Sống mạnh mẽ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi dungnanlamlai, 13/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7062 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87216 lượt đọc và 2004 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tuỳ theo trường hợp, em mà cứ mang nguyên xi ý tưởng này ra sống với đời thì ... mệt lắm đấy!
    Vế thứ nhất : Sự im lặng là câu trả lời hay nhất cho mọi câu hỏi...
    1- Ăn tát ngay, nếu cha mẹ ông bà hỏi mà im lặng không trả lời !
    2- Nhận điểm Zéro , nếu em im lặng không trả lời câu hỏi vấn đáp của thầy cô !
    3- Được mời ra về, nếu em không trả lời câu hỏi thẩm vấn tuyển nhân sự của một công ty mà em đang xin vào làm.
    4- Mất lòng tin của chàng, nếu em im lặng khi chàng hỏi : Hôm qua em đi đâu vắng, anh đến thăm mà không gặp em ở nhà...

    v.v... và v.v...

    Vế thứ hai: Sự lạnh lùng là phản ứng tốt nhất trong mọi tình huống...
    1- Trong một số tình huống, ví dụ như khi ta muốn chấm dứt một mối quan hệ, chấm dứt nói chuyện với 1 kẻ ta khinh thường... thì lạnh lùng là đúng!
    2- Trong kinh doanh, sự niềm nở hoà nhã làm tăng doanh số, sự lạnh lùng làm khách hàng mất dần dù hàng tốt giá rẻ! Em cứ thử mở cửa hàng với khuôn mặt khó đăm đăm xem thử trụ được bao lâu thì đóng cửa!
    3- Chàng trao hoa mừng sinh nhật, hoặc thậm chí trao nhẫn cầu hôn mà em lạnh lùng quay lưng đi... thì người nhận hậu quả tệ hại chính là em đó !

    Thế nên những ý tưởng sưu tầm được trên internet thì nhiều lắm, ta phải sàng lọc chứ không nên bê nguyên xi mà áp dụng đâu Bụi à! [};-
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đừng suy nghĩ... mà hãy yêu thương! :-?:-?:-?
    :-w:-w:-w:-w:-w:-w

    Nghe quen quen... giống giọng Sở Khanh và Dom Juan lắm! :))

    Trước khi yêu ai, hoặc nhận lời yêu ai thì hãy suy nghĩ cho chín chắn, em gái à! ;))
    Cuộc đời này nhiều bi kịch, nhiều đứa trẻ vô thừa nhận, nhiều người thất tình hoá ra điên dại chỉ vì những giây phút yếu lòng yêu không cần suy nghĩ đấy! ;))
    Đừng trách anh nhiều chuyện, kinh nghiệm đau thương của cuộc đời dạy anh đấy! [};-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hãy ghi lại câu này lên một tấm hình nào em thích :

    Cảm tạ Ơn Trên đã ban cho con những lúc khó khăn hoạn nạn, bởi chính trong những lúc khó khăn hoạn nạn đó, con nhận ra ai thực sự là bạn tốt, ai là người yêu con chân thành và ai mỉm cười đắc chí!

    Lúc mình sống sung túc, tiền bạc dồi dào, vài hôm lại mở tiệc... thì không biết ai đến với mình là do tình bạn chân thành hay chỉ lợi dụng đâu Bụi à...
    Lúc hoạn nạn nhìn quanh chẳng còn mấy ai, thì chính những người còn lại đó, những người chìa tay kéo ta đứng dậy, đút cho ta thìa cháo khi ta bệnh nặng chính là người tốt mà lúc thường họ lẫn trong đám đông khiến ta không nhận ra...

