Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 14/02/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3363 người đang online, trong đó có 150 thành viên. 06:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 327145 lượt đọc và 1723 bài trả lời
  1. hquan703

    hquan703 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2017
    Đã được thích:
    120
    Thỉnh thoảng trùng nhận định với cụ ( trước là ART), em đang vào dần V..NH.
    ThachLuuMoc122021Tinhledt thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Dệt may, Thuỷ sản đang hot á :drm
    hquan703, nolovetodayquangkien1989 thích bài này.
  3. behattieuht

    behattieuht Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Đã được thích:
    36
    Lễ Valentine, VN-index tặng quà nhà đầu tư ngược bằng cách giảm gần 30 điểm [​IMG]
    Thị trường phản ứng mạnh quá mức cần thiết trước các thông tin về xung đột giữa Nga và Ukraine và lo ngại FED tăng lãi suất.
    Đầu tiên, giới phân tích dự đoán FED có thể tăng 3 lần lãi suất trong năm 2022 này lên 0,75%. Tuy nhiên, lạm phát Mỹ đang tăng mạnh nên rất có thể FED sẽ tăng lãi suất lên 4 lần và tăng tổng lên 1%.
    Năm nay đầu tư không còn dễ dãi như 2021 được, chỉ tập trung đầu tư cổ tốt, trung và dài hạn.
    https://*******/g/qkclbz002
    scorpio1511Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Lạm phát vậy pen phải x5 x10 rùi :D
    scorpio1511 thích bài này.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.261
    [​IMG]
    Hết khan cung, cổ phiếu xăng dầu sẽ nóng
    Nỗi lo mất cân đối cung - cầu

    Thị trường xăng dầu trong nước đang đứng tình trạng mất cân đối về cung - cầu. Thời gian gần đây, nhiều đại lý, cửa hàng đóng cửa hoặc thông báo tạm hết hàng.

    Theo lãnh đạo một doanh nghiệp trong ngành, nguồn cung xăng dầu trong nước lâu nay chủ yếu đến từ hai nhà máy lọc dầu là Nghi Sơn và Dung Quất (thuộc Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn), với tỷ lệ khoảng 75%. Trong đó, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) chiếm 35% nguồn cung. Vì vậy, khi nhà máy này giảm cắt công suất hoạt động, thị trường đã bị ảnh hưởng.

    Từ cuối năm 2021, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã công bố cắt giảm công suất, thậm chí có nguy cơ tạm dừng hoạt động do gặp khó khăn về tài chính. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp đã lên tới hơn 60.000 tỷ đồng, vượt quy mô vốn chủ sở hữu.

    Khi nguồn cung trong nước sụt giảm, việc bù đắp bằng nguồn cung nhập khẩu phải theo hợp đồng kỳ hạn, không phải đặt mua ngay là có, dẫn đến sự gián đoạn về nguồn cung cục bộ.

    Bên cạnh câu chuyện giảm công suất của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, theo các chuyên gia trong ngành, nguồn cung trên thị trường xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng của việc một số đại lý găm hàng để chờ kỳ điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 11/2.

    Điều này xuất phát từ thực tế giá bán lẻ xăng dầu ở thị trường trong nước chưa cập nhật đà tăng của giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng như giá nhập về trong kỳ điều chỉnh từ ngày 21/1/2021.

    Hiện giá dầu thô trên thị trường thế giới đang ở quanh ngưỡng 90 USD/thùng và đang hướng tới mốc 100 USD/thùng, tăng hơn 20% so với hai tháng trước.

    Trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu ở thị trường trong nước bị ảnh hưởng, đại diện Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) cho biết, Công ty tăng công suất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ trước Tết Nguyên đán lên 103% và hiện là 107% để đảm bảo giao hàng cho các hợp đồng đã ký, thậm chí tăng hơn 15% sản lượng so với cam kết.

    Đại diện Petrolimex cho biết, tình hình cung - cầu hiện nay có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, tuy vậy, Petrolimex vẫn đảm bảo nguồn cung cho các cửa hàng nhượng quyền, hệ thống phân phối.

    Khẳng định nguồn cung xăng dầu thực tế vẫn đảm bảo, một lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, mấu chốt cho lời giải bài toán cân đối cung - cầu của thị trường nằm ở việc điều chỉnh giá xăng dầu kịp thời với diễn biến giá thế giới. Việc cung ứng xăng dầu trong nước sẽ trở lại bình thường, việc khan hiếm xăng dầu sẽ hạ nhiệt và không còn tình trạng găm hàng chờ giá lên mới bán.

    Doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi

    Nhiều giải pháp cân đối cung - cầu trên thị trường xăng dầu đã được Bộ Công thương và các đơn vị liên quan đưa ra. Về nguồn cung, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), một trong bốn bên tham gia liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang nỗ lực đàm phán với các đối tác góp vốn còn lại về giải pháp tái cấu trúc tổng thể Nhà máy nhằm duy trì hoạt động nhà máy an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

    Lãnh đạo PVN khẳng định, những vướng mắc trước mắt của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đang được tháo gỡ và dự kiến từ giữa tháng 2/2022, Nhà máy sẽ dần khôi phục sản xuất. Ngay khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn khôi phục hoạt động và Nhà máy Dung Quất tiếp tục duy trì việc vượt công suất, thị trường sẽ bình ổn trở lại.

    Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng, nguồn cung xăng dầu hoàn toàn đảm bảo nhu cầu trong nước. Dẫn chứng là trong tháng 1, sản lượng xăng dầu do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cung cấp tăng so với cam kết hợp đồng là 18%, nguồn cung từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt 12%.

    PVN cũng chỉ đạo Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn liên tục tăng công suất lên mức tối đa là 108%, tương ứng tăng thêm 30.000 m3/tháng, đồng thời chỉ đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) nhập khẩu và dự kiến ngày 22/2/2022 sẽ về 70.000 m3 xăng dầu.

    Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ chế điều hành giá xăng dầu phù hợp, linh hoạt hơn với thị trường.

    Để hạn chế tình trạng găm hàng chờ tăng giá, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ chế điều hành giá xăng dầu phù hợp, linh hoạt hơn với thị trường. Theo đó, có thể kỳ điều chỉnh với tần suất dày hơn để giá xăng dầu trong nước tiệm cận với giá thế giới.

    Trong điều kiện nguồn cung ở thời điểm nào đó gặp khó khăn thì cho phép được sử dụng quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia khi cần thiết. Về lâu dài, kiến nghị xem xét nâng mức dự trữ xăng dầu. Cơ chế này nếu được thông qua sẽ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xăng dầu.

    Theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Dương, Tổng giám đốc BSR, năm 2022, Công ty phấn đấu vượt ít nhất 10% các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, BSR tranh thủ nhu cầu thị trường tăng cao và đà tăng của giá dầu thế giới đã tăng công suất nhà máy. Cụ thể, Công ty nhập 8 lô hàng với hơn 684.000 tấn, tương đương hơn 5.170.000 thùng dầu thô, sản xuất đưa ra thị trường hơn 680.000 tấn sản phẩm xăng dầu các loại, đạt 115% kế hoạch.

    Năm 2022, Công ty đặt kế hoạch công suất vận hành trung bình đạt 103%, công suất từng giai đoạn có thể lên mức 105 - 107%. Đáng chú ý, dù đang có lợi thế lớn về thị trường, nhưng BSR đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm là 1.450 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số hơn 6.000 tỷ đồng ghi nhận trong năm ngoái.

    Cùng với câu chuyện mất cân đối cung - cầu trên thị trường xăng dầu cũng như giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, nhóm cổ phiếu ngành dầu khí có sự bứt phá từ đầu năm tới nay. Cụ thể, cổ phiếu BSR ngày 10/2 có thị giá 27.300 đồng/cổ phiếu, tăng 13,7% so với ngày 5/1/2022. Cùng thời điểm, cổ phiếu PLX tăng 8,2%, đóng cửa phiên 10/2 ở mức 60.500 đồng/cổ phiếu…

    Biến động tăng mạnh của giá dầu thế giới là động lực cho nhóm cổ phiếu dầu khí tăng trong những ngày đầu tháng 2. Cổ phiếu nhóm này còn được kỳ vọng tiếp tục sáng trong tháng 3 cùng triển vọng của giá dầu chưa hạ nhiệt.

    Giới phân tích cũng đánh giá nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ tiếp tục dẫn sóng tăng trưởng trong quý I/2022 và đem lại cơ hội tốt cho nhà đầu tư.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .........................
    Sau dịch, Thế giới đứng lên từ đống tro tàng, chuỗi cung ứng phải làm việc miệt mài mới cung cấp đủ. Giá USD tăng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh.
    Dệt May, Thủy Sản là lựa chọn tốt @};-

