Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 14/02/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3468 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 06:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 327145 lượt đọc và 1723 bài trả lời
  1. Applegriin

    Applegriin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2021
    Đã được thích:
    17
    DLG thì sao bác? :((
    Tinhledt thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Khuyên anh em bỏ Bđs đi, tập trung Dệt May, Thủy Sản, Dầu khí 2 năm rồi chưa sóng đang ở đáy mọi thời đại. @};-
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.261
    So với năm 2020, lợi nhuận các công ty đều ghi nhận mức tăng trưởng khủng. PLX tăng 148%, PV OIL chuyển từ lỗ 166 tỷ sang lãi 776 tỷ đồng, lợi nhuận Nam Sông Hậu Petro tăng hơn 11 lần.

    [​IMG]
    Giá dầu Brent (Nguồn: vn.tradingview.com)

    [​IMG]
    Giá xăng RON95.IV (Nguồn: pricedancing.com)

    Giá dầu thế giới vẫn đang nối tiếp đà tăng từ tháng 12 năm ngoái, giá dầu Brent hiện tại đã vượt ngưỡng 90 USD/thùng. Tại thị trường Việt Nam thì nhiều nơi khan hiếm xăng dầu, nhiều đại lý phải báo hết xăng, giá xăng tại Việt Nam tăng 1.000 đồng/lít lên cao nhất trong 8 năm.

    [​IMG]

    Khi giá đầu vào liên tục tăng, câu chuyện về tồn kho thường được nhắc đến. Đối với Petrolimex và PV Oil, tồn kho của 2 đơn vị này tại thời điểm cuối năm ngoái lần lượt là 13.400 tỷ và 2,6 nghìn tỷ đồng - Nam Sông Hậu có tồn kho 5.100 tỷ đồng,
    scorpio1511, Vyvy04, rose92 người khác thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .......................
    Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may
    09-02-2022 07:09

    Lượng đơn hàng liên tục đổ về trong những ngày đầu năm 2022 đã và đang tạo xung lực, khí thế mới giúp các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh tín hiệu tích cực của thị trường cùng với dịch Covid-19 bước đầu được kiểm soát, sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đạt hơn 43 tỷ USD đề ra.

    [​IMG]

    Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty May Đức Giang

    Thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp đều có các đơn hàng đến hết quý II, đang tiếp tục đàm phán, ký hợp đồng cho quý III và những tháng cuối năm. Ngoài đơn hàng truyền thống, doanh nghiệp cũng đang thực hiện một số đơn hàng mới có giá trị gia tăng cao, thời gian giao hàng ngắn, phù hợp và linh động với xu thế của thị trường.

    Nỗ lực vượt khó

    Năm 2021 được coi là năm chồng chất khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may, không chỉ ở khu vực phía nam đối phó dịch Covid-19 căng thẳng mà tình trạng đứt gãy nguồn cung, thiếu hụt lao động, chi phí thực hiện “3 tại chỗ”, tình trạng dịch chuyển đơn hàng,... ở các khu vực khác cũng đã “bào mòn” sức sống của doanh nghiệp. Giám đốc chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Nhà máy sợi Phú Cường (Đồng Nai) Lê Hoàng Anh chia sẻ: Hơn 3 tháng dịch bệnh “leo thang” khiến chi nhánh phải thực hiện phương thức sản xuất “3 tại chỗ” với các khoản chi phí “khổng lồ” nhưng công suất nhà máy chỉ chạy được 40% nhằm giữ chân đối tác. Bên cạnh việc phải đối diện với vô vàn khó khăn từ việc lo chi phí ăn ở cho người lao động, xét nghiệm, phí chậm giao hàng,... lên tới hàng tỷ đồng, đơn vị còn phải đối diện tình trạng những ngày “mù mịt”, bởi chỉ cần một ca dương tính với Covid-19 sẽ khiến toàn bộ công sức của cả đơn vị đổ xuống sông xuống bể khi nhà máy bị phong tỏa, dừng hoạt động. Nhưng rất may, thời điểm đó đã qua, khi kết thúc năm, sợi Phú Cường đạt doanh thu hơn 391 tỷ đồng, lợi nhuận 50 tỷ đồng. “Dự báo, tình hình thị trường sợi năm nay không được tốt như năm trước, đơn vị cũng chuẩn bị sẵn sàng những kịch bản nhằm thích ứng diễn biến của thị trường. Đồng thời, tiếp tục tìm các biện pháp nhằm tăng năng suất, thu nhập để người lao động an tâm, gắn bó lâu dài với đơn vị”, Giám đốc Lê Hoàng Anh nhấn mạnh.