    Còn cái bọn bạn bè mà khi ta ngã, chúng đạp thêm cho ta mấy cái thì hãy quên đi... càng nhớ càng đau chả ích gì...
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ơ... Bụi xem ở đâu mà bảo là trái đất hình tròn đấy? :-??
    Chắc không ? ;))
  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.510
    Thấy mọi người bình luận hay quá mà Khánh chưa có thời gian để xem và cảm nhận được hết [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Thật ra thì không có gì là chính xác tuyệt đối cả, có thể đúng với trường hợp này nhưng lại không đúng với trường hợp kia:-bd
    Anh Sim võ công thâm hậu lắm, ae múa sai là anh ấy phát hiện ra ngay :-bd
    Trái đất cũng giống như hôn nhân vậy, thấy tưởng tròn nhưng thật ra nó không hề tròn :))
  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.510
    Dành cho những ai hay nóng giận


    Vẽ cây, vẽ chim
    Cao Huy Thuần​
    Tôi nghe tin nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm cứ tưởng như chuyện đùa. Nhà văn này, và tác phẩm của cô, đôn hậu, trong sáng như một khung trời xanh. Ai tưởng tượng được sấm sét có thể nổ trên bầu trời thanh bình đó? Cô bị đánh mà ai cũng thấy đau. Cây viết trên bàn như cũng rùng mình. Kim đồng hồ quặn một phút mặc niệm. Cho văn chương.
    Từ khi đọc "Cánh đồng bất tận" tôi đã muốn viết một thư cho tác giả mà chưa có dịp. Bỗng nhiên đây là dịp tốt. Không phải tôi định viết về cả tác phẩm: chỉ về một trang trong đó thôi. Không ngờ trang đó bây giờ ăn khớp với thời sự văn chương, cho phép tôi vừa gởi lòng đến tác giả, vừa mặc niệm với kim đồng hồ. Đó là mấy câu mở đầu cho truyện "Cánh đồng bất tận":
    "Tôi hiểu biết về Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải "bó tay". Ví dụ như mấy lời này: "Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương - Tỳ kheo Visuddacaraz). Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao ..."
    Đọc lại những hàng trên trong hoàn cảnh mới, tôi có cảm tưởng bây giờ tác giả đã ... đạt đạo. Chắc chắn cô đã không đập phá, cào cấu. Chắc chắn cô đã cần một sự yên lặng "tuyệt đối" để suy nghĩ, để hành động sao cho đúng. Nhà sư kia cũng chỉ nói bấy nhiêu thôi, nhưng lời nói hùng hồn quá và đã đến không đúng lúc. Giận là chuyện thường ngày. Nhiều khi là cần thiết, là hay, nếu đó là giận bất công, giận áp bức, giận cái xấu. Vấn đề là mình phản ứng thế nào, có muốn làm Trương Phi hay không, có muốn đốt nhà hay không khi giận con chuột. Cô Tư đã đem chuyện giận ra để mở đầu, tôi cũng bắt chước cô đi vào chuyện giận trước. Không chừng giữa cái giận và cái hứng sáng tạo của nhà văn có một khoảng trống yên lặng nào đó giống nhau chăng.
    Kinh nghiệm của tôi về cái giận là tôi rất khổ mỗi khi giận. Tôi rất khổ và khổ rất lâu mỗi khi cãi cọ với ai. Biết như thế nhưng vẫn giận, vẫn cãi. Vậy thì làm sao vẫn cãi, vẫn giận, mà đừng khổ? Chiến lược thì rất rõ: đừng để cái giận nó kéo mình đi. Nhưng chiến thuật là thế nào? Kinh nghiệm riêng của tôi là thế này: làm bất cứ một hành động gì, cử chỉ gì, ý nghĩ gì không có chút liên quan nào với cơn giận đang bốc. Rót một ly nước. Uống một ngụm. Nhìn chậu hoa đang héo và nghĩ: hôm qua quên tưới nước cho nó. Sắp lại một quyển sách vào kệ. Nhìn hai con ngựa đang đùa với nhau trong bức tranh trên tường. Nghe theo tiếng xe đang chạy ngoài đường. Tiếng nói chuyện của trẻ con đi học về. Trong khi cơn giận đang kéo mình đi, nghĩ đến bất cứ một cái gì khác là để cắt đứt nó. Một hình ảnh đẹp. Một người thân. Một câu thơ. Một câu kinh. Nghĩ đến thôi, không cần đọc, nghĩ chớp một cái, rồi nếu bám theo được một chữ thì cố bám. Câu kinh nằm lòng của tôi là:

    Chận được cơn giận
    Khi đang bùng lên
    Như thể hãm được
    Xe chạy có đà
    Thì người như vậy
    Như Lai gọi là
    Người lái xe giỏi
    Còn những người khác
    Chỉ cầm cương hờ.