    ..........................
    Xuất khẩu năm 2022 hứa hẹn nhiều tin vui
    Chủ Nhật, 13/02/2022 21:42 |
    Kinh tế
    Nhiều chuyến hàng đã được xuất khẩu đi các nước ngay trong những ngày Tết Nguyên đán 2022, hứa hẹn một năm thành công của cộng đồng doanh nghiệp.
    [​IMG]
    Công nhân Tổng Công ty cổ phần May 10 nỗ lực ngay từ đầu năm để đảm bảo đơn hàng xuất khẩu.
    Doanh nghiệp tới tấp xuất khẩu đầu năm

    Đúng thời khắc giao thừa (31/1) tại cảng Tân Cảng – Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), lô hàng đầu tiên được xếp lên tàu Cape Quest của hãng tàu CMA CGM (Pháp), tải trọng 30.000 tấn, đã đưa container hàng đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam rời cảng Cát Lái đến cảng Singapore và trung chuyển tiếp đến Mỹ. Đây là lô hàng thủy hải sản - một trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỷ lục năm 2021. Sang ngày 1/2, 100 tấn thanh long trị giá 1,4 tỷ đồng đã xuất qua cửa khẩu đường bộ số 1 Kim Thành (Lào Cai) thành công...

    Với ngành Dệt may, thời điểm sau Tết thường ít đơn hàng, nhưng những ngày đầu năm mới, công nhâ Tổng Công ty Cổ phần May 10 đã bắt nhịp ngay vào công việc để kịp tiến độ 20 container đơn hàng xuất khẩu trong tuần đầu tiên của năm 2022. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần May 10 cho biết, ngay từ đầu năm, số lao động quay trở lại làm việc sau Tết của doanh nghiệp đã đạt trên 90%, thậm chí có nhà máy đạt 100%.

    Đến nay, May 10 đã có đơn hàng ký kết đến hết quý II/2022. Thậm chí, các mặt hàng chủ lực như veston và sơ mi sau 15 tháng trống đơn hiện đã có đơn đặt hàng đến hết quý III/2022. Ngoài những khách hàng cũ, năm nay, May 10 có thêm những khách hàng mới từ Mỹ, châu Âu, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc...

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 ngày nghỉ Tết, có 2.462 doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký 20.460 tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa (cao gấp gần 2 lần so với dịp Tết năm 2021) tại 142 chi cục hải quan và tương đương (tăng 16 chi cục) thuộc 34 cục hải quantỉnh, thành phố. Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng 83% so với dịp Tết năm 2021; trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 1,47 tỷ USD, cao gấp 2 lần, chiếm 48% tổng trị giá xuất nhập khẩu; trong khi nhập khẩu hàng hóa đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 52% tổng trị giá xuất nhập khẩu, tăng 68%. Đến hết ngày 6/2/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước sơ bộ đạt 61,85 tỷ USD.

    Nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2022

    Ước tính tháng 1/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 29 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng đầu tiên của năm 2022 đã có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Còn nhập khẩu đạt 29,5 tỷ USD, như vậy, tháng đầu tiên của năm 2022, Việt Nam nhập siêu 500 triệu USD.

    Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2022, Việ Nam luôn có cơ hội lẫn thách thức đan xen. Đại dịch COVID-19 có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài và phát sinh những biến thểmới. Tăng trưởng kinh tế thế giới chưa vững chắc và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có những tác động của COVID-19 chưa bộc lộ hết.


    “Việt Nam vừa phải nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa bắt kịp với đà phục hồi và các xu hướng phát triển mới của quốc tế; đồng thời, phải đối mặt với nhiều rủi ro như xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực thị trường lớn, diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu trở nên khó dự đoán, hay nguy cơ lạm phát, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng... Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn luôn xuất hiện cơ hội. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp cũng đã được “tiêm vaccine” để thích ứng với những biến đổi của thị trường do dịch bệnh gây ra. Đây là tiền đề để tiếp tục phát triển”, ông Trần Thanh Hải cho biết.

    Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu dự báo tiếp tục phục hồi khi các nước dần kiểm soát được dịch COVID-19. Xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ tiếp tục được tăng cường khi các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định, cùng thuế nhập khẩu ưu đãi của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm. Nhiều nước triển khai các gói kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng, qua đó gia tăng nhu cầu hàng nhập khẩu.

    Để tận dụng tốt cơ hội, lợi thế trong xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới; đổi mới quản trị, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, liên kết chuỗi cung ứng, ổn định nguyên vật liệu đầu vào, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu cao của các thị trường đối tác.

    Ngoài ra, trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các nước ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước, đòi hỏi các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực trong công tác cảnh báo sớm, phân tích, dự báo tình hình, cập nhật đến các hiệp hội, doanh nghiệp, để chủ động có biện pháp phù hợp, bảo vệ lợi ích xuất khẩu của Việt Nam.