    Tương tự, Tổng công ty cổ phần Phong Phú (thành phố Hồ Chí Minh) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, đặc biệt là trong quý III/2021 khi tổng đơn hàng bị giảm tới 42%. Tính chung, doanh thu cả năm của Phong Phú chỉ đạt 1.954 tỷ đồng (bằng 79,3% so năm 2020), nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 310 tỷ đồng (bằng 108,5%). Điều đó đã thể hiện sự linh hoạt trong việc triển khai các giải pháp, quyết sách nhằm vượt qua khó khăn của doanh nghiệp. Theo lãnh đạo Tổng công ty, mục tiêu trong năm nay của đơn vị là lấy công tác thị trường làm trọng tâm phát triển; trong đó, tiếp tục phát triển xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN; tăng cường xuất khẩu vào các thị trường Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh như Mỹ, Australia,... cũng như đặt mục tiêu xâm nhập vào chuỗi cung ứng thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đặt ra mục tiêu nhanh chóng đào tạo, tuyển dụng để bổ sung đội ngũ cán bộ kinh doanh, xuất nhập khẩu có đủ tâm, đủ tầm, có kỹ năng nghiệp vụ giỏi, am hiểu quy trình công nghệ sản xuất, linh hoạt, có khả năng xử lý công việc, đàm phán với khách hàng để từng bước mở rộng thị trường, kể cả nội địa và xuất khẩu.

    Hướng tới sản phẩm có giá trị cao

    Tổng Giám đốc Tổng công ty Dệt may miền nam (VSC) Nguyễn Hùng Quý cho biết, cùng chung khó khăn với các doanh nghiệp phía nam bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng với lợi thế của VSC khi có 3 nhà máy tại Bạc Liêu, Cần Thơ và Kiên Giang, đã giúp đơn vị nhìn thấy “cơ hội trong rủi ro” trước làn sóng di dân về các địa phương miền tây tránh dịch. Nắm bắt tình hình trên, ngay những tháng cuối năm vừa qua, đơn vị đã xây dựng chính sách tuyển dụng lao động, ưu tiên lao động có tay nghề, tiếp tục nhận hồ sơ tuyển dụng lao động không có tay nghề để đào tạo, từng bước xây dựng lộ trình đạt số lao động mục tiêu nhằm mở rộng cơ sở, đẩy mạnh sản xuất. Mặt khác, VSC cũng xác định điều kiện để giữ chân lao động thiết thực nhất chính là tăng thu nhập và môi trường làm việc an toàn. Hiện VSC đã và đang xây dựng hệ thống môi trường làm việc an toàn, đồng thời cố gắng tạo nguồn thu nhập tốt, từng bước xây dựng mục tiêu đạt năng suất 600 USD/người để tăng thu nhập cho người lao động.

    Tổng Giám đốc Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Phạm Thị Phương Hoa cho biết, năm qua đơn vị phải đối diện với rất nhiều khó khăn trước tác động của dịch Covid-19 khi lượng đơn hàng giảm cả về giá trị và lợi nhuận, thậm chí có thời điểm sản xuất chỉ hòa vốn. Vượt qua khó khăn, doanh thu của công ty mẹ trong năm qua đạt 630 tỷ đồng, tăng 10%; lợi nhuận đạt 76 tỷ đồng, tăng 5% so năm 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/tháng. Năm nay, Hugaco phấn đấu giữ nguyên mức doanh thu và lợi nhuận của năm trước, đồng thời nỗ lực tăng trưởng thêm 5% nhờ vào việc định hướng sản xuất các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu, sản xuất, bán thành phẩm) cho thị trường Mỹ và Australia, đồng thời tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mang lại. Để chuẩn bị cho các đơn hàng FOB, Hugaco đã chuẩn bị sẵn nguồn lực cũng như điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất và đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nhằm sẵn sàng đáp ứng những đơn hàng có giá trị cao, thời gian giao hàng nhanh theo yêu cầu của đối tác.

    Đánh giá triển vọng ngành dệt may trong thời gian tới, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, với tín hiệu tích cực của thị trường cùng với lượng đơn hàng dồi dào trong những tháng đầu năm là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Riêng đối với Vinatex, tập đoàn đã xây dựng chiến lược, đưa ra các giải pháp về thị trường giúp đơn vị thành viên đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới. Trong đó, tập trung thực hiện chuyển đổi số, coi đây là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của tập đoàn giai đoạn 2022-2025, trở thành điểm đến cung cấp trọn gói nhu cầu của khách hàng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, hình thành mô hình cụm doanh nghiệp sợi, dệt nhuộm, may (trước tiên tập trung vào sản phẩm dệt kim) với một số doanh nghiệp hiện có, chia sẻ năng lực sản xuất, tạo chuỗi liên kết hoàn chỉnh. Ngành dệt may xác định thị trường xuất khẩu là chủ đạo với tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên, muốn thực hiện được cần phải có các biện pháp tăng cường liên kết chuỗi sản xuất toàn cầu, nỗ lực phân phối trực tiếp đến các nhà sản xuất dệt nhuộm để 50% lượng sợi xuất khẩu tham gia chuỗi. Ngành đã xây dựng hệ thống quản trị sản xuất đối với lĩnh vực may, ứng dụng công nghệ số hóa và tự động hóa, đáp ứng được điều kiện chuyển đổi nhanh, thực hiện các đơn hàng kích cỡ vừa và nhỏ, thời gian giao hàng ngắn. Sản phẩm may được định vị trong nhóm sản phẩm cơ bản nhưng có chất lượng khá trở lên, tiếp tục duy trì ở nhóm có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, tăng cường năng lực thiết kế, marketing,… chủ động chuyển dịch sang phương thức sản xuất OEM (sản xuất sản phẩm gốc), ODM (thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng) mang lại giá trị gia tăng cao hơn,...

    Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Trương Văn Cẩm, mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhưng tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU,... với cầu tiêu dùng tăng trở lại là điều kiện lý tưởng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Nếu dịch Covid-19 sớm được kiểm soát, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 42 - 43,5 tỷ USD trong năm mà ngành đề ra sẽ sớm thành hiện thực. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp ngành dệt may bày tỏ hy vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, từ chính sách cụ thể khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đến quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, cũng như hình thành các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính,... để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

    Bài và ảnh: MINH ĐỨC
    nhandan.vn
    http://sotp.thainguyen.gov.vn/vi_VN...nt/giac-mo-san-xuat-cong-nghiep-sam-ngoc-linh
    --- Gộp bài viết, 14/02/2022, Bài cũ: 14/02/2022 ---
    [​IMG]
    =))=))=))
    scorpio1511 thích bài này.
  5. nolovetoday

    nolovetoday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2018
    Đã được thích:
    1.305
    Kết phiên múc được giá đỏ VGT ngon :))
    Tinhledt thích bài này.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ...................
    Giá dầu tăng cao sẽ dẫn tới lạm phát là điều không thể tránh được khi đó cổ phiếu penny đua nhau ce...Ngày này nhanh thui. @};-
    .....................
    Theo mô hình Shok của Bloomberg Economics, nếu giá dầu thô tăng lên 100 USD vào cuối tháng này từ mức 70 USD vào cuối năm 2021, lạm phát sẽ tăng khoảng nửa điểm phần trăm ở Mỹ và châu Âu trong nửa cuối năm nay.

    Thậm chí, JPMorgan còn cảnh báo giá dầu có thể leo lên mức 150 USD/thùng. Điều này gần như sẽ "chặn đứng" đà tăng trưởng toàn cầu và khiến lạm phát tăng vọt lên hơn 7%, gấp hơn 3 lần so với mục tiêu của hầu hết các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.

    https://cafef.vn/bloomberg-gia-dau-...soc-kep-cho-ca-the-gioi-20220214100019027.chn
    scorpio1511, Vyvy04rose9 thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  7. Applegriin

    Applegriin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2021
    Đã được thích:
    17
    PXT em cũng đang ngắm. DLG cũng xuất khẩu gỗ và linh kiện điện tử đấy bác :( Mà nó yếu quá.
    Tinhledt thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Chúc mừng cụ, em 1 rổ toàn pen làm ăn cò con :D
    --- Gộp bài viết, 14/02/2022, Bài cũ: 14/02/2022 ---
    D.LG chạy sóng rồi BĐS cùng H.QC, I.TA, Q.CG... rùi cụ.
    scorpio1511, Vyvy04Applegriin thích bài này.
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ...................
    Đồng USD tăng anh em chú ý doanh nghiệp xuất khẩu @};-
    ...................
    Tỷ giá USD/VND bất ngờ vọt tăng mạnh
    14-02-2022 - 13:40 PM | Tài chính - ngân hàng


    B
    [​IMG]
    Tỷ giá USD/VND thường xuyên có biến động khá mạnh từ cuối năm 2021đến nay
    Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá USD từ 20 đến 140 đồng trong sáng nay trong khi tỷ giá trung tâm cũng đi lên.


    Sáng nay (11/2), tỷ giá trung tâm tăng nhẹ 6 đồng so với phiên liền trước, đang được niêm yết ở mức 23.096 VND/USD.

    Với biên độ +/-3% đang áp dụng, tỷ giá trần hôm nay là 23.789 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.403 VND/USD.

    Trong khi đó, giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại sáng nay cũng được điều chỉnh tăng mạnh.

    Cụ thể, Vietcombank tăng 50 đồng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với cuối tuần trước, lên mức 22.600 – 22.880 VND/USD.

    VietinBank tăng 140 đồng chiều mua và giảm 20 đồng chiều bán, đang mua bán USD ở mức 22.605 – 22.885 VND/USD trong khi BIDV tăng 20 đồng, lên 22.550 – 22.830 VND/USD.

    ACB tăng 50 đồng ở mỗi chiều trong khi Eximbank tăng 60 đồng chiều mua và 80 đồng chiều bán, đang mua bán USD ở mức lần lượt 22.650 – 22.830 VND/USD và 22.650 – 22.850 VND/USD.

    Sacombank đang mua bán USD ở mức 22.615 – 22.877 VND/USD, tăng 55 đồng ở chiều mua vào và 60 đồng chiều bán ra.

    Dự báo mới nhất về tỷ giá và lãi suất năm 2022
    Theo Linh Linh

    Bizlive
    scorpio1511rose9 thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  10. nolovetoday

    nolovetoday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2018
    Đã được thích:
    1.305
    Mình hàng penny cũng nhiều lắm, tuy vẫn ôm một số hàng cơ bản và hàng ko theo thị trường :)
    scorpio1511Tinhledt thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này