    Nghĩ như vậy để làm gì? Để tạo khoảng trống giữa cơn giận và thân miệng. Để tay chân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy. Làm một cái gì, nói một câu gì trong khi giận là thêm cũi cho lửa. Tất nhiên, không phải lúc nào tôi cũng thành công; nhưng càng ngày tôi càng bớt thất bại. ​
    Nếu tôi giận quá, không nghĩ gì khác được, thì chiến thuật thứ hai được đem ra: nhìn cơn giận. Nhìn nó đến, nhìn nó đang hành hạ mình, nhìn nó bốc lửa, nhìn nó thiêu đốt, cứ để nó thiêu đốt, nhìn nó hạ lửa, nhìn than hồng ... Cơn giận đang muốn cuốn tôi theo nó; tôi hãm nó lại không được thì tôi nhìn nó đi. Vấn đề không phải là cố làm mất nó: sức mấy mà nó mất. Vấn đề là phải ý thức về nó, đừng để mất ý thức. Cơn giận không muốn gì hơn là mình đổ nó lên đầu người khác. Mình nhìn theo nó thì mình tránh được chuyện đó, tránh làm nô lệ. Nhìn theo nó cũng là để tạo khoảng trống trước bước chân nó đi.
    Hai chiến thuật đó được hỗ trợ thêm bằng một suy nghĩ căn bản: phải biết phân biệt con người và hành động, có hành động ác nhưng không có con người ác. Nếu giận, hãy giận cái hành động, đừng giận con người. Người gây cái ác cũng chỉ là nạn nhân của hàng trăm yếu tố bên ngoài; họ đáng thương hơn là đáng giận và nên thương họ. Hơn ai hết, chắc bây giờ cô Tư đang thấm điều này. Chung quanh tôi ở đây, chung quanh cô Tư ở bên nhà, dường như ai cũng biết gởi cái giận của mình vào đâu cho đúng chỗ. Dường như ai cũng biết giận và biết thương, biết giận cái gì, biết thương ai. Giận cái hành động chứ không giận người thì không đổ giận lên đầu người khác bằng thân, bằng miệng. Tức là tạo khoảng trống đó thôi !
    Tôi học được câu chuyện này trong sách. Hãy tưởng tượng ta đang chèo thuyền dạo chơi êm ả trên sông một buổi chiều sương mù. Thuyền đang nhẹ trôi như vậy thì, ô hay, bỗng hiện ra từ trong mù sương một chiếc thuyền của ai cứ nhắm thẳng vào thuyền ta mà xông tới. Choảng! Nó đâm vào ta rồi. Giận quá, ta muốn la lối, chửi mắng một trận nên thân, nhưng nhìn lại thì thuyền kia trống trơn, chẳng có ai trong đó. Làm gì bây giờ? Chửi đổng trời đất một tiếng rồi cũng im thôi. Nhưng ví thử bây giờ thuyền kia không trống mà có người chèo, chuyện gì sẽ xảy ra? Trời đất sụp đổ, xô xát, không chừng đổ máu. Cái gì làm hai tình trạng khác nhau? Chỉ thế thôi: một bên có người khác để ta trút cơn giận, một bên chẳng có ai nên cơn giận tự tiêu. Vậy thì phải chăng hãy suy nghĩ về cái trống thì mình làm chủ được cơn giận?
    Cho nên các người học thiền phải học ngồi. Học thở. Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở như vậy để làm gì? Để chú tâm? Không hẳn. Để rốt cuộc chỉ còn hơi thở mà không còn người thở. Chỉ còn thở vào, chỉ còn thở ra, như gió thổi qua cửa trống. Cái gì bên ngoài cũng vào ra như vậy. Con chim hót trên mái nhà? Thì tiếng chim đi vào, tiếng chim đi ra. Không có người để thích thú: chà, con chim mùa xuân đã về. Cũng không có người để bực dọc: chà, con chim làm ồn quá không để cho người ta thở. Cái gì trống thì không vướng mắc. Cơn giận cũng thế. Cơn giận đi vào, cơn giận đi ra, như tiếng chim. Học thiền là học mở cửa. Mở cửa cho tất cả đi vào, kể cả cơn giận. Mở cửa cho tất cả đi ra, kể cả chính mình. Quên mình đi là cứu cánh của học thiền. Bởi vì quên mình thì mới có tất cả. Cái vỏ lúa không quên mình, không làm trống mình đi, thì cây lúa không mọc được. Khúc củi không quên mình đi thì lửa không rực bốc. Có nhiều khi khúc củi không chịu quên mình: khi đó thì không có lửa, chỉ khói cay mắt. Lửa bốc lên không phải từ gỗ, mà từ cái trống của gỗ. Cô Tư đâu có cần theo đạo Phật, nhưng cô Tư biết trống hơn bao nhiêu người học thiền. Có người phỏng vấn cô về chuyện nhà văn thế này thế kia, cô trả lời: "tôi vẫn không nghĩ mình là nhà này nhà nọ". Cô trống như vậy thì khó đánh cô lắm. Đánh vào khoảng trống thì tự mình mất đà, đã không trúng ai mà còn ngã chúi. Hơn thế nữa, cô biết cô trống thì cô nhìn ai mà chẳng thấy người đó cũng trống? Cô sẽ nghĩ: đâu có ai đánh mình! Ấy là một mớ thành kiến, một mớ mê muội đang biểu diễn mấy đường quyền đó thôi, có con cá nào đâu mà chém cái thớt!
