túy thì dần dần khả năng chọn lựa của ta bị mất dần. Khi bị nghiện rồi thì ta hoàn toàn mất sự tự do chọn lựa và trở thành nô lệ cho những thói quen xấu này. Những căn bệnh hiểm nghèo kéo đến làm khả năng thay đổi cuộc sống càng khó hơn gắp ngàn lần.

    Thế nào là nghiệp?

    Nghiệp (karma) không có gì huyền bí hết, nghiệp là tác động của những động lực. Động lực đó có thể ở dạng thân, khẩu hay ý. Bất kỳ lực (force) nào cũng gây ra phản lực (counter force). Cái mục đích của lực và phản lực là để trở lại điểm yên tịnh ban đầu (initial stillness). Thí dụ như con lật đật, ta đẩy nó qua bên phải thì nó bật trở về bên trái. Cuối cùng là nó đứng yên một chỗ. Sự đứng yên một chỗ có thể coi là niết bàn hay thiên đàng vì nó tượng trưng cho trạng thái bình thản, không căng thẳng đau khổ.
    Nói về cường độ của phản lực thì trên thế giới vật chất ta có: ý nghĩ yếu hơn lời nói, và lời nói yếu hơn hành động. Thí dụ phản ứng của ta trước lời phê bình mà ta không thích: ta chửi thầm người ta ghét (ý) hậu quả ít hơn là ta la lối chửi người đó trong buổi tiệc (khẩu). Hậu quả của lời chửi bới ít hơn là hậu quả ta nhảy lại đánh người đó bầm mình (thân).
    Xã hội chỉ có hình phạt khi ta làm chấn thương người khác, còn tôn giáo thì muốn khuyên ta nên trị tận gốc nghiệp dữ bằng cách dừng suy nghĩ giận dữ lại. Khi ý khởi dậy thì nó tạo một tiềm năng hành động (potential of action) rồi. Thí dụ nói theo phàm tục, khi cái ý ghét đã khởi dậy rồi thì ta muốn chửi cho đã miệng. Chửi thầm thì ngủ không được.. Nhưng khi chửi bằng miệng mà bị đối phương chửi lại thì ta càng tức hơn. Nếu ta dằn không được đi đánh lộn đến bị thương tích hay bị bỏ tù, về nhà lại càng tức hơn nữa. Như thế mà ta cứ tạo nghiệp thân-khẩu-ý thành một chuỗi lực và phản lực (chain of action and reaction).
    Sở dĩ chiến tranh trên thế giới xảy ra liên tục là vì con người không có đời sống tâm linh, dùng sự giết chóc để mong cầu trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Người lính cảm tử quân Hồi giáo có cái ảo tưởng rằng khi giết chết kẻ thù ngoại đạo họ sẽ được sống trên thiên đàng, có nghĩa là trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Đó là sự lầm lẫn vô cùng tai hại vì khi họ tạo một động lực căm thù thì sẽ để lại cái phản lực căm thù, như thế cứ lưu truyền mãi không ngừng trên thế gian từ thế hệ này qua thế hệ kia.
    Tuy nhiên nghiệp lực, khác như dân gian nghĩ, là khi kiếp trước ta lỡ ăn trộm người nào đó 10 đồng thì kiếp này ta phải trả lại 10 đồng chẵn. Trên phương diện tâm linh, cái điểm yên tịnh ban đầu có được không phải khi ta trả lại 10 đồng mà khi ta nhận thức ta nên vui lòng bỏ qua khi bị người khác giựt tiền rồi thực hiện được điều đó. Khi đọc những thí dụ của nhà soi kiếp E.Cayce thì ta thấy rằng chỉ có sự vui lòng bỏ qua thì con người mới "trả" được cái nghiệp.
    Nói một cách khác, sở dĩ ta mang cái nghiệp (bị phản lực/quả) vì ta không nhận thức được những đau khổ mà ta đã tạo ra cho người khác (lực đã tạo/nhân), nên cái nghiệp nó xảy ra khiến ta bị đau khổ để ta thông cảm nỗi khổ của người kia. Lúc có sự thông cảm thì lực và phản lực sẽ trung hòa với nhau. Nhưng nếu trong đau khổ, ta lại thù người đó thì sanh thêm cái nghiệp nữa, và như thế sẽ tạo ra cái vòng lẩn quẩn mà Phật gọi là bánh xe luân hồi.