    Bài, ảnh: Thu Trang/Báo Tin tức
    https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-khau-nam-2022-hua-hen-nhieu-tin-vui-20220213213504708.htm
    quangkien1989, scorpio1511rose9 thích bài này.
  7. nhaxe

    nhaxe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2021
    Đã được thích:
    23.931
    Ros giá nào vào đc bác chủ
    Tinhledt thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..............................
    Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may, da giày tuyển thêm 15% lao động
    LĐO | 14/02/2022 | 14:38
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp gia công giày thể thao tại TPHCM có nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn lao động. Ảnh: Nam Dương
    Sau Tết, do nhu cầu sản xuất, nhiều doanh nghiệp ngành Dệt may, da giày tại TP.Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng thêm cả ngàn lao động.

    Nhiều hỗ trợ với người lao động

    Những ngày đầu năm, cán bộ công đoàn (CĐ) và nhân sự của Công ty TNHH Việt Nam Samho (doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia công các loại giày thể thao xuất khẩu, huyện Củ Chi, TPHCM) hối hả cùng chủ nhà trọ sửa chữa, trang trí lại một khu nhà trọ khoảng 100 phòng cách công ty chừng vài trăm mét để chuẩn bị nơi ở cho các công nhân (CN) sẽ được tuyển dụng tới đây.

    Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Việt Nam Samho, cho biết công ty hiện có gần 10.000 lao động. Tuy nhiên, do đơn hàng dồi dào, công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm hơn 1.000 lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngoài tiền lương cơ bản từ 6 - 8 triệu đồng (tùy vị trí việc làm, tay nghề), công ty còn có nhiều khoản phụ cấp khác theo từng giai đoạn để giúp NLĐ yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

    Để hỗ trợ cho các lao động mới, công ty đã chủ động thuê, phối hợp sửa chữa lại cả một khu nhà trọ hơn 100 phòng để cho một số CN ở, thuận tiện đi làm việc. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ cho CN tiền thuê phòng trọ 500.000 đồng/tháng. “Cán bộ CĐ sẽ đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn những bạn đến các cửa hàng để mua sắm đồ, trang thiết bị cần thiết với giá hợp lý để giúp cho các bạn đỡ bỡ ngỡ, sớm hòa nhập với cuộc sống, công việc mới” - ông An nói.

    Ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (cũng là doanh nghiệp chuyên gia công giày thể thao xuất khẩu và có đông lao động nhất tại TPHCM hiện nay với gần 56.000 NLĐ), cho biết sau Tết, tỉ lệ CN quay trở lại làm việc đã đạt 98%. Tuy nhiên, do nhu cầu, Cty vẫn mong muốn tuyển dụng thêm được khoảng 3.000 lao động. Ngoài giờ làm việc đúng luật, nếu tăng ca, NLĐ sẽ được trả lương 150%, 200% hay 300% tùy ngày tăng ca là ngày thường, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết. Cty cũng có ưu đãi như đưa đón CN ở xa bằng xe đưa rước; khám bệnh miễn phí, tặng quà trong các dịp sinh nhật, lễ, Tết…

    Ngành may tuyển dụng thêm 10 - 15% lao động

    Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Giám đốc Nhân sự Công ty CP Dệt may và Đầu tư thương mại Thành Công (KCN Tân Bình, TPHCM) - cho biết, những ngày đầu sau Tết tỉ lệ NLĐ đi làm việc trở lại khoảng 93%. Một số CN chưa đi làm trở lại chủ yếu làm ở xưởng may.

    Lý do chính là do về quê chưa vào kịp, do vào sớm thì vé tàu xe thường đắt hơn, nên NLĐ có tâm lý xin nghỉ phép để chơi thêm ít ngày và cũng để tránh tình trạng chen chúc khi đi tàu xe khi quay trở lại làm việc đầu năm. Ngoài ra, sau Tết cũng là thời điểm hay có biến động nhân sự do NLĐ nhảy việc, nghỉ việc. Do nhu cầu mở thêm một nhà máy mới tại tỉnh Vĩnh Long, nên công ty có nhu cầu tuyển dụng khoảng 1.500 CN ngành may với mức lương hằng tháng khoảng 7,5 triệu đồng, chưa kể các khoản tiền thưởng khác.