    Thế là từ chuyện giận của cô Tư tôi đã đi qua chuyện trống của thiền mất rồi. Nhưng thiền và sáng tạo nghệ thuật thì có gì khác nhau đâu! Cả hai bên đều nhắm vào cái chỗ trống ấy! Đây, tôi kể chuyện nghệ thuật. Đời xưa, có người thợ mộc vâng lệnh vua đẽo một cái giá chuông. Ông đẽo tài tình thế nào mà khi chuông đánh lên, tiếng ngân nga như đi vào tận tâm can của cả thiên hạ. Hỏi ông bí quyết, ông bảo: có gì đâu, tôi ăn chay nằm đất cho lòng thanh tịnh, rồi tôi quên mất lợi lộc vua ban, quên mất thưởng phạt, quên cả triều đình chức tước, quên luôn thân thể tứ chi của tôi, cứ thế tôi đi vào rừng, tôi ngắm thân cây, ngắm thiên nhiên hiển lộ trong thân cây, lựa cây nào tràn đầy thiên nhiên nhất, rồi sau đó, sau đó, chỉ sau đó thôi, tôi mới mường tượng ra cái giá chuông sẽ đẽo. Ông thợ mộc vứt hết; ông vứt hết thì ông mới có tất cả, có tất cả thiên nhiên trong ông. Thiên nhiên đó bắt gặp thiên nhiên cuồn cuộn trong thân cây, làm sao chuông không ngân nga tiếng thần? Ông vứt hết, vứt luôn ra khỏi đầu cái định kiến, cái chấp trước về giá chuông; với cái đầu trống trơn như vậy, giá chuông ông đẽo làm sao không khác giá chuông của cả thiên hạ từ xưa đến nay? Chuyện ấy, tôi kể lại từ ông Trang Tử.
    Cùng nói chuyện nghệ thuật cả thì đời nay cũng vậy, bên Tây cũng vậy thôi. Ai cũng biết những tranh vẽ cây nổi tiếng của Matisse. Nhà danh họa ấy đã vẽ cây như thế nào? Ông thú thực: bao nhiêu lần ông đã vẽ cây nhưng chẳng lần nào thành công. Lúc đầu, ông bê cả cái cây vào tranh, nghĩa là cái cây thế nào thì ông vẽ thế ấy. Kết quả làm ông nản, vì ông thấy tranh không có hồn, chẳng nói được gì về mối cảm xúc của ông về cây. Tiếp theo, ông cố đưa vào tranh chỉ tình cảm, xúc động của ông mà thôi, nhưng ông lại bị choáng ngợp trước vẽ đẹp của thân cây, trước sức vóc lực lưỡng của thân ấy và bí ẩn chứa đựng trong đó, đến nỗi ông chỉ vẽ thêm được một hai cành thôi rồi ngưng nửa chừng. Vậy mà, lạ thật, khi ông nhìn cây trong lúc không có ý định vẽ thì lại thấy toàn thể cây từ thấp lên cao. Cứ thế, dù cảm nhận được cây từ gốc đến ngọn, hễ cầm cọ vẽ là ông bị thân cây chiếm trọn đầu óc. Vẽ thân cây xong, đến khi thêm cành lá, lá cành tuồng như chỉ để cắt nghĩa đây là cái cây, chẳng đem lại chút rung động nào. Mãi hoài như vậy, rất lâu, hễ động đến cành lá là y như ông bị dội lui, rất khổ sở. Cho đến một hôm, không có ý định gì trước, ông vớ tập giấy viết thư và thử vẽ cành lá bằng cách đơn giản nhất: mỗi lúc cây từ từ hiện ra dưới ngòi bút, ông lại thấy lá cành mọc ra.
    Đó là đoạn thư ông viết cho người bạn tâm giao. Ông vẽ cảnh không được vì vướng tình, tình quá đầy. Ông vẽ tình cũng không được vì vướng cảnh, cảnh rào rạc thần hồn. Đầy ắp tình, đầy ắp cảnh, đầu ông lại còn đầy ắp cái ý định vẽ. Chưa vẽ mà đầu đã bị đóng khung trong ý định, làm sao bức tranh vọt ra? Phải mở cửa cho nó! Phải làm trống cái đầu! Cho nên Matisse chỉ vẽ được cây khi không có ý định gì trước.
    Ông viết rõ trong bức thư: "Tôi nghe nói các ông thầy dạy vẽ bên Tàu dặn học trò: vẽ cây, hãy có cái cảm giác trèo lên với nó khi bắt đầu vẽ từ gốc". Làm sao trèo lên dần dần với cây trong tranh nếu không sống trọn vẹn với nó và chỉ với nó mà thôi? Làm sao sống trọn vẹn với chỉ một mình nó nếu không vứt bỏ hết tất cả ra khỏi đầu, nếu không làm trống cái đầu?