    Tha thứ là giải thoát khỏi định mệnh

    Hiểu được lực nhân quả tương tác ở nội tâm thì ta mới hiểu được tại sao các vị lãnh tụ tôn giáo kêu gọi sự tha thứ. Nếu không có tha thứ thì không ai có thể trở về cái vị trí an lạc ban đầu được. Ý nghĩa cứu thế của Chúa Jesus là Ngài tự nguyện tha thứ những người hại Ngài, như một gương sáng giúp nhân loại vượt qua được sự vay trả đời đời của hận thù. Thù qua ghét lại có thể coi như là tội nguyên thủy của loài người. Tha thứ mới là phép mầu nhiệm thật sự. Phép mầu này ít ai nhận thấy được vì nó trong sáng trong sự khiêm nhượng tột bực chớ không phải là sự màu mè hào nhoáng của Superman hay điệp viên 007 làm được những điều phi thường.
    Hiểu như thế Chúa cứu thế không đến với ta từ hành tinh khác mà Chúa sẽ hiện diện trong chính ta nếu ta thực hiện được sự tha thứ trong đời ta. Khi sống trong khiêm nhượng và tha thứ thì ta như con nhộng xé được cái vỏ của ngạo mạn để trở thành con ******* muôn màu. Ta không đợi đến khi chết mới được Chúa rước. Khi ra khỏi được cái vỏ của ngạo mạn thì ngay trong giây phút đó ta thấy Chúa hiện diện trong lòng ta.
    Phật thì khuyên ta nên hỷ xả, có nghĩa là bỏ qua trong sự vui vẻ. Ở dưới biển, có một loài cua thích sống trong vỏ sò (hermit crab), khi cua lớn lên thì nó phải vui vẻ bỏ cái vỏ sò nhỏ để tìm cái lớn hơn chọn làm nhà. Hỷ xả cũng như thế, là từ bỏ sự nhỏ mọn để nhìn thấy sự rộng lượng. Hỷ xả là một phương pháp trị cái bịnh của ngã (cái tôi). Nếu ta cứ bám vào tiền tài, sắc đẹp, danh lợi thì cái lòng tham và sân của ta càng ngày càng lớn. Khi cảm thấy ta được càng nhiều (sở đắc) thì ngạo mạn càng tăng theo. Sự đời vô thường làm cho ta không bao giờ giữ được mãi mãi những gì mình muốn vì thế lòng tham ngày càng tăng trưởng. Khi có ai tước đoạt những gì ta đang được thì ta sanh lòng bực tức sân hận.
    Tham và sân là nguyên nhân chính của lo âu. Tham có thể hiểu theo nghĩa rộng là muốn đem về cho ta vì sợ để lâu thì ta sẽ hết được phần lợi đó. Sân là sự bực bội khi gặp hoàn cảnh nghịch ý ta. Bề mặt bạo động của sân là chửi bới đánh lộn, còn mặt thụ động là "tự ái", hờn dỗi để bụng. Bụt dạy ta nên thấy cái vô thường của cuộc đời để lúc được thì không tham và lúc mất thì không sân. Ta phải tập hạnh hỷ xả thì mới phát triển từ bi được. Ta không thể nào thương được người mà ta không tha thứ!
    Tại sao tôn giáo nào cũng khuyên con người bố thí? Ta có thể hiểu tham, sân, si trên lý thuyết nhưng chỉ có hành động thực hiện sự ban cho mới giúp ta nhận thức rõ những hạn chế của ta. Thí dụ như khi cho mà ta thấy còn quyến luyến vật ta muốn cho thì lúc đó mới chợt nhận ra mình còn lòng ham muốn. Khi bớt lòng ham muốn đem về cho mình rồi thì mình mới thông cảm kẻ khác được. Đây là cách bố thí nhận thức của người có căn cơ cao. Người căn cơ thấp thì áp dụng bố thí trao đổi chớ không phải bố thí nhận thức. Bố thí trao đổi là bố thí để được hưởng phước lộc. Ta cho để lấy lòng đấng nào đó mà ta thờ phụng. Ta bố thí để được Chúa hay Phật ban phước lành hay phù hộ. Chỉ có bố thí nhận thức mới giúp ta phát triển tâm linh được.