    Theo ông Lê Tất Thắng, cán bộ Công đoàn Dệt may Việt Nam (khu vực phía Nam), tỉ lệ NLĐ quay trở lại làm việc trong các doanh nghiệp ngành Dệt may phía Nam sau Tết khoảng 95%, còn ngành Dệt sợi khoảng 97%. Qua nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp, hiện nay, đơn hàng khá dồi dào, nhiều công ty cho biết đã ký đơn hàng đến hết tháng 6.2022. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng số lượng lao động khá lớn, từ 6.000 - 9.000 CN, tương đương từ 10% - 15% số lao động hiện tại. Mức lương bình quân cho lao động tuyển dụng mới khoảng 8 triệu - 8,5 triệu đồng/người/tháng.

    Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, năm 2022, thị trường lao động TPHCM tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

    Trong đó quý I cần khoảng 71.500 - 78.500 chỗ làm việc nếu dịch bệnh COVID-19 diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội; ngược lại, nếu dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu quý I cần khoảng 78.500 - 86.900 chỗ làm việc. Trong đó, ngành nghề dệt may, da giày vẫn là những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng đông lao động.

    NAM DƯƠNG
    https://laodong.vn/cong-doan/don-ha...ay-da-giay-tuyen-them-15-lao-dong-1013890.ldo
    --- Gộp bài viết, 14/02/2022, Bài cũ: 14/02/2022 ---
    Hiện tại trong pic các anh em đa phần đầu tư 3 dòng hưởng lợi: Dệt may, Thủy sản, Dầu khí ạ.
    R..OS em nghĩ chắc chờ thêm TT khó lường thời BĐS và Xây dựng tạm xa rồi @};-
    scorpio1511 thích bài này.
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .........................
    Lãi suất càng giảm cơ hội hồi sinh của penny càng cao @};-
    .......................................
    NHNN tiếp tục cập nhật tình hình giảm lãi suất cho vay của 16 ngân hàng
    09-02-2022 - 18:39 PM | Tài chính - ngân hàng
    Các ngân hàng đã giảm lãi hơn 21 nghìn tỷ để hỗ trợ gần 6 triệu khách hàng trong gần 6 tháng qua, trong đó riêng 4 ngân hàng giảm trên 16,5 nghìn tỷ.

    Theo báo cáo Kết quả giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, từ 15/07-31/12/2021, có 16 ngân hàng thuộc Hiệp hội ngân hàng đã tham gia giảm lãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tổng số tiền lãi đã giảm là 21.244 tỷ đồng, hỗ trợ gần 6 triệu khách hàng.

    Theo đó, chỉ tính riêng khối Big 4 (BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank) đã giảm hơn 16.534 tỷ tiền lãi, chiếm 78% số lãi đã giảm, đây cũng là khối miễn giảm lãi nhiều nhất trong danh sách.

    Trong nhóm này, Agribank là ngân hàng giảm lãi nhiều nhất cho các khách hàng, với 5.512 tỷ tiền lãi đã được miễn giảm. Đáng chú ý, nhà băng này cũng đứng vị trí số 1 về hỗ trợ nhiều khách hàng nhất trong báo cáo trên, hỗ trợ đến gần 60% số khách hàng trong danh sách.

    Theo sau là Vietcombank với tổng số lãi đã miễn giảm là 4.635 tỷ, mức lãi suất giảm dao động trong khoảng 0,1-5,8%, hỗ trợ được 270 nghìn khách hàng trong lần này.

    BIDV Xếp vị trí thứ 3 trong danh sách với 4.128 tỷ tiền lãi miễn giảm, 453 nghìn khách được nhận hỗ trợ.

    VietinBank là ngân hàng giảm ít lãi nhất trong khối Big 4, giảm 2.259 tỷ. Tuy có số lãi giảm ít nhất trong khối nhưng VietinBank lại là ngân hàng giảm lãi cho nhiều khách hàng nhất trong 3 ngân hàng TMCP thuộc khối này (Vietcombank, BIDV, VietinBank), với gần 968 nghìn khách hàng được hỗ trợ, mức lãi suất giảm dao động trong khoảng 0,1-1%.

    [​IMG]
    Ngân hàng nào giảm lãi nhiều nhất để hỗ trợ khách hàng trong năm 2021?
    Hà Kim Thành

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    https://cafef.vn/nhnn-tiep-tuc-cap-...ho-vay-cua-16-ngan-hang-20220209183907218.chn
    scorpio1511 thích bài này.
  10. choichungkhoan2017

    choichungkhoan2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/11/2017
    Đã được thích:
    1.393
    Thông thường thời điểm nào Bank & CK thoái lui thì Pen lên tiếng. Phiên nay bank ck sàn hàng loạt thì chủ pic thay nhà mới, ko biết có điềm gì ko ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này