    Matisse viết thêm trong một thư khác: để vẽ cây thực sự, đừng bao giờ có "một hình ảnh đã tạo ra trước". Ông giải thích: "Tôi không lý luận khi tôi vẽ: các họa sư Trung Quôc bảo rằng khi vẽ cây phải trèo lên với nó. Tôi cũng làm như vậy. Nhưng đừng nói trong khi vẽ: tôi đang trèo lên với nó đây và lý luận trên đó. Khi tôi làm một việc gì, tôi không tìm kiếm, tôi chỉ cho". Matisse nói: chỉ cho. Có khác gì các ông thiền sư đâu: chỉ làm, chỉ ngồi, chỉ thở. Cho, làm, ngồi, thở là có. Còn tất cả là không. Từ đâu thổi tới phơi phới ngọn gió trong tranh Matisse? Từ cái trống đó. Ông thổ lộ:"Hình như nỗi vui toát ra trong tranh của tôi bây giờ nhiều hơn trước; đó thực là điều mà tôi đã thử làm cách đây năm mươi năm. Phải trải qua bấy nhiêu năm tôi mới đạt được trình độ cho phép tôi nói được điều tôi muốn nói".​
    Diễn tả một cách khác, cụ thể hơn, nhưng cùng trên một ý phải biết vứt bỏ trong khi sáng tạo nghệ thuật, Picasso viết:"Ai cũng có một dự trữ như nhau về năng lượng. Người trung bình phung phí năng lượng của họ bằng trăm nghìn cách. Tôi, tôi dồn tất cả sức lực của tôi vào một hướng mà thôi: vẽ. Và tôi hy sinh tất cả mọi chuyện khác vì nó: hy sinh anh, hy sinh tất cả mọi người, kể cả tôi". Kể cả tôi! Chỉ còn vẽ thôi. Người vẽ cũng không còn. Cũng trống trơn. Vì không còn người đứng vẽ nữa cho nên Picasso có thể vẽ ba bốn giờ liên tục, không làm một cử chỉ nào thừa. Có người hỏi ông đứng lâu như thế có mệt không, ông lắc đầu: "Không. Khi tôi làm việc, tôi để cái thân của tôi ngoài cửa, như các người hồi giáo cất bỏ giày dép trước khi vào giáo đường. Trong tình trạng đó, cái thân chỉ nguyên vẹn hiện hữu dưới dạng cây cỏ, và chính vì vậy mà giới họa sĩ chúng tôi thường sống rất lâu". ​
    Giống hệt như thiền, bí quyết của sáng tạo nghệ thuật là trở về lại với cái đầu trống trơn, cái đầu của đứa bé, cái sơ tâm, cái đầu chưa hề bị ảnh hưởng về bất cứ cái gì khác. Viết một câu văn cũng vậy, một câu thôi, không người cầm bút nào nảy ra được một ý hay, một tứ mới, nếu không vứt bỏ đi hết những gì đã học, đã đọc. Vậy thì cô Tư giận gì, giận ai, nếu người nào đó đổ tràn vào đầu cô một trăm cái chữ "phải": phải thế này, phải thế nọ? Người đó nói cái chuyện gì đâu đâu, nào có liên quan gì đến chuyện viết văn? ​
    Trên kia, tôi nói: khi cơn giận nổi lên, tôi cố cắt đứt nó bằng một cử chỉ, một hình ảnh, một ý nghĩ, một câu thơ, một câu kinh ... Bây giờ, giận chuyện cô Tư, tôi cũng cắt đứt bằng một bài thơ, bài thơ mà tôi vốn thích từ ngày còn đi học, của Jacques Prévert, "Để vẽ chân dung một con chim": ​
    Trước hết vẽ một cái lồng
    với cánh cửa mở
    sau đó vẽ
    một cái gì xinh
    một cái gì đơn sơ
    một cái gì đẹp
    một cái gì ích lợi
    cho con chim.
    Rồi đặt khung vải cạnh thân cây
    trong vườn
    trong rừng non
    trong rừng già.
    Nấp sau cây
    không nói
    không cử động ...
    Đôi khi chim đến nhanh
    nhưng cũng có khi hàng năm đằng đẵng
    mới quyết định đến.
    Đừng nản.
    Chờ.
    Chờ hàng năm cũng chẳng sao.
    Chim đến nhanh hay chậm
    chẳng liên hệ gì
    với thành công của tác phẩm.
    Khi chim đến
    nếu nó đến
    hãy im lặng thật sâu
    chờ chim vào lồng
    và khi chim vào rồi
    nhè nhẹ đóng cửa lồng bằng bút vẽ.
    Rồi
    xóa hết nan lồng từng cái một
    mà cố tránh đừng động đến lông chim.
    Sau đó vẽ cây
    chọn cành nào đẹp nhất để vẽ
    cho chim.
    Cũng vẽ lá cây xanh và hơi mát của gió
    bụi mặt trời
    tiếng côn trùng tỉ tê trong cỏ nóng bỏng mùa hạ.
    Rồi chờ chim quyết định hót.
    Nếu chim không hót
    thế là điềm chẳng lành
    dấu hiệu bức tranh vẽ xấu.
    Nhưng nếu chim hót thì đó là điềm tốt
    dấu hiệu bạn có thể ký tên.
    Khi đó bạn nhẹ nhàng rất nhẹ nhàng
    nhổ một lông chim
    và viết tên bạn trên tranh nơi góc.