    Thực tập tâm tĩnh lặng

    Làm người ai cũng muốn thay đổi cuộc sống cho nó tốt đẹp hơn. Khi thay đổi không được hay không dám thay đổi thì ta đổ thừa cho số phận hay định mệnh. Hoàn cảnh rất khó thay đổi khi ta duy trì tập quán, thói quen cũ. Nếu ta bị tiểu đường mà không chịu bỏ cái sở thích ăn đồ béo ngọt (tham) thì bịnh làm sao mà hết được. Một số người thì mong có phép lạ để được cứu khỏi hoàn cảnh khổ. Có nghĩa là họ muốn ăn cho ngon miệng sau đó thì cầu xin phép lạ không bị tiểu đường. Nếu phép lạ không đến thì họ sẽ có hai phản ứng. Phản ứng thứ nhất là mất hết niềm tin ở một đấng nào đó mà họ tin tưởng. Thí dụ người công giáo mất niềm tin ở Chúa cứu thế, còn phật tử thì mất niềm tin nơi Phật Bà Quan Âm hay Phật A Di Đà. Phản ứng thứ hai là mang mặc cảm tự ti vì một số người nghĩ rằng họ bị tội nhiều quá hay nghiệp nặng quá nên không được cứu rỗi.
    Nói về sân hận, khi ta không thay đổi ý mà ráng kềm chế miệng lưỡi hay thân thể thì mặc dù ta không tạo nghiệp dữ nhưng cảm thấy rất khổ sở, gò bó khó chịu. Khi ta nuôi dưỡng những suy nghĩ bực bội sân hận chắc không có phép lạ nào giúp cho ta an tâm để ngủ ngon được. Nói theo nhân quả, ta tạo một động lực nhân thì cái phản lực quả sẽ núp chờ đâu đó. Rồi sự căng thẳng nội tâm ngày càng tăng dần đến một lúc ta hết đè nén nổi và gây ra nghiệp qua lời nói hay hành động. Đó là lúc cái phản lực xảy ra ngoài thế giới vật chất để làm dịu bớt cái lực tư tưởng của sân hận đang bị đè nén. Tuy nhiên đa số không trở về được cái trạng thái yên tịnh an lạc ban đầu vì lý do dễ hiểu là khi ta chửi mắng người ta ghét thì có bao giờ họ chịu để cho ta yên thân đâu. Sớm muộn gì họ sẽ tìm cách trả đũa. Đó là cái vòng lẩn quẩn của nghiệp vay trả.
    Tâm lý học cho ta thấy rõ sự lý luận và tranh luận không làm giảm được tham và sân. Khi lý luận ta hiểu được mọi chuyện nhưng những hiểu biết đó không có khả năng thăng hoa (sublimation) được tham và sân thành những tình cảm tốt đẹp hơn. Đôi khi tranh luận đúng sai nhiều còn tạo thêm sân nữa. Những nghiên cứu chụp hình não bộ cho ta thấy rằng khi lý luận ta chỉ xài vỏ não bộ (cortex) và không liên kết được với những miền sâu hơn trong não bộ, nơi tình cảm xuất phát. Hiện tượng này phân tâm học gọi là hợp lý hóa (rationalization). Khi ta dùng lăng kính hợp lý hóa trong cuộc sống thì dễ sanh ra thành kiến chia rẽ con người. Thí dụ ta nghĩ màu đen là màu của tội lỗi vì thế người da đen là kẻ xấu.
    Chỉ có khi ta tập tâm tĩnh lặng thì ta mới có khả năng hiểu qua sự cân bằng của trí tuệ và tình cảm. Cái hiểu này toàn diện hơn là cái hiểu qua suy luận. Suy luận thường hay trừu tượng và chỉ giúp ta hiểu được một khía cạnh nhỏ của cuộc đời. Những bậc thánh nhân đều phải trải qua giai đoạn thực tập tâm tĩnh lặng rồi mới thấy được ánh sáng của chân lý. Chúa Jesus đã vào sa mạc để cầu nguyện trong tĩnh lặng. Chỉ khi Ngài cảm nhận được ánh sáng của Thượng Đế thì Ngài mới đủ can đảm chịu cái chết đau đớn trên thập tự. Đức Phật Thích Ca đã ngồi với tâm tĩnh lặng dưới cây bồ đề 49 ngày. Nhờ thế Ngài mới hiểu được ý đồ lừa bịp của ma vương Maya, chiến thắng ma vương và giác ngộ được chân lý. Có lẽ lúc Phật còn tại thế, người dân thời đó có nhiều mê tín trong việc tôn thờ nên Bụt gọi Ánh sáng chân lý là Phật tánh chớ không gọi là Thượng đế. Hiểu theo Phật giáo, Thượng đế không phải là Cha mà là Chân lý tối cao.
    Hiểu bằng ý thức khi tâm tĩnh lặng rất khác với cái hiểu của suy nghĩ. Những nghiên cứu đo điện từ não bộ (EEG) cho thấy rằng khi tâm tĩnh lặng thì những làn sóng não thay đổi rõ rệt, từ dạng sóng (beta waves: 15- 45 Hz) trở thành dạng sóng (alpha waves: 8-12 Hz) và (theta waves: 3-7 Hz). Sóng B thường thấy ở những người suy nghĩ lăng xăng, còn sóng A và T được thấy khi ta thư giãn. Sóng còn được gắn liền với khả năng sáng tạo. Hình fMRI scan cho thấy khi tâm tĩnh lặng, máu dồn về những vùng của não bộ tạo cảm giác thoải mái hạnh phúc và có sự liên kết hài hòa giữa vỏ não và những vùng sâu hơn của não. Nói một cách khác, tâm tĩnh lặng đồng bộ hóa (synchronize) nhiều vùng trong não bộ giúp ta liên kết được nhiều mạch thần kinh và nhờ đó mà mở rộng tầm nhận thức ra.

    Tóm lại

    Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu ngược lại ta thụ động đổ thừa cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì ta không tận dụng khả năng thay đổi cuộc sống của ta. Nói một cách khác, nếu ta tin có ma thì sẽ gặp ma, ta tin có Phật hay Chúa thì sẽ gặp những đấng mà ta tin.
    Nếu có người ở trình độ thấp thì tin vào định mệnh cũng có cái lợi của nó là lòng tin đó giúp họ chấp nhận những biến cố xấu và trải qua những đau khổ cuộc đời dễ dàng hơn. Họ không than trời trách phận hay sanh lòng ganh ghét hoặc hận thù vì "đó là số mệnh của mình".
    Tuy nhiên nếu ta có trình độ cao thì nên tập những phương pháp giúp tâm tĩnh lặng vì đó là phương pháp nhanh và gọn để "chuyển nghiệp" dẫn ta đến hạnh phúc ngay trong đời này. Phương pháp này cũng giúp ta hiểu các tôn giáo một cách sáng tạo chớ không kẹt vào chữ nghĩa văn tự nữa.
    Bất kỳ độc giả ở tôn giáo nào, khi mỗi người trong chúng ta phát triển được ý thức tâm linh qua tâm tĩnh lặng thì ý thức này sẽ cộng hưởng với nhau. Rồi một ngày nào đó nó sẽ trở thành ý thức tâm linh cộng đồng (collective spiritual consciousness) làm xoay chuyển xã hội vật chất. Chúng tôi hy vọng sẽ có một ngày ý thức tâm linh cộng đồng sẽ phát triển đến độ mà con người sẽ nhận thức rằng những tôn giáo đều hướng về một con đường chung: đó là con đường tâm linh (spiritual way). Lúc đó con người sẽ sống hạnh phúc an bình ở một kỷ nguyên mới.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này