    Tôi cam đoan với cô Tư, khi nào cô Tư "giận muốn chết", cô Tư hãy nghĩ đến con chim trong bài thơ, cơn giận sẽ đi qua. Cô Tư nhớ nghen: vẽ một cái lồng chim với cánh cửa mở; đặt cái lồng giữa thiên nhiên; con chim là thiên nhiên thì mình cũng phải thiên nhiên như nó; như vậy thì nó đang là mình và mình đang là nó, cả hai là một; chỉ lúc đó và chỉ lúc đó mới vẽ; và vẽ là mở cửa lồng ra, làm biến nó mất, như chính mình cũng mất; giữa thiên nhiên chỉ còn lồng lộng con chim, không biết chim trong tranh hay chim ngoài trời, tranh vẽ hay chính thiên nhiên tràn trề sức sống đang hót với chim, nồng với nắng hạ, xanh với lá non, tỉ tê với cỏ ... Mình nói chuyện sống trong sáng tạo nghệ thuật. Người kia nói chuyện chết. Hai chuyện có ăn nhậu gì với nhau đâu mà giận? ​
  7. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.510
    Đừng Đánh Giá Con Người Qua Vẻ Bề Ngoài

    Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng mình. Cô gái kéo tay bạn trai nói :
    “Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó !”
    Bà lão vẫn theo sát nút hai người. Cô gái nghĩ :
    “Trời ạh ! Sao mà dai như đĩa thế !”
    Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một giọng lạnh lùng :
    “Không có tiền !”
    Bà lão cười :
    “Bà biết con không có tiền, cái ví của con đang nằm ở chỗ bà đây !”
  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.510
    BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC

    Ngày xưa tại đất nước Ấn Độ, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác khiến ai cũng đều khen ngợi .
    Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với những kĩ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho mọi người những phương pháp đánh giá, ước định của ông và chúng cũng độc đáo như các tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng và luôn nhấn mạnh đến cách cư xử, thái độ với cuộc sống của học trò.
    Trong số học trò, Rajeev là người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo nên anh tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.
    Một ngày kia, sau bao cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:
    - Ta rất tự hào về những tiến bộ con đã đạt được. Bây giờ là lúc con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng thấy đẹp, phải khen ngợi.
    Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt đẹp. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
    - Con hãy đem bức tranh này đặt ở quảng trường chính, để mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn những ai chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh dấu X vào chỗ đó.
    Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn kèm dòng chữ đề nghị mọi người chỉ ra những chỗ sơ suất.
    Sau 2 ngày, ông Ranga bảo Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu x. Những ông Ranga tỏ ra bình tĩnh. Rajeev vẽ một kiệt tác khá, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và cọ ở bên cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sữa chúng lại bằng những dụng cụ ấy.
    Hai ngày sau, khi lấy bức tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị chỉnh sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ thầy Ranga. Ông Ranga nói:
    - Con đã thành công. Bởi nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, con phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm và cũng không nghiêm túc. Mọi người đánh những dấu x lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì và cũng không cấn động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sai sót thì không ai làm nữa. Vì họ sợ lộ sự hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi. Cho nên những thứ con phải vất vả để làm ra, đừng để những đánh giá của người khác gây ảnh hưởng. Hãy tự đánh giá mình. Và cũng đừng bao giờ đánh giá người khác một cách quá dễ dàng.
  9. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Dạ, em thấy hay hay nên copy and paste, có lẽ chỉ đúng vào từng thời điểm thôi ạ :-??
    Em thì không thích im lặng, cũng không thích tranh cãi, em chỉ thích thì thầm vào tai đối phương 3 từ " I Love You" [r32)] Tất nhiên là có chống chỉ định với 1 vài trường hợp ạ :))

    Có người nói Trái Đất mang hình giọt nước mắt ạ ~X

    Trái đất mang hình giọt nước mắt
    Em khóc làm chi thêm nặng thiên hà
    Xin hãy vì tôi làm trái chua quả ngọt
    Dù trái cây cũng mang hình giọt nước mắt đang rơi.

  10. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này